Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.43 KB, 20 trang )

Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
Ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng vào
hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục.
Thực tế đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình
dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin làm cho giờ dạy trở nên
thú vị và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tìm tòi học hỏi.
II. Tính cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi
mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ
giúp của các phương tiện dạy học hiện đại.
Ở nhà trường THCS công nghệ thông tin đã được sử dụng vào các bộ môn tự
nhiên như: toán, lí, hóa với các phần mềm: Paintbrush, Autocad, VCD Cutter,
Powerpoint, Proshow Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, với đặc thù của bộ môn, các
đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa
không nhiều lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận nhất là các phân môn đựơc coi
là “khô khan” như tập làm văn và tiếng Việt. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên
giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, đồ dùng dạy học minh họa rất vất vả mà
hiệu quả chưa được cao.
III. Mục đích
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi không khỏi băn khoăn, suy
nghĩ: “Làm thế nào để xây dựng được một giờ dạy Ngữ văn tốt nhất vừa đáp
ứng được yêu cầu của môn học, vừa phù hợp với học sinh của mình để các em
có hứng thú khi học môn này, yêu văn và tìm thấy niềm say mê đối với bộ
môn”?
Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của phòng giáo dục huyện Thanh Trì cũng như của
nhà trường, tôi đã được tham dự lớp bồi dưỡng tin học do phòng giáo dục tổ chức.
1
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
Từ những điều đã tiếp thu được, tôi nhận thấy cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ


tin học vào việc thiết kế bài giảng và giảng dạy bộ môn Ngữ văn với sự hỗ trợ của
các phần mềm trong đó có phần mềm Violet, kết hợp với các phương tiện hiện đại
như máy vi tính, máy chiếu projector để làm cho giờ dạy học tươi vui, hấp dẫn và
mới mẻ hơn. Cách làm đó còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng
dạy học văn ở nhà trường THCS.
IV. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các
bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ
khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh,
chuyển động và tương tác phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Với đề tài này, tôi không có tham vọng viết tất cả về công dụng của phần
mềm Violet trong thiết kế và giảng dạy Ngữ văn vì sự hiểu biết về tin học còn hạn
chế. Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng
nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các
phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi chọn
đề tài: “ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn”
Đề tài này được tôi thử nghiệm và thực hành trong chương trình Ngữ văn lớp 8
năm học 2006-2007
2
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm vào thiết kế và giảng dạy Ngữ
văn là một trong những phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại
kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông
tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà
trường của cả giáo viên và học sinh.
II. Thực trạng vấn đề
Trước đây, trong các tiết dạy Ngữ văn, tôi đã sử dụng phương tiện hiện đại
như máy chiếu Overhead, kết hợp với băng hình, máy ghi âm rất cồng kềnh, vất vả

nhưng hiệu quả chưa cao. Từ khi làm quen với tin học và tiếp cận với phần mềm
Violet tôi nhận thấy Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn
ngữ giao tiếp và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp với giáo viên
không giỏi tin học và ngoại ngữ. Violet cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công
thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim, hoạt hình
Flash ), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các
hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng. Với
những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềm này, giờ
học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ
sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập.
Violet cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) giáo viên có thế lựa chọn
các giao diện khác nhau cho bài giảng, tuỳ thuộc vào bài học, môn học và ý thích
của giáo viên (trên 10 giao diện).
Với giao diện trắng thì bài giảng chỉ có 2 nút Next, Back ở dưới bên phải để
chuyển đổi giữa các trang màn hình.(chức năng tương đương như Powerpoint), các
tư liệu trong giao diện sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi
các mục sẽ khó khăn hơn.
3
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
Các kiểu giao diện khác sẽ hiện rõ các hoạt động ở trên cùng của giao diện
và các phần mục trong từng hoạt động phía bên trái của giao diện, tạo điều kiện dễ
dàng cho thao tác của giáo viên khi giảng dạy.
Violet sử dụng Unicode nên font chữ trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp,
dễ nhìn và ổn định trên mọi máy tính.
Trong quá trình soạn giáo án Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập
chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa và sách bài tập như:
+ Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều
đáp án đúng, câu hỏi ghép đôi, chọn đúng/ sai,
+ Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ hàng ngang để tìm
ra ô chữ hàng dọc.

+ Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các
đối tượng này vào đúng những vị trí được qui định trước trên một hình ảnh
hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập
điền khuyết hoặc ẩn/ hiện.
Ngoài ra Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module cho từng môn học,
giáo viên có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:
+ Vẽ đồ thị hàm số
+ Vẽ hình học
+ Ngôn ngữ lập trình mô phỏng
Sau khi soạn thảo xong bài giảng trên phần mềm Violet giáo viên có thể xuất
bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE chức năng này xuất bài giảng đang
soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc
đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chưong trình Violet. Với chức
năng này ta có thể liên kết với các bài giảng được tạo bằng Powerpoint hoặc các
công cụ khác có hỗ trợ liên kết. Ngoài ra phần mềm còn có chức năng đóng gói bài
giảng dạng HTML phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web và có thể đưa lên
Website của trường (cá nhân) nhờ vậy giáo viên có thể truy cập sử dụng bài giảng
4
ng dng phn mm Violet vo thit k & ging dy mụn Ng vn t THCS
ca mỡnh thụng qua Internet mi ni mi lỳc m khụng cn mang theo a mm,
USB hoc a CD.
Vic s dng phng tin hin i mt cỏch hp lý, khoa hc s rỳt ngn
khong cỏch gia lý thuyt vi thc hnh v lm cho quỏ trỡnh nhn thc ca hc
sinh c c th hn. Cỏc em lnh hi tri thc mt cỏch y chớnh xỏc hn ng
thi cng c, m rng, khc sõu v nõng cao kin thc c bn cho cỏc em.
III. Kinh nghim s dng phn mm Violet trong thit k v ging dy Ng vn
III.1. Cỏc bc tin hnh: Khi thit k bi ging Ng vn, cng nh Powerpoint tụi
cú th tin hnh mt s bc nh sau:
Bc 1. To trang bỡa: To trang bỡa gii thiu bi ging (cha tiờu bi
ging, tờn giỏo viờn ging dy ) õy l mn hỡnh khụng cú giao din ngoi (ni

dung phúng to ton mn hỡnh). Vo u tit hc, phn mm bi ging ch hin trang
bỡa, khi tit dy bt u ch cn click chut, lỳc ú ni dung bi ging s hin ra.
vớ d:
Chic lỏ cui cựng
(O. Hen-ri)
Giỏo viờn:
Trng :
Việc thiết kế trang bìa giáo viên có thể sử dụng các file hình ảnh, âm thanh (nhạc)
có sẵn, sử dụng tranh vẽ, video, hoặc tận dụng ngay tranh vẽ có trong sách giáo
khoa (đã qua sử lý màu sắc, hình ảnh bằng photosop) làm nền cho trang bìa. Cách
làm này có thể khắc phục nhợc điểm của tranh ảnh đen trắng trong sách giáo khoa.
5
ng dng phn mm Violet vo thit k & ging dy mụn Ng vn t THCS
B ớc 2. Nội dung bài giảng
Tuỳ theo môn dạy để xây dựng bài giảng theo các hoạt động
+ Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (hoặc hình thành kiến thức mới)
+ Hoạt động 3.Tổng kết (hoặc luyện tập)
+ Hoạt động 4. Củng cố dặn dò
Ví dụ: Hoạt động 1
Kiểm tra bài
*Sử dụng kiểu bài tập điền khuyết để kiểm tra lý thuyết.
Ví dụ: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống
nhằm cung cấp về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các
hiện tợng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng trình bày,
giới thiệu, giải thích.
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, , hữu
ích cho con ngời,.
Văn bản thuyết minh cần đợc chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và

hấp dẫn.
Học sinh khi click chuột vào các ô trống thì ngay tại đó sẽ xuất hiện
một ô nhập liệu, cho phép nhập phơng án đúng vào. Khi kiểm tra độ chính xác của
các phơng án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thờng và số lợng dấu
cách giữa các từ.
Hoặc dùng kiểu bài tập trắc nghiệm ghép đôi
Ví dụ: Hãy kéo mỗi ý ở cột phải đặt vào một dòng tơng ứng sau mỗi ý ở cột trái để
cho kết quả đúng.
6
phng
1947
1942
1941
1939
Cõu hi Tr li
Thu mỏu sỏng tỏc nm
Tc cnh Pc Búsỏng tỏc nm
Cnh khuya sỏng tỏc nm
Ngm trng sỏng tỏc nm
.
ng dng phn mm Violet vo thit k & ging dy mụn Ng vn t THCS
2. Giới thiệu bài mới (tuỳ theo phân môn) giáo viên có thể sử dụng hình ảnh có liên
quan đến nội dung bài học, đó là những tranh ảnh, phim động cho học sinh xem,
quan sát từ đó giới thiệu nội dung bài học để tạo tâm thế cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài Nhớ rừng (Thế Lữ) Tôi sử dụng cảnh quay con hổ đang
nằm trong lồng sắt ở công viên Thủ Lệ kết hợp với âm nhạc phù hợp cho học sinh
quan sát, sau đó đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài.
Hình ảnh trực quan sinh động giúp tôi vào bài mới tự nhiên hơn và đặc biệt
gây hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu tác phẩm.
Ví dụ. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

Tìm hiểu khái quát văn bản.
Giới thiệu về tác giả tác phẩm, ta có thể đa chân dung nhà văn, một số
tác phẩm tiêu biểu và vài nét về tác giả, tác phẩm.(chọn ảnh màu nhằm tác
động tới trực quan của học sinh)
Đọc tác phẩm giáo viên sử dụng các bài đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật
từ các đĩa CD, VCD đợc cung cấp hay ghi âm chính giọng đọc chuẩn của
mình, của đồng nghiệp trong trờng vào bài dạy. Việc sử dụng âm thanh Violet
rất tiện dụng vì ta có thể tạo một công cụ để tắt, mở, điều chỉnh âm thanh to
hay nhỏ, nhanh hay chậm trên chính trang bài giảng đang sử dụng.
Ví dụ: Dạy bài Khi con tu hú (Tố Hữu) tôi sử dụng bài đọc diễn cảm trong
đĩa CD (BGD phát hành) sau đó yêu cầu học sinh đọc. Bài đọc diễn cảm trên
nền âm nhạc đựơc thể hiện cùng lúc màn hình chiếu toàn bộ tác phẩm có tác
dụng trực tiếp tới nhận thức và tình cảm của các em hơn hẳn so với đọc
chay
Ví dụ. Hoạt động 3. (Tổng kết, luyện tập)
*Tổng kết: Giáo viên có thể đa các dạng biểu bảng sơ đồ tổng hợp lên màn hình để
học sinh tiện theo dõi từ đó rút ra nội dung ghi nhớ.
Ví dụ : Dạng biểu bảng, sơ đồ
Hệ thống lập luận của văn bản Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp)
7
ng dng phn mm Violet vo thit k & ging dy mụn Ng vn t THCS
Ghi nhớ
*Luyện tập
Có thể dùng các kiểu bài tập để kiểm tra việc nắm bắt nội dung bài của học
sinh. Kiểu bài tập ô chữ sẽ tạo ra không khí vui vẻ cuối giờ học cho học sinh và có
tác dụng củng cố, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức.
Khi to bi tp ny giỏo viờn phi bit trc v ụ ch hng dc v ụ ch
hng ngang .Vớ d:
HY TèM T TRONG ễ CH HNG DC

N A M C A O
T H L
T N
N G V N
T R N G
T H A N H
N H V N
8
Mc ớch
chõn chớnh
ca vic hc
Phờ phỏn nhng
mc ớch hc sai trỏi
Khng nh ch
trng dy hc
Khng nh phng
phỏp dy hc ỳng n
Hiu qu, tỏc dng
ca
vic hc ỳng n
Vi con ngi vi xó hi
Vi cỏch lp lun cht ch, bi bn lun v phộp hc
giỳp ta hiu mc ớch ca
vic hc l lm ngi cú o c, cú tri thc gúp phn lm hng thnh t
nc ch khụng phi cu danh li. Mun hc tt phi cú phng phỏp, hc cho
rng nhng phi nm cho gn, c bit hc phi i ụi vi hnh.
Click vo cỏc cõu hi di õy tr li
1. Tỏc gi ca tỏc phm Lóo Hc? (6 ụ)
2. õy l bỳt danh ca nh th Nguyn Th L?
(5 ụ)

3. Tỏc gi ca bi th Mun lm thng Cui?
(5 ụ)
4. Tờn gi mt mụn hc? (6 ụ)
5. Nhõn vt trong th ó tr thnh ngi bn

tri õm tri k vi Bỏc? (5 ụ)
Vi t nc
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
Khi tiến hành loại bài tập này, ta chỉ cần click vào câu hỏi, trên màn hình
hiện ra ô nhập liệu. Sau khi lựa chọn câu trả lời, click vào Enter đáp án đúng sẽ hiện
trên ô chữ, nếu đáp án sai thì màn hình thông báo bạn sai rồi phải làm lại.
Bứơc3 Đóng gói bài giảng
Thiết kế bài giảng xong giáo viên thực hiện thao tác đóng gói bài giảng. Xuất
bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE coppy vào đĩa mềm, USB, hoặc đĩa
CD để thuận lợi cho việc sử dụng trên mọi máy vi tính.
Lưu ý
Khi thiết kế bài giảng nên sử dụng kiểu chữ, fonts chữ, màu nền hoặc vẽ
thêm các hình ảnh minh hoạ cho phù hợp với bài dạy nhằm mục đích nhấn vào
những nội dung quan trọng của vấn đề, qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản.
Lựa chọn kiểu hiệu ứng chuyển động cho chữ viết và hình ảnh thêm sinh
động hấp dẫn.
Với cách chuẩn bị như vậy, tôi thấy giờ dạy luôn đạt hiệu qủa cao, còn giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung thích hợp để đổi mới phương pháp dạy học.
III.2 Bài dạy minh hoạ.
Tiếng Việt là một phân môn có nhiều bài tập, với sự hỗ trợ của phần mềm
Violet, bên cạnh việc sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa hoặc tự thiết kế các
bài tập theo ý mình, tôi còn sử dụng các kiểu dạng bài tập có sẵn trong Violet để
đem lại hiệu quả cho tiết học.
Tuần 22
Tiết 86 Tiếng Việt

CÂU CẢM THÁN
Sau khi thiết kế giáo án, bài giảng sẽ được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể
trên giao diện như sau:
+ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và gíơi thiệu bài mới
+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
9
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
+ Hoạt động 3: Luyện tập
+ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ cần click vào các hoạt động, chi tiết
của từng hoạt động sẽ hiện lên bên trái của giao diện, giáo viên chọn phần mục nào,
nội dung tương ứng sẽ hiện trên màn hình lớn.
(Bài giảng này được tôi lưu trong USB và dùng máy vi tính, máy chiếu projector để
thực hiện)
Hoạt động1
Giáo viên click trỏ chuột vào hoạt động 1, trên màn hình lần lượt xuất hiện
nội dung của hoạt động.
1. Kiểm tra bài cũ
a. Lý thuyết
Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:
cầu khiến ngữ điệu, chấm than nhấnmạnh
sai khiến ngữ liệu chấm cảm
Câu cầu khiến là câu có những từ như: hãy, đừng, chớ , đi, thôi, nào
hay cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,
Khi viết câu cầu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu , nhưng khi ý cầu
khiến không được thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Làm lại Kết quả
Học sinh trả lời, giáo viên kiểm tra kết quả ngay bằng cách nhấn vào “kết
quả”. Nếu đúng sẽ hiện câu trả lời “Hoan hô, bạn đã trả lời đúng” kèm theo tiếng
vỗ tay. Nếu sai xuất hiện gạch chéo (X) trên từ đã chọn sai. Click chuột vào “làm

lại” để học sinh thay đổi phương án.
b. Bài tập
Trong các câu sau câu nào là câu cầu khiến? (lựa chọn đáp án đúng, sai bằng
click chuột vào đúng hoặc sai của mỗi câu tương ứng)
Con đi đi! đúng sai
Xin đừng phá phách nữa! đúng sai
Em có học bài không đấy! đúng sai
10
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
Làm lại
Kiểu bài tập này có kết quả ngay cho từng phương án. Nếu phương án chọn
là đúng bài tập tự đánh dấu “V” đỏ kèm theo tiếng vỗ tay và bên dưới có hàng chữ
“Hoan hô, bạn đã trả lời đúng. Nếu phương án chọn sai đáp án tự hiện dấu “X”
xanh, bên dưới có hàng chữ “ Rất tiếc, bạn đã sai rồi” (lúc đó cần làm lại) Mỗi lần
có câu trả lời đúng học sinh cả lớp vỗ tay tạo nên không khí sôi nổi trong giờ học.
2. Giới thiệu bài mới. (Giáo viên kết thúc kiểm tra và giới thiệu bài mới)
Lúc này trên màn hình hiện lên trang bìa của bài giảng.
Tiếng Việt
Tiết 86
Câu cảm thán
Giáo viên:
Trường :
Hoạt động 2.
Hình thành kiến thức mới
Click trỏ chuột vào hoạt động 2. Các đề mục sẽ lần lượt hiện trên màn hình,
giáo viên đưa ra yêu cầu, học sinh nêu ý kiến; giáo viên nhấn chuột chạy hiệu ứng,
những từ ngữ câu trong đoạn văn (thơ) sẽ nhấp nháy và lần lượt đổi màu theo phát
hiện của học sinh. Nhờ đó, kiến thức cơ bản được khắc sâu một cách thật dễ dàng.
Bài học trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, thu hút học sinh, tạo tâm lý cho các em tiếp thu
lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn.

11
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
1. Tìm hiểu ngữ liệu
<> Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một
người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn
ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng Con
người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật
cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
(Lão Hạc – Nam Cao)
b. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Câu hỏi
1 - Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
2 - Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
3 - Câu cảm thán dùng để làm gì ? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình
bày kết qủa giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
* Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi dưới sự gợi dẫn của giáo viên. Cuối cùng
giáo viên đưa ra nhận xét về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
12
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS

<> Nhận xét:
• Các câu cảm thán:
- Hỡi ơi lão Hạc !
- Than ôi !
• Đặc điểm hình thức
- Từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi
- Dấu câu: dấu chấm than (!)
• Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người
viết).
2. Ghi nhớ:
- Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi
ơi, chao ơi (ôi), trời ơi ! thay, biêt bao, xiết bao, biết chừng nào,
- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người
viết); xuất hiên chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn
chương.
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.(!)
Bài tập nhanh:
• Học sinh đánh dấu X vào ô trống đầu dòng những phương án lựa chọn và giải
thích vì sao. Khi có kết quả lựa chọn đúng hay sai đều có hiệu ứng trên bài
tập.
Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán? Vì sao?
 Chao ôi! Mùa xuân xinh đẹp đã về!
 Biết bao buổi chiều tôi đứng chờ bạn!
 Đẹp thay non nước Nha Trang!
 Cái áo mới đẹp làm sao!
 Ôi, cây hoa héo mất rồi!
Làm lại
13
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
Học sinh đánh dấu X vào ô trống đầu dòng những phương án lựa chọn và

giải thích vì sao(lựa chọn đúng hay sai đều có hiệu ứng trên bài tập)
14
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
Chú ý :
- Trong câu cảm thán, cảm xúc được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ
cảm thán.
- Những từ ngữ cảm thán:
+ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, có thể tự tạo thành một câu đặc
biệt mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường đứng ở đầu
câu.
+ thay, sao, làm sao, biết bao, xiết bao, dường nào, biết chừng nào, đứng
sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa (là phụ ngữ)
Hoạt động 3.
Luyện tập
Trong hoạt động này giáo viên có thể chiếu lần lượt nội dung bài tập trong
sách giáo khoa lên màn hình, học sinh làm theo yêu cầu của bài tập. Cuối cùng
giáo viên đưa ra đáp án đúng để học sinh kiểm tra đối chiếu với bài mình đã làm.
Bài tập 1.(SGK- Tr 44)
Hãy cho biết các câu trong đọan trích sau có phải đều là câu cảm thán không.
Vì sao?
a. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại
được với thế nước! Lo thay! nguy thay! khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay)
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ
cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn
rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài – Dế mèn phiêu lưu ký)
Đáp án: Câu cảm thán.
a. Than ôi! , Lo thay!, Nguy thay!

b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
15
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả mợ
cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
- Các câu này là câu cảm thán vì có chứa từ cảm thán (than ôi, thay, hỡi ơi, chao
ôi) và có dấu chấm than(!) (trong a và b)
- Các câu còn lại có thể có dấu chấm than nhưng không có từ cảm thán nên
không được gọi là câu cảm thán.
Bài tập 2. (SGK) Đặt hai câu cảm thán để bộ lộ cảm xúc (Sử dụng bảng nhóm)
a. Trước tình cảm của một người thân dành cho mình
b. Khi nhìn thấy mặt trời mọc
Học sinh làm theo yêu cầu của bài giảng giáo viên sửa chữa kết luận.
Bài tập 3. Bài tập viết đoạn (Sử dụng bảng nhóm)
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 5 câu) trong đó có sử dụng câu cảm thán.
Bài tập 4. Bài tập ô chữ:
Hãy tìm từ trong ô chữ hàng dọc
Giáo viên chỉ cần click vào câu hỏi, trên màn hình hiện ra ô nhập liệu. Sau
khi lựa chọn câu trả lời, click vào Enter đáp án đúng sẽ hiện trên ô chữ, nếu đáp
án
sai thì màn hình thông báo “bạn sai rồi” học sinh phải làm lại.
D Ấ U C H Ấ M H Ỏ I
V Ă N B Ả N
C H Ấ M T H A N
X U Â N
C H Ú C M Ừ N G
C A D A O
C Ả M X Ú C
16
Click vào các câu hỏi dưới đây để trả lời

1. Một dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn?(10 ô) ?
2. Tên gọi loại văn kiện ghi bằng giấy tờ? (6 ô)
3. Kết thúc câu cảm thán ta thường dùng loại dấu
này? (8 ô)
4. Đây là tên gọi một mùa trong năm(4 ô)
5. Khi đạt được kết quả tốt trong học tập và công tác
ta sẽ nhận được những lời này? (8ô)
6.
Đây là một thể loại văn học dân gian thường dùng
thể thơ lục bát?(5ô)
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
Hoạt động 4.
Củng cố kiến thức
1. Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và
câu cảm thán.
STT Kiểu câu Hình thức Chức năng
1 Câu nghi
vấn
- Có những từ nghi vấn: (Ai gì, nào,
sao, tại sao à, ư, hả, chứ, có không,
đã chưa) hoặc có từ hay (nối các vế
có quan hệ lựa chọn)
- Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng
dấu chấm hỏi
- Dùng để hỏi
2 Câu cầu
khiến
- Là câu có những từ cầu khiến như:
hãy, đừng, chớ đi thôi nào hay
ngữ điệu cầu khiến;

- Khi viết câu cầu khiến kết thúc bằng
dấu chấm than (!). Khi ý cầu khến
không được nhấn mạnh thì có thể kết
thúc bằng đấu chấm.
- Dùng để ra lệnh,
yêu cầu, đề nghị,
khuyên bảo
3 Câu cảm
thán
- Câu cảm thán là câu có những từ
ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi,
chao ơi (ôi), trời ơi ! thay, biêt bao,
xiết bao, biết chừng nào,
- Khi viết, câu cảm thán thường kết
thúc bằng dấu chấm than.
- Dùng để bộc lộ trực
tiếp cảm xúc của
người nói (người viết).
2. Bài tập về nhà. (Bài tập 2 SGK – Tr 45), bài tập 2,3 sách bài tập.
17
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
IV. Kết quả.
Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm và máy tính, từ khâu thiết kế bài giảng đến thực
hành giảng dạy tôi đã thu được một số kết qủa như sau:
* Với giáo viên
- Chủ động tìm tòi sáng tạo nhiều hình thức khác nhau để thiết kế bài giảng cho
phù hợp với nhận thức của học sinh.
- Tích cực sưu tầm, chọn lựa các tài liệu hỗ trợ cho bài dạy ngày một phong phú.
- Mạnh dạn sử dụng tin học trong mọi lĩnh vực công tác chuyên môn.
- Yêu nghề và tâm huyết với nghề.

*Với học sinh
- Thích thú khi được học bộ môn
- Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến riêng của
mình, kể cả những em nhút nhát ít khi giơ tay phát biểu.
- Dưới sự định hướng của cô giáo, các em chủ động phát hiện kiến thức, nắm bắt
kiến thức. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tiếp thu được bài và vận
dụng tốt vào thực hành.
<> Kết qủa đối chứng trước và sau khi sử dụng phần mềm Violet. (cụ thể ở lớp 8B)
Kết quả Trước Sau
Thái độ Sự tập trung chú ý vào bài học
chưa cao.
Sự tập trung chú ý vào bài học
được nâng cao rõ rệt.
Hành vi Một số học sinh yếu chưa chủ
động tham gia xây dựng bài,
chỉ dựa vào một số học sinh
khá, giỏi.
Cả lớp hăng hái nhiệt tình tham
gia góp ý xây dựng bài. Học sinh
yếu đã mạnh dạn tham gia ý kiến
của mình cùng các bạn khác.
Nhận thức -Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay
trên lớp đạt 75%
-Thực hành vận dụng kiến thức
vào bài tập đạt 70%
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay
trên lớp đạt 95%-100%
-Thực hành vận dụng kiến thức
vào bài tập đạt 90%-95%
18

Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
ứng dụng tin học vào hoạt động nghiệp vụ của giáo viên là một trong những
biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có thể chủ
động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học ngày nay.
Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với
nghề nghiệp, bởi thiết kế một giáo án điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian,
công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng
Song, tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu trẻ, yêu nghề của giáo viên cộng
với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế giáo án và giảng dạy bằng các
phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn
Ngữ văn nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng phần mềm Violet
trong thiết kế và giảng dạy môn Ngữ văn. Tôi rất mong được sự nhận xét, đóng góp,
của các vị lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có được những bài dạy hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội , ngày 2 tháng 5 năm 2008
Người viết
19
Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn ơt THCS
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học 1
II. Tính cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm 1
III. Mục đích 1
IV. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 2
B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận 3
II. Thực trạng vấn đề 3
III. Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Violet trong thiết kế & giảng dạy ngữ văn. 5
III.1. Các bước tiến hành 5
III.2. Bài dạy minh hoạ 9

IV. Kết quả 17
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
20

×