Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO HÌNH THỨC
TRẮC NGHIỆM (TEST) ĐỂ DẠY BÀI 25 - ÔN TẬP CHƯƠNG III –
LỊCH SỬ LỚP 6
Nguyễn Tiến Công
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS DIỄN
ĐOÀI
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2002 - 2003 cùng với các bộ môn khác, bộ môn lịch sử lớp 6 đã
bắt đầu triển khai dạy học theo bộ sách giáo khoa mới. Trọng tâm của việc
thay đổi sách giáo khoa lần này là nhằm phục vụ tốt hơn cho việc đổi mới
phương pháp dạy học với định hướng chính được vạch ra: Đó là thay đổi cách
dạy học "Thầy nói - trò nghe, thầy đọc - trò chép" sang cách dạy học mới. Dạy
học tích cực mà ở đó người thầy chỉ đóng vai trò dẫn dắt để học sinh chủ động
tiếp cận tri thức, nhằm phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập.
Đối với bộ môn Lịch sử, trong quá trình dạy học muốn phát huy được sự
chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập thì người thầy phải gây được
hứng thú trong giờ học để lôi kéo học sinh tham gia vào tiến trình của giờ
học. Làm được điều đó là cả một hệ thống vấn đề bào gồm vốn kiến thức
phong phú, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, động tác, cách điệu và các thủ pháp
nghệ thuật khác của người thầy. Trong các yếu tố đó việc thiết kế được một hệ
thống câu hỏi bài tập phong phú đa dạng, sinh động, vừa sức cho mọi đối
tượng, vừa đảm bảo được tính nâng cao cho các đối tượng học sinh khá, giỏi
là một yếu tố hết sức cần thiết mà người thầy giáo phải tạo ra được trong tiến
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 1/11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
trình dạy học. Làm được điều đó chúng ta đã góp phần quan trọng để lôi kéo
học sinh tích cực chủ động tham gia vào tiến trình giờ học.
Song trên thực tế hiện nay số giáo viên làm được điều đó không nhiều,
hầu hết trong các tiết học lịch sử hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra thường
không đạt trên cả hai yếu tố - yếu tố khoa học và yếu tố nghệ thuật. Bởi vậy
các câu hỏi mà người dạy đưa ra thường vụn vặt, hoặc quá dễ hoặc quá khó,
có người trong một tiết dạy đưa ra quá nhiều câu hỏi hoặc lại đưa ra quá ít. Đó
chính là một khiếm khuyết lớn của một bộ phận giáo viên chúng ta hiện nay,
làm cho việc học tập của bộ môn lịch sử không gây được hứng thú, không
khuyến khích được sự sáng tạo và xa hơn nữa là làm cho một bộ phận học
sinh "chán" học môn lịch sử, học bộ môn lịch sử với thái độ miễn cưỡng.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện đã xuất hiện xu hướng đưa
hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm (Test) vào bài dạy, vào bài kiểm tra, xu
hương này đã được xã hội, người dạy, người học hưởng ứng đồng tình vì hình
thức câu hỏi bài tập này dễ gây được cảm hứng cho người học, hơn nữa xu thế
trong tương lai việc thi cử theo hình thức thi trắc nghiệm sẽ được chú trọng,
bỡi vậy dạy học theo phương pháp nay vừa gây được hứng thú cho người học
vừa phục vụ tốt cho cách thi cử trong tương lai. Do đó nó đã trở thành một
yêu cầu trong tiến trình dạy học đối với bộ môn lịch sử nói riêng cũng như đối
với tất cả các môn khác nói chung.
Với bản thân tôi trong quá trình tham gia dạy học tôi cũng rất tâm đắc với
việc đưa hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm vào trong bài dạy và theo đánh
giá của các đồng nghiệp là đã có những thành công nhất định, bỡi vậy tôi xin
được trình bày một số kinh nghiệm của mình trong việc thiết kế hệ thống câu
hỏi bài tập dạng trắc nghiệm khi dạy bài: Ôn tập chương III - Lịch sử lớp 6.
Trong đề tài này tôi không chủ trương nêu lại toàn bộ tiến trình của bài
dạy mà chỉ nêu các câu hỏi, bài tập mà tôi thiết kế theo dạng câu hỏi bài tập
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 2/11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
trắc nghiệm (Test) để phục vụ cho việc lên lớp khi dạy bài 25 Ôn tập chương
III - Lịch sử lớp 6.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I- XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Khi tiến hành thiết kế câu hỏi bài tập cho tiết dạy nhất thiết người dạy
phải đặc biệt lưu ý đến mục tiêu của bài, của từng tiểu mục để từ đó trong việc
thiết kế các câu hỏi bài tập chúng ta phải thiết kế sao cho các câu hỏi bài tập
giải quyết tốt mà mục tiêu của bài học, của từng tiểu mục đã đề ra.
Khi dạy bài 25 - Ôn tập chương III chúng ta phải xác định mục tiêu
chung của bài và mục tiêu chung của các tiểu mục 1, 2 và 3.
1- Mục tiêu của bài:
- Giúp học sinh củng cố lại khái niệm "Thời kỳ Bắc thuộc" trong lịch sử nước
ta.
- Giúp học sinh nắm lại một cách hệ thống thời gian, địa điểm, diễn biến
cơ bản của các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
- Những chuyển biến về mặt kinh tế, văn hoá tinh thần của nhân dân ta
trong suốt hơn một ngàn năm Băc thuộc.
2- Mục tiêu của các tiểu mục:
Mục 1: Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với
nhân dân ta. Phần này chúng ta giúp học sinh nắm được ba kiến thức cơ bản
sau:
- Vì sao từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X lịch sử nước ta gọi đây là thời
kỳ Bắc thuộc.
- Tên gọi của nước ta trong thời kỳ này.
- Chính sách cai trị của các trièu đại phong kiến
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 3/11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Mục 2: Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Phần
này chúng ta giúp học sinh nắm được hai kiến thức cơ bản sau:
- Thời gian, địa điểm và các sự kiện cơ bản của các cuộc khởi nghĩa.
- Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa.
Mục 3: Sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá xã hội. Phần này chúng ta
giúp học sinh nắm được hai kiến thức cơ bản sau:
- Chuyển biến kinh tế, văn hoá.
- Những truyền thống quý báu mà nhân dân ta đã tôi luyện nên trong hơn
một ngàn năm Bắc thuộc.
II- HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP.
Khi thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập phục vụ cho tiết dạy này chúng ta
cần lưu ý rằng đây là một bài ôn tập do đó giáo viên cần lưu ý là không dạy lại
những kiến thức đã học, mà chỉ giúp học sinh ôn lại kiến thức dưới dạng khái
quát để ghi nhớ lại những kiến thức cơ bản của chương.
Trong đề tài nàu tôi sẽ cố gắng đưa vào những câu hỏi, bài tập theo hình
thức trắc nghiệm. Tuy nhiên những câu hỏi này không phải là được sử dụng
tất cả trong tiết dạy mà chúng ta chỉ có thể sử dụng một số lượng nhất định
cho phù hợp với thời gian quy định. Trong từng nội dung một tôi chủ ý đưa ra
các dạng câu hỏi bài tập khác nhau để các thầy cô giáo tham khảo.
1- Hệ thống câu hỏi bài tập để dạy mục 1:
Ách thống trị của ác triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân
ta.
- Để giúp học học sinh nắm lại khái niệm "Bắc thuộc" ta đưa ra bài tập
trắc nghiệm sau:
Bài tập: Hãy đánh dấu X vào ô trống ở ý em cho là đúng để chỉ rõ tại sao
lịch sử nước ta lại gọi thời kỳ từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X là thời kỳ
Bắc thuộc.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 4/11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
a/. Đây là thời kỳ nước ta hoàn toàn độc lập tự chủ.
b/. Đây là thời kỳ nước ta bị PK phương Bắc đô hộ thống trị.
c/. Đây là giai đoạn nước ta tự chủ nhưng thường xuyên phải chống lại
sự xâm lược của PK phương Bắc.
* Ở ý nội dung thứ 2 ta có thể đưa ra một trong hai bài tập sau:
Bài tập 1: Em hãy nối các ô ở cột A với các ô ở cột B sao cho phù hợp
với tên gọi của nước qua các triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ.
A B
Để giải quyết giúp học sinh ôn lại tên gọi của nước ta qua các triều đại ta
còn có thể đưa ra hình thức trắc nghiệm sau đây:
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 5/11
x
Nhà Triệu
Nhà Hán
Nhà Ngô
Nhà Lương
Nhà Đường
Châu Giao có 3 quận
Giao chỉ - Cửu châu - Nhật nam
Nam Việt có 2 quận
Giao chỉ - Cửu chân
An nam đô hộ phủ
Giao châu-ái châu-Đức châu - Lợi
châu - Ninh châu - Hoàng châu
Giao châu
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Bài tập 2: Em hay đáng Đ (đúng), S (sai) vào ô trống ở những ý em cho
là đúng chỉ ten gọi của nước ta qua các triều đại Phong kiến phương Bắc đô
hộ.
+ Thời nhà Triệu nước ta bị sát nhập vào Nam Việt
+ Thời nhà Hán nước ta có 3 quận Giao chỉ - Cửu chân - Nhật nam bị
nhập vào Châu giao.
+ Thời nhà Ngô nước ta có tên An nam đô hộ phủ.
+ Thời nhà Lương nước ta bị chia thành 6 châu: Giao châu - ái châu -
Đức châu - Lợi châu - Ninh châu - Hoàng châu.
+ Thời nhà Đường nước ta có tên là Giao châu
- Để giải quyết đơn vị kiến thức thứ 3 trong mục 1 ta có thể đưa ra bài tập
sau:
Bài tập: Em hãy đánh đáu X vào ô trống chỉ chính sách cai trị mà em cho là
thâm độc nhất của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nước ta và giải
thích vì sao.
+ Vơ vét tài nguyên của cải.
+ Đàn áp đánh đập nhân dân ta.
+ Chèn ép sự phát triển kinh tế.
+ Thi hành chính sách đồng hoá dân tộc.
Đây là bài tập khó, bài tập nâng cao cho đối tượng học sinh khá giỏi, sau
khi học sinh trả lời giáo viên đức kết lại: Chính sách đồng hoá dân tộc là
thâm hiểm nhất vì chính sách này có thể dẫn đến mất nước một cách hoàn
toàn.
2- Hệ thống câu hỏi bài tập phục vụ cho mục 2:
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 6/11
Đ
Đ
S
Đ
S
X
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Ở mục 2 như đã nêu ở phần mục tiêu, ta phải giúp học sinh ghi nhớ chính
xác về thời gian sự kiện cơ bản và người cầm đầu các cuộc khởi nghĩa lớn
trong thời kỳ Bắc thuộc và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó, ta có thể sử
dụng các bài tập sau:
Bài tập 1: Em hãy nối các ô ở cột A với các ô ở cột B, các ô ở cột B với
các ô ở cột C sao cho phù hợp.
A B C
Bài tập 2: Em hãy đánh dấu X vào ô trống chỉ ý nghĩa của các cuộc khởi
nghĩa của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
- Thể hiện tinh thần đấu tránh anh dũng bất khuất của nhân dân ta.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 7/11
40 - 43
248
542
722
776 - 791
Lý Bí
Bà Trưng
Bà Triệu
Phùng
Hưng
Mai
Thúc
Khởi nghĩa bùng nổ ở Phú điền (TH)
sau đó lan rộng khắp Châu giao
Mùa xuân 542 ông lên ngôi Vua, đặt
tên nước là Vạn Xuân
Căn cứ của nghĩa quân là Sa Nam nghĩa
quân đã đánh chiếm Khoan Châu
Nghĩa quân đuổi Tô Định chạy dài
về Trung Quốc, Bà lên ngôi Vua
Từ Đường lâm nghĩa quân đã tiến
đánh chiếm phủ Tống Bình
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- Thể hiện ý chí quyết tâm bền bỉ để dành lại độc lập của dân tộc ta.
- Gây cho kẻ thù nhiều tổn thất, làm chúng phải kiêng nể.
- Cả ba ý trên.
3- Hệ thống câu hỏi bài tập phục vụ cho dạy mục 3.
Trong mục 3 để bám sát mục tiêu bài dạy ta có thể sử dụng bài tập sau
đây:
Bài tập 1: Em hãy đánh dấu X vào ô trống ở những ý chỉ về sự biến
chuyển về kinh tế văn hoá, xã hội của nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
+ Nghề rèn và các nghề thủ công vẫn được duy trì phát triển.
+ Nhân dân biết làm thuỷ lợi, biết dùng trâu, bò cày kéo,
biết trồng lúa 2 vụ.
+ Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục nếp sôngs cổ truyền, đồng thời
tiếp thu sáng tạo một số thành tựu văn hoá được du nhập từ bên ngoài.
+ Tất cả các ý trên.
Bài tập 2: Hơn một ngàn năm đấu tranh chống lại phong kiến phương
Bắc đã tôi luyện cho nhân dân ta những truyền thống quý báu đó là:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì nền tự chủ độc lập của đất nước.
- ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá của dân tộc.
Theo em trong ba truyền thống trên thì truyền thống nào là cơ bản nhất?
Vì sao?
Về câu hỏi này học sinh có thể trả lời được vế 1, riêng vế 2 với học sinh
lớp 6 là hơi khó nhưng chúng ta đưa ý này vào để rèn luyện cho các đối tượng
học sinh khá giỏi khả năng phân tích, nhận định.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 8/11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Sau khi học sinh trả lời (có thể trả lời đúng, sai hoặc gần đúng) giáo viên
chốt lại ở ý cuối cùng đó là:
Trong các truyền thống trên thì truyền thống yêu nước là cơ bản nhất, vì
có yêu nước nhân dân ta mới có tinh thần đấu tranh, mới có ý thức vươn lên
bảo vệ nền văn hoá dân tộc
III- CÁCH SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI - BÀI TẬP.
Trên đây tôi đã trình bày cơ bản về hệ thống câu hỏi bài tập theo dạng
trắc nghiệm (Test) được sử dụng trong tiến trình dạy học ở bài 25 - Ôn tập
chương III - Lịch sử lớp 6. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập này ta nên
sử dụng theo các hình thức sau:
- Phát phiếu học tập theo hình thức thảo luận nhóm: Giáo viên in sẵn các
bài tập trên vào phiếu học tập, sau đó khi sử dụng bài tập nào thì ta phát phiếu
bài tập đó, sau đó thu lại rồi công bố kết quả các nhóm.
- Lập thành bảng phiếu vào các bảng phụ hoặc tờ giấy to sau đó giáo viên
treo lên bảng và cho từng nhóm hoặc từng cá nhân học sinh lên bảng để thực
hiện các yêu cầu của bài tập. Để các bảng biểu có thể sử dụng một cách lâu
dài cho nhiều tiết dạy giáo viên có các hình thức thích hợp như không dùng
bút vẽ trực tiếp các dấu X hoặc các đường nối mà nên dùng giấy màu để gián,
xong tiết học ta lại bóc đi để dùng cho tiết sau.
- Nếu trường nào có các phương tiện hiện đại khác như đèn chiếu càng
thuận lợi vì chúng ta chỉ cần thiết kế bài tập chiếu lên bảng phoóc và học sinh
dùng bút viết bảng để thực hiện các yêu cầu bài tập.
- Việc thiết kế hệ thống câu hỏi sẽ đòi hỏi giáo viên chúng ta tón rất nhiều
công sức, thời gian cho một tiết dạy nhưng nếu chúng ta chịu khó đầu tư và có
cách sử dụng hợp lý thì có thể sử dụng cho nhiều tiết dạy kể cả cho những
năm học sau.
IV- HIỆU QUẢ SỬ DỤNG.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 9/11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập trắc nghiệm (Test) là một hình thức
mới đối với học sinh nói chung cũng như đối với bộ môn lịch sử nói riêng
nhưng nó không quá lạ đối với các em vì ở cấp tiểu học các em đã tiếp xúc với
dạng bài tập này khá nhiều. Do vậy khi sử dụng khi sử dụng chúng tôi nhận
thấy học sinh không bỡ ngỡ mà các em tham gia tiết học một cách hào hứng,
tất cả các đối tượng học sinh đều chủ động tham gia vào quá trình học tập một
cách thật sự. Trong tiến trinh giờ học đã tạo nên sự tranh luận sôi nổi giữa các
nhóm, giữa cá nhân học sinh với nhau khi có sự khác nhau về nhận định, đánh
giá.
V- KẾT LUẬN.
Đề tài tôi trình bày trên đây được thực hiện sau một năm thực hiện việc
dạy học theo bộ sách giáo khoa lịch sử lớp 6 mới, dù bản thân tôi và một số
bạn đồng nghiệp nhận thấy nó có những thành công, những ưu điểm nhất định
và nó cũng phù hợp với những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học theo
tinh thần là sự cần sáng tạo của người dạy trong khi thực hiện tiến trình giờ
dạy. Tuy nhiên hệ thống các câu hỏi và bài tập mà tôi trình bày chắc sẽ không
tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế, do vậy tôi rất mong được các thầy cô
và các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung.
Diễn châu, ngày 15 tháng 4 năm 2003
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 10/11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 11/11