Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại trường THCS TT Cát Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.32 KB, 22 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ
ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BÀI LÝ THUYẾT MÔN HOÁ 9 TẠI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ
NĂM HỌC: 2011 - 2012
Họ và tên : Đỗ Thị Anh
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị: Trường THCS TT Cát Bà
C¸t Bµ, n¨m 2012
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
1
Dạy
tốt
Học
tốt
Mục lục 2
Bản cam kết 3
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4
II. GIÓI THIỆU
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
4,5
5
5
6
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế


3. Qui trình nghiên cứu
4. Đo lường
a. Sử dụng công cụ đo, thang đo
b. Kiểm chứng độ giá trị nội dung
c. Kiểm chứng độ giá trị tin cậy
6
6,7
8
8
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích kết quả dữ liệu
2. Bàn luận
9
10
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
10
10,11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
VII. PHỤ LỤC 13-20
Danh sách các sáng kiến kinh nghiệm đã viết 21
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ ộc l ập - Tự do - Hạnh Phúc
2
BẢN CAM KẾT
I.TÁC GIẢ
Họ và tên: Đỗ Thị Anh
Ngày, tháng , năm sinh: 03/ 9/1980
Đơn vị: THCS TT Cát Bà

II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài:
((
Đổi mới phương pháp dạy học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại
trường THCS TT Cát Bà năm học 2011 - 2012
))
III. CAM K ẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có
xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo về tính trung thực
của ban cam kết này.
Cát Hải, ngày 24/2/2012
Người cam kết
Đỗ Thị Anh
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng bộ
môn. Trường THCS TT Cát Bà cũng như các trường học khác rất quan tâm đến việc
đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.Vậy làm thế nào để nâng cao
3
chất lượng dạy học trong điều kiện học sinh quá lười học và làm bài ở nhà, trên lớp
học không chú ý vào bài, thậm chí các em còn ngủ trong giờ học.
Giải pháp của tôi đưa ra là thay vì giáo viên dành thời gian quá nhiều để giảng
toàn bộ lý thuyết trong một bài, thì có thể tập trung vào những kiến thức trọng tâm
và hướng học sinh chú ý vào kiến thức đó dành thời gian hợp lý để các em có thể ghi
nhớ kiến thức ngay trên lớp, giáo viên sử dụng phương pháp nhóm nhỏ(2 em cùng
bàn cho học sinh khá ngồi cùng học sinh yếu, trung bình) để hỗ trợ nhau.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 9A1 và 9A4
trườngTHCS TT Cát Bà. Lớp 9A4 là lớp thực nghiệm và lớp 9A1 là lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế
((

Đổi mới phương pháp dạy
học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại trường THCS TT Cát Bà năm học 2011 -
2012
))
. Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học
sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng
minh rằng việc dành thời gian để học sinh khắc sâu được kiến thức trong giờ học đã
giúp nâng cao chất lượng các bài lý thuyết trong chương trình môn Hoá 9.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Trường THCS TT Cát Bà nằm ở trung tâm thị trấn Cát Bà – khu du lịch nổi tiếng.
Hàng năm, Cát Bà thu hút được lượng lớn khách du lịch ra tham quan, nghỉ mát
mang lại thu nhập tương đối cao cho người dân. Kinh tế gia đình khá giả nên nhiều
học sinh không biết tiếc công sức của bố, mẹ lao vào chơi bời, hưởng thụ.
Nhiều em vùi đầu vào quán điện tử đến lớp chỉ ngủ gật, không chú ý vào bài.Kết quả
là ngày càng học hành sa sút, chán học
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm mà bản thân học sinh rất tò mò và hiếu kì
nên các tiết học có thực hành sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Các tiết lý
4
thuyết chữ nhiều với sự ngại tìm tòi đọc thì học sinh gần như không có sự tập trung
vào bài. Vậy làm thế nào để các em thật sự chú ý vào bài và nắm được bài ngay tại
lớp, tạo hứng thú cho học sinh học các bài tiếp theo, giúp các em luôn mong chờ đến
giờ học môn Hoá? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên trong đó có cá nhân tôi.
2.Giải pháp thay thế
Qua nhiều tiết học tôi thấy với kiến thức trọng tâm của bài học giáo viên giao
nhiệm vụ cho học sinh có sự giám sát của giáo viên, động viên em nào học nhanh
lên bảng ghi đúng sẽ được điểm thưởng, Giáo viên chú ý khuyến khích học sinh
trung bình, học sinh yếu với kiến thức dễ. Khi dạy kiến thức trọng tâm của bài thì
giáo viên sẽ cho học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK và ghi nhớ thông tin đó
trong thời gian từ 5 – 7 phút tuỳ thuộc vào lượng kiến thức ghi nhớ nhiều hay ít. Học

sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa tự nắm kiến thức rồi nên bảng trình bày hay
sau khi học sinh nắm được kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách lại rồi trả
lời câu hỏi giáo viên đưa ra trả lời tốt sẽ được điểm cao. Như vậy muốn thực hiện
được yêu cầu giáo viên đưa ra thì học sinh phải có sự tập trung cao độ thì mới nắm
được bài. Khi đã nắm được bài và thuộc bài tại lớp thì việc về nhà học bài rất nhanh,
học sinh chỉ sử dụng thời gian ngắn đã thuộc bài nên không cảm giác mệt mỏi mà rất
hứng thú học tập bộ môn
3.Vấn đề nghiên cứu
việc giao nhiệm vụ cho học sinh phải nắm được bài tại lớp, học sinh hoạt động nhóm
nhỏ có thu hút được sự tập trung của các em vào tiết học để nâng cao chất lượng học
tập của các em không?
4.Giả thuyết nghiên cứu
5
Việc giao nhiệm vụ bắt buộc các em phải đọc thông tin có liên quan đến vấn đê
bài học mà giáo viên đưa ra, từ đó giúp các em nắm được kiến thức liên quan tới bài
học và hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
1.Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn 2 lớp 9A1 và 9A4 trường THCS TT Cát Bà để nghiên cứu. Đây là 2
lớp tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa nên thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng
dụng.
Hai lớp tôi lựa chọn có những điểm tương đương nhau về trình độ học tập của
học sinh năm học trước và điểm số các môn học:
2.Thiết kế
Tôi khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập được khả năng nắm
được bài của học sinh. Tôi lựa chọn lớp 9A4 là nhóm thực nghiệm và 9A1 là nhóm
đối chứng. Sau khi tác động tôi dùng bài kiểm tra 15phút cuối giờ học để kiểm tra
kết quả đạt được. Sau các giờ học giáo viên ghi lại quan sát, nhận xét của mình(rút
kinh nghiệm sau mỗi giờ học)


Thu thập và phân tích dữ liệu:
Lớp Tổng
số học
Học lực Hạnh kiểm
G K Tb Yếu T K Tb Yếu
9A1 33 5 11 15 2 17 14 2 0
9A4 32 2 17 12 1 18 10 4 0
6
Khảo sát trước và sau tác động
Qua khảo sát thấy được việc giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy hoạt
động nhóm nhỏ( 2 em gồm học sinh khá kèm hướng dẫn học sinh yếu), kết hợp
với giao nhiệm vụ cho học sinh phải thuộc ngay kiến thức trọng tâm ở trên lớp
đã kích thích sự chú ý, hứng thú học tập của nhiều học sinh và kết quả là chất
lượng của các giờ học đó được nâng lên rõ rệt. Nhiều học sinh đã tích cực xây
dựng bài trong đó có cả những học sinh học yếu và học sinh vốn rất lười học,
chất lượng các bài kiểm tra được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn học
kì I giảm hẳn.
Kết quả về học tập của học sinh
Kết quả thử nghiệm qua một giờ (kiểm tra 5 phút cuối giờ)
Lớp

số
Điểm
Điểm
< 5
Điểm
Điểm
> 5
0
1→

1,5
2→
2,5
3→
3,5
4→
4,5
5

5,5
6

6,5
7

7,5
8

8,5
9→
9,5
10
9A1 33 0 0 0 0 5 5 8 8 9 3 27
9A4 32 0 0 0 0 1 1 4 6 9 7 5 31
Kết quả thử nghiệm qua một chương (kiểm tra 45’)
Lớp

số
Điểm
Điểm

< 5
Điiểm
Điểm
> 5
0
1

1,5
2

2,5
3

3,5
4

4,5
5

5,5
6

6,5
7

7,5
8

8,5
9→

9,5
10
9A1 33 0 0 0 4 7 11 10 0 4 5 3 0 22
9A4 32 0 0 0 0 0 0 5 8 7 6 6 0 32
3. Qui trình nghiên cứu
a. chuẩn bị của giáo viên
7
Lớp đối chứng: giảng dạy theo phương pháp thông thường có sự chuẩn bị bài bình
thường.
Lớp thực nghiệm: giáo viên thiết kế hoạt độngcó sử dụng thời gian để học sinh đọc
và tìm hiểu thông tin trong tài liệu tham khảo, ghi nhớ nhanh kiến thức. Giáo viên
phân cặp học sinh theo nhóm giúp đỡ nhau,đưa ra điều kiện nếu đôi bạn cùng tiến bộ
thì cô sẽ thưởng điểm cho cả 2 và tuyên dương trước lớp, nếu cặp nào chưa tiến bộ sẽ
phạt trực nhật lớp và lao động.
b. Tiến hành thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi tiến hành giảng
dạy theo lịch phân công của chuyên môn. Thường xuyên quan sát các em trong
các giờ học, lấy ý kiến từ phía học sinh để có những đánh giá chính xác.
4. Đo lường
a. Sử dụng công cụ đo, thang đo
Thông tin vê khả năng nắm kiến thức của học sinh trước tác động
Khâu kiểm tra bài cũ( có nắm tốt được bài hôm trước không)
Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài tập
* Tiến hành kiểm tra và đánh giá
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra 5 phút cuối
giờ. Sau đó chấm bài của các em
b. Kiểm chứng độ giá trị nội dung
8
Kiểm chứng độ giá trị nội dung năng lực của học sinh là giáo viên trực
tiếp đánh giá, cho điểm những phần mà các em nên bảng trình bày sau thời

gian mà giáo viên qui định.
Giáo viên dựa vào cả sự cố gắng, có tiến bộ để khuyến khích cho điểm
các em.
c. Kiểm chứng độ tin cậy
Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra học sinh, lấy ý kiến phản hồi đánh
giá từ phía học sinh.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Lớp

số
Điểm
Điểm
< 5
Điiểm
Điểm
> 5
0
1

1,5
2

2,5
3

3,5
4

4,5

5

5,5
6

6,5
7

7,5
8

8,5
9→
9,5
10
9A1 33 0 0 0 4 7 11 10 0 4 5 3 0 22
9A4 32 0 0 0 0 0 0 5 8 7 6 6 0 32
Qua bảng so sánh kết quả thực nghiệm trong một chương cho thấy khi học
sinh thật sự chú ý vào bài học thì có sự tiến bộ rõ rệt. Sau khi thực hiện đổi mới
phương pháp thì nhiều học sinh chú ý vào bài trong các giờ học lý thuyết
không còn lơ mơ, các em đã thật sự được cuốn hút vào bài học và hoàn thành
tương đối tốt nhiệm vụ được giao.Giả thuyết của đề tài
((
Đổi mới phương pháp
dạy học bài lý thuyết môn hoá 9 tại trường THCS TT Cát Bà
))
đã

được kiểm
chứng.

2. Bàn luận
9
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc học sinh hỗ trợ nhau là môt hoạt động
hữu ích, đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh
nghiêm túc nghiên cứu tài liệu thì với độ tuổi đang phát triển khi được kích thích, đặt
vào trong những tình huống có vấn đề yêu cầu tư duy sẽ nhanh nhạy và nắm bắt
được nhanh kiến thức, việc học sinh học thuộc kiến thức trọng tâm ngay ở trên lớp là
tương đối dễ dàng đối với học sinh khá giỏi.
* Hạn chế: Việc rèn cho học sinh hỗ trợ nhau trong nhóm nhỏ chỉ có thể thực hiện
được khi học sinh khá nhiệt tinh muốn giúp đỡ bạn, học sinh yếu phải cố gắng khắc
phục để nắm kiến thức. Với việc thuộc kiến thức trọng tâm của bài mà giáo viên
không kiên tri, sợ cháy giáo án thi chỉ có học sinh khá, giỏi là phát huy được vai trò
trong các giờ học này. Vì vậy để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi giáo viên phải
kiên trì và xây dựng được một đội ngũ cốt cán bộ môn vừa có kiến thức và vừa nhiệt
tình.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu của tôi là nhằm cải thiện tình trạng lười học của học sinh trong quá
trinh học bài lý thuyết môn Hóa 9 trường THCSTT Cát Bà bước đầu đã thu được kết
quả nhất định, tôi sẽ tiếp tục áp dụng và thực hiện trong những năm học tiếp theo.
2. Khuyến nghị
Để đạt được kết quả thật sự thì giáo viên phải thực hiện thường xuyên phương
pháp này đối với lớp để các em quen với yêu cầu của cô đưa ra ra. Giáo viên phải
quan tâm đến đối tượng trung bình, yếu vì nếu không quan tâm đến đối tượng này thì
chỉ có học sinh khá giỏi thực hiện được nhiệm vụ giáo viên đưa ra.
Về phía cha mẹ học sinh: cần quan tâm hơn nữa đến con em mình để nhắc nhở
động viên uốn nắn việc học cũng như sinh hoạt hàng ngày của các em.
10
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua,
chắc chắn con nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
Cát Bà, ngày 24/2/2012
Người viết
Đỗ Thị Anh
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN
1 Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
của BGD & ĐÀO TẠO
Nhà xuất bản đại học
quốc gia Hà Nội
2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo các chu kì
Sở GD&ĐT
Hải Phòng
3 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS
môn Hóa
Bộ GD&ĐT
4 Các văn bản học thay sách môn Hóa Sở GD&ĐT
Hải Phòng
5 Sách giáo viên, sách giáo khoa môn Hóa 9 Bộ GD&ĐT
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. BÀI GIẢNG MINH HOẠ
Tiết 40
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
(Tiếp)
12
I. Mục tiêu
1. Kiến thức

- Học sinh biết: Qui luật biến thiên tính chất trong chu kì, nhóm
- Học sinh hiểu: Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ
bản của nguyên tố.
- Học sinh vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, suy luận.
3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích bộ môn, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức.
4. Trọng tâm
- Cấu tạo và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
II. Chuẩn bị
Giáo viên : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ( to)
Học sinh: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học( nhỏ)
III. Nội dung bài
Hoạt động1. Kiểm tra bài cũ – Vào bài
? Em hãy cho biết:
- Điện tích hạt nhân, số P, số e, số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong chu kì
3.
Hoạt động 2. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Từ KTBC:
GV: Yêu cầu hs quan sát bảng tuần hoàn,
ghi nhớ các nguyên tố chu kì 3
( 3’) gấp sách thảo luận trả lời câu hỏi
? Nhận xét số e lớp ngoài cùng từ Na đến
Ar.
? So sánh tính kim loại của Na, Mg.
? So sánh tính phi kim của S và Cl
? Rút ra nhận xét về sự biến đổi tính chất
của các nguyên tố trong một chu kì
HS: Đại diện nhóm trả lời

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Yêu cầu hs quan sát chu kì 2
? Số e lớp ngoài cùng biến đổi ntn từ Li
→ Ne.
? Sự biến đổi tính kim loại và phi kim thể
hiện ntn.
III. Sự biến đổi tính chất của các
nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1. Trong một chu kì
Trong chu kì, khi đi từ đầu chu kì tới
cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân:
- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng
dần từ 1 đến 8 e
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm
dần, tính phi kim tăng dần
13
GV: Yêu cầu hs rút ra sự biến đổi của
các nguyên tố trong một chu kì
GV Nhấn mạnh: Đầu chu kì là kim loại
kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc
chu kì là khí hiếm.
GV: Yêu cầu hs quan sát nhóm I, ghi nhớ
các nguyên tố
? Nhận xét số lớp e của các nguyên tử
các nguyên tố trong nhóm.
? So sánh tính kim loại của Na và K.
? Rút ra sự biến đổi số e , tính kim loại,
tính phi kim của các nguyên tố trong
nhóm.

GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm 2’ làm
bài tập 5, 6/ 101 sgk
HS: Đại diện nhóm trả lời
Các nhóm khác nhận xét
GV: Đưa ra đáp án đúng, nhận xét sự
tiếp thu bài của học sinh
2. Trong một nhóm
Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống
dưới theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân:
- Số lớp e của nguyên tử tăng dần, tính
kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng
thời tính phi kim của các nguyên tố giảm
dần
Hoạt động 3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
GV: Hướng dẫn hs từ các ví dụ cụ thể,
rút ra nhận xét
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu nội dung ví
dụ trong sgk
GV: Từ ví dụ vừa tìm hiểu
GV: Yêu cầu hs làm bài tập
Bài tập. Biết nguyên tố A có Z = 12, chu
kì 3, nhóm II
Hãy cho biết: cấu tạo nguyên tử, tính
chất cơ bản của A? So sánh với các
nguyên tố lân cận
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu ví dụ trong
sgk , nắm kiến thức đưa ra bài tập cho hs
làm
Bài tập. Biết nguyên tố B có điện tích hạt

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học
1. Biết vị trí của các nguyên tố ta có thể
suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất
của nguyên tố
+ Biết vị trí của nguyên tố suy đoán
được:
Điện tích hạt nhân
Số P, số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Tính kim loại hay phi kim so với các
nguyên tố lân cận
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố
ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của
nguyên tố đó
14
nhân là 17+ , 3 lớp e, 7e ngoài cùng
Hãy cho biết: vị trí của B trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hoá học? Tính chất
cơ bản của B
HS: Cá nhận làm bài
HS: Đại diện 1 em trả lời, hs khác nhận
xét, bổ sung
GV: Kết luận
Hoạt động 4. Củng cố - dặn dò
GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm 3’ làm bài tập 2/ 101 sgk
HS: Hoạt động nhóm 3’ làm bài
GV: Yêu cầu nhóm làm nhanh lên bảng làm bài
HS: Dưới lớp nhận xét

GV: Đưa ra đáp án đúng và cho điểm khuyến khích nhóm làm tốt
Đáp án
X có Z = 11+ → số hiệu nguyên tử X : 11
X có 3 lớp e → X thuộc chu kì 3
X có 1 e ngoài cùng: X thuộc nhóm I
X ở đầu chu kì 3 nên X là kim loại mạnh, tính kim loại của X mạnh hơn các nguyên
tố có số hiệu nguyên tử là 12, 3; tính kim loại của X yếu hơn nguyên tố có số hiệu
nguyên tử là 19
GV: Cho hs kiểm tra 5’cuối bài
Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được xếp theo nguy ên t ắc:
A. Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần
B. Theo chiều số e lớp ngoài cùng tăng dần
C. Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
D. Theo chiêu từ kim loại đến phi kim
Câu 2. Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính kim loại giảm dần
A. Ni, Na, K B. Ga, Al, B C. F, Cl, Br D. Be, Mg, Ca
Câu 3. Hãy điền số liệu và thông tin thích hợp vào những ô trống của bảng
dưới đây
Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của
nguyên tố
Số điện
tích hạt
Số e Số lớp e Số e lớp
ngoài cùng
15
nhân
Số hiệu
nguyên tử
9

STT chu kì 2
STT nhóm VII
Câu 4. Hãy điền số liệu và thông tin thích hợp vào những ô trống của bảng
dưới đây
Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của
nguyên tố
Số điện
tích hạt
nhân
Số e Số lớp e Số e lớp
ngoài cùng
Số hiệu
nguyên tử
12+ 12 3 2
STT chu kì
STT nhóm
II
Hướng dẫn về nhà
Học bài, Làm tất cả các bài tập trong sgk
* Rút kinh nghiệm gìơ dạy
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được xếp theo nguy ên t ắc:
E. Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần
F. Theo chiều số e lớp ngoài cùng tăng dần

G. Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
16
H. Theo chiêu từ kim loại đến phi kim
Câu 2. Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính kim loại giảm dần
A. Ni, Na, K B. Ga, Al, B C. F, Cl, Br D. Be, Mg, Ca
Câu 3. Hãy điền số liệu và thông tin thích hợp vào những ô trống của bảng
dưới đây
Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của
nguyên tố
Số điện
tích hạt
nhân
Số e Số lớp e Số e lớp
ngoài cùng
Số hiệu
nguyên tử
9
STT chu kì 2
STT nhóm VII
Câu 4. Hãy điền số liệu và thông tin thích hợp vào những ô trống của bảng
dưới đây
Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của
nguyên tố
Số điện
tích hạt
nhân
Số e Số lớp e Số e lớp
ngoài cùng

Số hiệu
nguyên tử
12+ 12 3 2
STT chu kì
STT nhóm II
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu. C ( 1,0đ)
Câu 2. B (1,0đ)
Câu 3. Mỗi ý đúng 1,0 đ
Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của
nguyên tố
Số điện Số e Số lớp e Số e lớp
17
tích hạt
nhân
ngoài cùng
Số hiệu
nguyên tử
9
9+ 9 2 7 Phi kim
STT chu kì 2
STT nhóm VII
Câu 4. Mỗi ý đúng 1,0 đ
Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của
nguyên tố
Số điện
tích hạt
nhân

Số e Số lớp e Số e lớp
ngoài cùng
Số hiệu
nguyên tử
12
12+ 12 3 2 Kim loại
STT chu kì 3
STT nhóm
II
III. BẢNG ĐIỂM
LỚP THỰC NGHIỆM
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG
ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG
1
VŨ NGỌC ANH
7 9
2
PHẠM THÁI BÌNH
6 7,5
3
NGUYỄN ĐẠI CƯỜNG
6 7
4
LÊ ĐÌNH CHUNG
5 6,5
5
NGUYỄN NGỌC DUY
6 9

6
NGUYỄN THỊ T. HẰNG
7 8,5
7
NGUYỄN THỊ HẰNG
8 8
8
BÙI VĂN HỮU
6 6
9
VŨ HUỲNH HẢI
7 7
10
LÊ KHẮC HẠ
5 6
18
11
LƯU THỊ MAI HOA
6 5
12
ĐẶNG HỒNG KHÁNH
5 8
13
BÁCH VĂN LINH
4 5
14
TRẦN THỊ LY
7 7,5
15
NGUYỄN CÔNG MINH

7 9
16
NGUYỄN T. HUYỀN MY
7 8,5
17
BÙI VIẾT NAM
5 8
18
NGUYỄN NHƯ QUỲNH
6 7
19
PHẠM NHƯ QUỲNH
6 8
20
NGUYỄN HỒNG SƠN
6 7
21
ĐẶNG THUY THƯƠNG
7 7
22
NGUYỄN THU THẢO
7 7
23
NGUYỄN THỊ THẮM
5 9
24
VŨ THỊ LỆ THỦY
5 6,5
25
NGUYỄN THU THỦY

5 6
26
BÙI THỦY TIÊN
5 7,5
27
NGUYỄN VĂN TIẾN
4 4,5
28
NGUYỄN THỊ TRANG
6 7
29
NGUYỄN VĂN TRỌNG
7 9
30
VŨ TIẾN TRƯỜNG
6 5
31
TRẦN THẾ VŨ
7 8
32
BUI VĂN VÍNH
5 6,5
LỚP ĐỐI CHỨNG
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG
ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG
1 HÀ NGỌC ANH 7 7
2 NGUYỄN THÁI BẢO 6 6
3 NGUYỄN MẠNH CƯỜNG 6 6,5

4 ĐÀO KHÁNH CHI 5 7
5 NGUYỄN PHƯƠNG CHI 5 7,5
6 NGUYỄN MẠNH DUY 4 4
7 NGUYỄN ĐỨC ĐẢO 4 4
8 NGUYỄN TIẾN ĐẠT 7 5
9 VŨ TUẤN ĐẠT 5 7
10 NGUYỄN VĂN ĐỨC 6 6,5
19
11 ĐẶNG MINH ĐỨC 6 6,5
12 ĐỖ HOÀNG ĐỨC 6 4
13 HOÀNG THỊ HƯƠNG 6 5,5
14 VŨ NGỌC HẢI 5 7
15 PHẠM ĐỨC HIẾN 5 7
16 NGUYẾN T. THANH HUYỀN 5 6,5
17 LÊ DUY KHÁNH 5 6
18 TRẦN THỊ MAI LINH 7 8
19 PHẠM TUẤN MẠNH 6 5,5
20 TRẦN QUANG MINH 6 7
21 TRƯƠNG THỊ KIM NGÂN 7 7
22 LƯƠNG THỊ THANH NHÀN 6 6
23 LÊ THỊ THU NHÀN 5 5
24 HOÀNG HƯƠNG NHUNG 7 7
25 PHẠM NGÔ HA PHƯƠNG 6 8
26 LÊ HA PHÚC 7 6
27 VŨ NGỌC SƠN 7 5,5
28 PHẠM THANH SƠN 5 8
29 VŨ ĐỨC THẮNG 7 5,5
30 NGUYỄN MẠNH TRƯỜNG 4 5,5
31 NGUYỄN THÀNH TRUNG 5 5
32 HOÀNG VĂN TRUY 4 4,5

33 PHẠM MINH TUẤN 4 4,5
DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT
STT Tên sáng kiến kinh nghiệm Thuộc thể loại Năm viết Xếp loại
cấp trường
1 GIỎO DụC BảO Vệ MỤI
TRườNG QUA DạY HọC
MỤN SINH HọC 6
SINH 6 2004 B
2 Phát huy khả năng tự quản của
học sinh qua bộ môn
HĐGDNGLL 6 2006 B
20
HĐGDNGLL
3 PHỎT HUY TỚNH TỚCH
CựC CủA HọC SINH QUA
THựC HàNH THỚ NGHIệM
HOỎ HọC
HOỎ 8,9 2008 A
4 Sử dụng thí nghiệm trong thực
hành hoá học THCS
Hoá 8,9 2009 A
5 Sử DụNG THỚ NGHIệM
TRONG THựC HàNH HOỎ
HọC LớP 9
HOỎ 9 2010 A
6
Đổi mới phương pháp dạy học
bài lý thuyết môn hoá 9 tại
trường THCS TT Cát Bà
Hoá 9 2012

KẾT QUẢ CHẤM
Kết quả chấm hội đồng cấp trường Kết quả chấm hội đồng cấp huyện
- Tổng điểm:……………………………
- Xếp loại: ……………………………
- Tổng điểm:……………………………
- Xếp loại: ……………………………
21
T/M HĐKH T/M HĐKH
Kết quả chấm hội đồng cấp huyện
- Tổng điểm:……………………………
- Xếp loại: ……………………………
T/M HĐKH
22

×