Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích mặt lý luận và thực tiễn vấn đề quốc hữu hóa, nêu quan điểm trị ngoại lãnh thổ của đạo luật quốc hữu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.75 KB, 9 trang )

Bài tập nhóm tháng 1 – Môn: Tư pháp quốc tế
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật quốc tế từ lâu đã thừa nhận quyền quốc hữu hóa của các quốc gia đối
với tài sản của quốc gia. Tuy nhiên, cho đến gần đây với áp lực của sự khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, với sự tuyên bố xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
của một số các nước ở Nam Mỹ thì ta mới được nghe thấy cụm từ “quốc hữu hóa ”
nhiều hơn, quen thuộc hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nghe thấy
nhiều, đọc thấy nhiều nhưng đó vẫn là khái niệm rất mơ hồ với chúng em. Vì thế, trong
bài tập nhóm lần này chúng em đã chọn tìm hiểu đề tài: “Phân tích mặt lý luận và thực
tiễn vấn đề quốc hữu hóa, nêu quan điểm trị ngoại lãnh thổ của đạo luật quốc hữu hóa”.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về vấn đề quốc hữu hóa.
1. Khái niệm quốc hữu hóa
Quốc hữu hóa là việc một quốc gia tước quyền sở hữu tài sản (công cụ và tư liệu
sản xuất, ruộng đất, hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông…) của một
cá nhân hoặc một tổ chức để chuyển tài sản đó thuộc quyền sở hữu quốc gia. Trong một
số trường hợp, tài sản bị quốc hữu hóa là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, và hậu quả
sẽ có những vấn đề pháp lý phát sinh vượt quá thẩm quyền của tòa án địa phương.
Quốc hữu hóa phải được hiểu dưới hai góc độ: có bồi thường và không được bồi
thường. Quốc hữu hóa mà không bồi thường gọi là tịch thu hay sung công
2. Cơ sở của quốc hữu hóa
Nhóm: 1G1 – Lớp: Kinh tế G – Khoa: Pháp luật Kinh tế 1
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn: Tư pháp quốc tế
Hành vi quốc hữu hóa thường được biện minh bằng học thuyết được luật pháp quốc
tế gọi là “hành vi quốc gia” (The acts of state doctrine), theo đó cho phép một quốc gia có
chủ quyền được toàn quyền hành động trên phạm vi lãnh thổ của mình mà không bị xét xử
bởi một tòa án của quốc gia khác. Đây là một hình thức đặc quyền xuất phát từ chủ quyền
quốc gia (immunity of state). Nói cách khác, học thuyết “hành vi quốc gia” cho rằng tòa


án của một quốc gia không có thẩm quyền xét xử một quốc gia khác khi: Quốc gia đó đã
thực hiện một hành vi thể hiện uy quyền quốc gia và hành vi được thực hiện trên chính
lãnh thổ của quốc gia đó.
Học thuyết này làm phát sinh nguyên tắc mà người ta gọi là “nguyên tắc giới
hạn thẩm quyền của một tòa án địa phương đối với một quốc gia khác”.
Học thuyết “hành vi quốc gia” không phải là một nguyên tắc được chế định bởi
luật pháp quốc tế (tức là không được tạo ra từ hiệp ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế),
nhưng vẫn được áp dụng như một nguyên tắc tổng quát của luật quốc tế nhờ vào sự
thừa nhận áp dụng từ các tòa án Liên bang Hoa Kỳ. Nói một cách cụ thể, sự thừa nhận
nguyên tắc này của các Tòa án Hoa Kỳ không nhằm bảo vệ chủ quyền của các quốc gia
khác mà chỉ nhằm vào công việc nội bộ chính quyền Hoa Kỳ, tức là nhằm bảo vệ
quyền lực của ngành hành pháp Hoa Kỳ trong hoạt động bang giao với các nước khác,
mà không bị ràng buộc bởi thẩm quyền xét xử từ Tòa án của các nước đó mà thôi.
Như vậy, quốc hữu hóa là hành vi biểu hiện quyền lực của Nhà nước, dựa trên ý
chí độc lập của Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa. Việc chuyển dịch sở hữu trên cơ sở
đạo luật quốc hữu hóa khác với việc chuyển dịch quyền sở hữu trong dân sự ở chỗ:
việc chuyển dịch quyền sở hữu trong đạo luật quốc hữu hóa mang tính chất cưỡng chế
và không cần có sự thỏa thuận giữa các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo luật
quốc hữu hóa. Phạm vi tài sản bị quốc hữu hóa thông thường được quy định cụ thể
ngay trong các đạo luật về quốc hữu hóa. Các tài sản đều có thể trở thành đối tượng
điều chỉnh của các đạo luật quốc hữu hóa bất luận tài sản đó thuộc về ai, của công dân
và pháp nhân nước sở tại hay của người nước ngoài.
3. Nguyên nhân của quốc hữu hóa.
Hiện nay, không có một đạo luật nào trên thế giới quy định về quốc hữu hóa, chỉ
tùy từng thời điểm, tùy hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà quốc gia sẽ ban hành một đạo
luật để quốc hữu hóa những tài sản riêng, trong phạm vi cụ thể. Thực tiễn cho thấy có
nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các quốc gia tiến hành quốc hữu hóa nổi bật là những
nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Một số công ty, tập đoàn lớn ở các nước phát triển đang lâm vào tình
trạng phá sản. Nếu các công ty này phá sản, nó có thể ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền

kinh tế quốc gia (đặc biệt là các ngân hàng), bởi vậy, Nhà nước có thể tiến hành quốc
hữu hóa để cứu vớt các công ty đó, tránh những hậu quả khôn lường.
Thứ hai: ở các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên dồi dào, việc chính phủ
“quốc hữu hóa” một số ngành công nghiệp quan trọng có ý nghĩa to lớn với nền kinh tế
quốc dân là rất cần thiết để tránh việc các nước giàu có đầu tư vào để khai thác tài
nguyên dẫn đến nền kinh tế bị phụ thuộc.
Thứ ba: Quốc hữu hóa đôi khi là trường hợp của sự trả đũa về chính trị khi bang
giao giữa các quốc gia liên quan - ở đây là quốc gia nhận vốn đầu tư với quốc gia của
nhà đầu tư - không được tốt đẹp.
II. Thực tiễn của vấn đề quốc hữu hóa.
1. Thực tiễn về quốc hữu hóa trên thế giới
a. Quốc hữu hóa một số công ty, tập đoàn lớn ở các nước phát triển đang lâm
vào tình trạng phá sản.
Nhóm: 1G1 – Lớp: Kinh tế G – Khoa: Pháp luật Kinh tế 2
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn: Tư pháp quốc tế
Ví dụ ngày 18/2/2008, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật cho phép cưỡng chế
quốc hữu hóa các tổ chức tín dụng lâm vào cảnh khó khăn, một biện pháp cứng rắn nhằm
bình ổn thị trường tài chính trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Việc quốc hữu hóa các công
ty này chỉ được sử dụng khi tất cả các biện pháp khác nhằm bình ổn thị trường đều không có
tác dụng. Chính phủ Anh cũng đã quốc hữu hóa vài ngân hàng trong năm 2007 và 2008.
Nhiều người lầm tưởng rằng, “quốc hữu hóa” là một trong những biểu hiện của
“xã hội chủ nghĩa”, nhưng việc quốc hữu hóa một số ngân hàng hay một số doanh
nghiệp của các nước tư bản pháp triển không phải như vậy. Đó chỉ là một trong những
biện pháp can thiệp của Nhà nước chứ hoàn toàn không có nghĩa là các nước này đi
theo con đường “xã hội chủ nghĩa”. “Quốc hữu hóa” chỉ là quốc hữu hóa tạm thời mà
thôi. Thụy Điển là một ví dụ điển hình. Quốc gia này đã quốc hữu hóa một số ngân
hàng lớn yếu kém khi khủng hoảng xảy ra đầu các năm 1990. Khi đó các ngân hàng
lớn ở Thụy Điển thực sự đã phá sản và chính phủ trung hữu đã quốc hữu hóa chúng,
vực chúng dậy và sau đó lại thoái các khoản đầu tư của Nhà nước bằng cách bán cổ
phần của mình cho các nhà đầu tư tư nhân khi ngân hàng đã lành mạnh trở lại.

Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng việc “quốc hữu hóa” này càng chứng
tỏ bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước phục vụ đắc lực cho giai cấp tư sản.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu lại là một cơ hội bằng vàng cho các ông chủ kếch xù
củng cố và sở hữu tư nhân phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Nhà nước lấy tiền từ thuế
cứu những ông chủ kếch xù nay có biểu hiện quá yếu kém. Các ông chủ đang phất thì
được dịp thâu tóm rồi trải rộng cơ sở sản xuất của mình, bành trướng sức mạnh. Nhân
danh thời khủng hoảng tăng công việc cho công nhân nhưng không tăng tiền lương là
bao so với sức lao động bỏ ra. Được dịp sa thải những người lao động đã có mức
hưởng phúc lợi cao nhưng đã giảm năng suất lao động mà không phạm luật, giảm được
khoản chi và tăng tích lũy vốn. Nghĩ cho cùng thì khủng hoảng chỉ thiệt hại cho kinh tế
nhà nước, thiệt hại cho người lao động là chính.
b. Quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp quan trọng có ý nghĩa to lớn với
nền kinh tế quốc dân ở một số nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, một số ngành công nghiệp quan trọng đều thuộc sở hữu Nhà nước
như điện, nước, xăng dầu, viễn thông, sắt thép… Venezuela cũng đã quốc hữu hóa
nhiều doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế, gồm các dự án dầu lửa, các công ty điện lực,
viễn thông, sắt thép...
c. Quốc hữu hóa nhằm trả đũa về chính trị.
Trong những trường hợp này, thường tài sản bị quốc hữu hóa là từ các nhà đầu
tư thuộc quốc gia “không được thân thiện” về mặt bang giao.
Với tài sản của những quốc gia có quan hệ hữu hảo có thể không bị ảnh hưởng
nhiều vì đã có những hiệp ước song phương cam kết bảo hộ những khoản đầu tư giữa
hai chính phù. Chẳng hạn, nếu Chính phủ Việt Nam hay Chính phủ Venezuela đã có
những cam kết bảo hộ đầu tư song phương thì chắc chắn vốn đầu tư của Việt Nam và
Venezuela không bị ảnh hưởng gì.
d. Quốc hữu hóa công ty nước ngoài nằm trên lãnh thổ của mình.
Việc quốc hữu hóa các công ty nước ngoài tại bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ gây
ra những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đối với các nhà đầu tư nước ngoài có tài
sản bị quốc hữu hóa mà còn đối với cả chính quốc gia đã quốc hữu hóa. Biện pháp này
là một hình thức bị cấm trong khuôn khổ các quy định của WTO. WTO coi đây là một

hình thức “phi cạnh tranh” dẫn đến nhiều thiệt hại về kinh tế. Các chuyên gia kinh tế
WTO luôn phản đối bất cứ hình thức quốc hữu hóa nào. Theo họ, các quốc gia tiến
hành quốc hữu hóa đó chỉ nhìn thấy những lợi nhuận trước mắt mà những thiệt hại về
Nhóm: 1G1 – Lớp: Kinh tế G – Khoa: Pháp luật Kinh tế 3
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn: Tư pháp quốc tế
lâu dài thì không thể nào thấy và tính hết được. Tuy nhiên, các nước tiến hành quốc
hữu hóa lại không có quan điểm như vậy.
Ví dụ như việc chính phủ Ethiopia quốc hữu hóa công ty con của Nestle tại nước
này năm 1975 và sau đó đã bán lại cho một công ty trong nước để lấy 8,7 triệu USD.
Đối với một nước nghèo như Ethiopia, với mức bình quân đầu người dưới 100USD/
năm, kinh tế kiệt quệ thì đây là một khoản tiền khá lớn để tạo đà cho sự tăng trưởng
kinh tế. Tập đoàn Nestle đã đòi nước này khoản bồi thường lên đến 6 triệu USD, tuy
nhiên Chính phủ Ethiopia chỉ đồng ý bồi thường cho Nestle 1,5 triệu USD. Việc làm
này của Ethiopia có thể có lợi trước mắt nhưng về lâu dài nó sẽ tạo ra một tâm lý
không an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó đầu tư nước ngoài sẽ giảm đáng kể.
Thông thường Luật đầu tư nước ngoài của các quốc gia thường có quy định cấm quốc
hữu hóa hay đặt ra các quy định ngặt nghèo đối với việc quốc hữu hóa. Tuy nhiên, một
khi đã vì lợi ích, chính phủ nhiều quốc gia vẫn có cách để “tránh khỏi” các quy định
pháp luật đó. Và kết quả người thiệt hại là các nhà đầu tư nước ngoài.
Một ví dụ điển hình nữa là vụ kiện khá nổi tiếng: Banco Nacional de Banco kiện
Sabbatino (1964). Đây là vụ ki n phát sinh khi Chính phủ Cuba quốc hữu hóa mà không
bồi thường cho một công ty đường do nhiều công dân Hoa Kỳ đầu tư. Mặc dù nhiều nhà
đầu tư Hoa Kỳ đã chịu tổn thất lớn vì mất vốn đầu tư vào nhà máy đường bị Chính phủ
Cuba quốc hữu hóa, nhưng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã chấp nhận áp dụng học thuyết
“hành vi quốc gia” để bác đơn kiện Chính phủ Cuba của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Venezuela là một trong những nước sử dụng các đạo luật quốc hữu hóa mạnh
mẽ nhất. Sau khi thông qua đạo luật cho phép chính phủ kiểm soát toàn bộ ngành công
nghiệp “vàng đen”, quốc gia này đã tịch thu tài sản, quốc hữu hóa 39 công ty dầu mỏ tư
nhân và có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez tuyên bố
tài sản của 39 công ty tư nhân và nước ngoài bị tịch thu từ nay sẽ thuộc sở hữu của

Venezuela.
Để bảo vệ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài, một công ước quốc tế có tên
“Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa một quốc gia với công dân của quốc
gia khác” do Ngân hàng thế giới bảo trợ ra đời vào năm 1965 (Còn gọi là Công ước
Washington 1965). Mục tiêu của công ước này là thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các
quốc gia khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vì những bất ổn chính trị xã hội khiến
vốn đầu tư của họ có nguy cơ bị quốc hữu hóa.
Để thực hiện mục tiêu này, qua công ước Washington 1965, Ngân hàng Thế giới
thiết lập một tòa án để giải quyết các tranh chấp đầu tư phát sinh giữa một bên là chính
phủ nhận đầu tư với một bên là nhà đầu tư nước ngoài. Tòa án này có tên là Trung tâm
giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) và thủ tục áp dụng của trung tâm là
thủ tục tố tụng trọng tài. Hầu hết các quốc gia là thành viên của Công ước Washington.
Riêng Việt Nam chưa hoàn thành thủ tục tham gia công ước này.
2. Thực tiễn về quốc hữu hóa ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong quá trình cải tạo và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,
quốc hữu hoá là một trong những vấn đề không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn mang
tính chính trị sâu sắc, thể hiện quan điểm, đường lối của Nhà nước và nhân dân Việt
Nam về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
a. Vấn đề quốc hữu hóa sau khi giành độc lập và thống nhất đất nước.
Trong những thời kì mới giành được độc lập chủ quyền cho dân tộc (sau Cách
mạng tháng 8 năm 1945, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước sau 30 tháng 4
năm 1945), nhà nước ta đều ban hành các đạo luật về quốc hữu hoá các tài sản, xí
nghiệp của tư nhân. Tiêu biểu, có thể kể đến các văn bản như:
Nhóm: 1G1 – Lớp: Kinh tế G – Khoa: Pháp luật Kinh tế 4
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn: Tư pháp quốc tế
Luật cải cách ruộng đất năm 1953 do Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
thông qua ngày 4 tháng tháng 2 năm 1953 quy định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng
đất. Điều 9 có quy định trưng thu: công điền, công thổ; Ruộng giáp, ruộng xóm, ruộng tư
văn, tư vũ, lộc điền, ruộng hậu, ruộng họ, ruộng môn sinh…; ruộng đất của các đoàn thể.
Sau đó, khi đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975, Nhà nước ta lại tiếp tục

ban hành các văn bản về quốc hữu hóa. Theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ số
111/CP ngày 14 tháng 4 năm 1977 về việc ban hành chính sách quản lí và cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị, các tỉnh phía nam: “Nhà nước
quốc hữu hoá toàn bộ nhà cho thuê, không kể diện tích cho thuê nhiều hay ít của tư sản
mại bản, của địa chủ, của tư sản gian thương lớn, của những người phạm tội nặng về
chính trị và kinh tế của các tổ chức phản động.”
Như vậy, có thể thấy vấn đề quốc hữu hoá ở nước ta đã được đặt ra trong các
hoàn cảnh cụ thể, đối với các tư liệu sản xuất quan trọng của nền kinh tế mà chủ yếu là
đất đai, nhà ở. Các đạo luật quốc hữu hoá được ban hành chủ yếu sau những biến động
lớn của lịch sử dân tộc nhằm mục đích xoá bỏ chế độ tư hữu chủ yếu là của các thành
phần kinh tế phản động đối với các tư liệu sản xuất chính của nền kinh tế, qua đó phát
triển lực lượng sản xuất, thực hiện chính sách phân công lao động xã hội, ổn định tình
hình kinh tế, chính trị của đất nước. Từ đó, có thể thấy quốc hữu hoá là một phương
tiện quan trọng trong quá trình xây dựng và củng cố đất nước.
b. Vấn đề quốc hữu hóa trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời hiện đại, vấn đề quốc hữu hoá được Nhà nước quy định cụ thể trong
Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12
năm 2001), cụ thể tại Điều 23 và Điều 25 của Hiến pháp.
Từ những đường lối, chính sách về vấn đề quốc hữu hoá được nêu ra trong Hiến
pháp 1992, các luật chuyên ngành cũng có những quy định cụ thể về vấn đề này: Điều
6 Luật đầu tư năm 2005 quy định: “Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư
không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính; Trường hợp thật
cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng
tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường
vào thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.”
Từ những quy định trên có thể thấy, vấn đề quốc hữu hoá trong bối cảnh hiện nay
ở Việt Nam không được áp dụng mà Nhà nước chỉ quy định về vấn đề trưng mua, trưng
dụng. Quy định như vậy là trên cơ sở tôn trọng quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, giữ vững ổn định về kinh tế cũng
như chế độ chính trị. Như đã phân tích ở trên, kết quả của quốc hữu hoá trong lĩnh vực

kinh tế luôn mang tính hai mặt: vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Nhà nước nhưng đồng
thời lại hạn chế “niềm tin” của các cá nhân, tổ chức khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
do quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của họ có thể bị xâm phạm, với quy định về trưng
mua, trưng dụng, tổ chức, cá nhân sẽ được bồi thường khi Nhà nước thực hiện việc trưng
dụng tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân đó.Tính hai mặt của lợi ích kinh tế sẽ dẫn
đến những hậu quả về chính trị. Chính vì vậy, quy định về vấn đề quốc hữu hoá - một
trong những vấn đề khá “nhạy cảm” – chính là sự thể hiện những quan điểm, chính sách
của Nhà nước Việt Nam về ổn định và phát triển nền kinh tế nói riêng cũng như ổn định
và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội nói chung.
c. Đánh giá vấn đề quốc hữu hóa ở Việt Nam.
Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã
hội mà trong đó chế độ sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng
đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội. Trên khía cạnh kinh tế thì chủ
Nhóm: 1G1 – Lớp: Kinh tế G – Khoa: Pháp luật Kinh tế 5

×