Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho hoc sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.91 KB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2007-2008 trường THPT Trần Phú thị xã Móng Cái đã vinh dự được
Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương lao động Hạng Nhì và đón nhận quyết định
của công nhận là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia trong dịp tổ chức kỷ niệm 50
năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường (1957-2007).
Để có được những phần thưởng cao quý đó là cả quá trình phấn đấu liên tục
của các thế hệ thầy và trò của nhà trường trong suốt 50 năm qua, đó là sự quan tâm
chỉ đạo kịp thời của sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, các cấp uỷ chính quyền
địa phương cùng với các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu của nhà trường đã dày
công xây dựng lên các kết quả về sự đoàn kết nhất trí cao trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm của các năm học mà ngành Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trong
mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Để tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được, nhà trường từng bước kiện toàn
cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể, xây dựng đội ngũ và kế hoạch phát triển của
nhà trường trong các giai đoạn tiếp theo để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục
toàn diện trong nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa
phương đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của một trường THPT chuẩn
Quốc gia. Muốn vậy nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện
đồng bộ các nội dung giáo dục toàn diện trong đó việc xây dựng kế hoạch về “Giáo
dục lao động hướng nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp” đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động dạy và học của nhà trường đạt được kết quả, góp phần hoàn thành
nhiệm vụ các năm học.
Trước mắt nhà trường triển khai kịp thời các nhiệm vụ năm học thực hiện từng
bước có hiệu quả công tác quản lý chất lượng trường THPT. Xây dựng kế hoạch cụ
thể, chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2008-2009 hoàn thành tốt nhiệm vụ của
năm học đã đề ra.
Cần phải xác định và hiểu đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của công tác
Giáo dục lao động hướng nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phổ
thông hiện nay, đó là: Giáo dục lao động hướng nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp
=Trang1=
trong nhà trường phổ thông một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục toàn


diện cho học sinh trong hệ thống giáo dục phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng,
hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã
hội đồng thời phù hợp với năng khiếu của cá nhân, bên cạnh đó chuẩn bị tốt mọi mặt
cho học sinh sẵn sàng đi vào lao động sản xuất sau khi ra trường. Với vị trí và tầm
quan trọng như trên để xây dựng kế hoạch cho nội dung Giáo dục lao động hướng
nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cần tiến hành đánh giá thực trạng
quá trình thực hiện nhiệm vụ và xây dựng các biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa
trong các năm học tiếp theo.
CĂN CỨ
PHÁP LÝ:
Điều 23: Luật giáo dục ghi rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc ".
- Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 xác định cho trường THPT là:
"Giúp học sinh có hiểu biết kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo thuận lợi cho
việc phân luồng sau THPT để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau
khi tốt nghiệp ".
- Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo là một
trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người "Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh
trung học chuẩn bị cho tốt nghiệp và lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương ".
- Quyết định số 23 /HĐBT ngày 29/3/1989 về một số vấn đề cấp bách của giáo dục
chỉ rõ : " Phải đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, phát triển hệ thống dạy nghề, kết
hợp dạy văn hoá và dạy nghề ở bậc THPT".
- Chỉ thị số 33/2003 CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 nêu rõ :
=Trang2=
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý

nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông .
+ Quán triệt yêu cầu giáo dục hướng nghiệp trong suốt quá trình xây dựng,
hoàn thiện chương trình, biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và trong giảng dạy
các môn học,
+ Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường
THCS, THPT và TTKTH-HN theo tài liệu hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo,
+ Nâng cao chất lượng và mỡ rộng việc dạy nghề phổ thông để giúp học sinh
tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghề nghiệp,
+ Các cấp quản lý giáo dục cần quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục của
Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp .
+ Văn kiện hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành TW khoá IX, phần chiến lược
phát triển giáo dục viết:
"Thực hiện giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo
dục, đặc biệt là trong các trường Đại học, Cao đẳng. Đặc biệt giáo dục tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống. Bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê
hương, gia đình, lý tưởng XHCN, bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng
pháp luật, lối sống văn hoá, tác phong công nghiệp, tinh thần hiếu học, chi tiến thủ,
lập thân, lập nghiệp. "Không cam chịu nghèo hèn, đào tạo lớp người năng động
sáng tạo có sức khoẻ, có kiến thức, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, nhạy cảm với cái
mới, có ý thức vươn lên nắm bắt thành tựu mới về khoa học và công nghệ.
Điều lệ trường THPT điều 24 viết:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với lực lượng
giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn
học nghệ thuật, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh,
tổ chức các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động
giáo dục công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phối hợp với lứa tuổi
học sinh.
=Trang3=
THỰC TRẠNG:

Có thể nói rằng trong những năm học vừa qua công tác giáo dục hướng nghiệp
và giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường THPT nói chung và ở trường
THPT Trần Phú nói riêng bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng
được phần nào yêu cầu của xã hội và của địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân
lực tại chỗ cũng như định hướng cho một bộ phận học sinh tiếp tục con đường học
tập nghiên cứu trong các trường chuyên nghiệp để phục vụ cho cho xã hội sau này.
Song kết quả đó chưa đạt được là bao, chưa thực sự đáp ứng được đại đa số của các
em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh của nhà trường. Bởi lẽ các môi trường
giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội chưa hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của
công tác này trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và của địa phương.
GD LĐ HN
ƯU ĐIỂM
Cán bộ quản lý, giáo viên được phân công phụ trách của nhà trường ngày càng
nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác giáo dục lao động hướng nghiệp cho học
sinh trong nhà trường. Triển khai các nội dung chỉ đạo của ngành, xây dựng các kế
hoạch hoạt động theo từng tháng từng học kỳ của năm học và lồng ghép với các hoạt
động học tập văn hoá nhằm thực hiện đầy đủ và có kết quả các buổi sinh hoạt lao
động hướng nghiệp theo đúng chương trình và hướng dẫn của Bộ.
Nhiều giáo viên đã đầu tư thời gian, các phương tiện hỗ trợ trong các giờ dạy
nghề và tổ chức tư vấn hướng nghiệp theo chương trình mới. Số lượng và chất lượng
các giờ sinh hoạt hướng nghiệp đã từng bước được nâng lên.
Trường đã thực hiện công tác hướng nghiệp qua các môn văn hoá nhất là môn
kỹ thuật, hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá và sinh hoạt ngoài giờ.
Tổ chức lao động đơn giản thông qua các đợt lao động vệ sinh trường lớp của
đầu năm và kết thúc mỗi năm học. Tạo được cho các em có thói quen bảo vệ của
công và giữ gìn vệ sinh trong nhà trường. Ngoài ra các em còn được trực tiếp tham
=Trang4=
gia hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ tại khuôn viên của nhà trường
để tạo cây xanh bóng mát và nơi cho các em sinh hoạt ngoại khoá và hoạt động tập
thể.

Thông qua các giáo viên chủ nhiệm tổ chức một số buổi hội thảo, tư vấn
hướng nghiệp vào tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần ngay tại các lớp học.
Mặt khác nhà trường đã bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn để tham gia
công tác dạy nghề phổ thông cho hai môn: Tin học ứng dụng và Điện dân dụng có
hiệu quả. Trong 3 năm học gần đây đã có 90% số học sinh lớp 12 được cấp chứng
chỉ nghề phổ thông.
Đa số học sinh đã có những thông tin cần thiết để định hướng chọn nghề sau
khi tốt nghiệp.
HẠN CHẾ
- Trước hết tư tưởng chỉ đạo về giáo dục lao động hướng nghiệp trong nhà trường
chưa được thống nhất đồng đều, nhận thức về vai trò vị trí của hoạt động hướng
nghiệp trong BGH và trong mỗi giáo viên chưa thực sự sâu sắc, chưa thấy rõ tính cấp
bách, quan trọng của giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
- Công tác chỉ đạo của nhà trường :
+ Khâu xây dựng kế hoạch hoạt động hướng nghiệp còn mang tính khái quát,
chưa cụ thể. Do vậy, khi thực hiện còn nhiều vướng mắc lúng túng. Thời gian giành
cho hoạt động hướng nghiệp còn ít, thường bị chồng chéo bởi các hoạt động khác,
công tác kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên. Công tác sơ kết, tổng kết chưa
được đầu tư thích đáng, chưa phát huy được tính tích cực của công tác giáo dục lao
động hướng nghiệp trong nhà trường.
- Về đội ngũ và cơ sở vật chất:
+Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên hoạt động hướng nghiệp dạy
nghề yếu, hiểu biết còn hạn chế trong các lĩnh vực về nghề( Kể cả việc tìm hiểu các
lĩnh vực phát triển các loại hình nghề của địa phương) cũng như tình hình kinh tế xã
hội; khả năng truyền thụ kiến thức cho học sinh rất nhiều hạn chế , chưa mang tính
giáo dục sâu sắc.
=Trang5=
+ Nhiều giáo viên coi nhẹ hoạt động hướng nghiệp, coi đây là việc làm bắt
buộc, cho rằng cứ dạy tốt các môn văn hoá là được, nếu học giỏi thì làm nghề gì
cũng được. Không ít người nhận thức đối với nhà trường thì tiêu chí chỉ là: Tỷ lệ tốt

nghiệp, số lượng học sinh giỏi các cấp, tỷ lệ đậu vào Đại học, Cao đẳng ; nhiều lúc
còn xem nhẹ các môn không thi Đại học, Cao đẳng, tốt nghiệp (Trong đó có môn Kỹ
thuật ) coi thường lao động sản xuất, hoạt động ngoài giờ lên lớp; dạy nghề phổ
thông đang xem là học để các em có thêm cơ hội để tốt nghiệp THPT.
+ Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục lao động hướng nghiệp và dạy nghề phổ
thông còn ở mức rất thấp và không đồng bộ. Thư viện nhà trường hầu như chưa có
sách và tài liệu hướng dẫn lao động hướng nghiệp. Nhiều giáo viên dạy nghề phổ
thông vẫn trong hiện tượng “Dạy chay”, kỹ năng thực hành nghề còn thấp.
+ Vệ sinh trường lớp, khu nội trú của học sinh và giáo viên trong nhà trường
chưa được quan tâm đúng mức. Các khu vệ sinh công cộng cho học sinh còn thiếu và
chưa đảm bảo yêu cầu sử dụng.
+ Ý thức chăm sóc bảo vệ hệ thống cây bóng mát và cây cảnh trong khuân
viên nhà trường còn thấp. Chưa mạnh dạn giao những việc cụ thể cho các lớp nhận
phụ trách các khâu chăm sóc và bảo vệ hệ thống các cây trong khuân viên để giúp
cho các em cảm nhận được vai trò và trách nhiệm của mình đối với công việc hữu
ích này.
+ Sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động hướng
nghiệp chưa được tốt; Chưa phát huy hết sức mạnh của hội cha mẹ học sinh trong
công tác hướng nghiệp.
+ Chưa tổ chức được cho học sinh các buổi xuống các cơ sở sản xuất, các khu
nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn của thị xã tham quan nên cũng gây ảnh hưởng một
phần tới việc làm quen nghề của các em.
+ Ban tuyển sinh của nhà trường chưa thực sự năng động, hiệu quả công tác
còn hạn chế. Thiếu thông tin cần thiết để tư vấn cho học sinh lớp 12 dự thi vào các
trường, ngành nghề phù hợp với khả năng học tập và điều kiện gia đình của các em,
nên hằng năm số lượng các em đỗ vào các trường chuyên nghiệp còn thấp ( đạt 10-
15% số học sinh lớp 12).
=Trang6=
Do những hạn chế trên nên kết quả giáo dục lao động hướng nghiệp của nhà
trường chưa được như ý muốn. Tình hình học sinh tốt nghiệp THPT khi ra trường

chọn nghề cho bản thân là rất khó, dẫn đến lựa chọn nghề tuỳ tiện theo cảm tính
không phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xã hội. Còn nhiều học sinh khi
tốt nghiệp xong không lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân.
GDNGLL
Những năm gần đây công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
nhà trường đã có những bước phát triển đáng kể. Nhà trường đã chỉ đạo các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch năm học một cách tích cực, chủ động
sáng tạo bước đầu đạt kết quả:
+ Tổ chức tốt các hoạt động đáp ứng yêu cầu xã hội như: Phòng chống tệ nạn
xã hội, ma tuý, HIV/AIDS đặc biệt trong các năm học vừa qua đã đẩy lùi ma tuý
xâm nhập vào trong nhà trường, ATGT, không vận chuyển tàng trữ chất cháy nổ và
đốt pháo, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, hoạt động xây dựng môi trường
giáo dục "xanh, sạch, đẹp".
+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử và truyền thống của nhà trường, đặc biệt
hàng năm tổ chức cho học sinh viếng thăm bia tưởng niệm của đồng chí Trần Phú
tổng Bí thư đầu tiên của Đảng CSVN tại khu đồi Trần Phú( Phường Hải Hoà).
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương: Tuyên
truyền cho bầu cử HĐND các cấp, Đại hội Đảng các cấp và tham gia cùng với địa
phương tuyên truyền các chiến dịch về ATGT, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy
nổ.
+Tham gia giao lưu hát đối Việt-Trung, cổ động đoàn đua xe đạp nữ Quốc tế
Hà Nội mở rộng năm 2007.
+Tổ chức tuyên truyền, tham gia bình chọn vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ
quan thiên nhiên thế giới.
+ Thực hiện tốt truyền thống đền ơn đáp nghĩa như : Tặng quà các bà mẹ Việt
Nam anh hùng và các gia đình chính sách, cựu THXP của thị xã
=Trang7=
+ Tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo từ thiện : Quỹ vì người nghèo,
quỹ xoá nhà tranh, mua tăm tre cho hội người khiếm thị của tỉnh. Quyên góp ủng hộ
bằng vật chất cho các em học sinh nhỏ THCS của hai xã Hải Sơn và Bắc Sơn trị giá

6 triệu đồng.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi sáng tác thơ văn, xây
dựng và biểu diễn các trích phẩm văn học trong các giờ ngoại khoá văn học trong
nhà trường, tham gia các cuộc thi về môi trường.
+ Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
giữa các tập thể lớp trong toàn trường.
+ Tham gia các các cuộc thi về tìm hiểu Luật Dân sự, Luật biên giới (Do Bộ tư
lệnh Biên phòng tổ chức) đạt giải nhì.
+ Kết hợp với hội cựu chiến binh của phường Ka Long tổ chức cho các em
nghe buổi nói chuyện ôn lại truyền thống của anh Bộ đội Cụ Hồ nhân ngày thành lập
Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12).
Qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh không những được giáo
dục về mặt đạo đức lối sống mà còn khắc sâu những kiến thức văn hoá được học ở
trên lớp. Việc triển khai và chỉ đạo có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong mấy năm qua đã tạo nên không khí sôi nổi phấn khởi trong nhà trường thúc
đẩy phong trào dạy học của trường đạt kết quả cao:
HẠN CHẾ:
- Một bộ phận nhỏ giáo viên, học sinh nhận thức chưa đúng đắn về hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Công tác chỉ dạo và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn nhiều
bất cập: Kế hoạch chưa khoa học, hình thức hoạt động chưa phong phú, nội dung
hoạt động chưa phong phú, chưa đồng đều, chưa thường xuyên.
- Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động còn thiếu thốn hạn hẹp.
- Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường còn hạn chế.
Qua thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp
của trường THPT Trần Phú nói riêng và tình hình giáo dục hướng nghiệp và giáo
=Trang8=
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT nói chung trong giai đoạn hiện nay là vấn
đề cấp bách, bức xúc cho học sinh, nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
Chúng ta là những người làm công tác giáo dục không thể không băn khoăn

bức xúc suy nghĩ về thực trạng này và cần có những biện pháp tốt để tổ chức hoạt
động phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường phù hợp với năng lực sở
trường các em đồng thời đáp ứng yêu cầu cảu sự phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước.
MỤC TIÊU
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
TÓM TẮT TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC LAO ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục của Nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ IX, nghị quyết 40/2000/QH10 của quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT-TTg
của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông .
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng
dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân .
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh có nhiệm vụ: Giáo dục thái độ lao động và ý
thức đúng đắn với nghề nghiệp cho học sinh làm quen một số nghề phổ biến trong xã
hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng
nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng
nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang
cần.
=Trang9=
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bằng các hình thức: Tích hợp
nội dung giáo dục hướng nghiệp qua các môn học, lao động sản xuất và học nghề
phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khoá khác.
3.2 – Quán triệt về nhận thức tư tưởng :
- Nhà trường phải chỉ đạo tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập đầy đủ những văn
bản về nhiệm vụ của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, quán triệt sâu sắc
nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo theo tinh thần các nghị quyết của
Đảng và luật giáo dục đễ mỗi giáo viên, cán bộ có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị
trí, ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

- Thông qua các cuộc họp phụ huynh làm cho cha mẹ các em và nhân dân thấy được
việc lựa chọn nghề và hành nghề cho phù hợp với mỗi học sinh là hết sức quan
trọng. Cha mẹ học sinh phải biết được năng lực của con mình từ đó giúp các em một
phần trong lựa chọn nghề nghiệp .
- Giáo dục cho học sinh chọn nghề phù hợp , có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa kinh
tế và có ý nghĩa về xã hội và nhân văn, ý nghĩa chính trị sâu sắc góp phần vào sự
phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, của đất nước. Tránh sự lãng phí về kinh tế
tài chính, về đào tạo và sử dụng lao động – một tài sản vô giá của quốc gia .
- Giúp học sinh đánh giá đúng bản thân:
+ Nếu học tập bình thường hoặc yếu thì con đường thi vào đại học và cao đẳng
là không thực tế, nên dựa vào khả năng và hoàn cảnh cụ thể của gia đình, địa phương
và xã hội để học nghề là ttốt nhất và có hiệu quả nhất .
+ Nếu các em học xuất sắc, giỏi thì nên động viên các em vượt qua những khó
khăn hiện tại, động viên mọi nguồn lực hổ trợ để các em được học lên bậc cao hơn vì
đó là nguồn nhân tài của đất nước sau này.
3.3 – Công tác chỉ đạo thực hiện :
- Phải thống nhất giữa BGH với hội đồng sư phạm nhà trường để có kế hoạch cụ
thể, chi tiết, rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên. Xác định giáo
dục hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
=Trang10=
- Đầu tư thích đáng về thời gian, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
–lao động – dạy nghề phổ thông, luôn kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm để kịp thời
phát hiện uốn nắn điều chỉnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
hướng nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:
Ngoài giáo dục hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp đồng thời
trao đổi về nghề nghiệp và ý thức chọn nghề của học sinh; tổ chức thảo luận qua các
buổi sinh hoạt lớp, tìm hiểu truyền thống của địa phương vùng và xã hội .
- Giáo viên chủ nhiệm thực hiện giáo dục hướng nghiệp thông qua tổ chức lao động
sản xuất giáo dục thái độ, tình cảm tác phong đối với nghề nghiệp

- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đoàn trường, chi đoàn lớp để lên kế hoạch cụ
thể về giáo dục hướng nghiệp cho lớp.
3.4 – Thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình giáo dục hướng nghiệp theo
quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo :
- Thực hiện nghiêm túc chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp của bộ GD
& ĐT; dạy đủ, dạy đúng chương trình, sinh hoạt cụ thể về chủ đề theo nội dung hàng
tháng.
- Tổ chức giáo dục hướng nghiệp có nền nếp, tránh hình thức phô trương không cần
thiết, làm qua loa đại khái.
- Riêng học sinh khối 12 tổ chức một số hội thảo, tư vấn thêm.
3.5 – Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, trình độ cho giáo viên:
- Bồi dưỡng làm tốt công tác hướng nghiệp dưới nhiều hình thức, bồi dưỡng dài hạn,
ngắn hạn theo kế hoạch của bộ, sở.
-Tổ chức khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin nâng cao
hiểu biết, tổ chức các hội thảo, hội giảng để học tập rút kinh nghiệm với nội dung bồi
dưỡng là :
+ Những tri thức về nghề nghiệp xã hội – thế giới nghề
=Trang11=
+ Những hiểu biết về tình hình phát triển cơ cấu nền kinh tế của đất nước trong
gia đoạn hiện nay
+ Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức lớp học sinh hoạt hướng nghiệp.
3.6 – Tổ chức các tư vấn hướng nghiệp trong trường THPT :
+ Người ta thường bảo chọn nghề là chọn cuộc đời. Cuộc đời của mỗi con người có
ý nghĩa hay không là ở chổ bằng lao động trở thành niềm vui, nguồn cảm hứng và
sáng tạo, con người phải chọn cho mình một dạng hoạt động lao động, nói cụ thể là
một nghề thích hợp. Sự ăn khớp qua lại trong cặp “ Con người – Nghề nghiệp” sẽ
phát huy cao độ khả năng và sức lực của mình. Thế nhưng với cái biển nghề mênh
mông, trên dưới hai nghìn nghề với bốn vạn chuyên môn, con người làm sao định
hướng đúng ngay được cái nghề phù hợp thực sự với mình, có thể gắn bó với mình,
theo mình suốt cả cuộc đời.

Nhiều thanh niên học sinh, do quan niệm không đúng, thiếu hiểu biết về nghề,
nên đã mắc sai lầm trong việc chọn nghề. Như vậy tư vấn nghề là một việc làm hết
sức quan trọng. Tư vấn nghề là một hoạt động dựa vào những biện pháp tâm lý, giáo
dục và y học nhằm đánh giá toàn diện năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu
niên, trên cơ sở đối chiếu với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động,
có tính đến nhu cầu của địa phương và xã hội, cho các em những lời khuyên về chọn
nghề phù hợp. Ta có thể xem tư vấn nghề gồm ba khâu gắn bó chặt chẽ với nhau là
định hướng nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề, có thể biểu thị như sơ đồ sau :

=Trang12=
Định
hướng
nghề

BA KHÂU LIÊN HOÀN CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP
Muốn thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này thì:
+ Học sinh phải đóng vai trò chủ thể tích cực của việc lựa chọn đó.
+ Cần có sự giúp đỡ tích cực và kịp thời của cán bộ tư vấn nghề (ở mức độ lý tưởng
là sự giúp đỡ của toàn xã hội).
Vì vậy , nhiệm vụ của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ tư vấn nghề là
phải giúp học sinh tự đánh giá trình độ hiểu biết về nghề cũng như hứng thú, thiên
hướng, tính cách, năng lực và tinh thần sẵn sàng đi lao động của chính mình. Phải
thực hiện được theo đúng sơ đồ về sự lựa chọn tối ưu:
Miền phù hợp
Hứng thú cầu
Nhân với nhu
Cuả xã hội
Miền phù hợp
Năng lực cá nhân
Với nhu cầu của xã hội


Miền chọn nghề
Tối ưu
=Trang13=
Tư vấn
nghề
Tuyển
chọn
nghề
Tôi muốn
(hứng thú)
Tôi có thể
( Năng
lực )
Tôi phải
( Nhu cầu xãhội)
3.7 – Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hoá , khoa học
cơ bản :
+ Có tác dụng: góp phần nâng cao chất lượng học tập lôi cuốn thế hệ trẻ bước vào
thế giới nghề nghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến cho nghề nghiệp trong tương lai của
mình + Xác định rõ cho giáo viên môn học nào cũng đều có khả năng hướng nghiệp
cho học sinh, vì mõi môn học có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, có mối quan hệ
với những ngành nghề khác nhau; vì vậy phải tuỳ vào từng môn học mà giới thiệu
những ngành nghề liên quan tới môn học đó.
+ Để làm tốt và tạo ra kết quả trước hết giáo viên phải dạy tốt kiến thức cơ bản, trên
cơ sở đó chỉ cho học sinh những khả năng, tri thức của bộ môn nói chung, từng bài
nói riêng; và có thể vận dụng như thế nào vào đối tượng lao động, mục đích công cụ,
điều kiện lao động của những nghề xác định; từ đó giáo dục tình cảm, đạo đức, tác
phong nghề nghiệp cho học sinh.
3.8 – Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học kỹ thuật:

+ Môn kỹ thuật cung cấp cho học sinh những nguyên lý chung của các quá trình sản
xuất chủ yếu, cũng cố những nguyên lý khoa học làm cho học sinh hiểu được những
ứng dụng của chúng trong sản xuất, trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau.
+ Môn kỹ thuật là cầu nối giữa khoa học kỹ thuật với sản xuất, là điều kiện để phát
triển cá nhân, phát triển năng lực cần thiết để học sinh học tập tốt một nghề.
Khi giảng dạy các phân môn kỹ thuật phải liên hệ với đặc trưng của phân môn đó;
đòi hỏi nhất thiết phải thực hành kỹ thuật, thực tập sản xuất, gắn với lao động sản
xuất và dạy nghề phổ thông. Cần tăng cường cơ sở vật chất – thiết bị dạy học để
phần thực hành kỹ thuật có kết quả đồng thời phục vụ công tác hướng nghiệp.
3.9– Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp:
- Thực hiện nghiêm túc thông tư 31/TT của BGD&ĐT quy định “ Để giúp học sinh
hiểu biết các ngành nghề, các trường sử dụng tạm thời mỗi tháng một buổi lao động
để giới thiệu, tuyên truyền giải thích ngành nghề ”.
=Trang14=
- Nội dung các buổi sinh hoạt hướng nghiệp thường tập trung vào việc làm rõ:
+ Vai trò, nhiệm vụ, vị trí của ngành, nghề đối với nền kinh tế quốc dân; nhằm giới
thiệu cho học sinh lịch sử phát triển của ngành, nghề, sự đóng góp của nghề vào sự
phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, những thuận lợi, khó khăn của nó và
triển vọng phát triển ngành nghề ấy. Hệ thống đào tạo nghề; điều kiện làm việc và vệ
sinh lao động; những phẩm chất do nghề đòi hỏi và những kiêng cự trong nghề.
+ Các buổi sinh hoạt không nhất thiết làm tại lớp mà có thể làm tại các triển lãm về
hướng nghiệp, tại các đơn vị hoặc cơ sở sản xuất .
3.10 – Hướng nghiệp qua hoạt động lao động, dạy nghề phổ thông :
+ Hướng nghiệp qua lao động và dạy nghề phổ thông làm cho học sinh hiểu rõ vai
trò hoạt động có ý thức của con người trong sự phát triển của xã hội, đồng thời làm
cho học sinh hiểu tác dụng to lớn của khoa học kỹ thuật trong việc đấu tranh chinh
phục và cải tạo tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên.
+ Qua dạy nghề phổ thông học sinh có điều kiện hiểu một cách có hệ thống về vai
trò, nhiệm vụ, tính chất dặc điểm của nghề những đòi hỏi của nghề, trên cơ sở đó bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển hứng thú nghề nghiệp.

+ Trường phải phối hợp với trung tâm giáo dục KTTH làm tốt công tác dạy nghề có
chất lượng, có tác dụng giáo dục trong công tác hướng nghiệp cho học sinh.
3.11 – Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất đa dạng, phong phú và có tính đa mục tiêu với
nhiều hình thức tổ chức của nhiều đoàn thể quần chúng; thông qua đó chúng ta phải
phối hợp linh hoạt và chặt chẽ để làm công tác hướng nghiệp.
+ Thông qua các hoạt động như xem phim, xem kịch, cắm trại, câu lạc bộ văn thơ,…
để giáo dục hướng nghiệp.
+ Tận dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục hướng nghiệp.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi hướng nghiệp làm cho các em quen
dần với hoạt động nghề nghiệp trong xã hội.
=Trang15=
+ Động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động hướng nghiệp của các đoàn thể,
của cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục ngoài nhà trường tổ chức.
3.12– Một số sai lầm cần tránh khi lựa chọn nghề nghiệp :
• Chọn nghề nghiệp theo bạn thân, theo “ phong trào ”, dù không có khả năng
phù hợp nghề đó.
• Chọn nghề theo ý thích, nhất là nhằm thoả mãn những nhu cầu bậc thấp.
• Đồng nhất năng lực học tập với khả năng nghề nghiệp.
• Không chú ý đến mặt trái, khó khăn của nghề.
• Tự đánh giá năng lực trên cơ sở tri giác cảm tính và kinh nghiệm thông
thường của bản thân mà không dựa vào chuẩn mực khoa học.
• Chỉ tự nhận xét theo quan niệm: “ nhất nghệ tinh – nhất thân vinh ”, không
hiểu rằng con người hiện nay cũng phải có khả năng di chuyển nghề.
• Tìm hiểu bản thân trong những hoàn cảnh, điều kiện hạn hẹp của địa phương,
chưa đặt mình vào một thế giới rộng lớn.
Công tác hướng nghiệp là nhiệm vụ của toàn xã hội, các ngành phải có trách
nhiệm giới thiệu ngành nghề của mình với ý thức “ Tự hướng nhiệp ” nhằm tuyển
chọn những người phù hợp với ngành đó, các ngành cần phối hợp với giáo dục hơn
nữa để làm tốt việc giới thiệu, tuyên truyền nghề và tư vấn nghề cho học sinh.


ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
3.1- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho toàn thể CB quản lý, giáo viên và học sinh trong
trường giúp mọi người nhận thức được.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện
một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo nhân cách học
sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không chỉ
nhằm mục tiêu về trí dục, mỹ dục, thể dục, lao động mà nó còn giúp giáo dục đạo
đức, phẩm chất cho các em học sinh.
=Trang16=
- Việc giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải chỉ là công việc của hiệu trưởng
hay một bộ phận người mà là sự cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức, tập thể và
các cá nhân trong và ngoài nhà trường mà đặc biệt trong đó là tập thể sư phạm nhà
trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và tổ chức đoàn thanh niên.
Thông qua các cuộc họp, toạ đàm, hội thảo trong nhà trường giúp cho mọi
người học tập các văn bản pháp quy: Văn kiện đại hội Đảng, thông tư của bộ giáo
dục, quy định của ngành về mục tiêu giáo dục nhiệm vụ của nhà trường THPT từ
đó mọi người thấy được vị trí, vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trách
nhiệm của mình đối với công tác giảng dạy, giáo dục học sinh.
3.2 Vận dụng một cách có hiệu quả các chức năng và chu trình quản lý trong
việc điều khiển hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
Chức năng quản lý là hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua hoạt động này
mà người quản lý tác động vào đối tượng quản lý để nhằm thực hiện mục tiêu quản
lý giáo dục nhất định. Do đó người cán bộ quản lý phải thực hiện tốt các chức năng
quản lý:
3.2.1 Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
=Trang17=
Kế hoạch
Kiểm tra Thông tin Tổ chức

Chỉ đạo
Đây là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các biện pháp để đạt được mục
tiêu đó, nó là bước mở đầu định hướng cho toàn bộ hoạt động quản lý ta cần dựa vào
các cơ sở cụ thể :
a. Các căn cứ xây dựng kế hoạch :
- Phải nắm chắc tình hình giảng dạy về nội dung chương trình các môn học
trong nhà trường, kế hoạch nhiệm vụ năm học theo hướng dẫn của bộ, sở giáo dục và
đào tạo.
- Các chủ trương, công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của địa phương,
điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.
- Cơ sở vật chất của nhà trường, năng lực giáo viên, học sinh.
b. Xây dựng kế hoạch :
- Mục đích của kế hoạch phải rõ ràng.
- Chọn các hoạt động cho phù hợp, xác định các chủ điểm cho từng thời gian.
- Có kế hoạch cho toàn trường, từng khối lớp, cho từng thời kỳ và phải chú ý
đến các yêu cầu :
+ Kế hoạch đề ra phải đo đếm được khi triển khai thực hiện (phải được định
lượng hoá).
+ Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu năm đến cuối năm và trong
dịp hè.
+ Có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
+ Có quy định cho từng khối lớp trong hoạt động chung của nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch phải được thực hiện theo đứng tiến trình của nó, đảm
bảo tính dân chủ và được công khai hoá.
MẪU KẾ HOẠCH CẢ NĂM
Thời gian
Hoạt
động
MĐYC
Hình

thức tổ
chức
Địa điểm
Lực
lượng
tham gia
Người
phụ
trách
Ghi chú
Tháng 9
=Trang18=
Tháng 10
MẪU KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần từ ngày đến ngày
Thứ
Ngày
Nội dung công việc
Lực lượng tham
gia
Người phụ trách
Hai
Ba
3.2.2 Tổ chức, chỉ đạo HĐGDNGLL :
a. Thành lập ban chỉ đạo :
Đây là khâu quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải phân phối và sắp xếp nguồn
nhân lực một cách hợp lý để điều khiển hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một
cách có hiệu quả sau khi đã đề ra kế hoạch hoạt động.
Cơ cấu của ban chỉ đạo gồm :
- Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng: Trưởng ban.

- Các phó ban là : Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn trường trong đó bí thư đoàn
trường là phó ban thường trực.
- Các uỷ viên: Các giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội cha mẹ học sinh, nhóm
trưởng thể dục, bí thư chi đoàn giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ đoàn các lớp học sinh.
Ban chỉ đạo HĐGDNGLL có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương
trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình đó.
b. Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường :
* Trong nhà trường:
- Phối hợp với tập thể cán bộ giáo viên, Công đoàn nhà trường, đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, tổ chuyên môn, tổ hành chính.
=Trang19=
- Ban chấp hành Đoàn trường, Chi đoàn học sinh các cán bộ lớp có nhiệm vụ
tổ chức mọi hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà trường, đoàn thanh
niên CSHCM và các giáo viên chủ nhiệm.
- Điều đặc biệt là phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của tổ chức
đoàn thành niên vì đoàn thanh niên là lực lượng đóng góp vào sự thành công của
hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp nói riêng.
* Ngoài nhà trường:
- Cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh
đến xã.
- Phối hợp với các ban ngành địa phương như : Đoàn thanh niên, Công an,
Ban Thông tin và văn hoá xã
- Phối hợp với hội cha mẹ học sinh bởi gia đình là một thành tố trong cộng
đồng giáo dục : Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
- Muốn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả cao thì phải biết phát
huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
c. Chỉ đạo HĐGDNGLL :
Tổ chức các lực lượng theo dõi, giám sát các hoạt động xen kẽ trong chương
trình học tập trong lớp như: Lớp trực tuần, đội cờ đỏ, nhóm trưởng chủ nhiệm theo

dõi các khối ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt chẽ từ khâu sắp xếp thời gian đến
việc lập bảng theo dõi thi đua, phân công trách nhiệm, quyền hạn, thể thức làm
việc
- Vào những ngày lễ chính, các hoạt động lớn có tính đặc trưng cần có sự phân
công, trách nhiệm cho từng Tiểu ban phụ trách các phần công việc và có ban chỉ đạo
thích hợp.
3.2.3 Kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL :
Như ta đã biết, HĐGDNGLL là một hoạt động phong phú và phức tạp, phức
tạp nhất là khâu kiểm tra và đánh giá, vì vậy việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên
=Trang20=
chương trình kế hoạch đã quy định và có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt
động, phải được lượng hoá bằng điểm.
* Cách tiến hành kiểm tra :
- Kiểm tra giám sát thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Kiểm tra sản phẩm hoạt động.
- Tự kiểm tra của các lớp, các chi đoàn có sự chỉ đạo giúp đỡ giám sát của
giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên.
- Kiểm tra đột xuất qua báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp.
* Tổng kết, đánh giá thi đua :
Tổng kết đánh giá khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau.
+ Các hoạt động thường kỳ. Sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá và xếp thứ tự các
tập thể theo lượng điểm, có khen chê thích đáng để điều chỉnh.
+ Các hoạt động theo chủ điểm : Cũng được lượng hoá thành điểm, xếp thứ tự
hoặc xếp giải để khuyến khích, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ các tập thể chưa tốt.
+ Cuối kỳ tổng hợp kết quả các mặt thi đua để đánh giá phong trào lớp, phong
trào đoàn làm căn cứ để xếp loại tập thể học sinh.
3.3 Xây dựng điều kiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
3.3.1 Về nhân lực:
- Huy động lực lượng giáo viên, học sinh trong trường phối hợp với hội cha
mẹ học sinh, hội khuyến học, hội đồng sư phạm, hội cựu học sinh tạo nguồn nhân

lực lớn phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức tốt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Sử dụng các giáo viên có tài về các hoạt động để làm nòng cốt.
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp,
cán bộ đoàn có khả năng tự quản để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp của lớp mình.
=Trang21=
3.3.2 Về tổ chức:
- Xây dựng quy chế hoạt động mang tính dân chủ, công khai.
- Cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý, đáp ứng
yêu cầu nguyện vọng của học sinh. Đổi mới hình thức hoạt động để học sinh hứng
thú, tự nguyện tham gia.
- Tăng cường các hoạt động ngoại khoá phục vụ cho các bộ môn dưới nhiều
hình thức phong phú.
3.3.3. Về cơ sở vật chất :
- Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện khu nhà tập đa chức năng, sân bãi tập
thể dục, thể thao theo hướng hiện đại. Hoàn thành hệ thống nhà cầu liên hoàn từ khu
nhà hiệu bộ tới các khu lớp học cao tầng và khu nhà học bộ môn. Xúc tiến xây dựng
khu nhà công vụ của nhà trường tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý cơ sở
vật chất, tạo môi trường giáo dục
- Xây dựng quỹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị,
cơ quan, trường học trên địa bàn ( ) phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trường để phát huy những thế mạnh của họ.
=Trang22=

×