XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KHAI THÁC HIỆU QUẢ
HÌNH ẢNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI LỚP 3
-Th.S Nguyễn Thị Tường Vi ( Đại học Sư phạm Huế)
1. Đặt vấn đề
Ở những vùng sâu, vùng xa, việc sử dụng các loại phương tiện trực quan khác nhau trong dạy học còn gặp
nhiều khó khăn nên các hình ảnh trong sách giáo khoa (SGK) là phương tiện dạy và học chủ yếu. Để khai thác tốt kiến
thức từ hình ảnh của SGK đòi hỏi giáo viên phải thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung của từng hình ảnh,
phù hợp với trình độ học sinh mới đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
So với các môn học, hình ảnh trong SGK môn Tự nhiên và Xã hội của các lớp đầu cấp tiểu học chiếm số
lượng nhiều nhất và chúng đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin quan trọng. Vì vậy, phương pháp quan sát, hỏi đáp
là phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn.
Phần lớn giáo viên dạy lớp 3 ở các địa phương đều sử dụng các hình ảnh trong SGK và một số đồ dùng trực
quan khác trong dạy học môn Tự nhiên-Xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh của họ còn có nhiều hạn chế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này.Một mặt, giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của
việc rèn các kỹ năng quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về hiện tượng
tự nhiên-xã hội thông qua việc khai thác nội dung kiến thức từ hình ảnh. Mặt khác, ở vùng sâu, vùng xa, phần lớn học
sinh là con em dân tộc thiểu số, ý thức học tập chưa cao, khả năng nhận thức của các em còn hạn chế nên nếu hệ thống
câu hỏi khai thác hình ảnh không tốt sẽ làm các em khó tiếp thu nội dung bài học. Bên cạnh đó, do giáo viên dạy nhiều
môn trong một lớp nên họ thường tự ý giảm thời gian của tiết học môn Tự nhiên-Xã hội để chuyển sang các môn học
khác. Vì vậy, thời gian tổ chức cho học sinh quan sát và đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên-Xã hội không nhiều,
giáo viên chủ yếu thuyết trình. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khai thác hiệu quả hình ảnh chỉ là thủ tục.
Thực tế của hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp cho thấy nhiều giáo viên thiết kế tốt hệ thống câu hỏi khai thác
hình ảnh đã tạo cho giờ học một không khí nhẹ nhàng, gây được hứng thú học tập của học sinh. Nhờ vậy, các em dễ
dàng khám phá những kiến thức, từ đó nhớ được lâu bài học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khai thác hiệu quả hình
ảnh SGK, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tự nhiên – Xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bàn đến
lớp 3.
2. Quá trình xây dựng và kết quả đạt được
Để đảm bảo tính khoa học ( lí luận và thực tiễn), trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác hình ảnh trong
SGK môn Tự nhiên-Xã hội lớp 3, chúng tôi xây dựng các nguyên tắc chung. Nội dung của các nguyên tắc chung này
là hệ thống câu hỏi phải phù hợp với mục đích, nội dung của hình ảnh và trình độ học sinh; phải đi từ quan sát tổng
thể đến chi tiết; phải định hướng quan sát và so sánh các đối tượng cùng loại nhằm tìm ra những điểm giống nhau và
khác nhau; phải tạo được hứng thú học tập và liên hệ thực tế.
Ngoài ra, để vận dụng tốt các nguyên tắc chung vào quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi, chúng tôi còn chú ý
thêm các yêu cầu cho phù hợp với lứa tuổi như số lượng câu hỏi cho mỗi hình ảnh không nên quá 5; câu hỏi ngắn
gọn, từ ngữ dể hiểu, tránh câu hỏi có nhiều nội dung; tùy theo hình thức tổ chức dạy học để xây dựng câu hỏi cho phù
hợp với hoạt động cá nhân, nhóm, lớp; nếu câu hỏi thảo luận nhóm thì nội dung trả lời ngắn gọn vì học sinh lớp 3 viết
còn chậm; cần có câu hỏi để học sinh rút ra được nội dung bài học.
Sau khi xây dựng được hệ thống câu hỏi khai thác hình ảnh trong SGK môn Tự nhiên-Xã hội lớp 3, để giúp
giáo viên sử dụng tốt, chúng tôi đề xuất các bước thực hiện như sau:
-Bước 1. Xác định hình thức dạy học
Tùy theo nội dung của tranh, trình độ học sinh, điều kiện thời gian mà giáo viên linh hoạt tổ chức dạy học theo
lớp, nhóm, cá nhân.
-Bước 2. Tổ chức quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Khi tổ chức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách quan sát tranh và trả lời câu hỏi; giáo viên chuẩn bị các
câu hỏi phụ để gợi ý cho học sinh khi cần thiết và giáo viên phải chủ động về thời gian và các tình huống xảy ra.
-Bước 3. Kết luận và củng cố.
Tùy theo trình độ học sinh mà giáo viên có thể cho học sinh rút ra kết luận nội dung bức tranh và một phần nội
dung bài học, sau đó giáo viên củng cố lại hoặc giáo viên kết luận và củng cố.
-Bước 4. Liên hệ thực tế hoặc mở rộng kiến thức (nếu có)
1
Tùy nội dung tranh và bài học mà giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ kiến thức với thực tế và vận dụng kiến
thức vào cuộc sống; hoặc giáo viên có thể cho học sinh nêu câu hỏi thắc mắc và tổ chức giải đáp cả lớp.
Để kiểm tra tính khả thi của hệ thống câu hỏi, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm theo hướng sử dụng
hệ thống câu hỏi khai thác hình ảnh trong SGK tại một lớp 3 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc -thị xã Đông Hà và một
lớp 3 trường tiểu học Triệu Nguyên - huyện Đakrông với sự cộng tác của thầy Nguyễn Trí Hùng- giáo viên trường tiểu
học Nguyễn Bá Ngọc -thị xã Đông Hà. Kết quả như sau: với bài “Làng quê và đô thị”, trường Nguyễn Bá Ngọc, hoàn
thành (loại B) là 0%, hoàn thành tốt (loại A) là 100%. Trường Triệu Nguyên, hoàn thành (loại B) là 9%, hoàn thành tốt
( loại A) là 91%. Bài “An toàn khi đi xe đạp”, trường Nguyễn Bá Ngọc , hoàn thành (loại B) là 0%, hoàn thành tốt (loại
A) là 100%. Trường Triệu Nguyên, hoàn thành (loại B) là 32%, hoàn thành tốt ( loại A) là 68%. Kết quả thực nghiệm
đã cho thấy hệ thống câu hỏi có thể áp dụng vào thực tiễn và đưa lại hiệu quả cao.
Để giúp giáo viên hiểu rõ hơn về những việc làm trên, chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể
Bài 4. Phòng bệnh hô hấp.
Cách tiến hành:
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh và trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1,
2, 3, 4, 5, 6. Đại diện mỗi nhóm chỉ nêu một tranh và các nhóm khác bổ sung .
Hình 1và Hình 2
1.Nam đã nói gì với bạn của mình?
2.Nhận xét về cách ăn mặc của Nam và bạn của
Nam ?
3.Bạn của Nam đã khuyên Nam như thế nào ?
Hình 3
1.Tại sao Nam đi đến bác sĩ để khám bệnh ?
2.Bác sĩ nói Nam bị bệnh gì ?
3.Nguyên nhân nào làm cho Nam bị bệnh ?
4.Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh ?
Hình 4
1.Thầy giáo đang nói gì với các bạn học sinh ?
2.Vì sao thầy khuyên các bạn như vậy ?
Hình 5
1.Quan sát tranh 5, em hiểu thêm điều gì ?
Hình 6
1.Bác sĩ nói bạn bị bệnh gì ?
2.Với bệnh đó, nếu không chữa trị sẽ dẫn đến bệnh gì?
Từ việc khai thác nội dung của cả 6 tranh, học sinh sẽ trả lời được các câu hỏi để rút bài học :
1.Nêu các bệnh viêm đường hô hấp ?
2
2.Nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ?
3.Cách đề phòng bệnh đường hô hấp ?
3. Kết luận
Sử dụng tốt hệ thống câu hỏi khai thác nội dung kiến thức từ hình ảnh của SGK sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa khi chúng là phương tiện dạy học trực quan chủ yếu.
Kết quả điều tra giáo viên dạy lớp 3 và giáo viên phụ trách chuyên môn, cho thấy việc sử dụng hệ thống câu
hỏi khai thác hình ảnh của SGK có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, giúp cho học sinh quan sát theo đúng trọng tâm kiến thức,
phù hợp với nhận thức của học sinh; thứ hai, giúp cho học sinh khai thác nội dung hình ảnh một cách đầy đủ và chính
xác; thứ ba, tạo cho học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề khi quan sát hình ảnh; thứ tư, tạo sự hợp tác giữa
thầy và trò trong hoạt động dạy - học; thứ năm, rèn luyện kĩ năng sư phạm cho giáo viên; thứ sáu, giúp cho mọi đối
tượng học sinh không bị lúng túng khi khai thác nội dung hình ảnh; thứ bảy, giúp cho học sinh làm việc một cách chủ
động và liên tục; thứ tám, giúp đánh giá được kĩ sư phạm của giáo viên; thứ chín, khắc phục được phần nào về sự thiếu
thốn đồ dùng dạy học ở các trường vùng sâu, vùng xa; và cuối cùng, giúp cho giáo viên tiến hành giờ dạy nhẹ nhàng,
sinh động, hiệu quả giờ học cao hơn.
Chính vì vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của giáo viên về việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi khai thác
hình ảnh của SGK là rất cần thiết. Các cấp lãnh đạo cần quan tâm tổ chức nhiều buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn
để nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm này cho giáo viên. Những bài viết sau, chúng tôi sẽ bàn đến các lớp khác.
3