Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN_dạy học bằng phương pháp tích cực theo hướng đổi mới ở bộ môn Địa lí THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.04 KB, 12 trang )

Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
PHẦN THỨ NHẤT
I. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường THCS thì
định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng: Tính cực hoá hoạt
động của học sinh, dưới sự hướng dẫn, tổ chức thực hiện của giáo viên. Học sinh
tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức và có ý thức vận dụng sáng tạo
những kiến thức, kỹ năng thu nhận được vào thực tế.
Tuy nhiên, qua ba năm thực hiện thay sách ở các khối 6,7,8 thì không ít giáo
viên đã giảng dạy chưa thật đúng theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
quay về PPDH cũ: Giáo viên làm việc là chính, học sinh thụ động nắm tri thức.
Việc thực hiện phương pháp dạy học mới chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, gây
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập của học sinh, không phát huy được tính
sáng tạo của các em.
Vì lý do trên, tôi đã chọn đề tài này, trải qua thực nghiệm dạy môn Địa lý ở
cả ba năm thay sách các khối lớp 6,7,8 và 9.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp cho các bạn đồng nghiệp và học sinh hiểu rõ hơn cơ sở lý luận và
PPDH theo hướng tích cực hoá.
- Giúp cho học sinh có thêm phương pháp học môn Địa lý có kết quả, đó là
tự học, tự nghiên cứu, học đi đôi với hành.
- Giúp cho học sinh có phương pháp học tập, nghiên cứu để học các môn
khoa học khác.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục lối “học chay, dạy chay”
trước kia.
- Giúp cho giáo viên có cách nhìn đúng đắn về việc đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của thầy và trò.
III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
1


Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
Phương pháp dạy học tích cực.
- Khách thể : Học sinh khối lớp 9A, 9B, 9C, 9D trường THCS Bắc Lệnh-
Thành phố Lào Cai.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình Địa lý khối lớp 9 mới.
3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9/2002 đến tháng 11/2005.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong gần bốn năm trực tiếp dạy môn Địa lý khối lớp 6,7, 8 và 9 mới tôi đã
dần từng bước hướng dẫn học sinh học, tìm hiểu bài theo hướng tích cực hoá các
hoạt động nhận thức của học sinh.
Tìm ra cách tổ chức từng hoạt động nhận thức qua các kiểu bài Địa lý – Bài
nghiên cứu lý thuyết mới, bài thực hành, bài ôn tập, bài kiểm tra.
V. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra, nói chuyện, phỏng vấn.
- Phương pháp dự giờ, thăm lớp.
- Qua thực nghiệm.
- Qua nghiên cứu tài liệu.

PHẦN THỨ HAI
Nội dung cơ bản của phương pháp
dạy học tích cực
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
2
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
Dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thực

chất là cách tổ chức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt
động nhận thức, nhằm giúp học sinh chủ động đạt được các mục tiêu của việc dạy
và học.
Để đạt được các mục tiêu trên, đòi hỏi giáo viên phải chú trọng nhiều trong
công tác soạn, giảng, trên cơ sở giáo viên nắm vững các PPDH đặc trưng của bộ
môn Địa lý: quan sát, tìm tòi, phân tích, so sánh Phối hợp đồng bộ các PPDH,
đồng thời nắm vững các mục tiêu đổi mới PPDH: Dạy theo hướng tích cực, nêu
vấn đề, lấy học sinh làm trung tâm. Tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh
dưới hình thức : hoạt động cá nhân, hợp tác nhóm nhỏ, lớn nhằm phát huy cao
độ tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Chương II
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỰC TIỄN
Qua thăm lớp, dự giờ, khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn Địa lý khối
lớp 9. Tôi nhận thấy thực trạng dạy và học Địa lý ở bốn lớp 9 :
1. Học sinh: Còn nhiều em chưa chăm học môn Địa lý, coi đó là môn phụ nên
giành ít rất thời gian đầu tư cho môn học.
- Chưa có phương pháp học tập đúng, các kỹ năng bản đồ, kỹ năng phân
tích các mối quan hệ nhân quả, kỹ năng vẽ biểu đồ rất yếu.
- Học sinh chưa gắn với thực hành.
- Thụ động nắm kiến thức.
2. Giáo viên:
- Còn dạy theo phương pháp cũ nhiều: ít tổ chức các hoạt động nhận thức cho học
sinh, chưa đầu tư nhiều vào lĩnh vực soạn, giảng, làm thêm đồ dùng dạy học.
- Giáo viên làm việc trên lớp là chủ yếu, học sinh thụ động nắm kiến thức.
- Kết quả đầu năm khối 9:
+ Giỏi : 2,0%
+ Khá: 25%
+ Trung bình : 68%
+ Yếu : 5,0%
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa

3
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan tài liệu.
1. Phương pháp dạy học tích cực:
Theo luật giáo dục điều 24.2: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Hay nói cách khác là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống
lại thói quen thụ động.
2. Những dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực
- Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
3. Các kiểu bài ở Địa lý lớp 9
+ Nghiên cứu lý thuyết mới: Dân cư, dân tộc, các ngành kinh tế, các vùng lãnh
thổ
+ Thực hành :
- Vẽ bản đồ
- Đọc bản đồ
+ Ôn tập.
+ Kiểm tra đánh giá.
Ở mỗi kiểu bài khác nhau đòi hỏi người giáo viên cần có kế hoạch cụ thể để
tổ chức từng hoạt động nhận thức cho học sinh cho phù hợp. Vận dụng phối hợp
các phương pháp truyền thống với hình thức hoạt động mới nhằm tạo điều kiện
cho học sinh tự lực làm việc với sách giáo khoa, phương tiện học tập để tự mình

tìm ra kiến thức mới.
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
4
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
II. Phương pháp cụ thể
1. Yêu cầu đối với giáo viên:
Phải xác định được mục tiêu của PPDH tích cực là thầy giữ vai trò chủ đạo tổ
chức các hoạt động nhận thức, trò chủ động tiếp thu kiến thức từ phương diện học
tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Có phương pháp cụ thể cho từng kiểu bài lên lớp.
- Tích cực làm thêm các đồ dùng hỗ trợ cho việc dạy và học đạt kết quả tốt
nhất: lược đồ, biểu đồ, tranh, ảnh, bảng phụ
- Qua việc nêu vấn đề nhận thức, tạo động cơ, hứng thú cho học sinh, giáo
viên biến ý đồ dạy học của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của
học trò, chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi.
- Điều khiển quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ
thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, gợi mở đánh giá(khen – chê kịp thời).
Xác nhận các kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học – xã hội,
hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.
2. Yêu cầu đối với học sinh:
- Xác định được nhiệm vụ của mình là chủ động hoạt động nhận thức dưới
sự điều khiển của giáo viên.
- Nêu ra những câu hỏi, những vấn đề nảy sinh trong qua trình hoạt động
nhận thức.
- Hoạt động cá nhân hay hợp tác nhóm nhỏ để tự mình tìm ra tri thức.
- Từng bước nâng cao các kỹ năng học tập bộ môn: đọc bản đồ, lược đồ,
phân tích biểu đồ, bảng số liệu, tìm và giải thích được các mối quan hệ nhân - quả.
- Học bài và làm bài tập dựa vào các kênh hình, kênh chủ sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp để chủ động quá trình nhận thức của
mình.

3. Phương pháp dạy một số kiểu bài trong chương trình Địa lý lớp 9:
a. Bài lý thuyết mới.
Chiếm đa số phần kiến thức trong chương trình.
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
5
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
- Địa lý dân cư: 4 bài.
- Địa lý kinh tế : 29 bài.
+ Với giáo viên: - Xác định rõ mục tiêu bài học.
- Xác định phương tiện dạy học.
- Lên kế hoạch cụ thể cho từng phần.
- Triệt để sử dụng kênh hình, kênh chữ ở sách giáo khoa, ở các phương
tiên: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
- Huy động tất cả học sinh đều được làm việc theo kế hoạch đặt ra, tăng
cường hoạt động cá nhân, hợp tác nhóm nhỏ.
- Có hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh hoạt động nhận thức, tự mình
tìm ra kiến thức.
- Vận dụng phối hợp các phương pháp truyền thống: trực quan, vấn đáp,
phân tích, so sánh tổ chức dưới hình thức hoạt động mới: - Hướng dẫn học sinh
quan sát lược đồ, biểu đồ rồi đặt ra hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh tự mình
tìm ra tri thức.
Ví dụ: Tiết 23- bài 21
Vùng đồng bằng sông hồng (2
tiết)
(1)Công nghiệp:
+ Giáo viên treo lược đồ kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng.
+ Học sinh quan sát H.21(76) + lược đồ kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng.
? Dựa vào lược đồ em có nhận xét gì về cơ cấu công nghiệp, sự phát triển công
nghiệp của vùng đồng bằng Sông Hồng.
? Tại sao vùng đồng bằng Sông Hồng có ngành công nghiệp phát triển như vậy?

- Hạn chế tối đa việc giáo viên diễn giảng, phân tích, cho học sinh ghi
và ghi.
- Ngoài những phương tiện dạy học tối thiểu: bản đồ, lược đồ Giáo viên
cần làm thêm các bảng phụ để trống, giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến
thức từ các phương tiện Địa lý, rồi tự ghi nhận xét của mình vào bảng phụ. Với
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
6
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
cách học này giúp các em hệ thống được kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng đọc bản
đồ, lược đồ, rèn kỹ năng phân tích, so sánh, kỹ năng ghi bảng, tự trình bày một vấn
đề Địa lý.
Ví dụ: Bài 1:
Cộng đồng các dân tộc Việt nam
Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc
a. Dân tộc Việt
b. Các dân tộc ít người.
- Học sinh quan sát bản đồ phân bố dân cư dân tộc Việt Nam.
? Em có nhận xét gì về sự phân bố các dân tộcViệt Nam?
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Học sinh nghiên cứu mục 2(5) cho biết:
1) Các dân tộc ít người ở Việt Nam phân bố theo những đặc điểm gì?
2) Ở mỗi khu vực bao gồm những dân tộc nào cùng chung sống?
- Học sinh hoạt động nhóm 4 -> thời gian 3 phút.
 Học sinh thảo luận nhóm -> giáo viên kẻ bảng phụ để trống.
 Các nhóm cử 2 đại diện báo cáo -> xác định trên bản đồ sự phân bố dân tộc
(một em), một em khác ghi nội dung vào bảng phụ.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm 1: Báo cáo câu 1: - Các dân tộc Việt Nam phân bố theo
khu vực và theo độ cao.
- Nhóm 2: Khu vực trung du miền núi Bắc Bộ gồm những dân tộc cùng sống?

- Nhóm 3: Khu vực cực nam Trung Bộ và Nam bộ.
 Giáo viên chuẩn bị kiến thức -> hoàn thiện bảng.
Khu vực Các dân tộc ít người
- Trung du miền núi Bắc bộ - Có 30 dân tộc cùng chung sống.
- Vùng thấp: Tày, Nùng, Thái, Mường.
- 700 -> 1000m : Người Dao.
- Núi cao: Người Mông.
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
7
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
Trường sơn – Tây Nguyên - Có 20 dân tộc sống thành vùng: Êđê
(Đắc lắc), Gia Rai (Kom Tum), Cơ- Ho
(Lâm Đồng).
Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Người Chăm, Khơ me, Hoa.
• Với học sinh:
- Có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập bản đồ, dụng cụ học tập cần thiết.
- Chủ động trong phương pháp học Địa lý: quan sát kênh hình, kênh chủ, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên để tìm ra kiến thức. Có kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ :
+ Trước khi đọc bản đồ, lược đồ cần nghiên cứu trước phần chú giải.
+ Quan sát chung toàn nội dung bản đồ, sau đó mới đi sâu tìm hiểu, đọc nội dung
chi tiết do giáo viên yêu cầu.
+ Ghi tóm tắt những nhận xét của bản thân hay nhóm.
+ Tập hợp và biết trình bày một vấn đề Địa lý dựa vào kênh hình.
+ Nêu ra những thắc mắc, những vấn đề liên quan đến bài học mà bản thân chưa
hiểu.
+ Trao đổi với bạn với thầy để tìm ra tri thức.
+ Chấp hành tốt công việc giáo viên phân công.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng tham gia làm thêm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học:
Làm bảng phụ, vẽ lược đồ, biểu đồ, sưu tầm tranh, ảnh

b. Bài thực hành.
Để giờ học đạt kết quả tốt thì ngay sau bài học. Trước giáo viên yêu cầu học
sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần, ôn lại những phần kiến thức có liên quan
đến phần thực hành.
- Tuy chương trình Địa lý lớp 9 số bài thực hành : 11 bài. Nội dung các bài
đều khác nhau song cùng có chung một đặc điểm.
- Rèn luyện, củng cố các kỹ năng về cách vẽ biểu đồ, kỹ năng xử lí số liệu,
phân tích, nhận xét biểu đồ và củng cố những kiến thức vừa học.
- Rèn luyện, củng cố kỹ năng đọc bản đồ, kỹ năng học từ bản đồ, giải thích
các mối quan hệ địa lí: Giữa tự nhiên- kinh tế, giữa dân cư, xã hôi- kinh tế.
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
8
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
- Rèn luyện, phân tích, so sánh, đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của
từng vùng lãnh thổ.
Vì vậy, tuỳ từng nội dung bài học khác nhau mà giáo viên có từng phương
pháp dạy học cho phù hợp, nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, sáng tạo của học
sinh.
Vào bài mới, giáo viên đưa ra nội dung bài thực hành, các yêu cầu cụ thể,
hướng dẫn học sinh làm việc, từng nội dung, có thể hoạt động cá nhân hay theo
nhóm.
Ví dụ : Với bài 10: Thực hành về biểu đồ
Bài tập 2: Học sinh vẽ biểu đồ theo bảng số liệu bảng 10.2, tại bảng 10.2 các số
liệu tuyệt đối đều được tính sẵn ra số liệu tương đối (%) -> Tuy nhiên để học sinh
có thể vẽ được các biểu đồ đường khác theo số liệu tuyệt đối -> Nên giáo viên
hướng dẫn học sinh cách xử lý số liệu từ tuyệt đối ra số liệu tương đối (%) -> Cho
học sinh hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm xử lý một nội dung: 4 nhóm -> các nhóm
cử đại diện báo cáo ghi kết quả vào bảng phụ do giáo viên chuẩn bị sẵn.
+ Vẽ: Bằng phương pháp vấn đáp giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ được trục tung,
trục hoành, chia tỷ lệ % (2 em lập 2 biểu đồ)

- Gọi tiếp 2 em khác lên vẽ lại 2 biểu đồ đường biểu diễn sản lượng trên.
- Hai em vẽ đường sản lượng Bò.
- Hai em vẽ đường sản lượng Lợn, gia cầm
 Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh ở dưới lớp tự vẽ vào vở.

Cuối cùng giáo viên đưa ra biểu đồ chuẩn (chuẩn bị trước) để học sinh so sánh
với bài vẽ của mình.
Nhận xét: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để nhận xét, giải thích -> giáo
viên chuẩn kiến thức.
Ví dụ 2: Bài 19:
Đọc bản đồ phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối
với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ.
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
9
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
Ngay từ đầu giáo viên phải xác định được mục tiêu của từng hoạt động các
nội dung trong bài đã được đề cập từ những bài trước đó.
- Hoạt động 1: Xác định trên hình 17.1 vị trí các mỏ khoáng sản
Nếu không xác định kỹ thì giáo viên sẽ bị dạy sai phương pháp là chỉ cho
học sinh xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên bản đồ.
Thực ra bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc được các điểm mỏ trên bản đồ
thì học sinh phải biết ghi tóm tắt nơi phân bố từng loại khoáng sản -> tìm ra ý
nghĩa kinh tế của chúng.
Khoáng sản Phân bố
Cơ sở để phát triển ngành công
nghiệp
- Than Quảng Ninh, Thái Nguyên - Khai thác
- Sắt Thái Nguyên, Yên Bái - Luyện kim đen.
- Man gan



Hoạt động 3: c) Trên hình 18.1 Hãy xác định:
- Vị trí vùng mỏ Quảng Ninh.
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Cảng xuất khẩu than Quảng Ninh.
Đây mới là phần giáo viên yêu cầu học sinh nhờ các ký hiệu trên bản đồ:
Đường danh giới giữa các tỉnh, các điểm: Nhà máy, cảng
Bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh
phương pháp tự học, tự hoàn thiện nội dung bài thực hành.
Học sinh phấn khởi, tự tin vào bản thân, thi đua nhau học tập.
c. Dạng bài ôn tập.
Đây là dạng bài khó, nhằm hệ thống, củng cố lại toàn bộ phần kiến thức đã
học qua từng chương.
Củng cố các kỹ năng bản đồ, vẽ biểu đồ, giải thích các mối quan hệ Địa lý.
Bồi dưỡng khả năng hệ thống hoá các phần kiến thức đã học. Với dạng bài này phù
hợp nhất là hướng dẫn học sinh lập sơ đồ ôn tập.
Ví dụ: tiết 17
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
10
Phần I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Trng THCS-Bc Lnh-TP.Lo Cai
CC DN TC
VIT NAM
S DN- S TNG
DN S
PHN B DN C
LAO ễNG- VIC
LM


NễNG
NGHIP
LM NGHIP
THU SN
CễNG
NGHIP
DCH V GTVT- BCVT
THNG MI
DU LCH
d. Dạng bài kiểm tra đánh giá.
- Thực hiện theo hớng dẫn đổi mới phơng pháp kiểm tra đánh giá - Nên bài kiểm
tra 45 gồm các lợng kiến thức sau:
- Bài tập trắc nghiệm 30%.
- Bài tập tự luận 70%.
Trong bài tập tự luận nhất thiết phải đa bài tập có sử dụng kênh hình:
Ví dụ: Lợc đồ các nhà máy điện Việt Nam -> Xác định tên một số nhà máy nhiệt
điện và thuỷ điện ở Việt Nam
- Với phần kiểm tra đầu giờ: một chơng nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ, mà giáo
viên có thể kiểm tra cho điểm giữa, cuối giờ học. Nh vậy sẽ khích lệ học sinh học
tập sôi nổi, tích cực, tạo hứng thú học tập bộ môn Địa lí cho học sinh.
III. Kt qu dy thc nghim.
Qua ba nm v gn mt k hc thc dy a lớ theo chng trỡnh thay sỏch,
ỏp dng dy a lớ theo phng phỏp dy tớch cc hoỏ cỏc hot ng ca hc sinh,
so vi kt qa u nm hc 4 lp 9, tụi thu c cht lng nh sau:
Gii : 8%
Khỏ : 60%
Trung bỡnh: 29%
Yu 3%
(Qua kim tra 15, bi thc hnh, kim tra 45)

PHN TH BA
Giỏo Viờn : Nguyn Thanh Thu-T: Sinh-Hoỏ-a
11
Phn II : A L KINH T
S PHT TRIN KINH T VIT NAM
CC NGNH KINH T VIT NAM
Trường THCS-Bắc Lệnh-TP.Lào Cai
Kết luận
Qua 3 năm thực nghiệm dạy học bằng phương pháp tích cực theo hướng đổi
mới ở bộ môn Địa lí tại cả 4 khối lớp 6,7,8 và 9. Nhất là ở khối lớp 9, tôi và các
bạn đồng nghiệp đều nhận thấy kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt,
học sinh rất hứng thú học tập, thể hiện ở việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu
bài trên lớp, lớp học rất sôi nổi, các em thi đua nhau học tập. Đặc biệt là đã xây
dựng cho các em phương pháp học tập bộ môn Địa lí theo hướng tích cực hoá các
hoạt động nhận thức của học sinh.
Với phương pháp này đã thay đổi hẳn phương pháp dạy học của giáo viên.
Cả thầy và trò đều phát huy tính năng động, sáng tạo của mình. Thầy chủ động lên
kế hoạch cho trò hoạt động. Trò chủ động tìm hiểu, nắm vững tri thức.
• Một số đề xuất.
Để dạy học Địa lí theo đúng phương pháp tích cực hoá. Chúng tôi rất mong
các ban, ngànhn có liên quan cung cấp đủ cho các trường THCS các phương
tiện dạy học cần thiết phục vụ cho việc dạy và học môn Địa lí 9.
Ví dụ : - Tranh ảnh minh hoạ.
- Bút viết giấy to, bảng phụ.
- Sách tham khảo.
Trên đây là một số phương pháp dạy môn Địa lí theo hướng tích cực hoá
hoạt động nhận thức cuả học sinh mà bản thân tôi tự rút ra qua thực tế giảng
dạy. Tôi biết là còn rất nhiều thiếu xót, rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ
sung.
Lào Cai, Ngày 17 tháng 11 năm 2005

Người thực hiện đề tài.
Nguyễn Thanh Thuỷ
Giáo Viên : Nguyễn Thanh Thuỷ-Tổ: Sinh-Hoá-Địa
12

×