Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NCKHSPƯD Đổi mới phương pháp dạy học các tiết ôn tập và dạy bài mới bằng cách sử dụng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.39 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHỤ LỤC
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II.GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
2. Bàn luận kết quả
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1. Bảng điểm lớp thực nghiệm.
2. Bảng điểm lớp đối chứng.
4. Đề kiểm tra trước tác động
5. Giáo án sử dụng BĐTB: “Ôn tập truyện dân gian”
1
2, 3
3
3,4
5,7
7
7


8,9
9
10
10
10
11
11
11
12
13
14,15.
1
MỞ ĐẦU
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bấy lâu nay, triết lí “Văn học là nhân học” đã được thực tế kiểm chứng và ăn sâu vào
tiềm thức của mỗi con người. Học văn là học làm người. Quả thật, văn học đã có một vị thế
nhất định trong đời sống tinh thần của mỗi con người.
Trong chương trình cấp THCS, môn Ngữ văn chiếm dung lượng khá lớn ở tất cả các
khối lớp, đặc biệt là khối 6. Tuy nhiên, trong thực tế HS khối 6 mới chuyển cấp nên khá bỡ
ngỡ, lúng túng trước việc tìm ra phương pháp học nên kết quả thường chưa cao. Đổi mới
phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng dạy học. Đổi mới PPDH
chính là vận dụng các PPDH đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập ở tất cả các đối tượng. HS tiếp
thu kiến thức không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia
thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình.
Một trong số những PPDH tích cực được chú trọng triển khai rộng khắp, được xem là một
lựa chọn tối ưu đó chính là sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD).
Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng
và đào sâu các ý tưởng. BĐTD - một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là
một kĩ thuật hình hoạ giữa sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét phù hợp

với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận
của bộ não. BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực. Do đó,
việc sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được phương pháp học,
tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Trường THCS thị trấn Cát Hải cũng như các trường khác rất quan tâm tới đổi mới
phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
Đối với Ngữ văn 6 nói riêng và ca các môn học khác nói chung thì dạy học theo phương
châm tích cực sẽ đưa lại hứng thú và nâng cao chất lượng học sinh. Bản thân tôi là một giáo
2
viên đứng lớp, tôi cũng rất băn khoăn, trăn trở mong muốn tìm tòi những phương pháp hay
nhất để HS có thể tiếp thu, học hỏi tri thức một cách hiệu quả. Tôi thiết nghĩ có nhiều cách để
phát huy tính tích cực của học sinh như: tạo hứng thú trong giờ học, cho học sinh thảo luận,
trình bày theo cách hiểu của mình, vận dụng vào thực tiễn…vì theo giáo sư nguyễn Khắc phi
nói “không cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khuân, nhồi sọ mà luôn đòi hỏi sự năng
động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy”. Trong đề tài này, tôi đi sâu vào việc
đổi mới phương pháp dạy học các tiết ôn tập và dạy bài mới bằng cách sử dụng BĐTD
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng khái quát của HS nâng cao chất lượng
bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên hai lớp tương đương: Hai nhóm lớp 6 trường THCS
Thị trấn Cát Hải. Nhóm lớp 6A là lớp thực nghiệm và nhóm lớp 6C là nhóm đối chứng. Lớp
thực nghiệm là lớp được áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy ôn tập sử dụng BĐTD
hướng HS tích cực, chủ động tái hiện, khái quát và mở rộng kiến thức, giáo viên chỉ tổ chức,
hướng dẫn học sinh thực hiện.
Kết quả cho thấy khi áp dụng phương pháp thay thế cho thấy học sinh ở lớp thử
nghiệm tích cực học tập hơn, kết quả các bài kiểm tra cao hơn lớp đối chứng. Có sự chênh
lệch về tỉ lệ giữa học sinh khá, giỏi giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó đã chứng
tỏ rằng các phương pháp trên có tính khả thi cao trong giảng dạy bài mới, trong các tiết ôn
tập nói riêng và môn Ngữ Văn 6 nói chung.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng

Qua việc dự giờ thăm lớp khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên đôi khi vẫn còn sử
dụng phương pháp thuyết trình cho học sinh ghi nhiều, giáo viên cố gắng đặt câu hỏi, học
sinh tích cực suy nghĩ, học sinh có hiểu bài nhưng hiểu chưa sâu sắc, chưa nắm được bản chất
của sự việc để vận dụng linh hoạt vào cuộc sống. Thực tế cho thấy, một số học sinh có xu
hướng không thích học môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học
thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích họch tập
chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần
3
trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến
thức đã học trước vào bài học sau. Hệ quả của nó gây ra mà chúng ta không thể phủ nhận đó
là lâu nay, giáo viên dạy văn trong các trường phổ thông THCS đứng trước một thực tế là học
sinh không thích học văn mặc dù các em vẫn rất thích đọc truyện, đọc báo. Bằng chứng là rất
nhiều học sinh ngại học văn nhưng vẫn lén đọc truyện, đọc báo trong các giờ học thậm chí là
cả trong giờ học văn. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại như vậy? Đã có nhiều cách giải
thích khác nhau từ đó chúng ta cũng thấy có nhiều lí do được đưa ra vì sao có rất nhiều học
sinh không yêu thích môn văn như do xu thế lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội, do định
hướng của cha mẹ, do đặc trưng môn học Nhưng theo tôi, một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đó là các em chưa thực sự tìm được hứng thú và phương pháp học tập hiệu
quả nhất để khắc sâu kiến thức sau mỗi bài học.
Thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp dạy học tích cực
thay thế cho phương pháp thuyết trình, đọc – chép bằng việc sử dụng BĐTD.
Cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng
lưới liên tưởng (Các nhánh) có liên hệ với nhau, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng
một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó,
các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.Vì vậy có thể sử dụng
BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống
hoá kiến thức sau mỗi chương… BĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm của
BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông
tin cần thiết nhất và lôgic. Vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi
chép hiệu quả. BĐTD giúp học sinh học tập tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.

2. Giải pháp thay thế
Đổi mới phương pháp dạy học có thể xem là một trong những khâu quan trọng mang
tính đột phá trong quá trình giáo dục nhằm nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học, bậc
học. Đối với khối 6 thì mảng kiến thức thuộc phần văn bản và tiếng Việt là vô cùng quan
4
trọng và chiếm dung lượng lớn nhất trong toàn bộ chương trình. Đây là phần không quá khó
dạy song để học sinh (HS) có thể hiểu, nắm chắc kiến thức, cảm thụ được văn bản một cách
sâu sắc và để giáo viên (GV) hài lòng với bài giảng thì không hề dễ. Chính tâm lí chủ quan
cho rằng phần văn 6 thường dễ dạy khiến cho giáo viên thường dạy theo phương pháp truyền
thống mà chưa có nhiều bước tiến lớn trong việc tìm hiểu và áp dụng những phương pháp
mới khi dạy mảng kiến thức này.
Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng ta cần có sự đầu tư thích đáng và chất lượng trong
quá trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập. Kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy
học và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, sáng
tạo và năng lực tư duy, cảm nhận của HS, tạo được hứng thú và tăng hiệu quả trong mỗi giờ
học.
Một giờ dạy - học văn thành công phải là một giờ dạy - học để lại một âm hưởng nào
đó trong lòng người học. Khiến học sinh thấy yêu thích, thấy háo hức, chờ đợi đến tiết học
sau hay chí ít các em cũng không thấy “ ngao ngán” khi nhắc đến môn học này.
Giáo viên đưa phương pháp dạy mới nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào bài giảng
một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh hình
thành các đơn vị kiến thức, sử dụng bản đồ tư duy xây đựng kiến thức mới và hệ thống hoá
kiến thức bài cũ cụ thể như sau:
Giáo viên dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức
của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các
em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua BĐTD đó HS sẽ nắm
được kiến thức bài học một cáhc dễ dàng. Ví dụ: Khi học bài “Số từ và lượng từ” (Môn ngữ
văn 6), đầu giờ giáo viên cho từ khoá “Số từ” rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt
câu hỏi gợi ý cho các em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ
( nhánh con cấp 2, cấp 3…), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước

lớp để các học sinh khác bổ sung ý kiến sẽ giúp các em tự chiế lĩnh kiến thức một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.
5
Bản đồ tư duy bài “Số từ và lượng từ”
BĐTD đặc biệt thích hợp và phát huy được tác dụng trong việc củng cố kiến thức sau
mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần. Bởi vậy sau mỗi bài học, giáo viên
hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học
bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành
tập. Khi giáo viên đưa BĐTD ra cho học sinh đối chứngcó thể chèn thêm hình ảnh minh hoạ
để tạo được ấn tượng, khắc sâu tri thức.
Bản đồ tư duy bài “Ôn tập truyện dân gian”
Việc học sinh vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, các
em được tự do chọn màu sắc ( xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ),
các em tự “ sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của
6
từng học sinh và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em sẽ yêu quý, trân trọng “ tác phẩm”
của mình.
Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho bài học về: hệ thống câu hỏi gợi mở có tính phân
hoá đối tượng HS; thiết bị dạy học hiện đại; phương pháp dạy mới tập trung hướng dẫn
hướng dẫn học sinh học chủ động học tập dưới hình thức học nhóm, tổ chức ngoại khoá,
luyện tập cho học sinh.
Ngoài ra GV cần luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đóng góp kinh
nghiệm và hiểu biết cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ và phát huy được tính
sáng tạo và tiềm năng của các em hơn.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc đổi mới phương pháp dạy học bằng BĐTD cho các tiết ôn tập và học bài mới
trong môn Ngữ Văn 6 có nâng cao được kết quả học tập của học sinh không?
4. Giả thiết nghiên cứu:
Đổi mới phương pháp dạy học bằng BĐTD cho các tiết ôn tập và học bài mới trong
môn Ngữ Văn 6 có nâng cao kết quả học tập của học sinh khối 6 ở trường THCS Thị trấn Cát

Hải.
III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu
Hai lớp được tham gia nghiên cứu là lớp 6A và lớp 6C của trường THCS Thị trấn Cát
Hải. Nhóm lớp 6A là lớp thực nghiệm, lớp 6C là lớp đối chứng, mỗi lớp đều lấy 10 học sinh
với tỉ lệ xếp loại giỏi, khá và trung bình. Tôi lựa chọn học sinh lớp 6 vì lớp có điều kiện khá
thuận lợi cho nghiên cứu ứng dụng.
2. Thiết kế
a. Thiết kế
7
Để tiến hành công tác nghiên cứu tính hiệu quả của việc đổi mới phương pháp, tôi đã
tiến hành công tác kiểm tra, đối chiếu trên cả hai lớp: lớp 6A là lớp thực nghiệm, lớp 6C là
lớp đối chứng. Ở cả hai lớp, tôi đều áp dụng đổi mới phương pháp dạy ôn tập văn bản bằng
BĐTD: phương pháp tái hiện, tổng hợp, mở rộng vấn đề và hướng học sinh vào việc chủ
động, tích cực hệ thống hóa kiến thức.
b. Kết quả
Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Xếp loại HKI Sĩ số Loại giỏi
(%)
Loại khá
(%)
Loại Tb
(%)
Tỉ lệ
khá, giỏi
(%)
Độ chênh
lệch tỉ lệ
khá, giỏi
(%)

Nhóm thử
nghiệm
10
02
15%
05
60%
03
25% 75% 0
Nhóm đối
chứng
10
02
15%
05
60%
03
25% 75%
Qua độ chênh lệch trên cho thấy kết quả của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là
không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
8
Nhóm Kiểm tra
trước TĐ
Tác động KT sau
tác động
Thực nghiệm N1 Áp dụng đổi mới phương pháp dạy học
bằng BĐTD.
N3

Đối chứng N2 Chưa áp dụng đổi mới phương pháp dạy
học bằng BĐTD.
N4
3. Quy trình nghiên cứu
a. Chuẩn bị bài của giáo viên
Bản thân tôi dạy lớp 6, để tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả của việc áp dụng
phương pháp mới tôi đã tiến hành giảng dạy ở một số nội dung bài dạy với cùng một nội
dung như nhau nhưng giảng dạy bằng hai phương pháp khác nhau:
+ Nhóm đối chứng thiết kế bài học theo qui trình chuẩn như bài bình thường.
+ Nhóm nghiên cứu : Thiết kế bài học có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, ôn
tập văn bản bằng BĐTD.
b. Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm tôi vẫn thực hiện theo kế hoạch dạy học của nhà
trường, kế hoạch dạy học bộ môn, theo phân phối chương trình và thời khoá biểu để đảm bảo
tính khách quan. Cụ thể là:
Thứ/ngày/tháng Môn Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
01/10 /2012 Ngữ Văn 6 26 Em bé thông minh
13/10 / 2012 Ngữ văn 6 32 Ôn tập các truyện cổ tích thần kì
22/11/2012 Ngữ văn 6 54 Ôn tập truyện dân gian
4. Đo lường
9
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra viết 90 phút( tiết 17, 18) do tôi nghiên cứu thiết
kế. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì do PGD ra đề sau khi học xong chương
trình HKI. Sau khi thực hiện chấm bài theo đúng đáp án đã xây dựng. Tôi sử dụng kết quả
của hai bài kiểm tra.
VI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu

Bảng 3: so sánh tỉ lệ khá, giỏi bài kiểm tra sau tác động
Xếp loại
HKI
Sĩ số Loại giỏi
(%)
Loại khá
(%)
Loại Tb
(%)
Tỉ lệ khá , giỏi
(%)
Độ chênh lệch
tỉ lệ khá, giỏi
(%)
Nhóm thử
nghiệm
10
05
50%
04
40%
1
10% 90%
40%
Nhóm đối
chứng
10
02
20%
03

30%
5
50% 50%
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 6,86 7,40
Độ lệch chuẩn 0,90 0,89
Giá trị P của T-test 0,32610
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,6
Sau tác động kiểm chứng có sự chênh lệch tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thử nghiệm
tăng hơn so với lớp đối chứng. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ khá giỏi lớp thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả tỉ lệ học
sinh khá, giỏi ở nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
10
Giả thiết của đề tài “ Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 trường THCS thị trấn Cát Hải” đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là tỉ lệ học sinh giỏi, khá
tăng 15%. Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh
giảm 25 %. Độ chênh lệch là 40%. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng về mức độ ảnh hưởng
của tác động là khá lớn.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là
ngẫu nhiên mà do tác động ảnh hưởng đến, tỉ lệ % học sinh khá giỏi tăng nghiêng về nhóm
thực nghiệm.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời đổi mới phương pháp dạy học sử dụng BĐTD ở trường THCS thị trấn
Cát Hải đã bước đầu có những kết quả khả quan.

Giáo viên đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến
thức bài học, tổng hợp kiến thức từng phần, từng chương và học kì.
Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử
dụng BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức bài học. HS trung bình đã biết dùng BĐTD
để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. BĐTD giúp học sinh học được phương pháp
học tập chủ động, tích cực. Do đó, việc sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, sẽ giúp học
sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
2. Khuyến nghị:
Để có được nhiều hơn những giờ dạy- học văn sinh động hấp dẫn mỗi giáo viên chúng
ta cần chuẩn bị, áp dụng CNTT, đồ dùng dạy học thiết thực, bám sát nội dung chương trình –
11
sách giáo khoa hơn nữa. Nghiên cứu kĩ bài giảng tìm phương pháp dạy, hệ thống câu hỏi phù
để HS dễ tiếp thu, chủ động học tập.
Trong điều kiện thực tế hiện nay, BGH đã rất quan tâm, tạo điều kiện song những tiết
dạy trên máy chỉ mới dừng lại ở những tiết dạy chuyên đề bởi ở nhiều trường có ít máy chiếu,
chưa có phòng học máy cố định nên để dạy một tiết học sử dụng phương pháp dạy học hiện
đại, ứng dụng CNTT vào bài dạy chưa thật thường xuyên, cần đầu tư nhiều thời gian .Vì vậy,
chúng tôi cũng mong muốn có được những phòng học hiện đại, có đủ máy chiếu để những
tiết dạy như thế trở thành những tiết học bình thường.
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi rút ra trong quá trình giảng dạy . Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
STT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản
1
Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi
Từ điển thuật ngữ văn học NXB giáo dục năm,

1992.
2
Hoàng Đức Huy
Bản đồ tư duy đổi mới dạy học NXB Đại học quốc
12
gia TP. Hồ Chí Minh.
3
Nguyễn Hạnh Dung
Đào Ngọc Lộc
Vũ Thị Lợi
Một số vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học ở trường THCS
Dự án phát triển giáo
dục THCS - Bộ Giáo
dục và đào tạo

4
Trần Đình Châu
Đặng Thu Thuỷ
Sử dụng bản đồ tư duy góp
phần học tậo của học sinh.
Tạp chí khoa học giáo
dục, số chuyên đề
TBDH 2009.
5 Nhóm tác giả biên
soạn
- Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên THCS
Nhà xuất bản Giáo
dục.

6
Hoàng Trung Chiến - Dạy và học tích cực (một số
phương pháp và kĩ thuật dạy
học),
NXB Đại học Sư
Phạm, năm 2010.
7 Phạm Viết Vượng Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục
NXB giáo dục
8 Thái Văn Thành
Chu Thị Lục
Giáo dục học II Trường Đại học sư
phạm Vinh.
9 Chu Trọng Tuấn Giáo dục học III Tủ sách Đại học sư
phạm Vinh.
10
Tài liệu tập huấn NCKHSPUD.
Sở giáo dục và Đào
tạo Hải Phòng, năm
2011.
VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
BẢNG 1: BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM
STT Họ và Tên Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra sau
tác động
13
1 Đoàn Thị Mai Anh 8 8
2 Nguyễn Quang Anh 6.5 7
3 Đỗ Quỳnh Anh 8 8.5

4 Nguyễn Thái Bảo 7 7.5
5 Khúc Văn Dũng 5 6
6 Vũ Xuân Dũng 7 8
7 Nguyễn Lam Hạnh 7 8
8 Nguyễn Ngọc Khánh 6 6.5
9 Phùng Đức Minh 7 8.5
10 Phạm Gia Phong 5.5 7.5
BẢNG 2: BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG
STT Họ và Tên Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra sau
tác động
1 Phạm Quang Bảo 6 7
2 Hoàng Thị Mai Chi 7 8
3 Vũ Mạnh Dũng 5 6
4 Đặng Thị Thuỳ Duyên 7 8
14
5 Trịnh Tiến Đạt 5.5 6
6 Vũ Thị Hồng Hạnh 7 7
7 Nguyễn Quốc Huy 7 6
8 Vũ Thị Mai 8 5.5
9 Trần Thị Hồng Phượng 8 5.5
10 Nguyễn Thanh Xuân 7.5 6.5
15

16

×