Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Áp dụng các thủ thuật trong dạy nghe Tiếng Anh ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235 KB, 11 trang )

¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành một môn học quan trọng trong các trường
phổ thông. Biết được tiếng Anh đã là điều khó, để hiểu sâu sắc và vận dụng nó
như một công cụ giao tiếp, phục vụ cho mục đích của chúng ta trong thời đại
thông tin khoa học công nghệ là điều khó hơn. Điều đó đòi hỏi người học phải
cố gắng, nỗ lực thường xuyên và sự cố gắng đó phải được duy trì liên tục. Người
thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học nhưng vẫn phải đảm bảo
chất lượng và nội dung kiến thức cơ bản, đồng thời phải tìm ra những biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng chung.
Phương pháp giảng dạy hiện nay là phát huy tính tích cực, sáng tạo của học
sinh theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức
là yêu cầu quan trọng. Trong dạy học ngoại ngữ thì giao tiếp là phương hướng
chủ đạo, hành động lời nói là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp (bằng ngoại
ngữ) vừa là mục đích, vừa là phương tiện dạy học (dạy tiếng trong giao tiếp,
bằng giao tiếp và để giao tiếp) phương pháp dạy học này sẽ phát huy tốt vai trò
chủ thể, tích cực, chủ động của học sinh trong việc rèn những kỹ năng ngoại ngữ
và sử dụng ngoại ngữ.
Vì vậy trong dạy và học ngoại ngữ chúng ta phải tập trung vào các kỹ năng
về ngôn ngữ (nghe - nói - đọc - viết). Trong thực tế nghe là một trong những kỹ
năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Để dạy kỹ
năng nghe có hiệu quả giáo viên cần áp dụng các thủ thuật dạy nghe sao cho
thích hợp mỗi bài giảng.
Là một giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh ở cấp THCS, năm học 2008 -
2009 tôi xin đưa ra ý kiến về việc áp dụng các thủ thuật trong dạy nghe
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 1
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
B. NỘI DUNG
Giống như kỹ năng đọc, kỹ năng nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ, song
nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói, có những đặc


điểm khác với văn bản viết.
Khi người ta nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như
viết; ý hay được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp.
Người nói hay nói tắt, nói láy, ngập ngừng. Khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe
được một lần; còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản.
Với những đặc điểm khác nhau trên, khi dạy nghe, ngoài những thủ thuật
chung có thể áp dụng cho các kỹ năng tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ
thuật đặc thù cho các hoạt động nghe của học sinh.
I. CÁC HOẠT ĐỘNG NGHE
1. Nghe trong cuộc sống hàng ngày.
Trong cuộc sống hàng ngày, có hai cách nghe chính :
a. Nghe không tập trung : là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí,
như khi ta nghe đài, xem truyền hình mà vẫn có thể tiến hành đồng thời một
công việc khác.
b. Nghe có tập trung : là các hoạt động nghe có chủ ý, muốn nắm bắt một
nội dung thông tin nào đấy. Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các
chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe giảng bài v.v Trong trường hợp này người
nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho chủ ý của
mình. Người nghe thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp người nghe
hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy thường nắm bắt được
vấn đề một cách có hiệu quả hơn.
2. Nghe trong môi trường học tiếng.
Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập
trung, và nhằm phát triển các kỹ năng nghe khác nhau. Có những loại nghe chính
trong việc học ngoại ngữ như sau :
- Nghe ý chính.
- Nghe để tìm những thông tin cần thiết.
- Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
- Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
- Nghe chi tiết (cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ).

Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 2
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
II. CÁCH TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG NGHE.
1. Giúp học sinh nghe có hiệu quả.
Trong thực tế, nghe vẫn là một kỹ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện
nay. Để khắc phục những khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng
những biện pháp sau :
- Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe ; giải thích các
khái niệm nếu cần thiết ;
- Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe ;
- Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe
- Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe ;
- Chia quá trình nghe thành từng bước, ví dụ :
. Lần nghe thứ nhất : nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý,
. Lần nghe thứ hai : nghe chi tiết hơn v.v
- Nếu bài dài, chia bài nghe thành từng đoạn ngắn để cho học sinh nghe, có
những yêu cầu nghe cụ thể khác nhau.
2. Đoán trước điều sắp nghe (Predicting)
Một trong những kỹ năng cần thiết khi nghe là khả năng đoán được điều sắp
được nghe. Vì vậy, khi cho học sinh luyện nghe, giáo viên nên cho học sinh đoán
những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Có thể tiến hành hoạt động
này với các bài nghe có cốt câu truyện hoặc một bài hội thoại. Ví dụ, khi nghe
một bài hội thoại, giáo viên có thể dừng lại sau một câu nói của một nhân vật
trong bài hội thoại và hỏi học sinh xem nhân vật kia sẽ đáp lại như thế nào - sẽ
ứng xử ra sao - có đồng ý hay không v.v
Khi cho học sinh nghe một câu chuyện, giáo viên cũng có thể dùng thủ
thuật tương tự, dừng lại ở những đoạn phù hợp và hỏi những câu hỏi như : Điều
gì sẽ xảy ra tiếp theo đó ? Tại sao X lại hành động như vậy ? Tại sao câu chuyện
lại diễn biến như vậy ? Liệu kết cục có như vậy không ? v.v trước khi cho nghe

tiếp câu chuyện.
Ví dụ : trong bài nghe sau, giáo viên có thể dừng ở một số chỗ để cho học
sinh đoán :
Early this morning an airliner with 300 passengers left London for
Australia. But only ten minutes after take - off, it had to turn back. (What
happened ? Why did it turn back ?).
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 3
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
In a terrifying storm, lightning struck the airliner at least three times. (Did it
cause any damage ? What could happen ?)
One of the petrol tanks caught fire. (Was the airliner in danger ? Did the
airliner catch fire ? Could the airliner land safely ?
But somehow the pilot landed the plane safely. Later in the programme we
talk to him and to two of the passengers.
3. Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe.
Đây là thủ thuật tương tự áp dụng cho kỹ năng đọc hiểu : trước khi nghe /
đọc, giáo viên khai thác gợi ý những gì học sinh đã biết về nội dung vấn đề sẽ
nghe / đọc, những gì chưa rõ, những gì không biết. Sau đó nghe, liên hệ những
kiến thức đã biết với những nội dung vừa nghe.
Ví dụ : Khi tiến hành một bài nghe về London, giáo viên sẽ hỏi, gợi ý
những điều học sinh đã biết về London, rồi ra yêu cầu hoặc các câu hỏi để học
sinh nghe, tìm câu trả lời, tương tự như các loại bài tập ở phần các hoạt động
trước khi đọc.
4. Nghe lấy thông tin cần thiết.
Như đã đề cập, khi tiến hành hoạt động nghe, giáo viên nhất thiết phải soạn
ra các yêu cầu, nhiệm vụ nghe, tập trung vào những nội dung chủ yếu, quan
trọng để cho việc nghe có mục đích cụ thể.
Các hình thức nhiệm vụ, yêu cầu rất đa dạng, có thể là dạng trả lời câu hỏi
hay dạng điền vào bảng, biểu.

Ví dụ 1: Listen and check the weather words and temperatures you hear.
Today's weather : cold, cool, dry, raining, drizzle
Temperature (
o
C) : 0 2 4 6 8 10
Outlook for tomorrow : foggy cloudy sunny windy
Temperature (
o
C) : 0 2 4 6 8 10
Bài nghe :
Good afternoon from the Weather Centre.
This is the report on the weather for today at 14.00 hours. It is cool and
mainly dry but with some drizzle in places. There is a ground temperature of 4
o
Celsius. The outlook for tomorrow. Temperatures will fall about 2 Celsius. The
day will be mainly cloudy but with some sunny periods. Thank you for calling
the weather line.
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 4
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
Chú ý : Các từ mới có trong bài phải được giới thiệu và làm rõ nghĩa trước
khi tiến hành nghe.
Ví dụ 2: Listen and fill in the chart :
You'll hear three people giving advice about visiting their country in the
month of January. Listen and make notes in the chart.
Weather and clothes Things to do Food and drink
1
2
3
Ví dụ : Listen to the interview and check your answers to the true / false

question.
5. Nghe để nắm bắt ý chính (Listen for gist / for main ideas)
Trong nhiều trường hợp, học sinh cần được luyện nghe để hiểu những ý
chính, khái quát của bài mà không cần quan tâm đến chi tiết.
Ví dụ 1: Listen to the interview
1. What is making David gloomy about each place ?
2. Is there a common cause ?
Ví dụ 2:
1. First listen and find this information about the speaker :
- What's her name ?
- Where's she from ?
- Why is she in England ?
2. Listen again and fill in the chart.
What she likes / dislikes about Britain
Likes Dislikes
6. Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo.
Có những hoạt động nghe, thường ở dạng " điền vào bảng, biểu ", nhằm
phục vụ cho một hoạt động giao tiếp tiếp theo đó. Ví dụ, sau khi thực hiện ví dụ
2 ở mục 4 - nghe và điền thông tin vào bảng - học sinh làm tiếp bài tập luyện nói
dựa vào bảng thông tin đó.
1. Can you guess which countries they are talking about ? What helped you ?
2. Which holiday do you think is the most cultural ? Why ?
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 5
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
III. CÁC DẠNG BÀI TẬP NGHE HIỂU.
Các bài tập nghe hiểu có nhiều dạng bài tập tương tự như các bài tập đọc
hiểu. Những bài tập phổ biến là :
- Defining true - false questions.
- Checking [] the correct answer / information

- Matching
- Filling in the chart
- Filling in the gap
- Answering comprehensive questions
IV. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT
ĐỘNG NGHE
Để cho hoạt động nghe đạt được mục đích như mong muốn, giáo viên cần
thực hiện một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành một bài nghe như sau :
1. Dẫn dắt trước khi nghe (lead - in)
Như đã đề cập ở trên, khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ
định, hướng sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung
nào khi nghe. Vì vậy khi dạy nghe, giáo viên cũng cần tạo ra những "chủ định"
để học sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước
khi nghe như :
- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống.
- Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe.
- Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải
nghe hiểu v.v
2. Ra các yêu cầu, nhiệm vụ cho bài nghe (listening tasks)
Các hoạt động nghe nhất thiết phải có định hướng qua các " yêu cầu, nhiệm
vụ " do giáo viên soạn ra cho học sinh thực hiện. Các " yêu cầu, nhiệm vụ " này
có thể là một hay nhiều trong số những dạng bài tập nghe như đã liệt kê ở mục
III.
3. Tiến hành bài nghe theo 3 giai đoạn : Trước khi nghe, trong khi nghe và
sau khi nghe, tương tự như cách tiến hành bài đọc hiểu.
4. Sử dụng giáo cụ trực quan : Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc
dùng tranh ảnh minh hoạ kèm theo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ
ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. Ngoài ra tranh ảnh còn là phương tiện để
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn

Trang 6
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh (ví dụ: nghe và xác định tranh có liên
quan; nghe và sắp xếp tranh theo trình tự v.v )
5. Đảm bảo chất lượng mẫu nghe : Nếu các hoạt động nghe được tiến
hành qua băng cassette, đài, TV v.v thì những phương tiện đó phải luôn được
bảo đảm ở tình trạng ổn định tốt, đảm bảo được chất lượng tiếng, tạo điều kiện
cho học sinh nghe được mẫu chuẩn, không bị méo mó vì kỹ thuật thuần tuý.
Nếu giáo viên đọc cho học sinh nghe, cần đọc với tốc độ trung bình, không
chậm quá kể cả với đối tượng học sinh mới học ở giai đoạn đầu để tránh làm ảnh
hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của bài.
V. VẬN DỤNG CÁC THỦ THUẬT TRÊN BÀI DẠY
Unit 12 . A Vacation abroad
Lesson 3 - Listen / P 115
I. Aim: Listening for information about the weather
II. Objectives : Practice in listening to the weather forecast for information
about the weather in big cities in the world.
III. Contents :
Grammar : Future simple tense
Vocab : Weather vocabularies.
IV. Teaching methods : Listening and speaking
V. Teaching aids : Tape, stereo, chart (gap fill)
VI. Time : 45 minutes
VII. Procedure.
Stages T-ss activities Contents
1. Warm up
(3 minutes)
* Brainstorming
- T gets ss to find the
words related to the

weather.
- T collects ss' words and
writes them on the board
Suggested words.
snowy, hot, cold, cool, warm,
humid, foggy, sunny, wet, stormy,
rainy, cloudy
2. Pre-
listening
(10. minutes)
* Chatting
- Tasks ss some questions
to lead in the lesson.
* Suggested questions
1. Do you often listen to
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 7
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
the weather forecast on TV
or on the radio ?
2. What does it often tell
you about ?
3. Do you think it's
necessary to listen to the
weather forecast ? Why ?
or Why not
* Set the scene.
Now you're going to listen
to the weather forecast
about the big cities in the

world. And you have to fill
in the gaps in the table with
the information you hear.
- Tputs the gap-fill table on
the board while one student
delivers worksheets to their
class friends and then gets
ss to read the information
in the table.
City Weather
Temperature
Low High
1. Sydney dry; windy 26
2. Tokyo ; 15
3. London ; cold
4. Bangkok Warm ;
5. New York ; 15
6. Paris ; 10
3. While -
listening
(18 minutes)
- Let ss listen to the tape 2
or 3 times while
completing the table.
- T gets ss to work in pairs
to compare their answers.
- T gets ss to give the
answers.
- T gives feedback and
corrects.

- T gets ss to copy the
answers.
Keys :
1. 20
2. dry ; windy ; 22
3. humid ; -3 ; 7
4. dry ; 24, 32
5. windy ; cloudy ; 8
6. cool ; dry ; 16
4. Post
-listening
(10 minutes)
* Role - play
- T has ss ask and answer
the questions about the
* Example Exchanges :
A: What's the weather like in
Sydney today?
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 8
¸p dông c¸c thñ thuËt trong d¹y nghe
weather and temperature,
using the information in
the table.
- T and a good student
model. Then T writes the
exchanges on the board.
B: It will be dry and windy.
A: What about the temperature ?
B: The low will be 20 and the high

26 degrees
5. Conclusion
(1 minute)
Listening for information
about the weather.
6. Home
work
(2 minutes)
* Write - it - up
- T gets ss to use the
information in the table to
write a weather report,
beginning with
" Here is today's weather forecast
for the international travelers. In
Sydney, it will be dry and
C. KẾT LUẬN CHUNG.
Trên đây là những thủ thuật chủ yếu tôi thường sử dụng để dạy kỹ năng
nghe tiếng Anh cho học sinh và đem lại hiệu quả tối ưu trong điều kiện cho
phép. Tuy nhiên bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính
mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn ./.
Ngày 05 tháng 02 năm 2009
Người viết
§µo ThÞ Yªn
Ngêi viÕt : §µo ThÞ Yªn
Trang 9
áp dụng các thủ thuật trong dạy nghe
Mục lục
Cấu trúc bài viết Trang

A Lý do chọn đề tài 1
B Nội dung 2
I Các hoạt động nghe 2
II Cách tiến hành các hoạt động nghe 3
III Các dạng bài tập nghe hiểu 6
IV
Mt s nguyờn tc c bn khi tin hnh cỏc hot
ng nghe
6
V Vận dụng các thủ thuật trên vào bài dạy 7
C Kết luận chung 9
Tài liệu tham khảo
1. Phơng pháp dạy tiếng Anh trong trờng phổ thông.
2. Một số vấn đề đổi mới phơng pháp dạy học ở trờng THCS.
3. Tiếng Anh sách giáo viên lớp 6, 7, 8, 9.
4. Tài liệu bồi dỡng thờng xuyên cho giáo viên THCS
Ngời viết : Đào Thị Yên
Trang 10
áp dụng các thủ thuật trong dạy nghe
Bản cam kết
I. Tác giả.
Họ và tên : Đào Thị Yên.
Sinh ngày : 14 / 02 / 1978.
Đơn vị công tác : Trờng THCS Cao Minh.
Điện thoại DĐ : 0166.9667958.
II. Sản phẩm :
Tên sản phẩm :
"áp dụng các thủ thuật trong dạy nghe "
III. Cam kết
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá

nhân tôi, nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một hay
toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trớc lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD&ĐT về tính trung thực
của bản cam kết này.
Cao Minh, ngày 06 tháng 02 năm 2009
Ngời cam kết
Đào Thị Yên
Ngời viết : Đào Thị Yên
Trang 11

×