Trường Đại Học Luật Hà Nội Nhóm 3 - KT32B - 1
A – Phần mở đầu:
Lĩnh vực quản lí hành chính có thể nói là bao trùm lên mọi mặt của đời
sống xã hội. Đi đâu, làm bất cứ việc gì chúng ta đều chịu sự “quản lí” của Nhà
nước. Mỗi công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính không phải
ngẫu nhiên họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính mà họ phải có
năng lực chủ thể. Suy rộng ra mọi cá nhân, tổ chức hay cơ quan Nhà nước muốn
trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thì phải có năng lực chủ
thể. Do “năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính” có vai trò quan
trọng như vậy nên ta phải hiểu rõ được “khái niệm năng lực chủ thể trong quan
hệ pháp luật hành chính” là như thế nào để từ đó vận dụng, giải quyết các vấn đề
hành chính được chính xác hơn.
Do kiến thức trong lĩnh vực này còn hạn chế nên bài tập của chúng em
không thể tránh được những sai sót. Kính mong thầy cô góp ý đề bài làm chúng
em được hoàn thiện hơn. Chúng em chân thành cảm ơn.
B – Giải quyết vấn đề:
I. Khái quát chung về năng lực chủ thể trong quan hệ pháp
luật hành chính:
1. Quan hệ pháp luật hành chính:
Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật hành chính
cũng là quan hệ xã hội. Nó nảy sinh giữa con người với con người trong đời sống
cộng đồng. Nhưng khác với quan hệ xã hội cũng như quan hệ pháp luật khác,
quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong quá trình quản lí hành chính Nhà
nước và chỉ do quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh. Hay nói cách khác,
quan hệ pháp luật hành chính là dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả sự
Môn luật hành chính Việt Nam Bài tập nhóm lần 1
1
Trường Đại Học Luật Hà Nội Nhóm 3 - KT32B - 1
tác động của quan hệ pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn
phương tới các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước.
Là một quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính cũng có đủ ba bộ
phận cấu thành nên nó. Đó là: chủ thể, khách thể và nội dung.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính đó là những người tham gia vào
quan hệ pháp luật hành chính mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích mà các bên chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật hướng tới. Trong quan hệ pháp luật hành chính
khách thể mà các bên hướng tới đó chính là trật tự quản lý hành chính- chính là
bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật
Bộ phận thứ ba không thể thiếu trong quan hệ pháp luật là nội dung của
quan hệ pháp luật đó. Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và
nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Quan
hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực - phục tùng” quan hệ bất bình
đẳng về ý chí giữa các bên tham gia. Chủ thể đặc biệt (cơ quan Nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền …) tham gia quan hệ trên cơ sở quyền lực nhà nước, phải sử
dụng quyền lực nhà nước và chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng
quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Nhưng không vì thế mà trong quan hệ
pháp luật hành chính chỉ một bên mang quyền một bên mang nghĩa vụ mà trong
một quan hệ thì quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược
lại.
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Để tham gia vào quan hệ pháp luật thì phải có người tham gia. Và khi thỏa
mãn những điều kiện nhất định thì họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
Các chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ
pháp lí nhất định và đều hướng tới những lợi ích nhất định.
Môn luật hành chính Việt Nam Bài tập nhóm lần 1
2
Trường Đại Học Luật Hà Nội Nhóm 3 - KT32B - 1
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những người tham gia vào
quan hệ pháp luật hành chính có những quyền và nghĩa vụ luật định và đều
hướng tới trật tự quản lí hành chính. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
rất đa dạng bao gồm có cơ quan nhà nước, các tổ chức (tổ chức xã hội, đơn vị
kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp …), cá nhân, cán
bộ công chức … có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính,
mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan
hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ
thể với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.
3. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ
pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ
thể là khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật
mà họ tham gia.
Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực
pháp luật là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà nhà nước quy
định cho cá nhân hoặc tổ chức. Thông thường, năng lực pháp luật có khi người
đó sinh ra và mất đi khi người đó chết. Đó là thuộc tính không tách rời của mỗi
công dân và nó xuất hiện trên cơ sở pháp luật của mỗi nước.
Yếu tố thứ hai cấu thành nên năng lực chủ thể là năng lực hành vi. Đây là
yếu tố biến động nhất trong cấu thành của năng lực chủ thể. Năng lực hành vi là
khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà bởi khả năng này họ có thể
tự mình tạo ra và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí đồng thời cũng tự mình
gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định.
Môn luật hành chính Việt Nam Bài tập nhóm lần 1
3
Trường Đại Học Luật Hà Nội Nhóm 3 - KT32B - 1
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tạo thành năng lực chủ thể pháp
luật nên vì thế chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một chủ thể pháp luật
đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì không thể tham gia tích cực vào các quan
hệ pháp luật, tức không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể.
Ngược lại năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi. Không thể có chủ
thể nào của pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi.
Giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi có giới hạn rõ nét khi chủ thể quan
hệ pháp luật là các cá nhân vì trong trường hợp này sự xuất hiện năng lực hành
vi của chủ thể xảy ra muộn hơn so với năng lực pháp luật. Còn đối với chủ thể
pháp luật là các pháp nhân, tổ chức thì ranh giới này khó nhận thấy vì nó xuất
hiện đồng thời khi pháp nhân đó được thành lập.
Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng là khả năng của
các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thế của
quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành
chính là khả năng hưởng và thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng bao gồm năng
lực pháp luật và năng lực hành vi. Nhưng ranh giới giữa chúng rõ ràng trong
trường hợp chủ thể là cá nhân. Còn trong trường hợp chủ thể là cơ quan nhà
nước, cán bộ công chức, tổ chức thì năng lực pháp luậtt và năng lực hành vi khó
phân biệt được. Thường thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ
thể này xuất hiện và chấm dứt đồng thời.
II. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính:
Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể quan hệ đó.
Môn luật hành chính Việt Nam Bài tập nhóm lần 1
4
Trường Đại Học Luật Hà Nội Nhóm 3 - KT32B - 1
Tùy thuộc vào tư cách của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân, mà năng
lực chủ thể của họ có những điểm khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và
các yếu tố chi phối.
1. Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước:
Cơ quan nhà nước là bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước, được thành lập
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định.
Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được
thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Đã là cơ quan nhà nước khi nó
ra đời tất yếu là đã có năng lực pháp luật bằng chứng là ở việc nhà nước cho
phép thành lập và đặc biệt hơn nữa đó là cơ quan đó được nhân danh Nhà nước
được sử dụng quyền lực Nhà nước để hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của
mình. Mỗi cơ quan nhà nước ra đời nó thực hiện một chức năng nhiệm vụ cụ thể
do pháp luật quy định. Điều đó cũng có nghĩa là nó phải có những điều kiện khả
năng để thực hiện chức năng của mình tức là phải đủ năng lực hành vì và năng
lực hành vi trong trường hợp này xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật được
thể hiện trong quyết định thành lập cơ quan nhà nước đó.
Mặc dù các cơ quan Nhà nước có thể được thành lập không có chức năng
quản lý hành chính Nhà nước nhưng khi nó có quyết định được thành lập thì
năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính của nó mặc nhiên phát sinh.
Bởi lẽ tuy hoạt động quản lý hành chính không phải là chức năng của nó nhưng
hoạt động quản lý hành chính không thể thiếu trong quá trình hoạt động của cơ
quan nhà nước. Đặc biệt là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong quá
trình củng cố, xây dựng chế độ công tác nội bộ của cơ quan (nhóm đối tượng
điều chỉnh thứ hai của luật hành chính). Do vậy, pháp luật không cần quy định
hoạt động quản lý của cơ quan này nhưng cơ quan đó sẽ tự thỏa mãn yêu cầu về
năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính ngay khi thành lập.
Môn luật hành chính Việt Nam Bài tập nhóm lần 1
5