Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Một số đề thi HSG tiếng việt bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.45 KB, 2 trang )

Một số đề thi HSG Tiếng Việt bậc tiểu học
ĐỀ 1 (Đề 14)
Bài 1: Tìm ba câu tục ngữ, ca dao có từ thầy (có nghĩa: người làm
nghề dạy học là nam giới)
Bài 2: Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các tiếng “thắng” trong
các từ ngữ dưới đây:
a. Thắng cảnh tuyệt vời
b. Chiến thắng vĩ đại
c. Thắng nghèo nàn lạc hậu
d. Thắng bộ quần áo mới để đi chơi
Bài 3: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các
câu sau:
a. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng
sáng có khúc ngoằn nghèo, có khúc trườn dài
b. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran
c. Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người lại
ngủ trong lều
Bài 4. Viết lại ba câu có ba trạng ngữ bổ sung ý chỉ tình huống khác
nhau (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân) từ câu sau: “Lá rụng rất
nhiều”
Bài 5: Trong bài Phong cảnh Hòn Đất (Tiếng Việt 5, tập một), nhà
văn Anh Đức miêu tả cảnh Hòn Đất như sau:
Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà
cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và
thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu
gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang
giỡn sóng, mang một màu xanh lục
Theo em, ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngà, biển cả) đoạn
văn còn cho ta thấy vẻ đẹp gì của cuộc sống quê hương? Biện pháp
nghệ thuật nào đã cho em biết điều đó?
ĐỀ 2 (Đề 15)


Bài 1: Tìm tám câu tục ngữ hay thành ngữ có tên các loài vật (Ví dụ:
Nhanh như cắt)
Bài 2: Hãy tạo thành 10 từ ghép bằng cách ghép các tiếng sau: yêu,
thương, quý, mến, kính
Bài 3: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của
Bác Hồ:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
Bài 4: Xác định các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của các câu trong
đoạn văn sau:
“Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp
lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long
lanh như thủy tinh.”
(Theo Nguyễn Thế Hội)
Bài 5: Trong bài hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập hai), nhà thơ Trần
Đăng Khoa có viết:
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
Đoạn thơ trên giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu
rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập đã được sử dụng
trong khổ thơ trên?
1
ĐỀ 3 (Đề 16)

Bài 1: a. Điền thêm tiếng (vào chỗ trống) sau mỗi tiếng sau đây để
tạo thành 2 từ ghép có nghĩa phân loại và 2 từ ghép có nghĩa tổng
hợp: Làng …… Ăn… Vui…
b. Giải thích câu tục ngữ: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Bài 2: Cho câu: “Mẹ con đi chợ chiều mới về”
Ghi lại năm cách ngắt câu để có thể hiểu câu trên theo năm cách
khác nhau. (Ghi rõ: Ai nói, nói với ai?)
Bài 3: Cho câu: “Học sinh học”
Tìm ba từ ngữ có thể làm định ngữ cho từ học sinh và ba từ ngữ có
thể làm bổ ngữ cho từ học trong nòng cốt ở câu trên.
Bài 4: Trong bài thơ “Tiếng hát mùa gặt” (Tiếng Việt 5, tập hai), khi
tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ
Nguyễn Duy có viết:
“Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình”
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây:
- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
Bài 5: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, hãy xếp các từ: thắng cảnh,
cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tình vào nhóm 2
nhóm và cho biết nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó. (1/10)
Bài 6: Tìm năm từ ghép có tiếng anh, năm từ ghép có tiếng hùng
theo nghĩa của từng tiếng trong từ anh hùng (Câu 1 đề 11)
Bài 7: (Câu 1 đề 11)
a. Hãy phân biệt nghĩa của hai từ dành và giành trong hai câu sau:
- Em dành quà cho em bé
- Em cố gắng giành điểm tốt trong kì thi học kì sắp tới
b. Tìm từ gần nghĩa với mỗi từ nói trên
ĐỀ 4 (Đề 12)

Bài 1: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại
và từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ sau:
Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá
Bài 2: Từ mỗi tiếng cho trước dưới đây, hãy tạo thành hai từ láy chỉ
màu sắc: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen
Bài 3: Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao sau như thế nào?
a. Học thầy không tày học bạn
b. Đói cho sạch, rách cho thơm
c. Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước mọi bề mới nên
Bài 4: Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép
nhép
b. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay
có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao
c. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh
lục
Bài 5: Ghi lại vài dòng cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ
Hương Sơn được gợi tả qua đoạn thơ sau:
“Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa”
Bài 6: Cho hai câu văn sau:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại,
rơi mà như nhảy nhót”
a. Xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy có trong hai câu thơ trên
b. Xác định danh từ, động từ, tính từ có trong hai câu thơ trên
c. Đoạn văn có những từ nào là từ tượng hình?
2

×