Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
ĐỀ TÀI
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC MỸ THUẬT THÔNG QUA MỘT
SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP, TRÒ CHƠI, KỂ CHUYỆN
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi dân tộc đều có nền nghệ thuật của mình. Nghệ thuật dân tộc nảy sinh
ra từ nhu cầu cuộc sống, phù hợp với môi trường, phong tục tập quán địa
phương, với tâm lý con người đã thấm vào xương máu và trửo thành lẽ sống
của cộng đồng không dễ phai mờ. Vì thế nó có sức sống trường tồn, là niềm tự
hào, là sưc s mạnh của mỗi dân tộc.
Mọi quốc gia đều có ý thức gữi gìn và làm phong phú thêm nền nghệ
thuật dân tộc. ở nước ta "bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống" và "giữ
gìn bản sắc dân tộc " đã được đảng và Nhà nước quan tâm, có Nghị quyết về
"văn hoá nghệ thuật".
Dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông là góp phần tạo dựng môi trường
mỹ thuật cho xã hội, để mọi người hiểu biết, cảm nhận và có ý thức trân trọng,
bảo vệ cái đẹp của thiên nhiên, các tác phẩm, công trình mỹ thuật và phương
thức cái hay, cái đẹp, vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hàng
ngày.
Để học tốt được Mỹ thuật thì GV phải tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ
thuật thông qua một số phương pháp dạy học: kể chuyện, tích hợp môn học
khác.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để đáp ứng nhu cầu môn học và nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học
môn Mĩ thuật "phát triển con người toàn diện, phát triển tư duy, sáng tạo, hình
thành phẩm chất người lao động mới".
Thông qua từng môn học thì tạo hứng thú cho học sinh trong học tập là
điều rất cần thiết để tránh lối "đọc - chép", lấy giáo viên làm trung tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
1
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh trung học cơ sở.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lên lớp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng hợp, phân loại và một số phương pháp khác
5. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh THCS trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
A. PHẦN THỨ I
1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII chỉ rõ "Đổi mới phương pháp dạy học
ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp học với hành, học tập với lao động sản
xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn với nhà trường và xã hội, áp
dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh những
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề".
Vậy muốn học sinh có tư duy sáng tạo thì trong tiết học giáo viên tạo cho
học sinh sự đam mê hứng thú học tập. để có hứng thú học tập giáo viên dạy môn
Mĩ thuật trước hết phải hiểu được ý nghĩa, vai trò của phân môn và trên cơ sửo
đó tích hợp các môn học khác vào bài dạy để học sinh thấy được cái hay, cái thú
vị của môn học này. Vì vậy học sinh mới hứng thú học tập để tìm tòi những tác
phẩm hay, đầy sáng tạo và dí dỏm, thấy đựơc sự ngây thơ, hồn nhiên trong mỗi
nét vẽ của trẻ.
Bàn về vấn đề hứng thú trong học tập nhà duy vật người Pháp K-Hen-ve-
Tuyt đã viết: "Mộ công việc có hứng thú còn tạo điều kiện phát huy, nỗ lực, rèn
luyện thói quen lao động và viết chăm chú". Thật vậy, khi không có hứng thú
con người ta làm việc không có hiệu quả, chán nản. Ngược lại khi có hứng thú
làm việc gì cũng thành công. Với môn Mỹ thuật đây là môn học mới được đưa
vào trường THCS để giảng dạy cho nên vai trò của giáo viên là rất quan trọng.
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
2
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Giáo viên phải biết vận dụng phương pháp giảng dạy tốt, biết vận dụng một số
môn học khác tạo cho các em không khí học tập sôi nổi ngay từ tiết học đầu.
2. Cơ sở thực tiễn
Những thuận lợi, khó khăn cảu giáo viên và học sinh trường THCS
Nguyễn Bỉnh Khiêm:
a) Thuận lợi
- Môn Mỹ thuật mang tính nghệ thuật cao đem lại sự cảm nhận về cái đẹp,
hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho ngườ học, các em được quan sát, được thực
hành nhiều tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh học tập.
- Môn Mỹ thuật đã trở thành môn học chính trong trường THCS
- Giáo viên được đào tạo chính quy, có năng lực, nhiệt tình với bộ môn.
- Phòng giáo dục huyện quan tâm, tạo điều kiện cho môn học mới
- Nhà trường rất quan tâm, bám sát các giờ học, giờ lên lớp, chuyên đề, tổ
chức ngoại khoá dưới mọi hình thức phong phú: vẽ tranh, thi tuyên truyền
b) Khó khăn:
- Mỹ thuật vốn là môn năng khiếu vì thế sẽ không ít học sinh coi nhẹ môn
học này. Khi các em đã không có hứng thú học phân môn này các em sẽ suy
nghĩ đây là môn phụ, học để biết và theo tính chất bắt buộc.
- Là môn học mới được triển khai ở trường THCS nên đội ngũ giáo viên
mỏng, kinh nghiệm giảng dạy chưa cao.
- Đồ dùng học tập còn hạn chế như môn thường thức Mỹ thuật.
- Phụ huuynh chưa thật sự quan tâm, chuẩn bị đồ dùng cho các em còn
thiếu nên giờ học còn bất lợi.
B. PHẦN THỨ II
1. Giải quyết vấn đề:
Dạy Mỹ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo học sinh thành hoạ sĩ
(nghệ sĩ sáng tác) hay những người chuyên làm nghề mỹ thuật. Môn Mỹ thuật ở
trường THCS không đơn giản là vẽ mà lấy hoạt động mỹ thuật để nâng cao tầm
hiểu biết của học sinh về nhiều mặt như: đạo đức, trí tệu, thẩm mỹ
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
3
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Cũng như các môn học khác dạy Mỹ thuật ở trường THCS là dạy học sinh
nhìn ra cái đẹp, tạo ra cái đẹp và cảm thị cái đẹp bằng chính khả năng và sở
thích của mình. Dạy Mỹ thuật ở trường THCS sẽ là khó khi quan niệm về Mỹ
thuật chưa đúng, vì kiến thức chung được dạy cho tât cả nhưng phải làm sao để
mỗi học sinh tạo ra sản phẩm đẹp, không lặp lại bài dạy của giáo viên, không
giống bài của bạn và không nhắc lại chính mình. Có nghĩa là dạy Mỹ thuật, học
Mỹ thuật phải trên cơ sở suy nghĩ, sáng tạo để luôn luôn có cái mới, cái lại, cái
đẹp. Bài vẽ đúng, chính xác của các môn khoa học tự nhiên mà đúng, chính
xác của Mỹ thuật lad như ''nó'' có và đang tồn tại trong không gian theo cách
nhìn , cách nghĩ, cách cảm thị của người vẽ. Tề Bạch Thạch, danh họa Trung
Quốc đã nói một cách bấ hủ về tranh vẽ như sau: "tranh phải vừa thực, vừa hư.
Thực là mị đời, hư quá là dối đời". Có nghĩa là tranh phải "lưng chừng" giữa
thực và hư. Đó là đặc điểm của cách dạy học và học Mỹ thuật.
Song dạy Mỹ thuật như thế nào để học sinh có hứng thú? Ta phải có một
số biện pháp như sau.
2. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp 1:
Trước hết giáo viên hiểu rõ về mục tiêu môn học, hiểu và nắm bắt đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh nói chung và đặc thù của học sinh của từng lớp,
từng độ tuổi nói riêng. Tuỳ từng tiết dạy mà phân phối kết hợp linh hoạt để bài
dạy sôi nổi.
b) Biện pháp 2
Trong bài dạy cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận ra vẻ
đẹp của mẫu vẽ về hình dáng, đường nét, cấu trúc, đậm nhạt, màu sắc để các
em cảm thụ mẫu trước khi vẽ.
Chỉ ra cho học sinh cách bố cục, sắp xếp hình vẽ trên trang giấy, đảm bảo
cho bài vẽ cân đối: cân đối giữa các mảng đặc và khoảng trống nền, giữa trên và
dưới, giữa phải và trái.
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
4
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Dạy học sinh cách suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tìm ra nhiều cách giải quyết
bài tập, cách lựa chọn phương án tối ưu để vẽ bài đẹp mang tính tổng thể bằng
trò chơi ô chữ, trò chơi tích hợp môn học khác.
3. áp dụng vào các bài cụ thể:
Giáo án Mỹ thuật 7:
Bài 26: Thường thức Mỹ thuật
Vài nét về mỹ thuật ý (I-ta-li-a) thời kì phục hưng.
* Mục tiêu bài học:
- Học sinh hiểu đựơc một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kì
phục hưng ý.
- Học sinh có thái độ trân trọng, yêu mến các nền văn hoá nhân loại, trong
đó có mĩ thuật ý thời phục hưng.
* Chuẩn bị:
+ tài liệu tham khảo:
- Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học.
- Lịch sử mỹ thuật thế giới.
- Một số nền mỹ thuật thế giới.
+ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh ảnh về thời kì phục hưng.
Đồ dùng dạy học mỹ thuật 7
- Học sinh: Sưu tầm bài viết, tranh ảnh về thời kì phục hưng.
+ Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm, chơi trò chơi
- Phương pháp trực quan.
* Tiến trình dạy học:
+ Kiểm tra bài cũ: Chọn đáp án đúng cho bài tập sau:
Bài 1: Lịch sử của đất nước Hi Lạp cổ đại
a. Vị trí nằm bên biển Địa Trung Hải
b. Là đất nước kém phát triển trong các nước cổ đại lúc bấy giờ.
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
5
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
c. Có vị trí nằm trên biển Địa Trung Hải, có sự hình thành nhà nước
chiếm hữu nô lệ và điển hình, là quốc gia có thời kì hưng thịnh nhất về nền văn
hoá trong thế giới cổ đại phương tây.
+ Bài mới:
Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng
Hỏi: Em hãy nhắc lại lịch sử của Hi
Lạp la mã thời Cổ đại?
Hỏi: Tại sao thời kì từ thế kỉ thứ V đến
thế kỉ XV coi là thời kì đêm trung cổ?
Hỏi: Theo em hiểu phục hưng là gì?
Nội dung, tính chất thời kì phục hưng.
Hoạt động nhóm:
- GV chia lớp 3 nhóm và phát
phiếu học tập.
Nhóm 1: Nghiên cứu giai đoạn đầu
tiên (thế kỷ XIV )
Nhóm 2: Nghiên cứu giai đoạn thứ hai
(thế kỷ XV )
Nhóm 3: Nghiên cứu giai đoạn thứ ba
(thế kỷ XVI ) với dàn ý như sau:
GĐ đầu
tiên
GĐ thứ
2
GĐ thứ
3
Thời
gian
Trung
tâm NT
Hoạ sĩ
tiêu
* vài nét khái quát về thời kì phục
hưng.
- Phục hưng là khôi phục và làm cho
hưng thịnh hơn nền văn minh, văn hoá
cổ đại Hi Lạp và la mã sau thời gian
dài bị sự thống trị hà khắc độc đoán
của nhà thờ Thiên chúa giáo trung cổ,
thời kì phục hưng là thời kì khoa học -
kĩ thuật, văn học - nghệ thuật phát triển
mạnh đặc biệt là mỹ thuật.
I. Các giai đoạn phát triển của mỹ thuật
thời kì phục hưng.
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
6
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
biểu
của thời
kì này
Xu
hướng
NT
- Giáo viên giới thiệu một số tranh của các hoạ sĩ từng thời kỳ.
* Giáo viên phân tích một số tranh: tranh vòm trần điện Xích-tin.
Năm 1508 Mi-ken-lăng-giơ nhận hợp đồng trang trí toàn bộ vòm trần điện
giáo đường Xích-tin. Đây là công việc khó, đòi hỏi người nghệ sĩ giỏi cả về kiến
trúc lẫn mỹ thuật.
Khung vòm giáo đường rộng khoảng 300
2
, được chia làm 12 ô, các ô khác
nhau bởi các hoạ tiết chạm nổi. Trần nhà cao vút. Việc thi công rất kho khăn, vắt
vả.
Giáo hoàng cho Mi-ken-lăng-giơ tự chọn đề tài kinh thánh để vẽ. Ông
chọn đề tài "Kinh cựu ước". Trong các ô Mi-ken-lăng-giơ đặt những hình tượng
oai vệ và khổng lồ của 9 nhà tiên tri và 5 Xy-bin-lơ, tượng trưng cho thân khải
mang tính thần thánh.
Trải qua hai ngày lao động cực nhọc trên giàn giáo cao, có lần bị rơi từ
trên cao xuống nền nhà, ông không nản lòng. Sau 4 năm trời miệt mài làm việc
ông hoàn thành kiệt tác. Đây là đỉnh cao nghệ thuật hội hoạ của Mi-ken-lăng-giơ
Hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm Mỹ
thuật ý thời kỳ phục hưng
Hỏi: Quan sát tranh trong SGK phân
tích và trả lời câu hỏi sau?
Hỏi: chủ đề sáng tác ở mỹ thuật ý là
gì?
Hỏi: Hình ảnh con người ntn?
II. Một vài đặc điểm ý của mỹ thuật
thời kỳ phục hưng
- trong sáng tác, các học sỹ nhà điêu
khắc khai thác chủ đề tôn giáo, các
nhân vật trong kinh thánh.
- Diễn tả ánh sáng
- Xu hướng nghệ thuật
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
7
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Hỏi: Đường nét, màu xắc
Hỏi: Xu hướng nghệ thuật?
Giáo viên phân tích một số tranh bài
30
Bài tập: Trò chơi ô chữ
Ô 1(8 chữ): Tên tác phẩm nổi tiếng Lê ô na đờ vanh xi về chân dung
người phụ nữ.
Ô 2(7 chữ): "Lễ thăng thiên và gia miện của Đức mẹ " là tác phẩm của
ông- ông là ai?
Ô 3(14 chữ): Đây là thời kỳ khôi phục lại nền hưng thịnh Hi lạp la mã cổ
đại
Ô 4(7 chữ): "Ma-đô-la" là tác phẩm của ông?
Ô 5(7 chữ): Tên hoạ sĩ ở giai đoạn đầu tiên tìm đường cho xu thế thực
hiện mới.
Ô 6(7 chữ): Tác phẩm nổi tiếng của Bôttixenli
Ô 7(4 chữ): Tác phẩm của Ra-pha-en về trường học
Ô 8(1 chữ): Đất nước Y-ta-li-a còn có tên gọi là
M O N A L I D A
T I X E N G
T H O I K I P H U C H U N G
R A P H A E N
X I M A B U Y
M U A X U A N
A T E N
Y
Đây là bài thường thức mỹ thuật tôi dã tích hợp phương pháp kể chuyện,
phương pháp chơi trò chơi cùng với các phương pháp khác, học sinh rất hứng
thú học tập.
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
8
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
- Ngoài ra ở bài khác, ví dụ 10 "Màu sắc" ở mỹ thuật 6 ngoài phương
pháp trực quan, vấn đáp, quan sát, tôi tích hợp môn văn để học sinh nhận biết
màu sắc qua hình ảnh.
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
Hãy đọc bảng màu hình 5
* Màu vẽ và cách pha màu
- Màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam (màu chính hay màu gốc)
- Màu nhị hợp: da cam, tím, lục
- Màu bổ túc: đỏ-lục, vàng - tím, da cam-lam
- Màu tương phản: đỏ-vàng, đỏ-trắng, vàng-lục
Ví dụ: hãy nhận biết có màu nào trong câu thơ sau:
"Em vẽ ông mặt trời
Miệng ông cười thật tươi"
Hình ảnh "Ông mặt trời" ở đây có màu đỏ.
Hoặc tìm màu trong câu ca sau:
"Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng"
- "Con cò": có màu trắng
- "Cánh đồng": có màu vàng, màu xanh
Hoặc có thể từ câu thơ tìm ngược lại ra màu sắc:
"Hoa gì đẹp nhất trong đầm
Hương thơm thoang thoảng bay gần bay xa"
- "Hoa sen": màu hồng
Hoặc câu:
"Hoa gì ngoài bắc
Hoa gì trong nam
Cánh nhỏ màu vàng
Cùng vui đón tết"
- "Hoa mai" trong Nam: màu vàng
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
9
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
- "Hoa đào" ngoài Bắc: màu hồng nhạt
Từ câu thơ trên học sinh vừa nhận biết màu sắc vừa vẽ hình ảnh (hoa,
quả ) gần gũi với cuộc sống con người.
C. Kết quả
Sau khi vận dụng một cách linh hoạt môn học này cá nhân tôi nhận thấy
học sinh vẽ rất nhanh, đúng yêu cầu, không những vậy còn mang tính sáng tạo
cao: ở bài màu sắc học sinh có sự đa dạng về màu, ở tranh đề tài tự do hoặc bài
vẽ theo mẫu, nhất là thường thức mỹ thuật là bài khó, học sinh rất say mê.
Qua khảo sát một số lớp tôi thấy kết quả như sau:
STT Lớp Sĩ số Có hứng thú
học tập
Bài giỏi khá TB Chưa đạt
1 6A 47
2 7A 42
3 8A 48
4 9A 44
Và đây là sản phẩm của các em tôi dạy:
D. Kết luận:
Tóm lại Mỹ rthuật là môn năng khiếu nên qua môn học này giáo viên tạo
cho học sinh sự say mê, thích thú, sự tìm tòi khám phá hình ảnh bằng câu ca, câu
văn, câu thơ, hoặc từ môn học khác việc tích hợp là cần thiết, tạo hứng thú
cho học sinh. Chính bản thân tôi khi dạy một số phần thường thức mỹ thuật rất
lúng túng khi diễn giải nhưng sau khi thực nghiệm tích hợp môn Sử bài dạy rất
hấp dẫn, có hồn.
Trên đây là sáng kiến của tôi về bộ môn mới mẻ này. Vì là môn mới mẻ
nên sáng kiến của tôi không tránh phàn khiếm khuyết. Rất mong sự đóng góp
của các nhà chuyên môn cũng như các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
10
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
11
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Tài liệu tham khảo
- Sách bồi dưỡng thường xuyên môn mỹ thuật
- Danh hoạ và cuộc đời Dương Bích Ngân
- Đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
12
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
13
Tạo hứng thú cho học sinh học Mỹ thuật thông qua một số PPDH
Mục lục
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
- Cơ sở thực tiễn
- Giải quyết vấn đề
- Các giải pháp thực hiện
- Áp dụng vào các bài cụ thể
- Kết quả
- Kết luận
Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Dịu
14