Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

NCKHSPUD Nâng cao kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ bài tập thực hành Địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.54 KB, 23 trang )

NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I.Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Quỳnh Nga
Sinh ngày: 25 /02 / 1981
Đơn vị: Trường TH& THCS Văn Phong.
II.Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
“ Nâng cao kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ bài tập thực hành Địa lí 9”
III.Cam kết:
Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này là sản phẩm của
cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ đề
tài, tôi xin chịu trách nhiệm trước Cấp trên về tính trung thực của bản cam kết này.
Văn Phong, ngày 6 tháng 02 năm 2013
Người cam kết.

Phạm Thị Quỳnh Nga
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
1
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
CAM KẾT 1
MỤC LỤC 2
I. TÊN ĐỀ TÀI 3
II. TÊN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC 3
III. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3
IV. GIỚI THIỆU 4
V. PHƯƠNG PHÁP 6
1. Khách thể nghiên cứu


2. Thiết kế
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường
VI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 9
1. Phân tích dữ liệu
2. Bàn luận kết quả
VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 11
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
IX. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 13
I. TÊN ĐỀ TÀI :
“ Nâng cao kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ bài tập thực hành Địa lí 9 thông
qua việc ứng dụng Công nghệ thông tin, sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học”
II. TÊN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
2
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Người nghiên cứu: Phạm Thị Quỳnh Nga - Giáo viên trường TH&THCS Văn Phong
III. TÓM TẮT
Trong việc dạy học Địa lí theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, việc rèn
luyện kỹ năng địa lí cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu được cho mỗi bài
học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy và học Địa lí ở các cấp học đặc
biệt là cấp Trung học cơ sở (THCS ). Việc rèn luyện kỹ năng địa lí tốt cho các em giúp
học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, hiểu bài sâu hơn, phát huy được trí lực, sự sáng
tạo và hình thành phương pháp học tập bộ môn tốt hơn. Vì vậy, việc rèn luyện những kĩ
năng địa lí là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kĩ năng cho việc
tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất nhiều kĩ năng cơ bản cần phải luyện cho học
sinh trong quá trình dạy môn Địa lí 9 và một trong những kỹ năng quan trọng đó là “Kĩ

năng vẽ biểu đồ ”. Đây là kĩ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lí nói chung và Địa lí
9 nói riêng, nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được về đặc điểm của một đối
tượng địa lí: cơ cấu, tình hình phát triển… Đây cũng là nội dung được thực hiện nhiều
trong các tiết thực hành. Trong thực tế, đa số học sinh chưa thành thạo kĩ năng nhận biết
dạng và vẽ đúng biểu đồ, phần lớn học sinh lúng túng trong cách nhận dạng biểu đồ.
Với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, tôi xin mạnh
dạn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ Địa lí 9”
Trong nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề cụ thể mà
bản thân đã áp dụng thành công trong việc giảng dạy những năm học vừa qua, và được
kiểm nghiệm rõ hơn trong năm học 2012-2013.
IV. GIỚI THIỆU
1.Hiện trạng:
Một nhà Địa lí học nổi tiếng đã nói: “Khi biểu đồ là đối tượng học tập thì kiến
thức, kỹ năng biểu đồ là mục đích. Còn khi biểu đồ là nguồn tri thức thì kiến thức và kỹ
năng biểu đồ trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức địa lí mới trên biểu đồ”.
Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một
hiện tượng( như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…), mối tương quan về độ
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
3
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
lớn giữa các đại lượng (như so sánh sản lượng về độ lớn giữa các đại lượng(như so sánh
về sản lượng lương thực của các vùng…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể(ví
dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế)…Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại
biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu
đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ ( thể
hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu). Sau đó, căn
cứ vào chủ đề đã được xác định lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan
làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú học tập. Trong dạy
học Địa lí , việc yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ là một nội dung không thể thiếu được khi

làm các bài tập và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em hình thành được các kĩ
năng, hiểu rõ được được công dụng của từng loại biểu đồ và từ đó nắm vững cách phân
tích , khai thác những tri thức Địa lí.
Trong chương trình Địa lí lớp 9 thì số lượng biểu đồ, được đưa vào với nội dung
rất lớn. Mục đích là từ số liệu thống kê, biểu đồ học sinh đưa ra được kiến thức cần lĩnh
hội .Và phải từ bảng số liệu học sinh nhận dạng được các loại biểu đồ và chọn dạng
biểu đồ thích hợp để vẽ với nội dung kiến thức.
Qua việc thăm lớp, dự giờ của một số đồng nghiệp cùng chuyên môn ở một số
trường trên huyện đảo cho thấy, trong các tiết dạy thực hành giáo viên mới chỉ dừng lại
ở việc tổ chức cho học sinh thực hiện theo đúng trình tự của tiết thực hành, còn chưa
chú ý đến việc xây dựng và tổ chức cho các tiết thực hành sao đạt hiệu quả cao nhất, và
khi tổ chức các tiết thực hành như vậy người giáo viên rất vất vả trong việc tổ chức,
giám sát, giúp đỡ học sinh, còn học sinh thì phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên, chính vì
điều này đôi khi tạo cho học sinh tính ỷ lại, và một thực tế nữa là việc đánh giá kết quả
thực hành của học sinh chủ yếu đến từ giáo viên (đánh giá một chiều).
Để thay đổi hiện trạng trên, cụ thể là ở trong các tiết dạy thực hành môn Địa lí 9
tôi đã sử dụng Tư liệu điện tử trong việc thay đổi phương pháp dạy học mới (dạy học có
sử dụng Tư liệu điện tử) thay cho hình thức tổ chức dạy học truyền thống (dạy học
không sử dụng Tư liệu điện tử).
2. Giải pháp thay thế:
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
4
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Với sự hỗ trợ của CNTT đã tạo cho người giáo viên có cơ hội thay đổi về
phương pháp dạy, hình thức tổ chức dạy học và ở trong mỗi tiết học khi có sự hỗ trợ của
CNTT, sử dụng TLĐT người giáo viên chỉ cần đưa ra các yêu cầu của tiết thực hành sau
đó thực hiện toàn bộ hoạt động dạy học.
Qua bài giảng tôi đã đưa vào một số các kĩ năng nhận dạng và kĩ năng vẽ cần
thiết cho mỗi kiểu loại biểu đồ(có phụ lục kèm theo).
Trong giờ thực hành tôi chú trọng rèn cho học sinh các kĩ năng cần thiết khi là

các bài tập vẽ biểu đồ.( Có phụ lục kèm theo)
Thông thường gồm 4 bước sau:
Bước 1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài thập.
VD: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế nước ta.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công
việc cụ thể thùy thộc vào nội dung bài tập.
VD: Phải xử lý số liệu thích hợp trước khi vẽ biểu đồ, chọn biểu đồ thích hợp với
chuỗi số liệu, các buwocs cần thiết khi vẽ một dạng biểu đồ cụ thể.
Bước 3: Học sinh thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Làm thế nào để học sinh có kĩ năng nhận dạng, vẽ một số biểu đồ trong bài tập
thực hành Địa lí 9 ?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Tư liệu điện tử trong dạy học để nâng
cao kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ bài tập thực hành Địa lí 9.
V. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Hai lớp được tham gia nghiên cứu là lớp 9 Trường TH&THCS Văn Phong và
Lớp 9 Trường TH&THCS Nghĩa Lộ có nhiều điểm tương đồng nhau về giới tính, trình
độ. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tình và trình độ của học sinh hai lớp 9(VP) và 9(NL)
Lớp
Số học sinh các nhóm Học lực
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
5
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém
Lớp 9(NL) 24 10 14 02 14 06 2 0
Lớp 9(VP) 24 10 14 02 15 06 1 0

Đây là kết quả học tập về học lực xếp loại cả năm của lớp thực nghiệm (9- VP),
lớp đối chứng (9- NL) ở năm học 2011 – 2012 .
2. Thiết kế
Để tiến hành công tác nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng Tư liệu
điện tử trong bài thực hành Địa lí 9.
Tôi đã dùng Bài kiểm tra trước tác động là Bài thực hành Tiết 10-Bài 10: Thực
hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng theo các
loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm.
Bài kiểm tra sau tác động là Bài thực hành Tiết 16-Bài 16: Thực hành vẽ biểu
đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế.
Qua bài kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi
dùng phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai lớp trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,0 6,3
p = 0,182
P = 0,182 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương:
Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Nhóm Kiểm tra trước tác
động
Tác động Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm O1
Dạy học có sử dụng Tư
liệu điện tử

O3
Đối chứng O2
Dạy học không sử dụng
Tư liệu điện tử
O4
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
6
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Ở thiết kế này tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
Để tiến hành kiểm chứng tính hiệu qủa của bài giảng trong dạy học thực hành
môn Địa lí 9, tôi đã tiến hành giảng dạy ở một số nội dung bài dạy với cùng một nội
dung như nhau nhưng giảng dạy bằng hai phương pháp khác nhau:
- Ở lớp đối chứng tôi thiết kế bài Thực hành không sử dụng Tư liệu điện tử, quá
trình dạy học chuẩn bị như bình thường .
- Ở lớp thực nghiệm tôi thiết kế bài Thực hành sử dụng Tư liệu điện tử, có sự hỗ
trợ của CNTT.
* Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm tôi vẫn thực hiện theo kế hoạch dạy học nhà
trường, kế hoạch dạy học bộ môn, theo phân phối chương trình và thời khoá biểu để
đảm bảo tính khách quan:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thời gian Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy
21/9/2012 Địa lí 9 10
Thực hành: Vẽ và phân tích
biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu
diện tích gieo trồng các loại cây,
sự tăng trưởng đàn gia súc, gia
cầm.

12/10/2012
Địa lí 9
16
Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay
đổi cơ cấu kinh tế.
9/11/2012 Địa lí 9 24
Thực hành: Vẽ và phân tích
biểu đồ về mối quan hệ giữa dân
số, sản lượng lương thực và
bình quân theo đầu người.
1/02/2013
Địa lí 9
38 Thực hành : Phân tích một số
ngành công nghiệp trọng điểm ở
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
7
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Đông Nam Bộ.
4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là Bài thực hành Tiết 10-Bài 10: Thực hành Vẽ và
phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng theo các loại cây, sự
tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm.
Bài kiểm tra sau tác động là Bài thực hành Tiết 38- Bài 34: Phân tích một số
ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi dạy xong các bài dạy trên, tôi đã tiến hành thu bài thực hành và tiến hành
công tác chấm bài.
VI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
B ng 5: So sánh i m trung bình b i ki m tra sau tác ngả đ ể à ể độ

Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 7,17 8,13
Độ lệch chuẩn 0,87 0,74
Giá trị P của T- Test 0,00008
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,1
Với kết qủa như trên đã chứng minh rằng kết quả hai lớp trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch giữa ĐTB bằng T – Test cho kết quả P =
0,00008, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB lớp thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
8
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
1,1
87,0
17,713,8
=

=SMD
. Điều đó cho thấy mức
độ ảnh hưởng của việc sử dụng Tư liệu điện tử trong bài thực hành có tác động đến kết
quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Với kết quả trên giả thuyết của đề tài nghiên cứu đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình =
8,13, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 7,17. Độ
chênh lệch điểm số của hai nhóm là 0,96, điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp
đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung
bình cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 1,1. Điều này có ý
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T – Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp
là p = 0.00008 < 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
9
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
* Hạn chế
Với việc sử dụng TLĐT trong dạy học ở tiết thực hành Địa lí 9 là rất hiệu quả,
nhưng để sử dụng được đòi hỏi người dạy phải biết sử dụng CNTT, biết thiết kế bài
giảng sao cho sinh động, hấp dẫn, phát huy được trí lực, tính tự giác, tích cực của học
sinh.
VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đa số học các tiết học thực hành về vẽ biểu đồ, học sinh đều có hứng thú tham gia
học tập tốt, bởi những giờ học này không nặng về kiến thức lý thuyết, mà chủ yếu rèn
luyện cho học sinh kỹ năng thực hành. Thông qua những bài thực hành về vẽ biểu đồ
học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí đó học, thấy được
xu hướng phát triển cũng như biết so sánh, phân tích đánh giá được sự phát triển của các
sự vật, hiện tượng địa lý đó học. Đó cũng là một biện pháp rất tốt để các em ghi nhớ,
củng cố kiến thức bài học cho mình.
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
10
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Thông qua các bài tập thực hành về vẽ biểu đồ học sinh cũng có cơ hội để thể hiện
khả năng của mình, các em không chỉ biết ghi nhớ, củng cố kiến thức lý thuyết đó học
mà còn biết mô hình hóa các kiến thức đó thông qua các bài tập biểu đồ.
Bản thân người giáo viên giảng dạy môn địa lý khi thiết kế những bài tập thực
hành về vẽ biểu đồ cho học sinh cũng nhẹ nhàng hơn, bởi không nặng nề về nội dung

kiến thức lý thuyết mà chủ yếu đi sâu về các bước tiến hành, dẫn dắt học sinh các thao
tác để các em hoàn thành được bài tập của mình.
Thông qua các bài thực hành về vẽ biểu đồ, giáo viên có cơ hội để đánh giá về việc
rèn luyện kỹ năng địa lí của học sinh, phát hiện ra những học sinh có kỹ năng thực hiện
tốt hoặc thực hiện còn yếu để kịp thời có biện pháp điều chỉnh khắc phục nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn này.
2. Khuyến nghị
Giáo viên cần quan tâm và thực sự để tâm vào mỗi bài dạy và trong các bài tập về
vẽ biểu đồ, cần phải thực hiện tốt các bước hướng dẫn, người học sinh phải thực hiện
tích cực chủ động theo các bước của người thầy thì chắc chắn bài tập sẽ đạt kết quả cao.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS - Phạm Thu
Phương (chủ biên)
2- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí - Bộ Giáo dục và
Đào Tạo.
3- Tuyển chọn những bài luyện thực hành kĩ năng môn Địa lí - Đỗ Ngọc Tiến- Phí
Công Việt.
4- Hướng dẫn học và ôn tập Địa lí THCS - Đặng Văn Đức.
5. Website bachkim.vn
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
11
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
6. Website Khoa Địa lí Trường Đại Học Hà Nội.

IX. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 1. KĨ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN
1. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ:
Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để
vẽ biểu hiện nhiều chủ thể khác nhau. Nếu đề ra yêu cầu vẽ cụ thể biểu đồ gì thì chỉ cần
đọc kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện đúng yêu cầu.

Đối với đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ biểu đồ gì mà chỉ yêu cầu vẽ dạng thích
hợp nhất thì cần phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện. Đây là dạng đề khó nên
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
12
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
học sinh muốn làm được cần có phương pháp phân tích để nhận dạng thích hợp. Để
nhận được dạng biểu đồ học sinh cần đọc kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý, một số
yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định đúng dạng cần vẽ, cụ thể:
a. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình tròn:
- Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của mọt tổng thể và qui mô của đối
tượng cần trình bày. Chỉ được thực hiện khi giá trị tính của các đại lượng được tính
bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ :Cơ cấu, qui mô, tỉ trọng, tỉ lệ.
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam.
b. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình cột:
- Dạng biểu đồ này sử dụng để chỉ khác biệt về qui mô khối lượng của một hay một số
đối tượng địa lý hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản
lượng, số lượng.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của 1 số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ biểu
đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, than…) của một số địa phương qua một số năm.
c. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường - đồ thị:
- Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trính phát
triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Tốc độ tăng trưởng, tốc độ
phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình
phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển.
d. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ miền:
- Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu này thể hiện được cả cơ cấu và
động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình

vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu và có nhiều mốc thời
gian ( từ 4 mốc thời gian trở lên ).
2. Kĩ năng vẽ biểu đồ:
a. Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn:
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
13
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như; tỉ đồng, triệu người…
thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: % ).
- Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để đảm
bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ.
- Bước 3: Chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành
phần theo trong đề ra.
Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 360
0
tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với
3,6
0
trên hình tròn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo
chiều quay của kim đồng hồ.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ phải ngay ngắn,
rõ ràng không nghiêng ngã; lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ nên ghi ở bên dưới
biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên, sau đó ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990 2002
Tổng số

Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
9040,0
6474,6
1199,3
1366,1
12831,4
8320,3
2337,3
2173,8
Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm
1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xử lý số liệu:
Năm
Các nhóm cây
1990 2002
Tổng số 100% 100%
Cây lương thục 71,6% 64,8%
Cây công nghiệp 13,3% 18,2%
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1% 17%
Giáo viên hướng dẫn: 100%= 360
0
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
14
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
1%= =3,6
0
1%= 3,6
0

Năm 1990: 71,6%x 3,6
0
= 257,8
0
Năm 2002: 64,8% x 3,6
0
= 233,3
0
13,3%x 3,6
0
= 47,9
0
18,2% x 3,6
0
= 65,5
0
15,1% x 3,6
0
= 54,3
0
17% x 3,6
0
= 61,2
0
- Bước 2: : Xác định bán kính của hình tròn năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ
năm 2002 có bán kính là 24mm
- Bước 3 và 4:

Năm 1990 Năm 2002
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 1990 và 2002

NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
15
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
b. Kĩ năng vẽ biểu đồ cột:
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc cho cân đối giữa hai trục.
+ Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mũi tên, có mốc ghi cao
hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số( nghìn tấn, tỉ đồng ) và phải
cách đều nhau.
+ Trục hoành (trục ngang) thể hiện các năm hoặc đối tượng khác: có mũi tên và ghi rõ
danh số. Nếu trục ngang thể hiện năm thì chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời
gian ghi trong bảng số liệu.
- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của trục
đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật.
- Bước 3:
+ Vẽ theo đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao hoặc ngược lại,
trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại.
+ Không nên vạch 3 chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm rà,
cột bị cắt thành nhiều khúc không có thẩm mỹ.
+ Cột đầu tiên phải cắt trục từ 1 đến 2 ô vở.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: ghi các số liệu tương ứng vào các cột, vẽ ký hiệu và lập
bản chú giải, ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Dựa vào bảng 26.3
Các tỉnh,
thành phố
Đà
Nẵng
Quảng
Ngãi
Quảng

Ngãi
Bình
Định
Phú
Yên
Khánh
Hòa
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Diện tích
(nghìn ha)
0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9
Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
16
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (2002)
* Một số dạng biểu đồ cột thường gặp: Biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ
cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại: cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại
lượng), biểu đồ thanh ngang.
Lưu ý: Trong biểu đồ các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải
bằng nhau. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách giữa các cột bằng nhau hoặc
cách nhau theo đúng tỉ lệ. Ở dạng này thì việc thể hiện độ cao cuả các cột là điều quan
trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy sự khác biệt về quy mô số lượng giữa các năm hoặc đối
tượng cần thể hiện.
c. Kĩ năng vẽ biểu đồ đường - đồ thị:

Các bước tiến hành:
- Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ, chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác.
+ Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mũi tên, có mốc ghi cao
hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số (nghìn tấn, tỉ đồng )
+ Trục hoành (trục ngang) thể hiện năm và chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời
gian ghi trong bảng số liệu.
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
17
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của trục
đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật.
- Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu
toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý
đến tỉ lệ (cần đúng với tỉ lệ cho trước ). Thời điểm năm đầu tiên nằm dưới chân trục
đứng.
- Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi số liệu vào biểu đồ, chú giải, ghi tên biểu đồ.)
Ví dụ: Dựa vào bảng 22.1
Tiêu chí Năm 1995 1998 2000 2002
Dân số 100 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực 100 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người 100 113,8 121,8 121,2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương
thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
* Lưu ý:
- Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí
hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.
- Nếu phải nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì
phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
18

NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
liệu tinh (số liệu tương đối - với cùng đơn vị thống nhất là: %). Ta thường lấy số liệu
năm đầu tiên ứng với 100%, số liệu các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên.
d. Kĩ năng vẽ biểu đồ miền:
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xử lý số liệu. (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, triệu
người… thì ta phải chuyển sang số liệu tương đối là % ).
- Bước 2:
+ Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật. Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ %, cạnh ngang thể hiện
khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (khoảng cách các năm phải
tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu.)
+ Quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm (để tiện cho đo
vẽ).
- Bước 3: Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu. Năm đầu tiên phải sát với cạnh đứng.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ. (Tương tự như cách vẽ biểu đồ hình tròn ).
Ví dụ: Cho b ng s li u 16.1: C c u GDP c a n c ta th i kì 1991- 2002 (%)ả ố ệ ơ ấ ủ ướ ờ
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
100,0
40,5
23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0

27,2
28,2
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0
25,4
34,5
40,1
100,
0
23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
19
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
PHỤ LỤC 2. Đo lường(File đính kèm)
BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM
Stt Họ và tên
Điểm kiểm tra
trước tác động
điểm kiểm tra

sau tác động
1.
Lê Thu Hạnh 8 9
2.
Đặng Quốc Hùng 6 7
3.
Phạm Thị Kim Huyền 7 9
4.
Đặng Thị Huyền 7 8
5.
Đoàn Thị Huyền 6 8
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
20
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
6.
Nguyễn Thị Thu Huyền 7 9
7.
Phạm Thu Lệ 6 8
8.
Nguyễn Thị Diệu Linh 6 7
9.
Phạm Thị Linh 7 8
10.
Lê Đoàn Tuấn Long 6 8
11.
Lê Thắng Lợi 4 6
12.
Dương Minh Quang 7 9
13.
Nguyễn Tiến Quang 7 9

14.
Hoàng Trường Sinh 5 8
15.
Lê Xuân Sơn 7 9
16.
Bùi Trắc Tiến 7 8
17.
Đỗ Thị Thanh Tuyền 6 8
18.
Trần Văn Thanh 5 8
19.
Phạm Văn Thành 6 8
20.
Bùi Thị Phương Thảo 7 8
21.
Đoàn Thị Phương Thảo 7 8
22.
Đoàn Thị Mai Thương 7 9
23.
Đàm Thị Thanh Thương 5 8
24.
Phạm Thương Thương 6 8
BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG
Stt Họ và tên
Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm
tra sau tác
động
1.

Lương Thục Anh 6 8
2.
Phạm Trang Anh 5 6
3.
Phạm Văn Cao 4 6
4.
Lê Quang Duy 7 7
5.
Lê Trung Hiếu 6 6
6.
Vũ Thị Huệ 5 8
7.
Bùi Thị Hương 7 7
8.
Vũ Lan Hương 7 7
9.
Đinh Ngọc Khánh 6 6
10.
Lê Xuân Khánh 6 8
11.
Phạm Duy Khánh 5 6
12.
Đinh Thị Thùy Linh 6 8
13.
Lê Thị Thảo Nguyên 6 8
14.
Nguyễn Thị Hà Phương 7 8
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
21
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013

15.
Phạm Thư Phương 5 7
16.
Nguyễn Ngọc Quý 6 7
17.
Đinh Thị Phương Thảo 7 8
18.
Lê Thị Nguyên Thảo 7 8
19.
Nguyễn Phương Thảo 6 8
20.
Phạm Đức Thắng 6 7
21.
Lương Hà Thu 6 8
22.
Phạm Quang Tuấn 6 6
23.
Phạm Thị Huyền Trang 6 6
24.
Phạm Hồng Văn 6 8
PHỤ LỤC 3. Bài giảng(File đính kèm)
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
Điểm thống nhất : …………… điểm
Xếp Loại :
Văn Phong, ngày …… tháng năm 2012
T/M HĐKH
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỤM THCS ĐÔN LƯƠNG

Điểm thống nhất : …………… điểm
Xếp Loại :


Đôn Lương , ngày …… tháng ……. năm 2012

T/M HĐKH
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO CÁT HẢI

NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
22
NCKHSPƯD MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012-2013
Điểm thống nhất : …………… điểm
Xếp Loại :

Cát Hải , ngày …… tháng ……. năm 2012

T/M HĐKH
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ QUỲNH NGA TRƯỜNG TH&THCS VĂN PHONG
23

×