Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn định giá đất Định giá đất nhóm đất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.28 KB, 16 trang )

I. Mở đầu
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã
hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất vừa không
thể thay thế được, vừa rất đặc biệt với ngành nông nghiệp. Đất đai là cơ sở của
sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản
xuất nông nghiệp, và đồng thời là môi trường duy nhất sản xuất ra sản phẩm
nông nghiệp nuôi sống con người.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về nhu cầu lương thực thực phẩm, chỗ ăn ở và các nhu cầu khác của con người.
Do đó, con người khai thác đất đai ngày càng triệt để hơn theo các cách cả tích
cực và tiêu cực để thỏa mãn nhưng nhu cầu ngày càng tăng đó. Đất nông
nghiệp, vốn đã hạn chế về diện tích, độ phì, điều kiện dinh dưỡng, nước tưới,
khí hậu… luôn có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên, dưới sự
khai thác thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất lại chịu sự suy
giảm về diện tích do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên Việt Nam
cũng như toàn cầu.
Định giá đất giúp nhà nước quản lý hiệu quả tài sản quý giá của mình, tạo
nguồn thu lớn và cho ngân sách, điều chỉnh hoạt động của thị trường đất đai,
định hướng thị trường hoạt động theo sự quản lý của mình thông qua những
chính sách, quy định… Đặc biệt với diện tích đất nông nghiệp đang đứng trước
nguy cơ suy giảm nghiệm trong cả về chất lượng và số lượng , luôn có nguy cơ
mất dần trước cơn bão đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ… càng cần
được bảo vệ và gìn giữ. Do đó, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Định giá đất nhóm đất nông nghiệp”
II. Nội dung:
1. Khái niệm và vai trò của đất và đất nông nghiệp:
• Khái niệm:
Theo C.Mac: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái
sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”.


Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng học, và các nhà quy hoạch thì đất được
định nghĩa như sau: “ đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đây cây cối
có thể mọc được”.
Như vậy, có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái
niệm chung nhất, tiêu biểu nhất có thể hiểu là: “Đất đai là khoảng không gian
có giới hạn, theo chiều thằng đứng gồm: khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ
nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất: theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó giữ vai
trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc
sống của xã hội loài người”.
Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng: bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
• Vai trò của đất nông nghiệp:
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết với mọi quá trình sản xuất trong
các ngành kinh tế và hoạt động của con người.
Trong nông nghiệp, ngoài vai trò là không gian, đất còn giữ hai chức năng
đặc biệt quan trọng:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản
xuất.
+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối
khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển.
2. Mục đích của công tác định giá đất:
a. Được xác định làm căn cứ và cơ sở để:
1) Tính thuế đối với việc sử dụng đất; thuế thu nhập trong việc giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
2) Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp

luật;
3) Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông
qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các
trường hợp quy định tại Điều 34, Điều 35 của Luật Đất đai 2003;
4) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho
các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất
đai 2003;
5) Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh
nghiệp Nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, lựa chọn hình thức giao đất có
thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Đất đai 2003;
6) Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003;
7) Xác định giá sàn để phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử
dụng đất;
8) Tính tiền bồi thường, đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;
Nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được Văn phòng
Chủ tịch nước thông qua ngày 15/12/2010: các trường hợp được miễn, giảm
gồm các đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm là toàn bộ
diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích
đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm, diện tích đất làm muối
(trong và ngoài hạn điền); diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho
hộ nghèo; diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao để sản xuất nông
nghiệp, kể cả đất được thừa kế, cho tặng, chuyển nhượng; hộ gia đình, cá nhân
là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định; hộ
gia đình, cá nhân là lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định để sản xuất
nông nghiệp và hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp đất của mình để
thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Các đối tượng được miễn thuế gồm, miễn 50% thuế với diện tích vượt hạn

mức giao nhưng không quá hạn mức nhận chuyển nhượng; giảm 50% số thuế
với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị
khác đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Giảm 50% thuế với đất nông nghiệp
mà Nhà nước giao cho lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng.
Trường hợp được giao mà không sản xuất nông nghiệp, cho thuê lại thì tiến
hành thu hồi lại đất theo Luật Đất đai, trong khi chưa thu hồi lại thì thu thuế
100%.
Thời hạn miễn, giảm thuế theo Nghị quyết này được thực hiện từ ngày
1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2020.
b. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử
dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì mức giá trúng đấu giá quyền
sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá
do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tại quyết định này.
c. Quy định này không bắt buộc áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử
dụng đất thỏa thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy
định của Luật Đất đai năm 2003.
3. Định giá đất nông nghiệp:
a. Bảng giá đất tại địa phương
Bảng giá đất nông nghiệp tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành ngày 1/1 hàng năm, bao gồm:
a) Bảng giá đất trồng lúa nước;
b) Bảng giá đất trồng cây hàng năm còn lại (gồm đất trồng lúa nước còn
lại, đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm khác);
c) Bảng giá đất trồng cây lâu năm;
d) Bảng giá đất rừng sản xuất;
đ) Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản;
e) Bảng giá đất làm muối;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định bổ sung bảng giá đối với các

loại đất khác theo yêu cầu, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.
2. Giá đất trong bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành phải đảm bảo
phù hợp với quy định tại khoản 5 và khoản 10 Điều 1 của Nghị định số
123/2007/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 7, điều 1 nghị định 123/2007 (sửa đổi điều 9
nghị định 188/2004/NĐ-CP) căn cứ để xác định giá đối với đất trồng cây hàng
năm, cây lâu năm , đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng và đất nông nghiệp khác là vùng đất , hạng đất. Do đó
trước khi tiến hành xác định giá đất đối với đất nông nghiệp phải tiến hành xác
định vùng và hạng đất nông nghiệp.
b. Phân loại vùng trong xây dựng bảng giá đất
Việc phân loại vùng trong xây dựng bảng giá đất tại địa phương được thực
hiện theo 3 loại: vùng đồng bằng, vùng trung du và vùng miền núi.
Các trường hợp đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không
được xác định là đất ở; đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu
dân cư nông thôn, đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc trường hợp chưa có quy hoạch được
xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng khu dân
cư, giá đất được tính bằng giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cùng khu vực,
cùng vùng
Giá đất nông nghiệp khác (bao gồm đất tại các xã ngoại thành được sử dụng
để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả
các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây
dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi
trồng thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho,
nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp) được xác định bằng giá đất nông
nghiệp trồng cây lâu năm của cùng khu vực, cùng vùng quy định.
Trường hợp cùng một loại đất nông nghiệp nói trên lại nuôi hoặc trồng nhiều

loại cây, con khác nhau, thì chỉ qui định một mức giá đất thống nhất cho từng vị
trí đất theo đất nuôi trồng loại cây, con chủ yếu trong vùng (ví dụ như đất trồng
lúa của vùng đất trồng cây hàng năm); không qui định giá đất của cùng một vị
trí đất của cùng một loại đất nông nghiệp trong cùng vùng đất khác biệt theo
từng cây, con khác nhau.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục xã thuộc vùng đồng bằng, xã
thuộc vùng trung du và xã thuộc vùng miền núi trên địa bàn cấp tỉnh theo quy
định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP và
điểm b khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP.
Phân loại vị trí đối với các loại đất nông nghiệp:
Phân loại vị trí đối với đất nông nghiệp gồm các loại đất trồng lúa nước;
đất trồng cây hàng năm còn lại; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất
nuôi trồng thủy sản; đất làm muối thực hiện theo từng đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) cụ thể như sau:
Vị trí của các loại đất nông nghiệp được phân thành các vị trí có số thứ tự từ
thứ 1 trở đi. Vị trí 1 bao gồm khu vực đất cùng điều kiện kinh tế – xã hội, cùng
kết cấu hạ tầng, cùng mục đích sử dụng đất: có các lợi thế tốt nhất cho sản xuất
nông nghiệp. Việc xác định vị trí đất nông nghiệp căn cứ những yếu tố tạo
những lợi thế đó cho người sản xuất, giúp người nông dân giảm được chi phí đi
lại, chi phí lưu thông (mua vật tư, bán sản phẩm), chi phí tiêu thụ sản phẩm
nhưng có kết hợp với các yếu tố tạo lợi thế cho sản xuất gồm:
+ Có khoảng cách liền kề hoặc gần nhất so với:
Nơi cư trú của người sử dụng đất, nơi cư trú được xác định là trung tâm của
thôn (xóm, ấp, bản nơi có đất).
Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm (chợ nông thôn, chợ đô thị, nơi thu mua
nông sản tập trung).
+ Đường giao thông (giao thông đường bộ bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ; đường
liên huyện. Đối với nơi không có quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thì căn cứ vào
đường giao thông liên xã; giao thông đường thủy (ở những nơi sử dụng giao
thông đường thủy là chủ yếu) bao gồm: sông, ngòi, kênh).

+ Có các yếu tố có lợi thế tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: địa
hình bằng phẳng, điều kiện tưới tiêu chủ động, độ phì nhiêu của đất cao, thời
tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Đối với loại đất điều tra được giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực
tế trên thị trường (hay gọi là giá đất thị trường) từ 03 trường hợp chuyển
nhượng trở lên thì việc phân loại vị trí đối với từng loại đất thực hiện như sau:
- Vị trí 1: Là vị trí có mức giá đất cao nhất hoặc mức giá đất bình quân
cao nhất trong xã, phường, thị trấn.
- Các vị trí tiếp theo: Có mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân thấp
hơn so với mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân của vị trí liền kề trước đó.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ giá đất thị trường tại địa phương quy
định cụ thể chênh lệch về mức giá đất hoặc mức giá đất bình quân giữa các loại
vị trí đối với từng loại đất cho phù hợp nhưng phải bảo đảm thực hiện theo
đúng quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP.
Đối với loại đất trong trường hợp không điều tra được giá đất thị trường
(không đủ 03 trường hợp chuyển nhượng) thì việc xác định loại vị trí phải căn
cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất,
kinh doanh khác (đối với đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm còn lại,
đất trồng cây lâu năm); điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh
doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến
nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung (đối
với đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối).
Đất làm muối: cũng được chia theo vị trí 1 cách tương tự theo những yếu
tố có được lợi thế trong sản xuất. Vị trí của đất làm muối được xác định căn cứ
vào khoảng cách từ đồng muối đến kho muối tập trung tại khu sản xuất hoặc
gần đường giao thông theo nguyên tắc: vị trí số 1 áp dụng đối với đồng muối
gần kho muối nhất hoặc gần đường giao thông nhất; các vị trí tiếp sau đó theo
thứ tự thứ 2 trở đi có khoảng cách xa kho muối hơn và xa đường giao thông
hơn.
Các yếu tố và điều kiện nêu trên tại vị trí 1 là thuận lợi nhất, các vị trí

tiếp theo có điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
4. Phương pháp định giá đất nông nghiệp:
Theo ND 123/2007 NĐ-CP ngày 27/7/2007, có 4 phương pháp xác định
giá đầt gồm:
1- Phương pháp so sánh trực tiếp
2- Phương pháp thu nhập
3. Phương pháp chiết trừ
4. Phương pháp thặng dư
4.1. Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi
trồng thủy sản và đất rừng sản xuất, đất làm muối:
Có thể sử dụng một trong hai cách sau:
+ Cách thứ nhất: Định giá trực tiếp cho từng vị trí đất
Việc định giá hàng loạt cho từng vị trí đất được thực hiện dựa vào kết quả
định giá một số thửa đất cụ thể của từng vị trí đất; phương pháp tiến hành như
sau:
Trong mỗi vị trí đất của loại đất cụ thể lựa chọn ra tối thiểu ba (03) thửa đất
tại các địa điểm khác nhau có tính đại diện cho vị trí đất đó. Sau đó, tiến hành
xác định giá của từng thửa đất bằng cách áp dụng các phương pháp xác định giá
đất như hướng dẫn tại Phần I Thông tư này và tính giá một đơn vị diện tích mét
vuông (m
2
) của từng thửa đất.
Giá đất của từng vị trí đất (tính trên một mét vuông) được xác định là mức
giá bình quân của các mức giá của các thửa đất đã lựa chọn nêu trên.
+ Cách thứ hai: Định giá đất vị trí 1, sau đó sử dụng hệ số vị trí đất để định giá
cho các vị trí đất còn lại
Cách thức xác định giá đất vị trí 1 thực hiện như định giá trực tiếp cho từng
vị trí đất ở cách thứ nhất.
Căn cứ vào tiêu chí xếp loại vị trí đất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành
xây dựng hệ số vị trí định giá đất cho từng loại đất theo từng khu vực, từng loại

đường phố hoặc đường phố theo nguyên tắc: Đất tại vị trí số 1 có hệ số 1, đất
tại các vị trí tiếp theo có hệ số thấp hơn ứng với các mức giá thấp hơn.
Hệ số vị trí định giá đất của tất cả các loại đất nêu trên là tỷ lệ so sánh giữa
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế phổ biến trên thị trường của từng
vị trí đất so với vị trí số 1, hoặc tỷ lệ so sánh giữa các tiêu thức của từng vị trí
đất.
Giá đất của tất cả các loại đất được định theo vị trí nêu trên được tính bằng
cách lấy mức giá đất của vị trí đất đã xác định được (vị trí 1) nhân với hệ số vị
trí định giá đất của từng loại đất.
4.2 Đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng:
Căn cứ mức giá cụ thể mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định đối với đất
rừng sản xuất để định giá đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Quy trình định
giá đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thực hiện như quy trình định
giá đối với đất rừng sản xuất.
Mức giá cụ thể cho từng vị trí đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng tối đa
không vượt quá mức giá cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định cho
từng vị trí đất rừng sản xuất.
Riêng đối với rừng đặc dụng mà nằm ở vị trí được kết hợp với cảnh quan, du
lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng nếu được cấp có thẩm quyền cho thuê
đất để tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, thì Ủy ban nhân cấp tỉnh,
căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 145/2007 TT-BTC ngày 06/12/2007 và quy
định Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên
tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng để quyết định mức giá đất cụ thể
cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
BẢNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 123/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ)
Bảng 1. KHUNG GIÁ ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
Loại xã Xã đồng bằng Xã trung du Xã miền núi
Mức giá

Giá tối
thiểu
Giá tối đa
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa
Giá
tối
thiểu
Giá tối
đa
4,00 135,00 3,00 105,00 1,00 71,00
Bảng 2. KHUNG GIÁ ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM
Loại xã Xã đồng bằng Xã trung du Xã miền núi
Mức giá
Giá
tối
thiểu
Giá tối
đa
Giá
tối
thiểu
Giá
tối đa
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa

5,00 158,00 3,50 98,00 0,80 68,00
Bảng 3. KHUNG GIÁ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT
Loại xã Xã đồng bằng Xã trung du Xã miền núi
Mức giá
Giá
tối
thiểu
Giá
tối đa
Giá
tối
thiểu
Giá
tối đa
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa
1,50 60,00 0,80 38,00 0,50 30,00
Bảng 4. KHUNG GIÁ ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Loại xã Xã đồng bằng Xã trung du Xã miền núi
Mức giá
Giá tối
thiểu
Giá
tối đa
Giá
tối
thiểu
Giá

tối đa
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa
3,00
135,0
0
2,00 75,00 0,50 36,00
Bảng 5. KHUNG GIÁ ĐẤT LÀM MUỐI
Mức giá
Cả nước
Giá tối thiểu Giá tối đa
1,50 62,00
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Định giá đất là một trong bốn quyền định đoạt đối với đất đai của Nhà nước
và là công cụ quan trọng để thiết lập cơ chế quản lý đất thích hợp và định
hướng cho thị trường đất đai ngày một trong sạch lành mạnh và hoạt động hiệu
quả.
Định giá đất nông nghiệp trước hết giúp nhà nước làm cơ sở để thực hiện
nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, làm căn cứ để tính giá bồi thường cho
người nông dân trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, giúp người nông dân
yên ổn làm ăn, phát triển kinh tế.
2. Kiến nghị:
Định giá đất nông nghiệp tại Việt Nam hiện còn nhiều bất cập khi tính toán
mức giá cho các loại đất thiếu chính xác, thấp hơn nhiều so với giá thị trường,
bồi thường đất thu hồi còn quá thấp so với nguồn lợi thu được của chủ đất khi
được thu hồi…khiến người nông dân bị thu hồi đất rất bức xúc. Rất mong các
cơ quan chuyên ngành xây dựng bảng giá đất sát với giá thực tế trên thị trường

để thị trường đất đai ngày một minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo
- Hồ Thị Lam Trà-Nguyễn Văn Quân.GT Định giá đất.NXB Nông
nghiệp.2006.
- Thông tư 145/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định 188/2004/NĐ-CP
và nghị định 123/2007/NĐ-CP.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất.
- Quyết định 124/2009 UBND thành phố Hà Nội
- Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày
15/12/2010.

×