Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.53 KB, 16 trang )

Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Loài người đang trong giai đoạn thứ tư của phát triển Toán học gọi là giai
đoạn “Toán học hiện đại”. Cũng phải nói rằng nền kinh tế tri thức sở dĩ có được
cũng là nhờ những tư tưởng đặc trưng của giai đoạn Toán học hiện đại. Không
có tư tưởng này thì không có máy tính điện tử, trí tuệ nhân tạo, vật lý hiện đại.
Những nền kinh tế tri thức cũng đang thôi thúc phải đổi mới tư duy nền
giáo dục nói chung, giáo dục Toán học nói riêng. Nền giáo dục phải đào tạo nên
những con người sáng tạo, năng động. Vì vậy, trong nhà trường phải chuyển từ
khoa học sư phạm cổ điển sang một khoa học sư phạm đối thoại, dân chủ: Thầy
giữ vai trò gợi mở khuyến khích, giúp đỡ để trò phát triển tư duy một cách độc
lập, tiến lên, có tư duy phê phán rồi tư duy sáng tạo. Giáo dục toán học núi riêng
cũng phải như vậy và do đặc điểm bộ môn có thể đổi mới cách dạy, cách học
một cách mạnh mẽ.
Trước yêu cầu cấp bách đó là giáo viên dạy toán bản thân tôi luôn trăn trở
về vấn đề này. Thiết nghĩ, học sinh chỉ tích cực suy nghĩ khi có nhu cầu hiểu
biết về một vấn đề nào đó. Để phát huy tính tích cực tự giác học tập của học sinh
trong giảng dạy môn Toán cũng như các môn học khác cần tạo ra tình huống có
vấn đề trong tiết dạy.
Vì vậy, trong bài viết này tôi xin đề cập đến các biện pháp tạo ra tình
huống có vấn đề trong tiết dạy học Toán.
1. Cơ sở lí luận.
Để đạt được mục đích dạy học, điều cần thiết là tất cả học sinh phải học
tập tự giác. Sự học tập tự giác đòi hỏi học sinh phải có ý thức về mục đích cần
đạt và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân mình tiến hành những
hành động để đạt được các mục đích đó (phương pháp dạy Toán). Muốn vậy,
một trong các vấn đề không thể thiếu đó là người Thầy phải nêu được những
tình huống có vấn đề để kích thích óc tò mò sáng tạo của học sinh.
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
1
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.


Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó
khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần và có khả năng vượt qua, nhưng
không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích
cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến
thức sẵn có. Đó là những tình huống có mâu thuẫn : “Mâu thuẫn giữa kiến thức
cũ, phương pháp cũ, cách giải quyết cũ với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới đặt ra”.
Giải quyết được mâu thuẫn đó tức là đã đưa học sinh đến kiến thức mới, qua đó
chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
1. Cơ sở thực tiễn.
Như chúng ta đã biết, trước đây trong quá trình giảng dạy các môn học,
giáo viên chỉ chú trọng đến khối lượng kiến thức cần truyền đạt mà coi nhẹ việc
tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Toán học là môn học có thể phát huy tối đa
sự sáng tạo, óc tò mò nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên, tình trạng hiện nay
vẫn còn:
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
- Học sinh không có hứng thú trong việc tìm ra kiến thức và tiếp thu kiến
thức mới. Vì vậy, tình trạng học sinh chán học vẫn còn phổ biến.
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao. Vì
vậy, việc tạo ra tình huống có vấn đề để gây được hứng thú học tập cho học sinh
ngay từ đầu tiết học vẫn là điều cần thiết.
Để khai thác vấn đề này một cách tốt nhất, tôi có một số biện pháp sau.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Sau đây tôi xin nêu một số cách để tạo tình huống cố vấn đề gây hứng thú
học tập cho học sinh:
1. Tạo tình huống có vấn đề nhờ hoạt động thực hành.
Khi dạy bài: “Tổng ba góc của một tam giác” tôi yêu cầu học sinh vẽ ba
tam giác với hình dạng và kích thước khác nhau sau đó yêu cầu học sinh dùng
thước đo góc đo các góc của mỗi tam giác, tính tổng ba góc của mỗi tam giác,
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
2

Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
rút ra nhận xét gọi một số học sinh đọc kết quả, từ đó đi đến dự đoán: tổng ba
góc của một tam giác bằng 180
o
.
2. Tạo tình huống có vấn đề nhờ khai thác kiến thức cũ dẫn đến kiến thức
mới.
Khi dạy bài: “Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9” tôi kiểm tra bài cũ của học
sinh như sau:
- Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- Kiểm tra xem các số sau có chia hết cho 2, cho 5 không: 2008; 2000; 315?
Sau khi học sinh trả lời GV đi đến kết luận: Như vậy dấu hiệu chia hết cho 2,
cho 5 đều phụ thuộc vào chữ số tận cùng.
Tiếp tục giáo viên đưa ra yêu cầu sau:
- Trong các số sau: 927, 807, 621, 921, 2943, 1943 số nào chia hết cho 9?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên đưa ra nhận xét: Trong các số trên tuy
chúng có 1; 2 hoặc 3 chữ số tận cùng giống nhau nhưng có số chia hết cho 9, có
số không chia hết cho 9. Như vậy dấu hiệu chia hết cho 9 không liên quan đến
chữ số tận cùng. Vậy nó phụ thuộc và yếu tố nào? Có đặc điểm gì chung trong
các số chia hết cho 9, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài mới.
3. Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách lật ngược vấn đề cũ.
Đặt vấn đề nghiên cứu mệnh đề đảo sau khi đã chứng minh được một tính
chất hoặc một định lý.
Ví dụ: Sau khi học sinh đã học định lí Py – ta – go: “Trong một tam giác
vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc
vuông”, ta có thể lật ngược vấn đề: Nếu trong một tam giác mà có bình phương
của một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại thì tam giác đó có phải là
tam giác vuông không?
4. Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách chọn một ứng dụng của kiến thức
mới, đặt học sinh trước một mâu thuẫn với kiến thức cũ không thể giải thích

được.
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
3
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
Hiệu quả của tình huống đó càng cao nếu đó là vấn đề thông thường mà
học sinh chưa nghĩ tới, không dễ dàng tìm ra ngay lời giải, còn nếu sử dụng kiến
thức mới thì lại tìm ra lời giải một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Khi dạy hằng đẳng thức: “Bình phương của một tổng ”, tôi cho học
sinh làm bài tính giá trị của biểu thức sau:
M = (1,91)
2
+ 2. 1,91 . 0,09 + (0,09)
2
Sau khi tính học sinh có kết quả bằng 4.
Tôi yêu cầu học sinh tính nhẩm giá trị của biểu thức.Với các kiến thức đã
học các em sẽ gặp khó khăn khi tính nhẩm giá trị của biểu thức nếu không đặt
phép tính hoặc dùng máy tính. Lúc đó tôi nói rằng có thể tính nhẩm giá trị của
biểu thức ấy. Các em ngạc nhiên, một biểu thức khá phức tạp mà có thể tính
nhẩm được. Các em chờ đợi sự giải quyết của bài học.
Sau khi học song hằng đẳng thức bình phương của một tổng thì cách giải
quyết bài toán trở nên thật đơn giản là:
M = (1,91)
2
+ 2. 1,91 . 0,09 + (0,09)
2
= ( 1,91+ 0.09)
2
= 2
2
= 4.

5. Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách đưa ra những điều kiện mới.
Sau khi học sinh đã tìm ra lời giải cho một bài toán, giáo viên đưa thêm
điều kiện khó hơn tạo ra tình huống có vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết.
Ví dụ: So sánh hai biểu thức sau:
A = 2008 . 2008
B = 2007 . 2009
Học sinh sẽ thực hiện hai phép tính và dễ dàng so sánh được hai biểu thức.
Nhưng đối vối học sinh lớp 8, khi đã học song các hằng đẳng thức, giáo viên
lại đưa ra yêu cầu cao hơn đối với bài tập trên .
Không thực hiện phép tính, hãy cho biết biểu thức nào lớn hơn :
A = 2008 . 2008
B = 2007 . 2009
Vấn đề đặt ra là biểu thức nào lớn hơn chứ không yêu cầu tính rồi so sánh
hai biểu thức. Tình huống ấy đặt ra cho học sinh là phải phát hiện được đặc
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
4
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
điểm của các số đã cho trong hai biểu thức trên: hai số ở biểu thức B hơn kém số
ở biểu thức A một đơn vị. Từ đó vận dụng kiến thức về hằng đẳng thức đã học
ta có cách giải sau:
Đặt 2008 = x thì : A = x . x = x
2
B = (x – 1) . (x + 1) = x
2
– 1
=> A > B ( vì x
2
> x
2
– 1 )

6. Tình huống có vấn đề được xuất hiện khi giáo viên đặt ra nhiều tình huống
yêu cầu học sinh phải lựa chọn.
Để củng cố quy tắc dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ tôi đưa ra các biến đổi
sau để học sinh xác định những biến đổi đã đúng hay sai, nếu sai thì chỉ ra
nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng:
a, 3a
2
– (3a – 10) = 3a
2
–3a – 10.
Sai do không đổi dấu (-10)
Sửa lại là: 3a
2
– (3a – 10) = 3a
2
–3a + 10.
b, 6a
2
– (a + 3) – 5a = 6a
2
– a – 3 + 5a
Sai do không nhìn rõ dấu ngoặc dừng lại ở đâu.
Sửa sai là: 6a
2
– (a + 3) – 5a = 6a
2
– a – 3 – 5a
c, 15 – (– a)
2
= 15 + a

2
Sai do áp dụng quy tắc dấu ngoặc một cách máy móc mà không hiểu bản
chất của phép toán.
Sửa sai là: 15 – (– a)
2
= 15 – a
2
Với cách làm trên càng có tác dụng tốt nếu giáo viên biết lựa chọn một hệ
thống ví dụ thích hợp phù hợp với đối tượng. Trong đó, cần chỉ rõ cho học sinh
cần hiểu rõ bản chất của kiến thức và áp dụng đúng quy tắc, nếu áp dụng máy
móc ví dụ trước lại dẫn đến sai lầm ở ví dụ sau.
* Ví dụ: Phân tích ra thừa số bằng phương pháp đặt thừa số chung.
a, 2x.(a – b) – (b – a) = 2x( a – b) + ( a – b)
= (a – b).(2x – 1). Đúng.
b, a.(a – 1) – (1 – a)
2
= a(a – 1) + (a – 1)
2
.
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
5
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
Sai vì: (1 – a )
2
=

(a – 1)
2
hay (1 – x) là cơ số mà đổi thành (x – 1) là đổi dấu
hai thừa số. Do đó dấu trừ trước ngoặc không đổi được mà vẫn giữ nguyên.

c, x.(1 – a)
2
– (a – 1)
3
= x.(1- a)
2
– (1 – a)
3
=
Sai vì: (a – 1)
3
= – (1 – a)
3
, ở đây ta đã đổi dấu của 3 thừa số nên dấu của
tích cũng phải thay đổi.
7. Gắn cho các phép tính một nội dung thực tế tạo cho HS hứng thú thực
hiện phép tính đó.
Nhiều học sinh không hứng thú với dạng toán tìm chu vi đường tròn khi biết
đường kính và ngược lại.
Nhưng nếu đặt ra câu hỏi sau thì các em lại có nghiên cứu tính toán thực sự.
Mỗi học sinh phải làm một chiếc vòng tròn đường kính 40cm để đồng diễn. Hỏi
phải cần một đoạn dây thép bằng bao nhiêu thì uốn thành chiếc vòng tròn có
kích thước như trên, nếu đầu nối phải chồng lên nhau một đoạn dài 5cm?
III. ÁP DỤNG VÀO DẠY MỘT BÀI CỤ THỂ.
Tiết 33: Đồ thị hàm số y = ax (a

0)
I.Mục tiêu bài dạy
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax

(a

0)
- Học sinh thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu
hàm số.
2. Kỹ năng: Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a

0).
3. Tư duy:
Phát triển tư duykhái quát, liên hệ giữa hình học và đại số.
4. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
- Có tinh thần hợp tác khi làm việc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, SGK, soạn giáo án, bảng phụ có ghi đề bài tập 2,
thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, máy chiếu.
2. Học sinh: Ôn tập mặt phẳng toạ độ, cách xác định (biểu diễn) điểm trên mặt
phẳng, thước thẳng có chia khoảng, bảng nhóm.
III. Phương pháp dạy học.
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
6
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
Các phương pháp: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp,luyện tập
và thực hành., hợp tác trong nhóm nhỏ.
IV.Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng
GV đưa đề 2 bài tập sau:
Bài 1:(chiếu lên màn
hình)

Bài 2: (Viết sẵn trên giấy)
- GV gọi hai Hs lên bảng
+ HS1: làm bài 1
+ HS2: làm bài 2
- Gọi HS nhận xét bài của
bạn.
*Đặt vấn đề: Khi
biểudiễn
các điểm có toạ độ là các
cặp số(x; y) trong bài 1
lên mặt phẳng toạ độ các
điểm đó có quan hệ như
thế nào với hàm số đã cho
cô và các em cùng nghiên
cứu bài 7.
- Hs quan sát đề bài
- Hai Hs lên bảng
làm bài
- Hs dưới lớp làm bài
tập: dãy ngoài làm
bài 1, dãy trong làm
bài 2.
- Hs nhận xét bài làm
của các Hs ở trên
bảng.
Bài 1: Đề bài và yêu cầu a
của ?1.
Bài 2: Cho hàm số y =2x
*Điền số thích hợp vào ô
trống

x -2 -1 0 1 2
y
*Các cặp giá trị (x; y) tương
ứng của hàm
số

Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số là gì?
- Để tìm hiểu đồ thị của
hàm số chúng ta làm ?1
(chiếu đề bài lên màn
hình).
- Kết quả bài toán 1 mà
các em vừa làm chính là
- Hs đọc đề bài.
1.Đồ thị của hàm số là gì?
?1
a, (-2; 3); (-1; 2); (0;-1);
(0,5;1); (1,5; -2)
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
7
-2
3
0
-1-3
-2
-1
2 3
1
2
y

x
1
-3
M
N
Q
1,5
R
P
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
đáp án cho phần a của ?1
- Gv để học sinh làm câu
b sau đó thu bài của 2 Hs
làm nhanh nhất để quét
lên màn hình.
- Gọi Hs nhận xét bài làm
của bạn.
- Gv chiếu đáp án lên
màn hình có tên các điểm
là M, N, P, Q, R.
- Gv giới thiệu:Các điểm
M, N, P, Q, R biểu diễn
các cặp số của hàm số
y = f(x).Tập hợp các điểm
đó gọi là đồ thị của hàm
số y = f(x) đã cho.
- Vậy đồ thị của hàm số y
= f(x) là gì?
- Gv đính chính và đưa
định nghĩa lên màn hình.

- Vậy để vẽ đồ thị của
hàm số y = f (x) ta phải
làm như thế nào?
-Gv: Trong thực tế cuộc
sống chúng ta bắt gặp rất
nhiều hình ảnh có ứng
dụng đồ thị của hàm
số.Ví dụ: Bảng theo dõi
cân nặng của trẻ em theo
tháng tuổi
-Trong toán học các em
sẽ nghiên cứu rất nhiều
hàm số với các dạng đồ
thị khác nhau. Tiết học
này chúng ta cùng đi
nghiên cứu đồ thị của
hàm số có công thức:
y = ax ( a

0).
- Hs dưới lớp cùng
làm.
- Một Hs nhận xét.
- Hs nêu được định
nghĩa như phần đóng
khung trong SGK
Hs đọc lại định nghĩa.
- Hs nêu được 2 bước:
+Vẽ hệ trục toạ độ
Oxy.

+ Xác định trên mặt
phẳng toạ độ các điểm
biểu diễn cac cặp giá
trị (x; y) của hàm số.
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
8
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
Hoạt động 3: Đồ thị của hàm số y = ax (a

0)
- Cho hàm số y = 2x
Hàm số trên có dạng y =
ax không?
- Hàm số này có bao
nhiêu cặp số (x; y) tương
ứng ? Vì sao?
- Chính vì hàm số y = 2x
có vô số cặp số (x; y) nên
ta không thể liệt kê hết
được .ở đây ta thử vẽ một
số điểm thuộc đồ thị của
hàm số và qua đó xét xem
đồ thị của nó có dạng như
thế nào.
- Gv chiếu đề bài ?2 lên
màn hình
- Dựa vào bài 2 mà bạn
đã làm em hãy đọc kết
quả của câu a?
- Gọi Hs lên bảng làm câu

b, c sau khi Gv đã vẽ hệ
trục toạ độ Oxy lên bảng
- Gv kiểm tra lại bài làm
của Hs và nhận xét các lỗi
(nếu có)
- Gv minh hoạ trên màn
hình.
- Có bao nhiêu em làm
được như trên.
- Lấy thêm một số điểm
khác thuộc đồ thị của hàm
số y = 2x để thấy rằng các
điểm ấy cũng đều nằm
trên đường thẳng đó.
- Hàm số y=2x có
dạng y = ax với a =
2

0
- Hàm số này có vô
số cặp số (x; y) vì x
có thể nhận vô số giá
trị nên y cũng có vô
số các giá trị.
- Hs tìm hiểu đề bài.
- Hs đọc kết quả câu
a
- Một Hs lên bảng,
các Hs khác làm vào
vở .

- Hs giơ tay để Gv
kiểm tra.
- Hs kiểm tra và trả
lời.
2. Đồ thị của hàm số y=ax (
(a

0)
Cho hàm số y = 2x




?2.
a, (-2; -4); (-1; -2); (0; 0);
(1; 2); (2; 4)
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
9
-2
3
0
-1-3
-2
-1
3
1
2
y
x
-3

1,5
2
-1,5
0,5
4
-1
2
1
-3
3
4
2
-1
-2
-2
-4
1
y
x
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
- Vậy em có dự đoán gì
về dạng đồ thị của hàm số
y = 2x?
- Gv khẳng định: Người
ta đã chứng minh được đồ
thị của hàm số tổng quát
y = ax( a

0) là một
đường thẳng đi qua gốc

toạ độ.
- Gv cho Hs đọc lại kết
luận và nhấn mạnh các từ
“là một đường thẳng đi
qua gốc toạ độ”.
- Từ khẳng định trên, để
vẽ đồ thị của hàm số y =
ax (a

0) ta cần biết mấy
điểm thuộc đồ thị hàm
số?
- Yêu cầu Hs làm ?4 ( đề
bài trên màn hình).Gọi
một vài Hs đọc toạ độ của
điểm A(nếu Hs chưa tìm
được thì Gv có thể gợi ý).
- Có rất nhiều điểm A
thuộc đồ thi hàm số.
Đường thẳng OA có phải
là đồ thị hàm số y = 0,5x
hay không?
- Qua các bài tập trên
chúng ta có nhận xét sau:
(đưa nhận xét lên màn
hình và yêu cầu một Hs
đọc).
- Gv nhấn mạnh cách tìm
1 điểm khác điểm O
thuộc đồ thị hàm số.

- Vậy để vẽ đồ thị của
hàm số y = ax (a

0) ta
làm như thế nào?
- Gv đính chính và đưa
các bước lên màn hình.
- Đồ thị của nó có
dạng là một đường
thẳng đi qua gốc toạ
độ.
- Hs đọc kết luận.
- Để vẽ đồ thị của
hàm số y = ax (a

0)
ta cần biết 2 điểm
thuộc đồ thị.
- Một vài Hs đọc toạ
độ của điểm A.
- Đường thẳng OA
là đồ thị của hàm số
y = 0.5x vì nó đã đi
qua 2 điểm thuộc đồ
thị hàm số
Hs đọc nhận xét.
- Hs nêu được các
bước vẽ đồ thị của
hàm số y = ax (a



0)
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
10
y
0
1
2
1
-1
-1
-2
-2
y
x
2
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
- Sau đây chúng ta cùng
vẽ đồ thị của một hàm số
cụ thể: y = - 1,5x
+ Gv hướng dẫn Hs theo
từng bước.
- Gv nhấn mạnh: Khi vẽ
đồ thị hàm số y = ax ta
nên lấy hoành độ có giá
trị nhỏ, nguyên sao cho
tung độ cũng có gía trị là
một số nguyên để dễ vẽ.
- Hs cùng làm bài
theo hướng dẫn của

Gv
Hoạt động 4: Củng cố
- Qua bài học này các em
cần nắm được kiến thức
nào? Nêu nội dung các
kiến thức đó?
- Cho Hs làm bài tập sau:
*Vẽ đồ thị các hàm số sau:
a, y = 3x
b, y = -2x
+ Chia lớp thành dãy:
Dãy ngoài làm câu a
Dãy trong làm câu b
+Thu bài của 4 Hs quét
lên màn hìnhvà yêu cầu
học sinh khác nhận xét.
+ Gv đưa bài giải lên màn
hình và giữ lại.
- Cho Hs làm bài tập
40(SGK/71) dưới dạng
trắc nghiệm điền vào ô
trống.
- Cho Hs hoạt động nhóm
làm bài tập:
Hs nêu được :
- Dạng đồ thị của
hàm số y = ax (a

0).
- Các bước vẽ đồ

thị của hàm số y =
ax (a

0).
- Hs làm bài dưới
sự hướng dẫn của
Gv.
- Hs đứng tại chỗ
đọc đáp án.
- Hs làm bài theo
nhóm dưới sự
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
11
-2
3
0
-1-3
-2
-1
2
1
2
x
1
-3
M
3
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
Khoanh tròn vào các điểm
thuộc đồ thị của hàm số y

= 3x:
M(-1; -3); N(-2; 3);O(0; 0)
hướng dẫn của Gv.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
- Nắm vững dạng và cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a

0).
- Làm các bài tập: 41; 42; 43; 44 trang 72, 73 SGK
và bài tập 53; 54 trang 52 SBT.
* Hướng dẫn bài 42 trang 72 SGK.
- Gv đưa đồ thị của hàm số lên màn hình.
- Gợi ý:
a, Điểm A có toạ độ là bao nhiêu?
=> x = ? => a = ?
y = ?
b, Hoành độ bằng
1
2
=> x =? => y = ? => toạ độ điểm trên mặt
phẳng hoặc dùng thước thẳng dóng trên đồ thị của hàm số.
c, Dạng làm tương tự câu b.
IV. KẾT QUẢ.
Trong quá trình giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh nhằm phát triển tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh thông
việc tạo ra các tình huống có vấn đề tôi nhận thấy có một số kết quả đáng mừng
sau:
Làm cho các em học sinh có hứng thú học tập môn toán, kể cả những em
chưa thực sự học tốt môn toán, tạo cho các em có niềm tin vào năng lục của
chính mình.
Ban đầu đã xây dựng cho các en thái độ say sưa tìm tòi, khám phá các

kiến thức mới, chiếm lĩnh các tri thức đó một cách tự giác hơn. Các em sẽ tự tin
hơn khi chính bản thân các em tìm ra và chiếm lĩnh các tri thức mới lạ.
Rèn cho các em có ý trí vươn lên không chịu lùi bước trước những hoàn
cảnh khó khăn, không chán nản trước những bài tập khó.
Góp phần nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực cho chính bản thân tôi.
V. BÀI HỌC.
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
12
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
Đổi mới phương pháp là một quá trình lâu dài, song mỗi người giáo viên
cần có ý thức tìm tòi phương pháp hay phù hợp với từng loại bài dạy, từng loại
đối tượng học sinh theo hướng tích cực hoá hoạt động học của trò trong quá
trình học tập.
Người thầy muốn thành công trong đổi mới phương pháp thì phải có sự
chuẩn bị chu đáo về nội dung bài dạy, hệ thống các câu hỏi và đồ dùng dạy học.
Thầy phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra những hình thức dạy học, phương pháp dạy
học sao cho học sinh chủ động phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách
tích cực và sáng tạo.
Người thầy phải tin tưởng vào khả năng học tập của học sinh, biết tạo ra
các tình huống có vấn đề gây hứng thú học tạp của học sinh. Khi học sinh đã nỗ
lực tìm ra biện pháp để giải quyết được vấn đề đó thì người thầy cần biết khích
lệ những thành công của các em dù là nhỏ nhất để có niềm tin trong học tập.
Thầy phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và phương pháp
dạy học, phải thường xuyên học hỏi từ các đồng nghiệp nhất là các đồng ngiệp
giàu kinh nghiệm.
Trên đây là một vài ý tưởng của cá nhân tôi khi dạy học cho học sinh
theo hướng tạo ra một số tình huống có vấn đề khi dạy học toán nhằm kích thích
hứng thú học tập của học sinh. Chắc chắn bài viết của tôi khong tránh khỏi
những thiếu xót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng ngiệp

để chuyên môn của tôi được vững vàng hơn.
Cao Minh, ngày 15 tháng 1 năm 2009
Người viết

Nguyễn Thị Thuỷ.
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
13
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÀI LIỆU NĂM NXB
1. SGK Toán 6 2002 GD
2. SGK Toán 7 2003 GD
3. SGV Toán 7 2003 GD
4. Thiết kế bài dạy Toán 7 2003 GD
5. SGK Toán 8 2004 GD
6. SGK Toán 9 2004 GD
7. Câu hỏi nêu vấn đề của PôLia 1990 GD
8. Dạy và học ngày nay 2004 GD
9. Sách nâng cao và phát triển toán 6, 7, 8 2002,
2003,
2004
GD
MỤC LỤC
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
14
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
PHẦN NỘI ĐUNG TRANG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 – 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III. áp dụng vào một bài dạy cụ thể

IV. KẾT QUẢ
V. Bài học
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT : Tìm nhiều lời giải cho một
bài toán giúp học sinh củng cố kiến thức đã học.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả:
Họ và tên : Nguyễn Thị Thuỷ
Ngày, tháng, năm sinh : 22/ 5/1980
Đơn vị : Trường THCS Cao Minh.
Điện thoại : Di động: 01235855851
E-mail :
II. Sản phẩm :
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
15
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán THCS.
Tên sản phẩm : Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Toán.
III. Cam kết:
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi.
nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản
phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn
vị, lãnh đạo Sở GD – ĐT về tính trung thực của bản cam kết này.
Cao Minh, ngày 15 tháng 1 năm 2009
Người cam kết
( Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thuỷ
Người viết: Nguễn Thị Thuỷ – Trường THCS Cao Minh
16

×