Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đánh giá khả năng áp dụng luật cạnh tranh trong vụ việc của K+

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.37 KB, 8 trang )

1. Giới thiệu vấn đề
Trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng khó khăn như hiện nay, dường như sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Doanh nghiệp nào cũng nỗ lực để
là người cung cấp độc quyền, có vị thế cạnh tranh tuyệt đối so với những đối thủ khác. Tuy
vậy, điều này cũng làm nảy sinh không ít hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền để áp đặt những điều kiện gây hạn chế cạnh tranh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng
và cho toàn xã hội. Với sự non trẻ của pháp luật cạnh tranh ở nước ta, trước những vụ việc
như vậy thường nảy sinh nhiều tranh cãi về khả năng áp dụng Luật cạnh tranh vào các vụ
việc này. Và một trường hợp tiêu biểu gần đây, gây xôn xao trong dư luận là vụ đài truyền
hình vệ tinh K+ phát sóng bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh.
K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh được cung cấp bởi công ty TNHH truyền hình số
vệ tinh Việt Nam (VSTV), liên doanh đầu tiên giữa cơ quan truyền thông hàng đầu Việt
Nam (VTV/VCTV) và Tập đoàn Truyền thông Pháp Canal Overseas. Hiện K+ đang cung
cấp 3 gói cước, gói Access cung cấp hơn 31 kênh với mức phí là 50.000 đ/tháng, gói
Family cung cấp hơn 57 kênh với cước phí là 100.000 đ/tháng, và gói Premium với hơn 70
kênh, cước phí hàng tháng là 250.000 đ/tháng, và muốn xem được, người tiêu dùng phải
mua thêm 1 đầu thu sóng nữa trị giá 1.500.000 đ.
Ở mùa giải ngoại hạng Anh năm nay, khán giả không được thoải mái thưởng thức
sự hấp dẫn của các trận cầu kịch tính nữa. Bởi lẽ đài truyền hình vệ tinh K+ đã mua độc
quyền quyền phát sóng giải đấu này từ Công ty MP & Silva trong vòng 3 năm. Việc K+
độc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh (nhất là các trận ngày diễn ra chủ nhật) đã dấy
lên một trào lưu phản đối gay gắt trong dư luận, mọi người đòi tẩy chay K+ và cho rằng
K+ vi phạm luật cạnh tranh. Các chuyên gia thì cũng có hai luồng ý kiến trái ngược nhau.
Thực hư vấn đề ra sao vẫn đang còn là dấu chấm hỏi, liệu K+ có thật sự độc quyền, có vi
phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Hiện tại, với những động thái của K+ cũng như
những thông tin về vụ việc thì liệu có khả năng áp dụng Luật cạnh tranh để giải quyết vụ
1
việc, trấn an dư luận hay không? Các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối
cùng về vụ việc này. Sau đây, với ý kiến chủ quan của mình, nhóm chúng tôi sẽ phân tích
khả năng áp dụng của Luật cạnh tranh vào vụ việc trong hiện tại là như thế nào.
2. Đánh giá khả năng áp dụng luật cạnh tranh trong vụ việc của K+


Trước hết, cần biết có phải K+ lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền để áp đặt mức
giá bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng hay không. Để chứng minh điều này, ta cần
làm rõ liệu K+ có vị trí thống lĩnh thị trường hay không? Luật cạnh tranh ở nước ta nêu ra
hai yếu tố để coi một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không là có thị phần
từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Đầu tiên
ta sẽ đi xem xét thực sự K+ có sức mạnh thị trường hay không thông qua việc xác định thị
trường liên quan.
Việc xác định thị trường liên quan không hề đơn giản, nhất là khi luật cạnh tranh
của nước ta còn tương đối non trẻ và những đặc tính của luật cạnh tranh là luôn lỗi thời thì
việc xác định này càng khó khăn hơn, gây không ít tranh cãi trên thực tế. Vì vậy, chúng tôi
sẽ phân tích các khía cạnh về thị trường liên quan mà có thể xảy ra ở trường hợp K+. Theo
khoản 1, điều 3 của Luật cạnh tranh :
“ Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên
quan
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch
vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng
kể với các khu vực lân cận.”
2
Để xác định thị trường liên quan ta sẽ xác định sản phẩm xác định sản phẩm thay
thế với sản phẩm bị điều tra về mục đích, đặc tính, giá cả.
Trong trường hợp K+ thì thị trường có thể là: (xét về mục đích sử dụng)
Trước hết, thị trường liên quan là thị trường cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền,
cung cấp các chương trình truyền hình giải trí như chương trình thể thao, phim ảnh… để
đáp ứng nhu cầu truyền hình giải trí của người xem. Trong trường hợp này, rõ ràng K+
không phải là đơn vị độc quyền kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Vì
tính đến thời điểm hiện tại tại thị trường Việt Nam, ngoài K+ còn có khoảng 45 các nhà đài
cung cấp khác như truyền hình cáp Việt Nam - VCTV, truyền hình cáp đài truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh - HCTV, truyền hình cáp Saigon Tourist - SCTV, công ty dịch vụ

truyền thanh – truyền hình Hà Nội – BTS, đài truyền hình kỹ thuật số - VTC… Như vậy,
điều kiện này không đủ cơ sở để xác định vị trí độc quyền của K+.
Tại thị trường hẹp hơn, thị trường liên quan là thị trường cung cấp các chương trình
truyền hình thể thao. Ở thị trường này ta cũng thấy rằng K+ không có vị trí độc quyền bởi
lẽ kênh này còn phải cạnh tranh với hàng loạt các môn thể thao khác như bóng chuyền, bơi
lội…Chúng chính là thị trường liên quan của K+.
Hẹp hơn nữa là thị trường cung cấp các chương trình giải bóng đá. Đối với thị
trường này, K+ buộc phải cạnh tranh bởi các giải bóng đá cả trong và ngoài nước do các
nhà đài khác cung cấp như giải vô địch quốc gia, giải bóng đá Nga, giải Bundesliga (Đức)
…Trong thị trường này liên quan này, vị trí của K+ có thể nói không đáng là bao.
Nếu xét hẹp hơn nữa có thể có, thị trường liên quan là thị trường cung cấp các trận
đấu bóng đá cụ thể. Các trận bóng đá giải Ngoại hạng Anh vào ngày chủ nhật. Như các
trận Super Sunday thì đúng là không nhà đài nào có thể cạnh tranh với K+, tức là K+ có vị
trí độc quyền trong trường hợp này. Tuy vậy, ta phải có một cái nhìn chính xác hơn trong
trường hợp độc quyền này. Bất cứ một thị trường nào, nếu thu hẹp một cách hẹp nhất có
thể thì việc rơi vào vị trí độc quyền là điều dễ xảy ra, bởi có thể doanh nghiệp sẽ có những
đặc trưng riêng để tăng thêm vị trí, khả năng cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp
3
khác có như vậy mới kích thích các doanh nghiệp đầu tư để phát triển khoa học kỹ thuật,
tìm cách cải tiến sản phẩm…những đặc trưng này được Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền
hợp pháp. Quay lại với trường hợp K+, để có vị trí độc quyền phát các trận đấu của giải
bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL) thì K+ phải mua lại bản quyền phát sóng từ công ty MP-
Silva (đặt tại Singapore) và pháp luật sở hữu trí tuệ thừa nhận sự độc quyền của đài truyền
hình đối với những chương trình phát sóng do chính đài truyền hình đó cung cấp. Ngoài ra,
với đặc tính của các chương trình phát sóng các trận bóng đá là duy nhất, độc đáo và không
thể thay thế do có nguồn gốc từ đặc trưng của những đối tượng sở hữu trí tuệ.
Nếu xét về thị trường địa lý liên quan, với sản phẩm bị điều tra là phát sóng giải
bóng đá Ngoại hạng Anh thì tại Việt Nam chỉ có VSTV – công ty sở hữu kênh K+ mới
được độc quyền phát sóng. Nhưng nếu sản phẩm là dịch vụ truyền hình trả tiền hay truyền
hình thể thao thì K+ không có sức mạnh thị trường.

Việc chứng minh K+ có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể gặp không ít khó
khăn. Ngoài ra, nếu như đã chứng minh K+ có vị trí độc quyền trong cung cấp các trận
bóng đá Ngoại hạng vào ngày chủ nhật. Ta cần phải chứng minh K+ đã có một trong những
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bị cấm theo điều 13, điều 14
của Luật cạnh tranh thì mới có thể áp dụng Luật cạnh tranh vào vụ việc này.
Đối với nghi ngờ K+ áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng (vi
phạm khoản 2 Điều 13 Luật cạnh tranh) thì ta thấy như sau:
Xét về mặt giá cả, ta có thể thấy cước phí sử dụng dịch vụ của K+ mà đặc biệt là gói
cước Premium (250.000 đ/tháng) là khá cao. Tuy nhiên toàn bộ chương trình phát sóng
của K+ đều mua bản quyền, nên cước phí của K+ cao hơn cũng là điều chấp nhận được. Vì
phí mua bản quyền cao (15 – 16 triệu) nên cước phí hàng tháng ắt hẳn sẽ cao để phía K+
có thể bù đắp được chi phí. Tuy chưa có thông tin chính thức và rõ ràng về hợp đồng giữa
K+ và truyền hình MP & Silva, nhưng cũng hoàn toàn không có cơ sở xác định rằng hợp
đồng mua bán này có vi phạm hay có xảy ra sự thỏa thuận ở đây hay không. Do đó, không
có cơ sở để nói việc tăng chi phí sản xuất ở đây là không khách quan.
4
Khi được hỏi về giá cước cao của dịch vụ, phía K+ cũng đã chỉ rõ bên ngoài gói
cước giá cao Premium, K+ còn phục vụ 2 gói cước khác thấp hơn là gói Access (50.000
đ/tháng) và Family (100.000 đ/tháng). Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn các
gói cước này để xem. K+ cũng nâng dần chất lượng dịch vụ, tăng kênh chương trình sau
này mà sẽ không nâng cao phí dịch vụ sau này. Hiện ban lãnh đạo K+ vẫn đang cân nhắc
để bổ sung những kênh có truyền hình trực tiếp bóng đá Anh vào hai gói bình dân này. Hơn
nữa, với mức giá cao hơn thì việc cung cấp các dịch vụ, chất lượng của các chương trình
cũng cao hơn.
So sánh giá với Thái Lan và Indonesia, liệu giá của K+ đưa ra có cao hơn hay
không? Để so sánh giá của hai sản phẩm, trước hết hai sản phẩm đó phải có cùng một định
lượng, cùng một thành phần, cùng một chất lượng dịch vụ. Tại Indonesia, mức giá để xem
được truyền hình vệ tinh DTH chưa có giải Ngoại hạng Anh của hãng Indovision bắt đầu
từ 149.000 Rp mỗi tháng (tương đương với 16,5 USD) và nếu khách hàng muốn xem thêm
3 kênh thể thao ESPN, Star Sports và Eurosports thì phải trả thêm mỗi tháng 6,06 USD,

như vậy tổng chi phí hằng tháng sẽ từ 22,56 USD chưa bao gồm tiền thiết bị. Trong khi đó
gói thấp nhất của K+ là từ 50.000 đồng mỗi tháng (2,62 USD) và gói cao nhất là 250.000
đồng mỗi tháng (13,08 USD). Còn tại Thái Lan, mức giá cước hằng tháng để xem truyền
hình DTH gói có giải Ngoại hạng Anh của Truevision là 43,7 USD cộng với 4,8 USD tiền
thuê thiết bị hằng tháng. Như vậy tổng chi phí một tháng là 48,5 USD. Nếu xét trên cơ sở
thu nhập bình quân đầu người ở 3 nước, thu nhâp của Việt Nam năm 2009 là 1.060
USD/người, Indonesia là 2.329 USD/người, gấp gần 2,5 lần Việt Nam. Còn với Thái Lan là
3.939 USD/người, gấp gần 3,5 lần Việt Nam. Vậy so ra, mức phí ở Thái Lan vẫn cao hơn
của nước ta. Như vậy so với mức giá trong khu vực thì mức giá của K+ đưa ra không phải
là cao. Tức là chưa đủ căn cứ để kết luận K+ đặt mức giá quá cao.
Đối với ý kiến cho rằng K+ đã có hành vi bao thầu không cho các nhà thầu khác
tham gia do VSTV – công ty sở hữu kênh K+ mua bản quyền phát sóng ở tất cả các hạ tầng
kỹ thuật như DTH, analog, cáp. Vi phạm khoản 6, điều 13- Luật cạnh tranh “ Ngăn cản
việc tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới”. Chúng tôi không hoàn toàn đồng
5

×