Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NCKHSPUD NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN TỪ VIỆC “KẾT HỢP HAI HÌNH THỨC PHÂN CẶP HAI HỌC SINH VÀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CÙNG TRÌNH ĐỘ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.35 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG THCS RẠNG ĐÔNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN TỪ VIỆC “KẾT HỢP HAI
HÌNH THỨC PHÂN CẶP HAI HỌC SINH VÀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC
SINH CÙNG TRÌNH ĐỘ”
Giáo viên: Vũ Nam Thắng
Trường THCS Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Nam Định, năm 2010
1
Mục lục
Tóm tắt đề tài 3
Giới thiệu 4
Phương pháp nghiên cứu 4
a, Khách thể nghiên cứu 4
b, Thiết kế nghiên cứu 5
c, Quy trình nghiên cứu 6
d, Đo lường và thu thập dữ liệu 6
Phân tích dữ liệu và kết quả 7
Kết luận và khuyến nghị 8
Tài liệu tham khảo 9
Phụ lục 9
2
Tóm tắt đề tài
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn toán, quan sát thấy thái độ học tập
thiếu tích cực của học sinh, chỉ một số ít học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà
giáo viên yêu cầu. Số còn lại chỉ thực hiện các nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ
của giáo viên. Một trong những nguyên nhân, đó là nhiều học sinh có học lực trung
bình, yếu kém chưa có hứng thú học tập môn toán
Nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học đã chỉ ra hình thức tổ chức
hoạt động nhóm trong dạy học giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách chủ động,


đồng thời phát triển tư duy, tìm tòi sáng tạo phát hiện ra vấn đề mới trong chuổi logic
kiến thức. Mặt khác còn rèn luyện cho học sinh đức tính tự lập, sáng tạo, làm việc có
kế hoạch và có hứng thú học tập . Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác
động của hình thức tổ chức hoạt động nhóm đối với hứng thú học tập môn toán của
học sinh.
Nghiên cứu được thực hiện trong một lớp ở trường THCS Rạng Đông, Huyện
Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. Trong các tiết toán buổi sáng, học sinh được phân
thành từng cặp. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu
hơn. Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được phân thành từng
nhóm có cùng năng lực. Dữ liệu được thu thập từ các bộ câu hỏi được thực hiện trước
và sau khi phân cặp. Trong nghiên cứu cũng sử dụng thêm kết quả thi khảo sát chất
lượng giữa học kì I và thi học kì I.
Qua phân tích dữ liệu , tôi nhận thấy việc phân nhóm học sinh trong các giờ học
môn toán có làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Từ đó giúp làm tăng kết quả học
tập của học sinh. Từ những kết quả đạt được từ đề tài này, một lần nữa khẳng định
hiệu quả đem lại từ việc tổ chức hình thức hoạt động nhóm trong nhiều nghiên cứu về
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chỉ có điều để hình thức tổ chức hoạt động
nhóm mang lại hiệu quả, người tổ chức cần phải lựa chọn nội dung và hình thức tổ
chức phù hợp với đối tượng học sinh.
3
Giới thiệu
Qua quan sát quá trình học tập của học sinh trong lớp học, tôi nhận thấy. Lớp
học bao gồm nhiều học sinh có khả năng nhận thức khác nhau, và cũng gần như
tương ứng với nó là hứng thú học tập môn toán cũng khác nhau. Trong khi giảng dạy
giáo viên không thể quan tâm đến mọi học sinh cùng lúc. Mặt khác, hầu hết những
học sinh trung bình, yếu kém lại phụ thuộc vào giáo viên. Không có hứng thú học tập
môn toán, lại không được giáo viên thường xuyên quan tâm thì học sinh không tập
trung giải quyết yêu cầu của giáo viên . Học sinh tỏ ra chán nản, thiếu tập trung,
không tiếp tục thực hiện yêu cầu của giáo viên. Do đó các học sinh này thường đạt
kết quả thấp trong các bài kiểm tra và các kì thi.

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã tiến hành như sau: Trong
các tiết toán buổi sáng, học sinh được phân thành từng cặp. Học sinh có năng lực cao
hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu hơn. Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi
chiều, học sinh được phân thành từng nhóm có cùng năng lực
Vấn đề nghiên cứu: Việc kết hợp hai hình thức phân cặp 2 học sinh và nhóm
đối tuợng học sinh cùng trình độ có nâng cao hứng thú học tập môn toán của học sinh
không ?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc kết hợp hai hình thức phân cặp 2 học sinh và
nhóm đối tuợng học sinh cùng trình độ có nâng cao hứng thú học tập môn toán của
học sinh .
Phương pháp nghiên cứu
a, Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn lớp 9C và lớp 9D trường THCS Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định để thực hiện đề tài này. Vì cả 2 lớp có nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Bản thân đang trực tiếp giảng dạy môn
toán , cơ bản đã hiểu rõ về năng lực nhận thức và cá tính của học sinh. Hơn nữa, ở 2
4
lớp có nhiều học sinh có lực học trung bình, yếu kém, chưa có hứng thú học tập môn
toán. Cũng cần có một nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được thực hiện ở một
lớp để thay đổi hiện trạng từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Ở 2 lớp 9C và 9D, mỗi lớp chọn 40 học sinh để thành lập các nhóm . Học sinh ở
lớp 9C là nhóm thực nghiệm và học sinh ở lớp 9D là nhóm đối chứng.
Đặc điểm học sinh của 2 nhóm như sau:
Bảng 1:
Nhóm
Số học sinh các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Khác
N1 40 17 23 40 0
N2 40 21 19 40 0
b, Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế thang đo thái độ kiểm tra trước tác động. Dùng công thức Spearman-
Brown để kiểm chứng độ tin cậy của giá trị. Kết quả dữ liệu tin cậy . Qua việc phân
tích kết quả thu thập được, tôi thấy hứng thú học tập của 2 nhóm học sinh này khá
tương đồng nhau.
Dựa vào kết quả thi giữa học kì I ( đề do PGD ra ), điểm TB của 2 nhóm có sự
khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng sự chênh lệch
giữa điểm trung bình của 2 nhóm trước khi tác động
Kết quả
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 3,6 3,5
P = 0,37
P = 0,37 > 0,05, từ kết luận này cho thấy sự chênh lệch về điểm trung bình của 2
nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra Tác động Kiểm tra
5
trước tác
động
sau tác động
N1 O1
kết hợp hai hình thức phân cặp 2 học sinh
và nhóm đối tuợng học sinh cùng trình độ
O3
N2 O2
Không kết hợp hai hình thức phân cặp 2
học sinh và nhóm đối tuợng học sinh
cùng trình độ
O4

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
c, Quy trình nghiên cứu
Qua kết quả thi khảo sát chất lượng giữa học kì I, tôi thấy kết quả học tập của
học sinh thấp. Từ đó, trong các tiết toán buổi sáng, học sinh ở lớp thực nghiệm được
phân thành từng cặp. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực
yếu hơn, quá trình phân cặp 2 học sinh tránh trường hợp khả năng của hai học sinh
cùng cặp quá chênh nhau. Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được
phân thành từng nhóm có cùng năng lực. Còn ở lớp đối chứng, việc giảng dạy vẫn
diễn ra bình thường. Để đảm bảo tính khách quan, trong thời gian tiến hành thực
nghiệm, tôi vẫn tuân theo phân phối chương trình và thời khoá biểu, nội dung,
phương pháp và phương tiện giảng dạy vẫn đảm bảo như trước
d, Đo lường và thu thập dữ liệu
Thiết kế thang đo thái độ gồm 12 câu, dùng thang đo này khảo sát trước tác
động nhằm thu thập thông tin về hứng thú của học sinh.
Tiến hành thực nghiệm sau nửa học kì, giáo viên dùng thang đo thái độ đã thiết
kế để khảo sát sau tác động nhằm thu thập thông tin về hứng thú của học sinh sau tác
động
Trong quá trình thu thập thông tin, tôi có tham khảo thêm kết quả thi giữa học
kì I (đề do PDG ra ) và kết quả thi học kì I (đề do Sở giáo dục ra )
6
Phân tích dữ liệu và kết quả
Khảo sát trước và sau tác động. Kết quả khảo sát
Bảng 4: So sánh kết quả trước và sau tác động - Nhóm đối chứng
Câu
Rất không
đồng ý
Không đồng
ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
TTĐ
( %)

STĐ
(%)
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
Câu 1
4,8 0 47,6 26,2 38,1 59,5 4,8 9,5 0 0
Câu 2
0 0 35,7 12 54,8 73,8 4,8 9,5 0,0 0,0
Câu 3
2 0 28,6 29 57,1 47,6 7,1 16,7 0,0 2,4
Câu 4
2,4 0 38,1 19,0 40,5 61,9 14,3 14,3 0 0,0
Câu 5
0 0 31,0 21,4 52,4 43 9,5 31,0 2,4 0,0
Câu 6
7,1 7 31,0 35,7 52,4 47,6 4,8 4,8 0 0,0

Câu 7
0 0 28,6 14,3 61,9 73,8 4,8 7,1 0,0 0,0
Câu 8
7,1 0,0 38,1 33,3 40,5 50,0 9,5 9,5 0,0 2,4
Câu 9
2,4 2,4 28,6 33,3 47,6 42,9 14,3 16,7 2,4 0,0
Câu
10
0 0 0,0 0,0 52,4 35,7 42,9 59,5 0,0 0,0
Câu
11
4,8 4,8 11,9 26,2 69,0 54,8 9,5 9,5 0 0
Câu
12
4,8 0,0 26,2 14,3 42,9 45,2 19,0 26,2 2,4 9,5
Bảng 5: So sánh kết quả trước và sau tác động - Nhóm thực nghiệm
Câu
Rất không
đồng ý
Không đồng
ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
TTĐ

( %)
STĐ
(%)
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
TTĐ
( %)
STĐ
(%)
Câu 1
4,8 0 52,4 2,4 33,3 19,0 4,8 45,2 0 29
Câu 2
0 0 31,0 0 57,1 38,1 7,1 38,1 0,0 19,0
Câu 3
2 0 26,2 0 57,1 23,8 7,1 45,2 2,4 26,2
Câu 4
2,4 0 40,5 23,8 38,1 28,6 14,3 35,7 0 7,1
Câu 5
0 0 31,0 2,4 50,0 0 11,9 33,3 2,4 59,5
Câu 6
7,1 0 38,1 11,9 45,2 26,2 4,8 50,0 0 7,1
Câu 7
0 0 26,2 7,1 61,9 31,0 7,1 47,6 0,0 9,5
7
Câu 8
4,8 2,4 40,5 16,7 38,1 7,1 9,5 57,1 2,4 11,9
Câu 9
2,4 2,4 35,7 16,7 40,5 26,2 14,3 33,3 2,4 16,7

Câu
10
0 0 0,0 0,0 47,6 0,0 47,6 28,6 0,0 66,7
Câu
11
4,8 2,4 23,8 2,4 57,1 19,0 9,5 52,4 0 19
Câu
12
7,1 4,8 23,8 4,8 40,5 9,5 19,0 35,7 4,8 40,5
Kết quả thi :
Bảng 6: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra học kì I
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 3,0 3,7
Độc lệch chuẩn 1,93 1,94
Giá trị p của T-Test 0,0486
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn ( SMD )
0,4
Từ kết quả trên cho thấy, có nhiều học sinh cảm thấy hứng thú với việc học
môn toán, kết quả học tập của học sinh cũng được nâng lên. Như vậy, việc phân cặp 2
học sinh trong các tiết học buổi sáng kết hợp với phân nhóm học sinh có cùng năng
lực vào các buổi phụ đạo buổi chiều, có tác dụng nâng cao hứng thú học tập của học
sinh. Kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn, không phải tất cả nhưng có lẽ
cũng do một phần có được từ việc thực hiện nghiên cứu này.
Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu này của tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học
bằng cách kết hợp hình thức phân cặp 2 học sinh và nhóm học sinh cùng năng lực
nhằm nâng cao hứng thú học tập môn toán của học sinh. Nhìn lại quá trình nghiên
cứu, để kết quả nghiên cứu đủ sức thuyết phục hơn, tuy vẫn sử dụng thiết kế kiểm tra
trước tác động và sau tác động với các nhóm tương đương, trong đó thang đo thái độ

giữ nguyên còn thang đo kiến thức không dựa vào 2 đề kiểm tra của PGD và SGD mà
tự bản than ra để 2 đề này là tương đương
8
Cuối cùng, tôi xin đề xuất một số kiến nghị khi áp dụng thực hiện này: Giáo
viên cần linh hoạt trong việc sắp xếp học sinh theo cặp, cần khuyến khích học sinh
đưa ra ý kiến phản hồi tức thời về hoạt động của bạn trong cùng nhóm, cần đặc biệt
quan tâm động viên giúp đỡ học sinh đặc biệt là đối tượng yếu kém.
Các nhiệm vụ giao cho học sinh trong quá trình học tập cần có độ khó nhất
định phù hợp với năng lực nhận thức của từng nhóm. Nếu nhiệm vụ nào giáo viên
giao cho học sinh quá khó đối với học sinh nhóm đó, giáo viên cần nắm bắt, kịp thời
hướng dẫn học sinh để học sinh có thể giải quyết được nhiệm vụ được giao
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu “ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” Dự án Việt Bỉ - Bộ GD & ĐT
- Bài viết về phương pháp làm việc theo nhóm tại địa chỉ
* />* />* làm việc nhóm.html
Phụ lục
- Phiếu thu thập thông tin của thang đo thái độ
- Tổng hợp kết quả thu thập thông tin của thang đo thái độ trước tác động
- Tổng hợp kết quả thu thập thông tin của thang đo thái độ sau tác động
- Bảng điểm kết quả thi giữa học kì I và học kì I
9

×