Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.49 KB, 23 trang )

Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
A. MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước vào thời đại của toàn cầu hóa và phát triển bền
vững thì ngành Giáo dục đứng trước những thách thức, vận hội mới. Đào
tạo thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà có trình độ văn hóa
cơ bản đáp ứng những yêu cầu phát triển KT, XH
Nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới công tác giáo
dục ở bậc THCS đối với các môn học nói chung và môn GDCD nói
riêng. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục thì việc đổi mới phương pháp
dạy học là nhiệm vụ quan trọng, một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần
đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng
lực đáp ứng nhu cầu của bản thân và XH trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Thay đổi phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều, thói
quen ghi nhớ máy móc bằng việc tổ chức, điều khiển học sinh tích cực,
chủ động làm việc.
Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay cả nước đang thi đua học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học tập theo tinh thần “Dù
khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, “Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và “Mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi
theo. Để thực hiện mục tiêu Giáo dục, tôi nhận thấy muốn làm gương thì
bản thân phải tích cực đổi mới, sáng tạo trong việc giảng dạy bộ môn,
tham gia phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, có thế thì học sinh mới tích
cực học tập và đạt nhiều thành tích.
Trang 1
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Muốn làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp


phải vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn một cách khoa học và
logic nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh.
Trên thực tế đa số giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng
còn lơ là chưa quan tâm đến nội dung và hình thức SGK mới, giáo viên
chỉ chú ý khai thác nội dung kênh chữ chưa chú ý việc khai thác kênh
hình hoặc dùng kênh hình như là hình ảnh minh họa, xem cho vui. Thật
ra kênh hình đó chính là tư liệu không thể thiếu trong việc dạy học bộ
môn cụ thể là môn Giáo dục công dân.
Phương pháp khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa và
sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD là một phần phát huy tính tích cực
học tập của học sinh. Sưu tầm thêm tranh ảnh bởi vì kênh hình trong
SGK rất hạn chế. Làm thế nào để học sinh tìm hiểu kiến thức qua kênh
hình và tổ chức sưu tầm tranh ảnh, từ đó giúp các em nắm chắc, nhớ lâu
được kiến thức. Phương pháp này học sinh tự giác, chủ động lĩnh hội kiến
thức, tăng thêm sự hứng thú trong học tập.
Để thực hiện giáo viên phải nghiên cứu kỹ các kênh hình hướng dẫn
học sinh khai thác, nếu chỉ dừng lại ở chỗ minh họa cho bài học thì học
sinh không khắc sâu, nắm chắc được kiến thức, không phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập dẫn đến các em
chán học môn GDCD.
Đó là lý do tôi chọn “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và
sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD 9” để nghiên cứu.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện giải pháp: “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và
sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD 9”. Trên cơ sở tìm hiểu nội dung
kênh hình trong SGK môn GDCD 9 và sưu tầm tranh ảnh trong sách, báo.
Trang 2
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Kỹ năng và kỹ thuật khai thác được thực hiện tại lớp 9

2
đơn vị trường
THCS Phước Chỉ năm học 2008_2009.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện giảng dạy môn GDCD 9 với 32 học sinh lớp 9
2
tại trường
THCS Phước Chỉ: Khai thác kênh hình và sưu tầm tranh ảnh phục vụ các
bài:
Bài 4: Bảo vệ hòa bình (Bổ sung thêm tranh ảnh)
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Sưu tầm
tranh ảnh)
Bài 8: Năng động, sáng tạo (Sưu tầm tranh ảnh)
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (Sưu tầm tranh
ảnh)
Bài 17:Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu: Phương pháp dạy học môn GDCD; tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên môn GDCD; một số vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học môn GDCD; SGK GDCD 9; SGV GDCD 9; thực hành GDCD 9
và một số tài liệu khác có liên quan.
Điều tra, tìm hiểu đối tượng học sinh lớp 9
2
đặc biệt qua các lần kiểm
tra, thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả, nhận thông tin phản hồi từ thực
tế sau tiết giảng.
B. NỘI DUNG
Trang 3

Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
1/ Cơ sở lí luận:
Căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII: Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
“Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động, học chay, học vẹt, nhằm tạo ra con
người năng động, có năng lực giải quyết vấn đề”.
Qua việc “Khai thác kênh hình và sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn
GDCD 9” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc
chiếm lĩnh kiến thức. Đồng thời thực hiện theo tinh thần đổi mới môn
GDCD không ngừng chú trọng, cải tiến phương pháp dạy học, học sinh
phải được hướng dẫn phương pháp tự học thì hiệu quả giáo dục mới được
nâng cao.
Căn cứ vào lý luận dạy học nói chung quan niệm cơ bản của Đảng và
Nhà nước chỉ đạo hoạt động của giáo viên, học sinh theo các quy luật cơ
bản của quá trình dạy học.
Căn cứ quan điểm của Chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Giáo dục, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ Cách mạng Việt Nam Đảng
đề ra phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết
hợp với giáo dục gia đình và giáo giục xã hội. (Luật Giáo dục)
Căn cứ chỉ đạo chuyên môn về đổi mới phương pháp môn GDCD.
2/Cơ sở thực tiễn:
Trang 4
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục
chậm đổi mới chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh” có nghĩa là
sự đổi mới ở từng cấp học còn chậm. Vậy trường THCS Phước Chỉ có
thoát khỏi tình trạng chung đó hay không? Để trả lời tôi đã trực tiếp trao
đổi với giáo viên bộ môn, học sinh và rút ra kết luận về thực trạng của
việc dạy học bộ môn GDCD ở đơn vị như sau:
-Về học sinh: Đa số ở nông thôn nên điều kiện học tập khó khăn chủ yếu
các em học thuộc lòng không nắm ý, không chú ý khai thác SGK và chưa
biết cách học
-Về giáo viên: Thuận lợi là đội ngũ giáo viên được tập huấn về việc giảng
dạy phương pháp mới và nội dung SGK mới nhưng khi về đơn vị áp dụng
chưa hiệu quả chất lượng môn GDCD còn thấp.
Qua thực tế trao đổi và dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy rằng nguyên
nhân của sự yếu, kém trong việc giảng bộ môn GDCD là:
+Nhìn lại cách dạy của mình chưa phù hợp với học sinh , giáo viên chưa
tạo cho học sinh sự tìm tòi và lòng say mê thật sự đối với bộ môn (lối
mòn dạy học phương pháp cũ).
+Nhận thức của người dạy và học .
+Do thực trạng trong học tập (thi cái nào học cái nấy).
+Xuất phát từ việc thi cử, kiểm tra, đánh giá.
+Do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên học sinh, giáo viên chỉ
chú ý đến những môn học phục vụ cho ngành công nghệ thông tin, không
chú ý đến môn học xã hội mà chỉ coi nó là môn phụ, từ đó xem nhẹ môn
GDCD.
+Bên cạnh đó còn hiện tượng phân công giáo viên khác môn dạy môn
GDCD, do đó không nắm được đặc điểm cũng như phương pháp, nên dẫn
đến hiện tượng dạy thiên về lý thuyết, khô khan, xa rời thực tế…
Vậy việc đổi mới phương pháp là bức thiết do nhu cầu thực tiễn là đổi
mới giáo dục nói chung, thay đổi phương pháp dạy bộ môn nói riêng và
Trang 5

Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
cụ thể là thay đổi phương pháp dạy bộ môn GDCD cho phù hợp chương
trình SGK mới.
Khi thực hiện đổi mới phương pháp một số vấn đề đặt ra: Sử dụng
phương pháp mới có phải xóa bỏ hoàn toàn phương pháp trước đây? Đổi
mới không phải xóa bỏ tất cả phương pháp trước đây mà chúng ta phát
huy cái tốt, cái hạn chế thì không sử dụng và vận dụng phương pháp như
thế nào cho hiệu quả.
Muốn đạt được điều đó cần phải dạy cách học hiện đại theo hướng tích
cực, khuyến khích tự học, dạy để học sinh có phương pháp học tập, có
năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, cần đảm bảo điều kiện và
thời gian để học sinh tự nghiên cứu. Giáo viên cần khắc phục tình trạng
truyền thụ một chiều, tham lam, nhồi nhét, tránh tình trạnh thụ động, học
sinh nghe, ghi chép, trả lời đúng khi kiểm tra thì chưa đủ.
Yêu cầu của việc tổ chức dạy học môn GDCD là phải hình thành ở học
sinh cảm xúc, tình cảm, niềm tin. Vì đó là động cơ bên trong giúp các em
tự hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Đây là yêu
cầu có tính đặc trưng của môn GDCD so với những môn học khác và đóù
cũng là yêu cầu bức xúc hình thành nhân cách con người trong giai đoạn
hiện nay.
Muốn làm được những điều quan trọng trên mỗi giáo viên phải có
những kinh nghiệm, biện pháp vận dụng phương pháp dạy học nhằm giáo
dục các em thấy được “Học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”
( Tư tưởng Hồ Chí Minh).
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa sao cho đạt yêu cầu cao
nhất trong việc thực hiện mục tiêu dạy học thể hiện rõ tư tưởng sư phạm,
tuy nhiên nội dung kênh hình mỗi bài học rất đa dạng tùy theo yêu cầu
của từng bài mà sử dụng các hoạt động khác nhau. Nhưng trong một tiết
học làm thế nào để học sinh hoạt động là chính, giáo viên tổ chức hướng

dẫn các hoạt động của học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp với nội
Trang 6
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
dung bài dạy, để truyền đạt, thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm
giảng dạy ở đồng nghiệp để tìm biện pháp hữu hiệu nhất để giúp các em
học tập tốt hơn.
3/ Nội dung vấn đề:
3.1/ Vấn đề đặt ra:
Sử dụng phương pháp nào là câu hỏi thường xuyên của mỗi giáo viên
khi dạy học. Hiện nay phần lớn giáo viên dạy môn GDCD ở trường
THCS Phước Chỉ lựa chọn phương pháp dạy học theo kinh nghiệm, dựa
vào trực giác hoặc kết hợp phương pháp chưa nhuần nhyễn, lựa chọn
phương pháp một cách mò mẫm, cảm tính, không đem lại kết quả chắc
chắn. Do đó cần phải giải quyết vấn đề này dựa trên cơ sở khoa học, chỉ
trong điều kiện đó mới đem lại hiệu quả sư phạm cao.
Chúng ta không nên tuyệt đối hóa khả năng của một phương pháp dạy
học nào, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng… trong quá
trình dạy học - giáo dục. Vì vậy các phương pháp thường được sử dụng
phối hợp với nhau, rất ít khi đứng riêng biệt trong quá trình dạy học. Như
vậy hiệu quả của phương pháp chính là ở chỗ tính hợp lí khi sử dụng và
biết kết hợp với các phương pháp khác. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào
việc kết hợp sử dụng các phương pháp của giáo viên bộ môn.
Chính vì vậy, Makarenko có nhận xét rằng: “Không có phương
pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có một nhà sư phạm nào là
đơn phương , độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công sản phẩm
của nhà giáo dục là con người”.
Như vậy để phát huy tính tích cực của học sinh, mang lại hiệu quả giáo
dục đặc biệt đối với môn GDCD tôi đã vận dụng những phương pháp để
Trang 7

Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
khai thác kênh hình và sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy
môn GDCD 9 năm học 2008-2009.
Để phù hợp với các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới thì việc
khai thác nội dung kênh hình trong SGK và sưu tầm tranh ảnh không chỉ
nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
học tập bộ môn mà còn là nguồn nhận thức cho bài học. Tuy nhiên, sử
dụng thế nào có hiệu quả, phát triển tư duy cho học sinh thì không đơn
giản. Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan do nhiều yếu tố
quyết định như: Nội dung của bài học, tranh ảnh, phương pháp sử dụng,
kỹ năng và năng lực sư phạm của giáo viên.
Việc khai thác nội dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh nếu thực hiện
tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ
được hai hệ thống tín hiệu với nhau: Tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho
học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý, quan sát hứng thú.
Ngược lại nếu không thực hiện tốt dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý,
không tập trung. Do đó, trong quá trình sử dụng kênh hình và sưu tầm
tranh ảnh, giáo viên không những có vai trò định hướng cho học sinh
quan sát, hướng dẫn và gợi ý cách khai thác kiến thức mà còn giúp học
sinh từ thao tác sử dụng, khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến
thức và rèn kỹ năng quan sát cho học sinh.
Để khai thác nội dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh giáo viên cần
nêu câu hỏi để học sinh khai thác qua hoạt động cá nhân, tổ, nhóm. Qua
đó giáo dục tư tưởng cho học sinh sau mỗi tiết học, bài học. Tạo điều kiện
cho học sinh hứng thú học tập tìm hiểu xác định rõ động cơ, phương pháp
học môn GDCD.
3.2/ Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết:
Để việc khai thác nội dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh có hiệu
quả phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy bộ môn giáo

viên cần phải theo các hướng sau:
Trang 8
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
* Khi sử dụng tranh ảnh:
+Những kỹ năng cần lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh khai thác nội
dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh giáo viên cần chú ý rèn luyện cho
học sinh những kỹ năng.
 Kỹ năng quan sát và nhận xét.
 Kỹ năng mô tả.
 Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
* Các bước khai thác tranh ảnh:
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của
học sinh làm cho các em tự tìm hiểu nội dung dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xát định một cách khái quát
nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh
tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi
đã quan sát, nhận xét, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung
trong bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét,bổ sung nội dung trả lời của học sinh, hoàn
thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh.
Kênh hình là phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn GDCD,
giúp học sinh tái hiện những tình huống xảy ra trong xã hội. Theo xu
hướng hiện nay giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học
sinh học tập tích cực và sử dụng kênh hình như là một nguồn cung cấp
kiến thức, rèn luyện kỹ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời
giảng . Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai

thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là tài liệu rất quý hiếm, thường được
chụp ngay lúc sự kiện đang diễn ra và được lựa chọn đáp ứng những yêu
Trang 9
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
cầu về khoa học và sư phạm.Đây là bộ phận rất quan trọng trong kênh
hình của sách giáo khoa, nó giúp học sinh làm việc với sách giáo khoa
trên cơ sở phát huy tính tích cực, thông minh, sáng tạo chứ không phải
minh họa cho học sinh xem giải khuây.
Để khai thác kênh hình có hiệu quả cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Về phía giáo viên :
Nắm chắc nội dung chương trình (Gdcd 9 gồm 4 bài có sử dụng ảnh: Bài
4,5,6 và 17)
Xác định rõ kiến thức nội dung trong bài mà học sinh cần lĩnh hội qua
ảnh.
Chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh, gợi ý để các em
biết tự giác khai thác kiến thức qua hình.
Kịp thời động viên, khuyến khích và đánh giá học sinh.
Bên cạnh đó còn phải thông báo cho học sinh biết đó là tranh gốc hay
tranh phục chế (Tranh gốc là xuất phát từ hiện thực khách quan; Tranh
phục chế là từ nội dung sách giáo khoa người ta vẽ lại).
Để sưu tầm tranh ảnh có hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
tài liệu cụ thể như sách thực hành gdcd 9, báo giáo dục- thời đại…
Về phía học sinh :
Rèn luyện một số kỹ năng khai thác kiến thức từ kênh hình.
Hiểu yêu cầu giáo viên đưa ra khi thực hiện khai thác kiến thức từ tranh
ảnh.
Tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức từ hệ thống tranh ảnh.
Tổ chức nhóm sưu tầm theo chủ đề.

* Các bước khai thác tranh ảnh:
Nêu mục đích làm việc với tranh ảnh.
Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến thức từ
tranh ảnh.
Trang 10
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi trên cơ sở các em tự phát hiện kiến
thức mới.
Tạo cơ hội cho học sinh nhận xét, trước khi đi đến kết luận.
Dạy học tích cực thực chất là quá trình hướng dẫn học sinh cách học,
quá trình đó không chỉ do người truyền thụ mà quan trọng hơn phải chính
các em tìm tòi khám phá, giải quyết. Việc khai thác kiến thức sẵn có của
học sinh trong dạy học GDCD có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào khả
năng của mỗi giáo viên, đối tượng học sinh, thiết bị và phương tiện dạy
học. Song có thể sử dụng một số cách phổ biến sau:
Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Với cách này, câu hỏi đưa ra phải tạo cơ
hội cho học sinh bộc lộ sự hiểu biết vốn có của mình, tránh trường hợp
chỉ cần đọc tài liệu là trả lời được.
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh:
Với cách viết sách giáo khoa mới, kiến thức không chỉ nằm ở hệ thống
kênh chữ mà nó còn biểu hiện ở hệ thống kênh hình. Vì vậy hướng dẫn
học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình chính là để các em tự nói lên
những hiểu biết vốn có của mình từ tranh ảnh. Làm được như vậy học
sinh sẽ hiểu bài sâu và nhớ lâu những kiến thức đã học. Quan trọng hơn
các em tự sưu tầm tranh phục vụ cho bài học qua đó nắm được một phần
nội dung kiến thức. Vì hiểu nội dung mới tìm được tranh ảnh phù hợp.

VÍ DỤ:
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH

-Gv cho học sinh quan sát: Hình 1 trang 13 SGK GDCD 9: Bom Mỹ huỷ
diệt Bệnh viện Bạch Mai, ngày 22 -12-1972
(Ảnh: Ngọc Quán –Thông Tấn xã Việt Nam)
Hình 2 trang 14: Đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội mít tinh
phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Trang 11
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
(Ảnh: Tùng Lâm - Thông Tấn xã Việt Nam)
Trước hết Gv cho HS quan sát ảnh cần khai thác là hình số mấy, trang
nào, hướng dẫn gợi ý những nội dung cần khai thác. Sau đó đặt câu hỏi
gọi HS trả lời và Gv nhận xét, kết luận.
Quan sát hình 1,2 em hãy nêu suy nghĩ của mình về hậu quả của chiến
tranh? Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh? Nhiệm vụ
bảo vệ hòa bình như thế nào?
-Đối với lớp có nhiều HS yếu, Gv phải hướng dẫn, gợi ý dẫn dắt HS trả
lời qua các chi tiết có trong hình. Gv có thể giúp HS hiểu rõ hơn những
chi tiết trong hình (nếu HS chưa trả lời được).
Mô tả cổng Bệnh viện như thế nào, cây cối, con người ra sao hoặc bức
hình 2 với chi tiết những khẩu hiệu không được tấn công Irac…
- Qua những hình ảnh Gv giúp HS thấy được: Chiến tranh chỉ đem lại
đau thương, chết chóc, đói khát, bệnh tật, thất học, thảm họa cho loài
người. Hòa bình mang lại cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, ấm no, trẻ
em được học tập, được vui chơi.
Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại
hòa bình, gây chiến tranh, khủng bố tại nhiều nơi trên thế giới.
Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của các quốc gia , các dân tộc và của
toàn nhân loại. Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp giữa con người với con người trong cuộc sống hằng ngày.
- Để có sự chuẩn bị ở nhà vào cuối tiết học trước Gv yêu cầu HS

chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài mới(Bảo vệ hòa bình)
- Khi học bài mới Gv kiểm tra, nhận xét và bổ sung thêm một số tranh
ảnh minh họa về hậu quả của chiến tranh.
Hình 1: Bom nguyên tử ném xuống Hirosima
Hình 2: Hirosima ngày 6-8-1945
Hình 3: Nagasaki ngày 9-8-1945
Hình 4: Đài tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử tại Hirosima.
Trang 12
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
( Tài liệu thực hành môn GDCD 9 trang 17,18,19 bài đọc thêm “
Những con số không thể nào quên”)
*Ưu điểm: HS tìm kiếm kiến thức qua tranh ảnh điều đó giúp các em
nắm chắc, nhớ lâu kiến thức. Với phương pháp này HS tự giác, chủ động
lĩnh hội kiến thức. Từ việc quan sát ảnh và sưu tầm tranh ảnh HS được
rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ và thực hành làm việc
theo nhóm (tìm tranh ảnh) từ đó khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em
ngày càng phong phú.

Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

Quan sát ảnh: Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Á –Âu lần thứ
năm (ASEM 5) ngày 8 tháng 10 năm 2004 tại Hội trường Ba Đình, Hà
Nội.
(Ảnh: Đức Tâm –Thông tấn xã Việt Nam)
Gv hướng dẫn, gợi ý những nội dung cần khai thác và đặt câu hỏi: Quan
sát ảnh em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự kiện trên?
Gv gợi y,ù nhận xét và kết luận: Đây là sự kiện nói lên sự đóng góp tích
cực nhất của Việt Nam đối với ASEM. Việt Nam đăng cai tổ chức Hội
nghị cấp cao Á –Âu lần năm (ASEM 5) vào tháng 10 năm 2004 đây là

Hội nghị quan trọng đánh dấu gần một thập kỷ hình thành và phát triển
của diễn đàn, là cơ hội để các thành viên ASEM trao đổi, đề ra các biện
pháp đưa mối quan hệ hợp tác của ASEM lên một tầm cao mới, thực
chất hơn, sống động hơn.
Trang 13
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Từ sự kiện đó HS sẽ nói lên được tình hữu nghị giữa các dân tộc như thế
nào, đặc biệt đối với Việt Nam.
Qua hình ảnh qua sát giáo dục học sinh về tình đoàn kết giữa các dân tộc
trên thế giới, giữa các dân tộc trong nướcvà bạn bè trong lớp với nhau.
* Chú ý:
Trong quá trình dạy Gv cần lưu ý ở mỗi lớp do trình độ nhận thức của
HS không giống nhau nên không thể áp dụng phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học như nhau được. Đây là vấn đề linh hoạt trong nghệ thuật
dạy học của mỗi Gv.
Tuy nhiên cần đảm bảo vấn đề sau:
-Thu hút HS tham gia tích cực vào các hoạt động.
-Gây hứng thú, kích thích tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm
hiểu, khám phá các hoạt động nhận thức của HS.
-Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào giải quyết các
tình huống cụ thể.
-Tạo mối quan hệ thân thiện giữa HS với HS, giữa trò và thầy.
Sau tiết dạy cần đánh giá hoạt động để xác định thực trạng điều chỉnh
hoạt động học tập cảu HS và Gv.
Khi tiến hành dạy Gv xác định trình tự các hoạt động trong bài, các hình
ảnh hướng dẫn cho HS quan sát như thế nào, tiến hành vào thời điểm
nào, hướng dẫn HS khai thác hình ảnh phục vụ nội dung nào của bài
học…
Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

Trang 14
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Quan sát hình 1: Thiếu tướng -phi công vũ trụ V.V Gorobatco cùng phi
công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam-Trung tướng Phạm Tuân trong buổi
mittinh kỉ niệm 20 năm chuyến bay vũ trụ hợp tác Việt-Xô.
(Ảnh:Nguyễn Dân – Thông tấn xã Việt Nam)
Hình 2: Cầu Mỹ Thuận, biểu tượng của sự hợp tác Việt Nam –
Oxtraylia.
(Ảnh: Thế Thuần – Thông tấn xã Việt Nam)
Hình 3: Các bác sĩ Việt Nam và Hoa Kì hợp tác tiến hành ca mổ “ phẫu
thuật nụ cười” cho trẻ em tại bệnh viện Đà Nẵng.
(Ảnh: Công Điều – Thông tấn xã Việt Nam )
Giáo viên sau khi cho học sinh quan sát 3 bức hình rồi đặt câu hỏi:
Quan sát 3 bức hình trên em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước
ta với các nước trên thế giới? Sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích gì cho nước
ta và nước bạn?
Giáo viên sau khi gợi ý cho từng nhóm học sinh nhận xét rồi rút ra kết
luận về mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô; Việt Nam- Oxtraylia và Việt
Nam – Hoa Kì.
Từ đó thấy được sự giúp đỡ của Liên Xô đối với nước ta trong thời chiến
cũng như trong thời bình. Hay là với sự hợp tác xây cầu Mỹ Thuận tiết
kiệm cho
Việt Nam104 tỉ đồng mỗi năm. Trước đây, mỗi ngày chỉ có khoảng 4000
tấn hàng hóa vượt sông, hiện nay đã lên đến 13000 tấn hàng qua cầu…
góp phần vào chiến lược xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng toàn diện của
Chính phủ Việt Nam.
Hoặc sự hợp tác giữa các bác sĩ Việt Nam với bác sĩ Hoa Kì để mổ tim
cho trẻ em nghèo. Qua hình này học sinh có thể tìm hiểu thêm về chương
trình vì cộng đồng ( TP. HCM ). Tổ chức doanh nghiệp Vinasatico ( vì

trái tim tuổi thơ ) để mở rộng thêm kiến thức.
Trang 15
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Đối với bài này giáo viên tổ chức cho học sinh sưu tầm thêm tranh ảnh để
thấy sự hợp tác giữa nước ta và nước khác cụ thể là báo giáo dục- thời đại
số 118 ngày 02/10/2007 bài: “ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm cộng hòa Pháp” của nhóm PV
( Tổng hợp ).Qua bài viết học sinh thấy được mối quan hệ song phương
của Việt Nam được tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, văn hóa,
giáo dục, du lịch… giữa hai nước đi vào chiều sâu.
Giáo viên kết luận: Lợi ích của hợp tác là giải quyết về vấn đề vốn, khoa
học kĩ thuật, nhân công và tài nguyên thiên nhiên… thấy được hợp tác là
đôi bên cùng có lợi đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể liên hệ giáo dục học sinh về hợp tác
làm việc nhóm trong học tập có lợi như thế nào, nếu không phấn đấu tích
cực hoạt động sẽ bị đào thải theo qui luật phát triển xã hội.

VÍ DỤ:
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bài 8: Năng động, sáng tạo.
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Đối với 3 bài này nội dung kênh hình không có trong sách giáo khoa.
Như vậy để học sinh tích cực và chủ động học tập thì ở tiết học trước giáo
viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài và hướng
dẫn cụ thể.
* Chú ý:
Trang 16
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền

Giáo viên hướng dẫn đối với việc sưu tầm tranh ảnh, bài viết khi đọc báo
các em chú ý đọc và xem thấy bài hay có ý nghĩa thì cắt giử lại làm tư
liệu để vào túi kiểm tra nếu khi cần thiết lấy ra sử dụng.
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc
Giáo viên sử dụng các hình 6,7,8,9,10,11 ( trang 34,35 sách thực hành
GDCD9).
Trước hết giáo viên phóng to cho học sinh quan sát giới thiệu ở phần bài
tập để học sinh thấy được các lễ hội truyền thống Việt Nam.
H6: Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ
H7: Lễ hội cầu Ngư ( Thừa Thiên - Huế )
H8: Hội đâm trâu ( Tây Nguyên )
H9: Hội đua voi ( Tây Nguyên )
H10: Lễ hội núi Bà Đen ( Tây Ninh)
H11: Ngày hội đua ghe Ngo ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 8: Năng động, sáng tạo.
Để học sinh thấy được ai cũng có thể năng động, sáng tạo thì giáo viên
yêu cầu học sinh tìm những gương nông dân chế tạo máy phóng, sản xuất
giỏi… giáo viên giới thiệu gương thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy (Đồng
Tháp)
ông là một nông dân nhưng lại di dời được rất nhiều công trình lớn và
gần đây ai cũng biết đến ông khi dời cổng chùa Vĩnh Nghiêm( TP. HCM)
với câu nói ấn tượng: “ Tôi có thể chống ngiêng tháp Pi-Za”.
Giáo viên giới thiệu hình 12,13 cho học sinh quan sát và khắc sâu kiến
thức về sự năng động, sáng tạo của con người trong cuộc sống .
Trang 17
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
H12: Cổng chùa Vĩnh Nghiêm lúc chưa di dời.
H13: Ngày 13/05/2005 toàn bộ kiến trúc cổng chùa Vĩnh Nghiêm cao

7m, rộng 12m, nặng trên 100 tấn đã được di dời vào vị trí mới như một
phép màu.
( sách thực hành GDCD 9 trang 38 )
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Đối với bài này thì giáo viên sử dụng hình 14,15
( sách thực hành GDCD 9 )
Với bài đọc thêm “ Hiệp sĩ danh dự” Biu Gết ( Bill Gates) sau khi
dạy hết nội dung giáo viên giới thiệu cho học sinh ảnh nhà kinh doanh
Biu Gết chủ tập đoàn Mai- crô –sốp vì những đóng góp có tính chất cách
mạng cho môi trường kinh doanh thế giới.
H14: Biu Gết (Bill Gates)
H15: Biu Gết và Pôn A- Len (Paul Alen)
Ngoài việc sử dụng tranh ảnh phục vụ cho bài học việc sử dụng chân
dung các nhân vật cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì xem chân
dung không phải học sinh chú trọng vẻ bề ngoài mà chú ý học tập ở nhân
vật đó qua bài đọc thêm(Hiệp sĩ danh dự). Qua đó rèn luyện mình học tập
theo tấm gương đó, học tập tài trí, đạo đức nhân vật.
* Chú ý:
Không phải lúc nào cũng sử dụng chân dung nhân vật mà phải lựa chọn
thời gian sử dụng cho phù hợp nội dung bài học.
Ví dụ:
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc
Trang 18
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Đặc biệt đối với bài này phần I. Đặt vấn đề không có thông tin mà chủ
yếu sử dụng 3 bức ảnh. Từ 3 bức ảnh học sinh được quan sát, hướng dẫn
vào bài học. (Từ ảnh rút ra kiến thức)
Ảnh1: Chiến sĩ hải quân canh giữ đảo Trường Sa Lớn.
(Ảnh: Ngọc Quân - Thông tấn xã Việt Nam)

Ảnh2: Dân quân nữ Nam Bộ duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình, Hà
Nội.
(Ảnh: Thế Thuần - Thông tấn xã Việt Nam)
Ảnh3: Tuổi trẻ Đông Anh, Hà Nội thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng
Lê Thị Miên
(Ảnh: Đình Trân - Thông tấn xã Việt Nam)
Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh và đặt câu hỏi:
Quan sát 3 bức ảnh trên em hãy nêu suy nghĩ của mình?
Học sinh quan sát và trả lời, sau đó giáo viên bổ sung và kết luận đi vào
nội dung bài học:
Tất cả thanh niên Việt Nam đều có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và chăm
sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng ( Đó là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc )
Thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh: “ Các vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
* Khi chưa thực hiện các biện pháp nêu trên:
- Học sinh xem hình trong sách giáo khoa là để trang trí.
- Lười biếng học bài, không chuẩn bị bài và không tự tìm hiểu tư liệu
ở nhà.
- Việc tiếp thu kiến thức mới có mức độ, các em có cảm giác giờ học
rất khô khan, lý thuyết suông, không thực tế.
* Khi thực hiện biện pháp trên tôi thấy có một số ưu điểm như sau:
Trang 19
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
 Tiết học sinh động, sôi nổi. Học sinh tích cực phát biểu ý kiến. Đa
số chuẩn bị bài trước khi đến lớp. (Mặc dù sưu tầm một số ảnh sai
chủ đề)
 Qua việc khai thác nội dung kênh hình sách giáo khoa và sưu tầm
tranh ảnh học sinh nắm vững kiến thức, phát triển tư duy và kỹ
năng nhận xét, phân tích. Tự kiểm tra và đánh giá nhận thức của

mình.
 Trong học tập gây hứng thú, tìm tòi học hỏi, phấn khởi, không xem
nhẹ môn GDCD, yêu thích bộ môn hăng hái tham gia phát biểu ý
kiến xoay quanh câu hỏi của giáo viên để khai thác nội dung bài
học.
 Cả thầy và trò đều có cảm giác luyến tiếc,mong đợi tiết học sau.
* Kết quả cụ thể:
Tôi nhận thấy sau khi thực hiện “Khai thác nội dung kênh hình trong
sách giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD 9” đã có sự
chuyển biến trong học tập của học sinh, đạt chất lượng cao hơn so với
đầu năm học qua bảng thống kê kiểm tra sau tiết dạy và ở các giai đoạn
cho thấy kết quả như sau:
Sau tiết dạy:
Lớp TSHS Không thực hiện
( Trung bình trở lên)
Có thực hiện
( Trung bình trở lên)
9
2
32
SL % SL %
21 65.5 30 93.8
Các giai đoạn kiểm tra:
Trang 20
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
Lớ
p
TSH
S

Giữa HKI
(Trung bình trở
lên)
HKI
( Trung bình trở
lên)
Giữa HKII
( Trung bình trở
lên)
9
2
32
SL % SL % SL %
20 62.5 28 87.5 30 93.8

Việc thực hiện phương pháp trên trong bài giảng góp phần tạo kết quả
học tập của học sinh lần sau cao hơn lần trước. Điều đó khẳng định, việc
khai thác nội dung kênh hình trong sách và sưu tầm tranh ảnh là một
trong những phương pháp để nâng cao chất lượng học sinh, giúp học sinh
nắm vững và nhớ lâu được kiến thức đã học, mang lại hiệu quả cao trong
học tập.
Để có được kết quả này trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp không
ít khó khăn, vì phải thường xuyên theo dõi, động viên, khuyến khích,
kiểm tra để nắm kết quả điều chỉnh và chọn biện pháp hiệu quả hơn
nhưng được bù lại là điểm số và chất lượng các giai đoạn tăng lên đó là
dấu hiệu đáng mừng đối với giáo viên.
Nhìn chung trong quá trình thực hiện đa số các em nắm bài tự tin hơn
khắc sâu kiến thức hơn và giảm bớt học máy móc, học thuộc lòng.
Như vậy, việc áp dụng nội dung “Khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh” là một vấn đề cần thiết, quan trọng, là

tài liệu, bạn đồng hành của học sinh, là phương tiện để học bài cũ, chuẩn
bị bài mới. Mỗi học sinh đều có sách giáo khoa trong tay nên việc sử
dụng các kênh hình trong sách giáo khoa thuận lợi, do đó giáo viên tổ
chức cho học sinh hoạt động nhận thức tạo sự đồng bộ giữa dạy và học.
Nguồn cảm hứng của học sinh được tạo ra sẽ làm cho học sinh tự giác
chủ động theo dõi ghi chép bài và theo dõi các vấn đề xã hội, say mê tìm
hiểu và yêu thích môn GDCD.
Trang 21
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
C. KẾT LUẬN
Với vai trò chủ đạo, giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh thể hiện
được vai trò chủ động của mình. Để thực hiện giáo viên phải xử lí tốt các
nội dung bài giảng, sử dụng khai thác tốt các kênh hình tạo tình huống có
vấn đề để dẫn học sinh đi vào những hoạt động tư duy cần thiết, để việc
học của học sinh không chỉ là việc học tập bắt buộc, máy móc, học vẹt
mà phải bồi dưỡng và phát triển khả năng suy nghĩ, tư duy của học sinh,
giáo dục tính mạnh dạn, tự tin trong học tập, say mê nghiên cứu, tìm hiểu
về xã hội. Có như vậy, mới giúp chúng ta hoàn thành tốt mục tiêu giáo
dục trong giai đoạn hiện nay.
Điều này đã khẳng định việc “Khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa và sưu tầm tranh ảnh” trong giảng dạy GDCD là phương hướng
đúng đắn. Nếu thực hiện tốt chủ trương và các biện pháp này thì chắc
chắn chất lượng giáo dục- đào tạo sẽ ngày càng cao.
Kênh hình trong sách giáo khoa và tranh ảnh là một nguồn thông tin dưới
dạng trực quan. Nếu khai thác nó một cách đúng đắn thì giáo viên sẽ
thuận lợi hơn trong việc hướng dẫn HS học tập trên lớp cũng như tự học
ở nhà. Nó không chỉ ở bộ môn GDCD mà là vấn đề chung của tất cả các
môn học trong nhà trường. Thông qua khai thác kênh hình và sưu tầm
tranh ảnh,giáo viên sẽ rèn luyện các kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan

cho học sinh .
Dạy học là nghệ thuật đòi hỏi người thầy phải không ngừng học hỏi và
rèn luyện, nắm vững những nguyên tắc cơ bản đã nêu trên cùng với sự
sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy lấy học sinh làm trung tâm để phát
Trang 22
Trường THCS Phước Chỉ Giáo viên: Võ Thu
Hiền
huy tính tích cực, độc lập của học sinh. Có như thế lớp trẻ mà ta đang đào
tạo mới thực sự là con người mới năng động, sáng tạo.
Thực hiện tốt những yêu cầu trên sẽ giúp cho giáo viên thành công trên
bục giảng. Học sinh hứng thú học tập bộ môn, xóa đi tư tưởng môn chính
môn phụ.
Phương pháp này luôn áp dụng suốt trong quá trình dạy-học nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề khai thác
kênh hình và sưu tầm tranh ảnh ( Vì vẫn còn 2 HS dưới Tb 6,2%) đối với
môn GDCD 9
2
và tiếp tục nghiên cứu ở các khối lớp còn lại nhằm hoàn
chỉnh những hình thức, biện pháp, tăng cường tính chất sư phạm trong
việc giảng dạy, nâng cao hiệu quả giáo dục tốt hơn .
Nghiên cứu khoa học đòi hỏi tính chính xác, toàn diện cao. Do hạn
chế chủ quan và khách quan kính mong thầy cô, Hội đồng khoa học các
cấp tận tình góp ý để lần sau tôi hoàn thành tốt hơn.
Trang 23

×