Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
BẢN CAM KẾT.
I.Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Vân
Sinh ngày: 26 /12 / 1980
Đơn vị: Trường TH& THCS Hoàng Châu
II.Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Tên đề tài: "Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: Thực hiện trật tự
an toàn giao thông trong môn Giáo dục công dân lớp 6 "
III.Cam kết:
Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này là sản phẩm của cá
nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ đề tài,
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị,lãnh đạo Phòng GD và ĐT về tính
trung thực của bản cam kết này.
Hoàng Châu ,ngày tháng 02 năm 2012
Người cam kết.
Đỗ Thị Vân
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
1
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
MỤC LỤC
Stt Nội dung Trang
1 I.Tóm tắt 3,4
2 II.Giới thiệu 5
3 1. Hiện trạng 5
4 2. Giải pháp thực hiện 6
5 3. Một số tài liệu liên quan đến đề tài 6
6 4. Vấn đề nghiên cứu 6
7 5. Giả thuyết nghiên cứu 6
8 III. Phương pháp 6, 7
9 1. Khách thể nghiên cứu 6,7
10 2. Thiết kế nghiên cứu 7
11 3. Quy trình nghiên cứu 7
12 4. Đo lường và thu thập dữ liệu 8
13 IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 8,9
14 1. Phân tích dữ liệu 8
15 2. Bàn luận kết quả 9
16 V. Kết luận và khuyến nghị 10
17 1. Kết luận 10
18 2. Khuyến nghị 10
19 VI. Tài liệu tham khảo 11
20 VII.Phụ lục 11- 18
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
2
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
I. TÓM TẮT.
Như chúng ta đã biết ,từ năm học 2010 - 2011 Sở Giáo Dục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
năm học đã nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ
lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp, chú trọng giáo dục
các giá trị và kĩ năng sống cho học sinh ” , nhiệm vụ này cho thấy giáo dục kĩ năng sống
là một trong những nội dung quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống trong
các nhà trường.
Nhiệm vụ và nội dung của môn GDCD trong nhà trường THCS đã chứa đựng những yếu
tố của giáo dục kĩ năng sống.
Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục. Bên
cạnh những nội dung cốt lõi mang tính chất ổn định còn có những nội dung giáo dục các
vấn đề xã hội: Giáo dục bảo vệ mội trường, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống
HIV/AIDS, giáo dục giới tính và một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng nhất hiện nay
là vấn đề an toàn giao thông. Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày càng trở
thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Hàng năm tai nạn giao thông làm chết và bị thương
hàng vạn người, thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Trong số vụ tai nạn giao thông thì tai nạn giao
thông đường bộ chiếm trên 90% số vụ. Hàng năm có hàng trăm vụ tai nạn liên quan đến
học sinh, làm chết và bị thương hàng trăm em. Mặc dù ngay khi bước vào bậc THCS,
trong chương trình môn GDCD 6, học sinh đã được học bài “ Thực hiện trật tự an toàn
giao thông”, và trong các hoạt động ngoại khoá của bộ môn này, các tiết ngoài giờ lên lớp
được tổ chức cấp trường về đề tài an toàn giao thông nhưng một bộ phận không nhỏ các
em vẫn chưa thực hiện tốt các quy định chung về an toàn giao thông đường bộ, hay nói
đúng hơn là các em vẫn chưa có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết để thực hiện
trật tự an toàn giao thông, học chưa đi đôi với hành. Để có được những hành vi văn hoá
trong tham gia giao thông của học sinh thì ngay trong nhà trường với nhiệm vụ của bộ
môn, người thầy phải làm tốt công tác giáo dục các kĩ năng sống cơ bản để học sinh có thể
biến lí thuyết thành thực tiễn để hành động một cách hợp lí.
Từ những băn khoăn, trăn trở trên đây, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số
vấn đề "Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài : Thực hiện trật tự an toàn giao
thông trong môn Giáo dục công dân lớp 6 "
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
3
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
Mục đích của đề tài:
Một là: Học sinh bước đầu nắm được một số quy định cơ bản của pháp luật về trật tự
an toàn giao thông.
Hai là: Rèn luyện ý thức tự giác chấp hành tốt quy định của pháp luật về an toàn giao
thông đường bộ.
Ba là: Có kĩ năng xử lí tình huống trong một số tình huống có thể gặp trong khi tham
gia giao thông trên đường, phát triển kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
Bốn là: Rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật
giao thông.
Năm là: Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo để có những hành vi có trách nhiệm đối
với bản thân và cộng đồng, biết tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình
tham gia giao thông.
Trong quá trình giảng dạy môn GDCD 6, tôi cũng thường xuyên lồng ghép tích hợp nội
dung này vào các bài dạy khác nhau nhằm giúp các em từng bước thấm nhuần và coi hành
vi thực hiện tốt quy định về an toàn giao thông là một hành vi văn hoá, nó phải được ăn
sâu vào tiềm thức và trở thành thói quen tự nhiên của học sinh. Đồng thời khơi gợi cho
học sinh thực hiện những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục qua bài học.
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm học sinh lớp 6 trường TH& THCS Hoàng Châu -
Huyện Cát Hải - Hải Phòng. Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng.
Nhóm thực nghiệm (nhóm 1) được thực hiện giáo dục một số kĩ năng sống qua bài “Thực
hiện trật tự an toàn giao thông” và tiết ngoại khoá và một số bài giảng lồng ghép nội dung
an toàn giao thông.
Kết quả cho thấy: tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Nhóm
thực nghiệm có điểm trung bình kiểm tra đầu ra là 8.5. Nhóm đối chứng có điểm trung
bình đầu ra là 7.6
Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy p < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm
trung bình của 2 nhóm . Điều đó chứng tỏ giáo dục kĩ năng sống vào bài giảng sẽ nâng cao
hơn nữa khả năng thích ứng của học sinh trong thực tế hơn là việc chỉ dạy lí thuyết với
những kiến thức đơn điệu.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
4
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
II. GIỚI THIỆU.
Môn GDCD ở trường THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống các chuẩn mực
giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với công dân ở mức độ phù hợp lứa tuổi,
trong đó giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi học sinh là vô cùng quan trọng. Bên cạnh
những nôị dung giáo dục mang tính cốt lõi, ổn định còn có những nội dung giáo dục xã hội
cần thiết đối với lứa tuổi học sinh mà trong đó giáo dục một số kĩ năng sống nhằm thực
hiện tốt trật tự an toàn giao thông là gần gũi và thiết thực hơn cả, đặc biệt đối với lứa tuổi
học sinh lớp 6 - lớp đầu cấp THCS. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài học nhằm
tạo cho học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức và kĩ năng vào tình huống thực trong cuộc
sống. Một số kĩ năng được áp dụng trong bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” như:
kĩ năng tư duy phê phán, đây là kĩ năng giúp các em có khả năng phân tích một cách
khách quan, toàn diện các vấn đề, hiện tượng xảy ra. Ví dụ như thấy hành vi vi phạm trật
tự an toàn giao thông, học sinh phải biết phê phán, lên án những hành vi đó. Để đạt được
kĩ năng này yêu cầu các em phải biết thu thập thông tin về vấn đề, sắp xếp thông tin theo
từng nội dung một cách có hệ thống, từ đó phân tích, so sánh , đối chiếu lí giải các thông
tin thu thập được -> xác định bản chất vấn đề, nhận định những mặt tích cực, hạn chế của
vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó là giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Tư duy
sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới,
theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, là khả năng khám phá và kết nối mối
quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ. Đây là
một kĩ năng sống quan trọng vì trong cuộc sống, con người thường xuyên bị đặt vào
những tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra. Trong bài giảng về an toàn giao thông, giáo
viên có thể ra những câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo của học sinh như: đề xuất một số
biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? Cần giáo dục kĩ năng sống tư
duy sáng tạo để học sinh có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp với các tình huống
gặp phải trong thực tế. Bài học cũng giáo dục học sinh kĩ năng ra quyết định, gải quyết
vấn đề để học sinh biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống gặp
phải trong thực tế một cách kịp thời. Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân
mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
5
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
Giải pháp thực hiện:
1.Qua bài giảng “ Thực hiện trật tự an toàn giao thông” và bài ngoại khoá, tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tôi đã đưa vào tiết học mô hình đường phố với nút giao thông trọng
điểm là khu vực ngã ba, ngã tư, khu vực bùng binh, các loại biển báo hiệu giao thông, …
để học sinh quan sát, từ đó tìm ra những đặc điểm nổi bật tại các nút giao thông trọng
điểm, đồng thời phát triển được kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của học sinh.
2.Trong bài giảng, tôi chú trọng nêu các tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng lí
thuyết vào xử lí tình huống, phát triển ở học sinh kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
3. Chia học sinh thành những nhóm nhỏ, yêu cầu các em thảo luận nhóm, mỗi nhóm đưa
ra một tình huống có vấn đề để nhóm khác xử lí nhằm mục đích nâng cao khả năng vận
dụng và kĩ năng sống của các em trong những tình huống thực. Phát triển kĩ năng tư duy
phê phán, kĩ năng ra quyết định , giải quyết vấn đề của học sinh.
Vấn đề giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong bài “Thực hiện trật tự an toàn
giao thông” có nhiều tài liệu để tham khảo:
- STK: Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD - NXB Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD -THCS Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu: Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông - NXB Giáo dục.
- Sách giáo khoa môn GDCD 6
- Sách giáo viên môn GDCD 6.
Tôi sưu tầm, nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp tối ưu nhất trong việc giáo dục
một số kĩ năng sống cho các em học sinh lớp 6 trong vấn đề thực hiện trật tự an toàn giao
thông.
Vấn đề nghiên cứu:
- Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 để nâng cao ý thức tự giác thực hiện tốt
trật tự an toàn giao thông trong cuộc sống hàng ngày của các em có đạt được kết quả như
mong muốn không?
Giả thuyết nghiên cứu:
- Giáo dục một số kĩ năng sống vào bài giảng: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông ” và
các bài ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 6 đạt hiệu quả cao.
III. PHƯƠNG PHÁP.
1. Khách thể nghiên cứu:
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
6
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
- GV: Bản thân tôi dạy bộ môn GDCD 6 của trường. Phần lớn các em đều có ý thức học tập
rất tốt: chủ động, tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức, có ý thức tìm tòi, phát hiện trí thức
mới. Thành tích học tập trong học kì I tương đối tốt.
2.Thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng thiết kế 4: Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động đối với các nhóm được phân chia
ngẫu nhiên (được mô tả ở bảng sau).
Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm Tác động. KT sau tác
động.
Thực nghiệm.
(09HS)
Dạy học đưa giáo dục một số kĩ
năng sống vào bài: “Thực hiện trật
tự an toàn giao thông”
01
Đối chứng.
(09HS)
Dạy học lí thuyết, không đưa giáo
dục kĩ năng sống vào bài: “Thực
hiện trật tự an toàn giao thông”
02.
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.3.
3.Quy trình nghiên cứu.
3.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học, giáo án có thiết kế giáo dục một số kĩ năng sống
thực hiện trật tự an toàn giao thông vào bài dạy: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”
GDCD 6; tiết hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các bài học khác có
thể lồng ghép nội dung với chủ đề an toàn giao thông.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và tuân theo thời khoá
biểu. Cụ thể là:
Thứ/ngày/tháng Môn Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
19 /09 /2011 GDCD 6 02 Hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề
“ Học sinh với an toàn giao thông”.
12/12 / 2011 GDCD 6 18 Hoạt động ngoại khoá về chủ đề an
toàn giao thông.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
7
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
30/01/2012 GDCD 6 23 Thực hiện trật tự an toàn giao thông
( Thời khoá biểu trên bao gồm cả bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” và các bài có
thể tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống về thực hiện trật tự an toàn giao thông).
3.3. Đo lường và thu thập dữ liệu.
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kì I môn GDCD 6.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài sau khi học song tiết 24 theo PPCT.
Bài kiểm tra sau tác động gồm câu hỏi lí thuyết, bài tập thực hành, biểu hiện hành vi đạo
đức, pháp luật trong đời sống.
( Xem đề phần phụ lục.)
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
- Sau khi thực hiện dạy song các bài trên, tiến hành kiểm tra 1 tiết và chấm bài theo đúng
đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.
1.Phân tích dữ liệu
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.
Nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm.
ĐTB 7,321 8,033
Độ lệch chuẩn. 0,723 0,85
Giá trị P của T- test 0,001
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn.
(SMD).
0,93
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình (ĐTB) bằng T- test cho kết quả :
P = 0,001 cho thấy: Sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có
ý nghĩa. Qua bảng so sánh trên ta thấy: chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao
hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng
của việc giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
8
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
Giả thuyết của đề tài: "Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài : Thực hiện
trật tự an toàn giao thông trong môn Giáo dục công dân lớp 6 "đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận kết quả:
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,333, kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 7,222 , độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là
0,712 -> điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có kết quả điểm trung bình cao hơn so với lớp đôí
chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93, điều này có
nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác dộng là rất lớn.
- Phép kiểm chứng T - test ĐTB sau tác động của hai nhóm là P = 0,001.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
9
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
- Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà
là do tác động.
* Hạn chế: Giáo dục một số kĩ năng sống nhằm thực hiện trật tự an toàn giao thông với
đối tượng học sinh lớp 6, các em còn bé, ý thức tự giác chưa cao, nhận thức xã hội lại hạn
chế nên để giáo dục có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần phải:
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp khả năng nhận thức của các em. Yêu cầu vừa sức
với các em.
- Phân phối thời gian hợp lí trong quá trình giảng bài để chuyển tải tối đa nội dung kiến
thức và kĩ năng, phát huy hết khả năng tích cực, tự giác của các em trong quá trình học
tập.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Việc giáo dục một số kĩ năng sống qua bài: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” cho
học sinh lớp 6 bậc THCS đã giáo dục cho các em một số kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng
trình bày suy nghĩ của mình trước một tình huống có vấn đề; kĩ năng tư duy phê phán
trước những hành vi gây mất an toàn giao thông
2. Khuyến nghị:
- Đối với BGH:
+ Cần tổ chức các chương hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp trường với đa dạng các loại chủ
đề để học sinh được thể hiện khả năng của mình và rèn luyện được các kĩ năng sống cơ
bản của bản thân trước yêu cầu của xã hội,
+ Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động lớn rất thiết thực với học sinh.
- Đối với giáo viên dạy môn GDCD:
+Nghiên cứu kĩ bài giảng, bài ngoại khoá, bài hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề an
toàn giao thông.
+Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học cần thiết để học sinh có trực quan theo dõi, các em
dễ hiểu, dễ nhớ và có kĩ năng vận dụng tốt trong thực tế.
+Khơi dậy kĩ năng sống của các em bằng những tình huống có vấn đề. Cho các em tự do
lập nên tình huống có vấn đề và tự xử lí tình huống một cách lôgic, hợp lí.
+Kết hợp với giáo viên các bộ môn khác ( Ngữ văn, lịch sử, địa lí ) giáo dục, rèn luyện
kĩ năng sống cho các em.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
10
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
Qua kết quả nghiên cứu này, tôi mong được sự quan tâm chia sẻ của đồng nghiệp, kính
mong các đồng chí đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn, từ đó có
thể nâng cao hơn chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp về những ý kiến đóng góp!
Hoàng Châu , ngày tháng 02 năm 2012
Người viết
Đỗ Thị Vân
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD – NXB Giáo dục.
2.Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD Trung học cơ sở – NXB
Giáo dục.
3.Sách Giáo dục pháp luật về thực hiện trật tự an toàn giao thông – NXB Giáo dục.
4.Sách giáo khoa môn GDCD 6
5.Sách giáo viên môn GDCD 6.
6. Công văn số 706/SGĐT-GDTrH
VII. PHỤ LỤC.
PHỤ LỤC 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO
DỤC TRONG BÀI " THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG "
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong bài:
- Phương pháp động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích xử lí tình huống.
- Kĩ thuật chúng em biết 3.
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
- Kĩ thuật trình bày 1 phút.
- Phương pháp trò chơi.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ /ỹ tưởng.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
11
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
- Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
PHỤ LỤC 2 : BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT TRÊN TÔI ĐÃ VẬN DỤNG ĐỂ DẠY
TIẾT 23 + 24 BÀI 14: "THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG " -
CHO HỌC SINH LỚP 6 NHƯ SAU:
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với
tẻ em.
- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.
- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật ự an toàn
giao thông.
- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè, người
thân cùng thực hiện tốt.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng, phê phán những hành vi vi phạm trật tự
an toàn giao thông.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ỹ tưởng.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong bài:
- Phương pháp động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích xử lí tình huống.
- Kĩ thuật chúng em biết 3.
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
- Kĩ thuật trình bày 1 phút.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
12
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
- Phương pháp trò chơi.
IV. Phương tiện dạy học:
1. Luật giáo thông đường bộ năn 2008
2. Một số loại biển báo giao thông.
3. Hình ảnh, video về tình hình giao thông.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
a. Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết?
b. Kể một tấm gương dáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt
Nam?
3.Bài mới.
1. Khám phá:
- GV: ( Nêu câu hỏi động não): Em biết gì về tình hình giao thông hiên nay?
- HS nêu ý kiến.
- GV chốt lại: Có rất nhiều vấn đề về giao thông hiện nay, một trong những vấn đề nổi
cộm nhất đó là tình hình mật trật tự an toàn giao thông. bài học hôm nay chúng ta cùng tìm
hiểu về vấn đề này.
2. Kết nối
HĐ1. Thảo luận nhóm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
MT: HS nêu được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, xác định được nguyên
nhân phổ biến.
Kĩ năng được rèn luyện: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
CTH: GV sử dụng kĩ thuật dạy học chúng em biết 3, thảo luận câu hỏi:
? Liệt kê các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
? Trong những nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào là phổ biến?
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt lại: Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
+ Đường xá xuống cấp/
+ Đường hẹp, người đông, phương tiện cơ giới ngày càng tăng nhanh.
+ Phương tiện giao thông cũ nát, quá hạn sử dụng.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
13
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
+Hệ thống chỉ dẫn giao thông chưa hợp lí.
+ Do ý thức của người tham gia giao thông kém: Kém hiểu biết hoặc chưa tự giác chấp
hành luật giao thông
+ Trong những nguyên nhân trên thì nguyên nhân do ý thức của người tham gia giao
thông là nguyên nhân phổ biến.
HĐ2. Tìm hiểu về các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông.
MT: HS nêu được các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông và tầm quan trọng của
việc thực hiện an toàn khi tham gia giao thông.
Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy sáng tạo.
CTH: GV nêu câu hỏi:
? Theo em, có những biên pháp nào đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?
? Thực hiện trật tự an toàn giao thông có tầm quan trọng như thế nào?
- HS nêu ý kiến.
- GV chốt lại: Các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông:
+ Học tập, tìm hiểu những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
+ Tự giác chấp hành những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
+ Thực hiện trật tự an toàn giao thông đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
HĐ3. Thảo luận về những quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông.
MT: HS nêu được một số quy định cơ bản khi tham gia giao thông.
Kĩ năng được rèn luyện: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
CTH: GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho mỗi
nhóm như sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người đi bộ.
Nhóm 2. Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người đi xe đạp.
Nhóm 3. Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người ngồi trên xe gắn máy.
Nhóm 4. Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người ngồi trên các phương
tiện giao thông công cộng.
Nhóm 5. Tìm hiểu những quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
14
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
- GV hướng dẫn HS tổng hợp lại các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông bằng kĩ thuật
trình bày 1 phút.
HĐ4. Trò chơi hỏi - đáp về các loại biển báo.
MT: HS nhận dạng được một số loại biển báo thông dụng và ý nghĩa của các loại biển
báo đó.
Kĩ năng được giáo dục: Kĩ năng trình bày ý tưởng.
CTH: GV chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội một số biển báo giao thông thông dụng
và phổ biến cách chơi: Đội A nêu câu hỏi về một loại biển báo. Ví dụ: Bạn hãy cho biết
tên biển báo hình tròn, nền đỏ, ở giữa có vạch ngang màu trắng. Biển báo đó có ý nghĩa
gì?
Đội B có nhiệm vụ trả lời và tìm biển báo giơ lên.Sau khi trả lưòi song, đội B tiếp tục đạt
câu hỏi cho đội A. Cho đến khi cả 2 đội tìm được hết các loại biển báo, trò chơi kết thúc,
sẽ có 1 đội thắng cuộc.
GV: kết luận, đánh giá kết quả sau trò chơi.
- Khái quát lại các biển báo thông dụng thưuờng gặp.
3. Thực hành/luyện tập.
HĐ 5. Thảo luận phân tích tình huống.
MT: Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng
và chưa đúng về thực hiện trật tự an toàn giao thông; kĩ năng ra quyết định và giải quyết
vấn đề trong các tình huống giao thông.
CTH: GV nêu tình huống:
- Quân rủ một số bạn đi đường ngược chiều để về nhà cho gần.
- Dũng và các bạn đá bóng dưới lòng đường.
- Hôm đi thăm quan đề Trạng Trình, một số bạn thò đầu ra khỏi cửa sổ ô tô để ngắm
cảnh.
GV Giao nhiệm vụ cho môi nhóm thảo luận 1 tình huống theo các câu hỏi sau:
- Hành vi của các bạn trong tình huống đã vi phạm điều gì về trật tự an toàn giao thông?
- Hành vi và việc làm đó sẽ gây ra những hậu quả gì?
-Nếu chứng kiến những việc làm đó em sẽ ứng xử như thế nào?
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
15
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận: Hành vi việc làm của các bạn trong những tình huống trên đã vi phạm
những quy định về trật tự an toàn giao thông, làm cản trở giao thông và có thể gây tai nạn
cho bản thân và người khác Nếu có mặt ở đó em cần giải thích và khuyên các bạn đó
chấp hành đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
4. Vận dụng : GV hướng dẫn hs thực hiện những công việc sau:
-Hoàn thành bài tập SGK
- Tìm hiểu tình hình an toàn giao thông tai địa phương, đề xuất biện pháp giữ gìn an toàn
giao thông.
-Tự giác thực hiện những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở
người khác cùng thực hiện.
PHỤ LỤC 3 : MINH HỌA BẰNG 1 ĐỀ KIỂM TRA
UBND HUYỆN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA.
TRƯỜNG TH&THCS HOÀNG CHÂU Môn : GDCD 6
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (3đ).
Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về tham gia giao thông đối với người đi
bộ và người đi xe đạp?
Câu 2 : (2đ)
Nêu tên và mô tả một số loại biển báo giao thông thông dụng?
Câu 3 : (2đ)
Tan học, Hoàng và một số học sinh nam lớp 6A tập chung trước cổng trường, ngay
dưới lòng đường để chờ các bạn nam lớp 6B cùng đi đá bóng.
a. Hành vi, việc làm của các bạn trong tình huống đã vi phạm điều gì trật tự an toàn
giao thông?
b. Hành vi, việc làm đó sẽ gây ra hậu quả gì?
c. Nếu chững kiến những việc làm đó em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 4 : (3đ)
Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những
việc làm mà em có thể làm để góp phần thực hiện trật tự an toàn giao thông.
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
16
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
Tự liên hệ xem bản thân đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa? Đặt
kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
PHỤ LỤC 4 : ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu 1 : (3đ)
- Quy định của pháp luật cho người đi bộ: (1.5đ)
+ Người đi bộ phải đi trên vỉa hè, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì
người đi bộ phaỉ đi sát mép đường
- Quy định đối với người đi xe đạp. (1.5đ)
+ Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng; không đi vào phần đường dành
cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác
Câu 2 : (2đ)
- Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều
cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen
thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải
thi hành.
Câu 3: (2đ)
- Yêu cầu học sinh vận dụng những điều đã học xử lí tình huống hợp lí, đúng quy định
của pháp luật.
- Tuỳ cách ứng xử hay, cho điểm tối đa.
Câu 4 : (3đ)
- Nêu tình hình giao thông thực tế ở địa phương. (1đ)
- Liên hệ bản thân trong quá trình thực hiện trật tự an toàn giao thông. Áp dụng kĩ năng
sống đã được dạy vào thực hiện trật tự an toàn giao thông.(2đ)
PHỤ LỤC 5 : BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG (NHÓM 2 )
STT Họ và tên Điểm kiểm tra
1 Lê Thị Vân Anh 8
2 Đồng Bảo Anh 8
3 Đoàn Thị Hồng ánh 7
4 Đoàn Đức Hiếu 8
5 Đoàn Thị Mai Hoa 7
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
17
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
6 Bùi Mạnh Hùng 6
7 Nguyễn Văn Khải 7
8 Đoàn Viết Lực 7
9 Đoàn Khánh Minh 7
PHỤ LỤC 6 : BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM (NHÓM 1)
STT Họ và tên
Điểm kiểm tra
sau tác động
1 Đoàn Thị Ngọc 9
2 Ngô Thị Thanh Phúc 9
3 Bùi Hồng Quyền 8
4 Ngô Thị Thùy Sen 9
5 Ngô Quang Tuấn 8
6 Đoàn Viết Thành 8
7 Trần Thị Thanh Tình 8
8 Đoàn Ngọc Thanh 8
9 Lương Hồng Nghĩa 8
PHỤ LỤC 7 : KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
STT Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
1 9 8
2 9 8
3 8 7
4 9 8
5 8 7
6 8 6
7 8 7
8 8 7
9 8 7
Giá trị trung bình 8,333 7,222
Độ lệch chuẩn 0,850 0,723
P 0,001
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
18
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT.
STT TÊN SKKN
Môn Năm học Xếp loại.
1 " Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực
hành cho học sinh thông qua thiết bị dạy
học môn Lịch sử 7
Lịch Sử 7
2008 - 2009
B
2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ LỚP
CÔNG
TÁC CHỦ
NHIỆM
2010 -2011 A
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
19
Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: " Thực hiện trật tự an toàn giao thông"
trong môn GDCĐ lớp 6
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH&THCS HOÀNG CHÂU
Điểm thống nhất : …………… điểm
Xếp Loại :
Cát Hải, ngày …… tháng năm 2012
T/M HĐKH
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO CÁT HẢI
Điểm thống nhất : …………… điểm
Xếp Loại :
Cát Hải , ngày …… tháng ……. năm 2012
T/M HĐKH
Giáo viên : Đỗ Thị Vân - Trường TH & THCS Hoàng Châu
20