Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Một số giải pháp tăng cường rèn kĩ năng thực hành lắp đặt mạch điện trong môn Công nghệ cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.76 KB, 25 trang )

UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“ Một số giải pháp tăng cường
rèn kĩ năng thực hành lắp đặt mạch điện
trong môn Công nghệ cho học sinh lớp 9 ”
Người thực hiện: Trịnh Thị Thu Thuỷ
Chức vụ: Giáo viên
Trường :THCS thị trấn Cát Bà
Năm học: 2012 - 2013
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I./ TÁC GIẢ:
Họ và tên: Trịnh Thị Thu Thủy
Ngày , tháng , năm sinh: 08/05/1981
Đơn vị: Trường THCS thị trấn Cát Bà
II./ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
Tên đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường rèn kĩ năng thực hành lắp
đặt mạch điện trong môn Công nghệ cho học sinh lớp 9”
III./ CAM KẾT:
Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu khoa học này là sản phẩm của cá nhân
tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sử hữu hay toàn bộ đề tài nghiên
cứu , tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở giáo dụ và đào tạo
về tính trung thực của bản cam kết này
Cát Hải, ngày 02/01/2013
Người cam kết
Trịnh Thị Thu Thủy
2


MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG
1.
TÊN ĐỀ TÀI
2
2.
I./TÓM TẮT ĐỀ TÀI
2
3.
II./GIỚI THIỆU
3
4.
2.1 Hiện trạng
3
5.
2.2 Giải pháp thay thế
4
6.
2.3 Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài
5
7.
2.4 Vấn đề nghiên cứu
5
8.
2.5 Giả thuyết nghiên cứu
5
9.
III./ PHƯƠNG PHÁP
5

10.
3.1 Khách thể nghiên cứu
5
11.
3.2 Thiết kế
6
12.
3.3 Quy trình nghiên cứu
6, 7
13.
IV./ĐO LƯỜNG
7
14.
4.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo
7
15.
4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung
8
16.
4.3 Kiểm chúng độ giá trị tin cậy
8
17.
V./ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN
8
18.
5.1 Phân tích kết quả dữ liệu
8, 9
19.
5.2 Bàn luận
10

20.
VI./ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
11
21.
6.1 Kết luận
11
3
22.
6.2 Khuyến nghị
11
23.
VII./ TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
24.
IX./PHỤ LỤC
13 => ,
20

TÊN ĐỀ TÀI:
“ Một số giải pháp tăng cường rèn kĩ năng thực hành lắp đặt mạch
điện trong môn công nghệ cho học sinh lớp 9”
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng
thực hành là khá cao, đây là môn học mang tính thực tế rất thiết thực cho
việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS.
Mô đun nghề điện dân dụng nói riêng cũng như các mô đun nghề
khác của môn Công nghệ 9 có thời lượng thực hành nhiều. Các bài thực
hành đó thường có hai dạng:
+ Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập tình huống, bài thực hành rèn
luyện kỹ năng.

+ Thực hành tạo sản phẩm: Chủ yếu là thực hiện đúng quy trình công
nghệ, các thao tác kĩ thuật tạo ra sản phẩm đơn giản.
Cấu trúc chung của các bài thực hành: Có phần chuẩn bị, nội dung
thực hành, trình tự tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá. Cấu
trúc này đã đảm bảo được những yêu cầu của nội dung thực hành tuy
nhiên để vận dụng vào thực tế, nhằm giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng
thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt theo từng nội dung cụ thể.
Một thực tế là trong những năm trước đây sau khi hoàn thành
chương trình, phần lớn học sinh kĩ năng thực hành còn yếu, thao tác chưa
thành thạo. Để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu của môn học là
rất khó khăn vì môn học này đòi hỏi người học phải được trang bị nhiều
4
kỹ năng khác nhau như cách sử dụng các loại kìm điện, sử dụng khoan, sử
dụng cưa, mặt khác còn phải tính toán được các thông số kĩ thuật của
mạch điện, có óc quan sát thẩm mĩ.
Hiện nay học sinh THCS Cát Bà còn gặp khó khăn về việc chuẩn bị
đồ dùng thực hành do lớp đông học sinh, điều kiện cơ sở vật chất nhà
trường không đủ dáp ứng số lượng học sinh tham gia học bộ môn, trong
khi đó kinh tế của nhiều gia đình học sinh còn nghèo, việc mua sắm thêm
thiết bị, đồ dùng thực hành còn hạn chế,… dẫn đến chất lượng học tập
của học sinh nói chung, kỹ năng thực hành của học sinh nói riêng là
không cao.
Giải pháp mà tôi đã thực hiện và trình bày trong đề tài này là :
“Tăng cường rèn kĩ năng thực hành lắp đặt mạch điện trong môn
công nghệ cho học sinh lớp 9“. Tôi coi đây là một yêu cầu quan trọng
để nâng cao kĩ năng thực hành bộ môn công nghệ lớp 9, đồng thời góp
phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em sau khi tốt nghiệp
THCS.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 9 của trường THCS TT Cát
Bà: Lớp 9A2 là nhóm thực nghiệp, lớp 9A5 là nhóm đối chứng. Lựa chọn

thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm tương đương
Lớp thực nghiệm sẽ được giáo viên chú ý rèn từng kĩ năng trong các
bài thực hành trong chương trình công nghệ lớp 9, cụ thể từ bài 6 đến bài
7 ( từ tiết 12 đến tiết 17)
Qua nghiên cứu đề tài, kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng đến
kết quả của học sinh, nhóm thực nghiêm đạt kết quả cao hơn, sản phẩm
làm ra nhanh hơn và đẹp hơn so với nhóm đối chứng.
Bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm có giá trị
trung bình là:7,82. Bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm đối chứng có
5
giá trị trung bình là: 6,47=> Kết quả kiểm chứng T.Test cho thấy P1<
0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng: Việc chú ý “ tăng
cường rèn kĩ năng thực hành lắp mạch điện trong môn công nghệ cho
học sinh 9” làm nâng cao hiệu quả học tập và ứng dụng trong sinh hoạt
đời sống hàng ngày cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cát Bà.
II. GIỚI THIỆU:
2.1 Hiện trạng:
Môn Công nghệ lớp 9 là một môn học mới và khó cho cả giáo viên
và học sinh cả về phương pháp dạy của thầy cũng như phương pháp học
của trò. Do đó việc hình thành kĩ năng thực hành cho học sinh còn gặp
nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này,
+ Nhà trường: Trong điều kiện hiện nay vẫn chưa có đủ cơ sở vật
chất và phương tiện thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình hình thành kĩ
năng thực hành cho học sinh. Thiết bị dạy học được cung cấp không đáp
ứng đủ về số lượng, một số thiết bị có chất lượng kém.
+ Học sinh: Số lượng học sinh trong một lớp đông (hơn 30 em/lớp)
nên khi phân chia trang thiết bị không đáp ứng đủ cho các em tự tìm hiểu
để tự chủ động trong học tập. Các em còn ngại môn học, không có hứng
thú học tập bởi vì đây là môn học có nội dung mới lạ, một phần các em

nhận thức chưa đúng môn học, một phần nữa xem đây là môn học không
mang lại lợi ích cho việc học tập.
Học sinh chưa được tiếp xúc với thực nghiệm nhiều nên những dụng
cụ thực nghiệm quả là mới mẻ, có thể nói đối với các em đó giống như là
những thứ đồ chơi mới lạ. Do đó quá trình thực hành của học sinh để
hoàn thành một công đoạn hay một sản phẩm trong một tiết học đạt được
6
theo yêu cầu kĩ thuật theo mục tiêu, nội dung chương trình đặt ra gặp
nhiều khó khăn.
2.2 Giải pháp thay thế:
Bám sát mục tiêu bài học để hình thành và rèn luyện cho các em
một số kỹ năng lao động nghề nghiệp tới mức độ nào đó để hoàn thành
bài tập của mình, cụ thể:
+ Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt của một số mạch điện đơn giản thuộc mạng
điện trong nhà.
+ Kỹ năng sử dụng được một số dụng cụ lắp đặt điện đúng kĩ thuật, như
cách cầm và thao tác các dụng cụ (tua vít, kìm cắt dây, kìm tuốt dây, bút
thử điện, búa, cưa sắt, khoan ).
+ Kỹ năng nối dây dẫn điện đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
(Từ cách bóc vỏ cách điện đến cách luồn dây vào các đầu nối của thiết bị,
cách đặt dây )
+ Kỹ năng lắp đặt mạch điện trong nhà đúng quy trình và yêu cầu kĩ
thuật. (công đoạn nào trước, công đoạn nào sau, từng khâu để hoàn thành
các công đoạn đó )
Quá trình áp dụng các giải pháp trên giúp các em hình thành và rèn
luyện cho bản thân một số kỹ năng lao động nghề nghiệp để các em làm
quen với nghề điện. Đồng thời giúp các em sau khi học xong có thể áp
dụng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày và điều quan trọng hơn nữa
góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp
Trung học cơ sở.

2.3 Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài:
Vấn đề dạy thực hành cho học sinh lớp 9 trong môn Công nghệ đã có
nhiều bài viết:
7
- SKKN :Nâng cao hiệu quả dạy thực hành – Mô đun: Lắp đặt mạng
điện trong nhà công nghệ 9 – Lê Huy Hoàng trường THCS Nguyệt Ấn
- SKKN: Dạy thực hành công nghệ 9 của Võ Hồng Thái - trường
THCS thị trấn Thới Lai
- SKKN: Dạy công nghệ 9 của trường THCS Thái Thủy
Tuy nhiên các vấn đề nghiên cứu trên đều chưa chú ý rèn và nâng cao
được kĩ năng thực hành lắp mạch điện của học sinh.
2.4 Vấn đề nghiên cứu:
Ứng dụng các phương pháp “ Tăng cường rèn kĩ năng thực hành lắp
mạch điện cho học sinh lớp 9” có hiệu quả không?
2.5 Giải thuyết nghiên cứu:
Ứng dụng phương pháp:” Tăng cường rèn kĩ năng thực hành lắp
mạch điện cho học sinh lớp 9” trường THCS thị trấn Cát Bà
III./ PHƯƠNG PHÁP:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn hai lớp 9A2 và 9A5 của trường THCS thị trấn Cát Bà có
những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng.
Hai l p c ch n tham gia có nhi u i m t ng ng v gi i tính, dân t c,ớ đượ ọ ề đ ể ươ đồ ề ớ ộ
v ý th c rèn luy n. C th :à ứ ệ ụ ể
Số học sinh
Tổng số Nam Nữ
Lớp 9A2 32 17 15
Lớp 9A2 32 19 13
Đa phần các em đều ngoan có ý thức học tập, được các bậc phụ
huynh quan tâm.GVCN quan tâm chú ý đến ý thức học tập của học sinh.
3.2 Thiết kế:

Tôi chọn 2 lớp làm 2 nhóm, nhóm 1 ( 9A2) là nhóm thực nghiệm,
nhóm 2 ( lớp 9A5) làm nhóm đối chứng. Tôi dùng bài thực hành đầu tiên
8
tạo ra sản phẩm làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra thực
hành của học sinh cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có sự khác nhau.
Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T.Test để kiểm chứng sự chênh lệch
giữa điểm số trung bình của 2 lớp trước khi tác động .
Bảng2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
Lớp thực nghiệm
( nhóm 1)
Lớp đói chứng
( Nhóm 2)
Trung bình cộng 6,61 6,33
P
1
= 0,2169
P1 = 0,2169 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình
của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp
được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 3: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm ngẫu
nhiên (được mô tả ở bảng 3)
*Thiết kế nghiên cứu:
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Lớp KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ
9A2 Thực
nghiệm
( Nhóm 1)
O1 Dạy học sử dụng các
phương pháp tăng cường
rèn kĩ năng thực hành lắp

mạch điện cho học sinh
O3
9A5 Đối
chứng
( Nhóm 2)
O2 Dạy học bằng phương pháp
cho học sinh tự nghiên cứu
quy trình và thực hành
theo hướng dẫn của SGK
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T. Test độc lập
3.3 Quy trình nghiên cứu:
9
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhóm 1 ( nhóm thực nghiệm): Giáo viên thiết kế và tổ chức cho học
sinh thực hành trực tiếp trên các dụng cụ vật liệu và thiết bị thực hành,
đồng thời giáo viên phân tích và lưu ý cho học sinh những kĩ năng thực
hành quan trọng và cần thiết cho bài thực hành, lưu ý trước cho học sinh
những lỗi sai có thể mắc phải khi tiến hành thực hành lắp mạch điện theo
yêu cầu của bài
- Nhóm 2 ( nhóm đối chứng): Giáo viên yêu cầu học sinh tự nghiên cứu
quy trình trong sách giáo khoa và tiến hành thực hành theo yêu cầu của
bài.
Tự sưu tầm, lựa chọn các thông tin tại các trang Website: Violet -
thư viên điện tử, bachkim.com, tư lieu giao duc.com,…
b. Tiến hành thực nghiệm:
Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi đã đề
nghị với phụ trách chuyên môn xây dựng thời khóa biểu kép ( 3 tiết/bài
liền nhau) cho học sinh tham gia học thực nghiệm một cách hợp lí)
* Thời gian dạy đối chứng và thực nghiệm:

-Lớp dạy đối chứng: tôi tiến hành dạy theo thời khóa biểu phân công của
nhà trường ( 1 tiết/ tuần)
-Lớp dạy thực nghiệm: tôi đã đề nghị với phụ trách chuyên môn cho tôi
được thực hiện toàn bài vào một buổi chiều cụ thể:
Ngày21/11/2012: Dạy bài: Lắp mạch điện bảng điện:
Ngày 11/12/ 2012: Dạy bài; Lắp mạch điện đèn huỳnh quang
IV. ĐO LƯỜNG
4.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo:
- Sản phẩm làm ra của học sinh:
10
- Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: sản phẩm của bài 6: Mạch điện
bảng điện.
- Bài kiểm tra sau tác động: là sản phẩm thực hành bài 7: Mạch đèn ống
huỳnh quang
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài nêu trên, tôi đã tiến hành thu sản
phẩm của học sinh và chấm sản phẩm theo yêu cầu của bài đã xây dựng.
4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung
Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra thông qua các
sản phẩm học sinh thực hành bằng cách giáo viên trực tiếp chấm sản
phẩm của hai lớp thực nghiệm và đối chứng
Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
- Nội dung đề bài ( sản phẩm thực hiện): Phù hợp với trình độ của
học sinh thực nghiện và học sinh đối chứng
- Yêu cầu của sản phẩm:Mạch điện sáng đúng với nguyên lí làm việc,
mạch điện phảm đảm bảo an toàn điện, bố trí khoa học, tiết kiệm
được nguyên vật liệu.
- Có biểu điểm cho từng yêu cầu rõ ràng.
Nhận xét về kết quả hai lớp: Lớp thực nghiệm có điểm trung bình là: 7,82
lớp đối chứng có điểm trung bình là: 6,47 thấp hơn lớp thực nghiệm là:

1,35. Điều đó chứng minh rằng lớp thực nghiệm được sử dụng các
phương pháp rèn kĩ năng thực hành thì kết quả cao hơn.
4.3 Kiểm tra độ tin cậy:
- Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách tôi buổi thực
hành là bài kiểm tra tạo sản phẩm tôi nhờ thêm cô Đỗ Thị Thủy giáo
viên cùng chuyên môn trong trường cùng theo dõi kĩ năng làm bài và
đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh một cách độc lập rồi cùng
11
đưa ra so sánh. Kết quả điểm số của học sinh do hai cô chấm dự trên
biểu điểm, yêu cầu của bài đều tương đương nhau. ( Bảng điểm ở phần
phụ lục) .
=> Kết luận: Kết quả thu được là đáng tin cậy.
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
5.1 Phân tích dữ liệu:
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
ĐTB 6,47 7,82
Độ lệch chuẩn 1,172292 0,727607
Giá trị P của T.test 0,000108
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
1,1516
Như đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T. Test cho thấy kết
quả p = 0,000108 cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là
không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của sự tác động .
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7,82 – 6,47 ):1,172292
= 1,1516. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng

phương pháp tăng cường rèn kĩ năng thực hành lắp mạch điện trong môn
công nghệ đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
12
Giả thuyết của đề tài sử dụng các phương pháp tăng cường rèn kĩ năng
thực hành lắp mạch điện trong môn công nghệ 9 làm nâng cao kết quả học
thực hành của học sinh đã được kiểm chứng.
Giá trị TBC Nhóm ĐC Nhóm TN
Trước tác động 6.33 6.47
Sau tác động 6.61 7.82
Hình 1: Biểu đồ so sánh ĐTB tước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
.
5.2 Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là
TBC = 7,82 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 6,47.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,35. Điều đó cho thấy TBC của
lai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác
động có TBC cao hơn lớp đối chứng.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài
kiểm tra thực hành là: SMD = 1,1516. Điều này có nghĩa mức độ ảnh
hưởng của tác động là rất lớn
Phép kiểm chứng T.Test ĐTB sau tác động của hai lớp là p2 = 0,000108
< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai lớp không
phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về lớp thực nghiệm.
13
* Hạn chế:
Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp tăng cường rèn kĩ năng
thực hành lắp mạch điện cho học sinh trong môn Công nghệ 9 ở trường
THCS là một giải pháp tốt, mang tính ứng dụng cao. Nhưng để có hiệu
quả đòi hỏi người giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn vững

vàng mà đồng thời kĩ năng thực hành phải thành thạo có thể làm mẫu cho
học sinh quan sát; và nhìn ra các thao tác, kĩ năng sai của học sinh để có
thể sửa chữa uốn nắn kịp thời từ đó rèn được kĩ năng thực hành lắp mạch
điện cho học sinh tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1. Kết luận:
Việc sử dụng các phương pháp rèn kĩ năng cho học sinh trong thực
hành lắp mạch điện môn Công nghệ 9 ở trường THCS thị trấn Cát Bà: đã
góp phần nâng cao hiệu học tập của học sinh vào việc học tập bộ môn và
ứng dụng trong đời sống sinh hoạt của bản thân tại gia đình.
6.2 Khuyến nghị:
* Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật
chất phục vụ cho việc học tập và tăng cường rèn kĩ năng học tập thực
hành bộ môn.
* Đối với giáo viên: Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân. Tích cực sưu tầm cập nhật các thông tin khoa học
công nghệ có liên quan để trao đổi với học sinh, giúp học sinh nâng cao
kiến thức bộ môn và ứng dụng thực tế. Trước khi tiến hành dạy cần:
1. Lên kế hoạch thật chi tiết, cụ thể. Trình Ban giáo hiệu xem xét, bố trí
địa điểm, tạo điều kiện về nơi làm việc cũng như nguồn điện ổn định, an
toàn.
14
2. Nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo
viên.
3. Sưu tầm tài liệu hỗ trợ, tham khảo các loại tài liệu liên quan.
4. Làm thử nhiều lần trước.
5. Kiểm tra thật kỹ các dụng cụ, các vật liệu, thiết bị điện cần sử dụng
trong bài giảng.
Hiện nay theo phân phối chương trình 1tiết/1tuần nên việc bố trí thời
khoá biểu cần phải phù hợp hơn bởi thời lượng thực hành đảm bảo thì

chất lượng mới được nâng cao. Có thể bố trí 3 tiết liên tục.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ Giáo dục và
đào tạo – Dự án Việt Bỉ
- Sách giáo khoa Công nghệ 9: Lắp mạch điện trong nhà - NXBGD
- Sách giáo viên Công nghệ 9: Lắp mạch điện trong nhà - NXBGD
- Sách thiết kế Công nghệ 9: Lắp mạch điện trong nhà - NXBGD
- Sách giới thiệu giáo án Công nghệ - NXB Hà Nội – chủ biên: Đỗ Ngọc
Hồng
- Sách Nghề điện dân dụng – NXBGD – của Bộ giáo dục và đào tạo
- Mạng Internet: http: Violet.vn; thuvientailieugiaoduc, Bachkim.com,…
Cát Bà, ngày 02.tháng 1 năm 2013
Người viết
Trịnh Thị Thu Thủy
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
BẢNG ĐIỂM
NHÓM THỰC NGHIỆM NHÓM ĐỐI CHỨNG
STT H V TÊN HS
Điểm
KT
trước

Điểm
KT
sau TĐ
STT H V TÊN HS
Điểm
KT
trước


Điểm
KT
sau

15
1
Bùi Hoài Anh
7 8
1
Đoàn Mai Anh
6 6.5
2
Hoàng Ngọc Bích
6 8.5
2
Đoàn Thúy Anh
6 6
3
Trần Minh Cường
6 8
3
Nguyên Minh Bách
4 6.5
4
Nguyễn Văn Dần
6 9
4
HoàngT. Ngọc Bích
6.5 7

5
Nguyễn Văn Đạt
5.5 6.5
5
Đỗ Ngọc Công
6 5
6
Bùi Ngọc Hà
6 8.5
6
Lê T. Thùy Dung
8.5 8
7
Đinh Chính Hậu
7 8
7
Phạm Thị Huyền
7 7.5
8
Pạm Thu Hiền
8 8
8
Vũ Văn Hải
3.5 3.5
9
Hoàng Ngọc Hiếu
7 9.5
9
Vũ Minh Hiếu
6 6

10
Nguyễn Minh Hoàng
7.5 9.5
10
Nguyễn Trung Hiếu
3 5
11
Đặng Thị Hồng
4 6
11
Hồ AMinh Hoàng
6 6
12
Đặng Bảo Hưng
6 7
12
Nguyễn Thị Hương
6 7
13
Phạm Trung Kiên
6 7.5
13
Nguyễn Văn Lãm
7 6.5
14
Phạm Thành Long
7 8
14
Hoàng Diệu Linh
7 6.5

15
Đỗ Nguyên Lộc
5.5 7
15
Phạm Thành Long
6 7.5
16
Phạm Xuân Minh
7 8
16
Hoàng Văn Long
7 6.5
17
Phạm Hoàng Minh
6.5 8
17
Nguyễn Thành Luân
6 5
18
Đỗ Thị My
5 6.5
18
Hoàng Thanh Mai
7.5 6.5
19
Hoàng Nguyệt Nga
6 7.5
19
Hoàng Quang Minh
8 8.5

20
Trần Bảo Ngọc
8 9.5
20
Lê Thảo Minh
8 7
21
Hoàng Quý Nhân
8 8.5
21
Lâm Nhật Nam
7 6
22
Vũ Hà Phương
7 8
22
Nguyễn Thị Phương
5 4.5
23
Lê T. Như Quỳnh
7 8
23
Vũ Trường Sơn
7 7
24
Đặng Thanh Quỳnh
6 7
24
Lê Thanh Tâm
8.5 8

25
Nguyễn Hồng Sơn
6 6.5
25
Nguyễn Hồng Thái
3 5
26
Hoàng Văn Thanh
7 8.5
26
Bùi Dương Minh Thắng
8.5 8
27
Đặng Minh Thành
5.5 6.5
27
Trương Minh Thu
8 7.5
16
28
Đinh Văn Thắng
8.5 9.5
28
Lương Hồng Thủy
6 5
29
Phạm Xuân Thương
8 9
29
Đinh Khắc Tiến

7.5 6
30
Vũ Thị Thưởng
7 8
30
Nguyễn Khánh Vân
8.5 8
31
Phạm Thanh Tùng
7 7.5
31
Vũ Quang Việt
8 7.5
32
Trần Hà Vy
7 8
32
Lê Hoàng Ngọc Hà Vy
9 8
PHỤ LỤC 2:
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
ĐTB 6,47 7,82
Độ lệch chuẩn 1,172292 0,727607
Giá trị P của T.test 0,000108
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
1,1516
PHỤ LỤC 3 :
ĐỀ BÀI THỰC HÀNH VÀ BIỂU ĐIỂM

CHẤM SẢN PHẨM TRƯỚC TÁC ĐỘNG
A.
Đề bài
:
Lắp mạch điện bảng điện gồm hai cầu chì bảo vệ cho một
công tắc hai cực điều khiển một đèn và một ổ cắm điện
B. Biểu điểm:
- Mạch điện sáng đúng sơ đồ nguyên lí: 6 điểm
- Mạch điện an toàn: 2 điểm
- Đảm bảo thời gian quy định: 1 điểm
- Ý thức tham gia thực hành: 1 điểm
PHỤ LỤC 4:
ĐỀ BÀI THỰC HÀNH VÀ BIỂU ĐIỂM
CHẤM SẢN PHẨM SAU TÁC ĐỘNG
17
C.
Đề bài
:
Lắp mạch điện gồm: một cầu chì bảo vệ cho một công tắc
hai cực điều khiển một bộ đèn ống huỳnh quang và một ổ cắm điện
D. Biểu điểm:
- Mạch điện sáng đúng sơ đồ nguyên lí: 4 điểm
- Mạch điện an toàn, mối nối dây dẫn điện và chắc chắn: 2 điểm
- Mạch điện, các thiết bị điện, đèn bố trí đẹp, chắc chắn, khoa học: 2
điểm
- Kĩ năng thực hành nhanh, chính xác, dảm bảo thời gian quy định : 1
điểm
- Ý thức tham gia thực hành nghiêm túc, tiết kiện nguyên vật liệu và
bảo vệ môi trường : 1 điểm
PHỤ LỤC 4:

GIÁO ÁN CÓ LIÊN QUAN
TIẾT: 16 - BÀI 7
THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
Chuẩn bị của thầy và trò:
GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và SGV và các dụng cụ có liên quan
hỗ trợ học sinh
HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
- Vật liệu: Bảng điện dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bộ đèn ống
huỳnh quang, Bảng mạch điện, các phụ kiện đi dây (ống nẹp)
- Thiết bị: 1 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
- Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
- Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
- Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HĐ1: Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Giới thiệu bài học và nêu mục tiêu bài
thực hành, nội quy thực hành.
- Chia nhóm thực hành: mỗi nhóm 4-5 học
sinh. Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn
bị hoặc nhận dụng cụ, vật liệu thiết bị cho
I. Dụng cụ, vật liệu và thíêt bị.
- (SGK).
18
bài thực hành.
HĐ2: Tìm hiểu sơ đồ lắp đặt mạch điện.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ hình (7-1).
Sau đó cho các nhóm thảo luận, tìm hiểu,
phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện theo
nội dung.

GV: Mạch điện gồm bao nhiêu phần tử, gọi
tên và nêu chức năng của các phần tử đó ?
HS: gồm các phần tử: cầu chì, công tắc,
chấn lưu, tắc te, bóng đèn.
GV: Các phần tử nối với nhau như thế nào?
HS: state nối song song với bóng đèn sau
đó nối nối tiếp với chấn lưu, công tác, cầu
chì.
GV: Kết luận
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt
đèn ống huỳnh quang.
HS: Vẽ sơ đồ
GV: Theo dõi, uốn nắn cách vẽ cho hs, lưu
ý những điểm sai có thể xảy ra: không thể
hiện mối nối, vẽ dây không vào đến cực
TBĐ, Cách bố trí các TBĐ trên BĐ chưa
hợp lí, đi dây mạch điện chưa khoa học,( có
thể mở rộng thêm 01 ổ cắm điện), …
GV: - §a ra Bảng điện đèn ống huỳnh
quang ( Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống
huỳnh quang) mẫu cho HS quan sát, so
sánh.
HĐ 3: Tìm hiểu cách lập bảng dự trù
dụng cụ, vật liệu và thiết bị điện.
GV: Sau khi các nhóm vẽ sơ đồ lắp đặt
xong giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ
của từng nhóm cần những dụng cụ vật liệu
gì?
GV: Trong sơ đồ gồm những dụng cụ, vật
liệu gì?

HS: Ghi các số liệu kỹ thuật của các dụng
cụ, thiết bị vào bảng.
II. Nội dung và trình tự thực
hành
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch
điện đèn ống huỳnh quang.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.

2. LËp b¶ng dù trï dông cô, vËt
liÖu vµ thiÕt bÞ.
C
L
A
O
A
C
L
19
BẢNG DỰ TRÙ DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
TT
TÊN DỤNG CỤ
VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
SỐ LƯỢNG
(CÁI)
YÊU CẦU KỸ THUẬT
1 Kìm tuốt dây 1 Còn tốt
2 Kìm tròn 1 Còn tốt
3 Kìm điện 1 Còn tốt
4 Bút thử điện 1 Còn tốt

5 Dùi khoan 1 Mũi nhọn, sắc cứng, vững
7 Khoan tay 1 Còn tốt
8 Tuốc nơ vít 1 Còn tốt
9 Thước 1 Còn tốt
11 Cưa 1 Còn tốt
12 Công tắc 2 cực 1 Còn tốt
13 Cầu chì 2 Còn tốt
14 Dây điện 2 - 3m Không bị hở điện
15 Vít gỗ 10 Còn tốt
16 Bộ đèn huỳnh quang 1 bộ 220V - 60W
17 Phích cắm 1 (6A)10A- 250V
18 Ổ cắm 1 (6A)10A- 250V
19 Bảng điện 15x20x1,5cm 1 Còn tốt
Băng cách điện 1 cuộn Còn tốt
Giấy ráp 1 tờ Còn tốt
Củng cố:
- GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá Hoặc đánh giá chéo kết quả thực hành theo
các tiêu chí của bài
- GV: Nhận sét bài học về sự chuẩn bị, kết quả thực hành quy trình tiến hành, thái
độ tham gia thực hành của các nhóm.
Dặn dò:

TIẾT: 17 - BÀI 7
THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
Chuẩn bị của thầy và trò:
+ GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và SGV và các dụng cụ có liên quan
hỗ trợ học sinh
+ HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
20
- Vật liệu: Bảng điện dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bộ đèn ống

huỳnh quang, Bảng mạch điện, các phụ kiện đi dây (ống nẹp)
- Thiết bị: 1 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
- Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HĐ1: Tìm tòi phát hiện kiến
thức mới.
GV: Giới thiệu bài học
GV: Nêu mục tiêu bài thực
hành, nội quy thực hành.
- Chia nhóm thực hành: mỗi
nhóm 4-5 học sinh. Các nhóm
trưởng kiểm tra việc chuẩn bị
hoặc nhận dụng cụ, vật liệu
thiết bị cho bài thực hành.
HĐ2: Tìm hiểu cách lắp đặt
mạch điện đèn ống huỳnh
quang.
GV: Cho học sinh nghiên cứu
quy trình lắp đặt mạch điện
trong SGK để tiến hành công
việc.
HS: - Đo, vạch dấu các vị trí
thiết bị, lỗ khoan trên bảng
điện.
- Tiến hành khoan lỗ trên bảng
điện.
- Nối dây và lắp thiết bị điện
lên bảng điện.
- Nối dây bộ đèn.

- Kiểm tra và vận hành thử.
GV: Phân tích kỹ nội dung, yêu
cầu kỹ thuật của từng công
đoạn để chỉ ra công đoạn và kỹ
năng mới. Lưu ý học sinh trong
quá trình thực hiện phải sử
dụng tiết kiệm nguyên vật liệu,
tránh lãnh phí và ảnh hưởng
I. Dụng cụ, vật liệu và thíêt bị.
- (SGK).
II. Nội dung và trình tự thực hành:
3. Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
* Bước 1: Vạch dấu.
* Bước 2: Khoan lỗ bảng điện.
* Bước 3: Lắp thiết bị vào bảng điện
*Bước 4:. Nối dây bộ đèn
* Bước 5: Nối dây mạch điện.
* Bước 6: Kiểm tra.
Các
công
đoạn
ND công việc Dụng cụ
Yêu cầu kĩ
thuật
Vạch
dấu
- Bố trí thiết bị
trên bảng điện.
- Vạch dấu các
lỗ khoan.

Thước
mũi vạch
hoặc bút
chì.
- Bố trí t.bị
hợp lý.
- Vạch dấu
chính xác.
Khoan
lỗ
bảng
điện
- Chọn mũi
khoan cho lỗ
luồn và lỗ vít
(F5 và F2).
- Khoan.
Mũi
khoan.
Máy
khoan.
Khoan chính
xác lỗ khoan.
- Lỗ khoan
thẳng.
21
môi trường
GV: Thao tác kỹ năng mới học
sinh quan sát làm theo.
HS: Làm việc theo nhóm, tiến

hành thực hiện từng công đoạn.
GV: Đi kiểm tra, hướng dẫn chi
tiết cho từng nhóm và giải đáp
các thắc mắc cho từng học
sinh., đồng thời chỉ ra những ,ỗi
sai và hướng dẫn sửa chữa kịp
thời để sản phẩm đẹp, đúng kĩ
thuật .
GV: Chú ý nhiều đến việc rèn
kĩ năng cho những học sinh còn
chậm,
HĐ3: Kiểm tra và vận hành
thử mạch điện đèn ống huỳnh
Quang.
GV: Kiểm tra sản phẩm khi
chưa nối nguồn.
GV: Hướng dẫn học sinh tự
kiểm tra và kiểm tra chéo trong
nhóm theo những tiêu chuẩn
sau:
+ Lắp đặt đúng quy trình.
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo
Lắp
TBĐ
vào
bảng
điện
- Nối dây các
thiết bị điện
trên bảng điện.

- Vít cầu chì,
công tác và ổ
cắm vào các vị
trí được đánh
dấu trên bảng
điện
. - Tuốc
nơ vít.
- Kìm.
- Lắp đúng vị
trí các TBĐ
đã được đánh
dấu
- Các thiết bị
được lắp chắc
đẹp.
Nối
dây bộ
đèn
Nối dây trong
máng đèn từ
chấn lưu đến
chân đèn, tắc te
- Tua vit - Các thiết bị
được lắp chắc
đẹp.
Đi dây
mạch
điện
. - Nối dây các

t.bị trên bảng
điện.
- Nối dây ra
đèn.
- Kìm
tuốt dây.
- Kìm
tròn, kìm
điện,
băng
dính
- Nối dây
đúng sơ đồ.
- Mối nối
đúng yêu cầu
kĩ thuật.
Kiểm
tra
- Lắp đặt t.bị và
đi dây đúng sơ
đồ mạch điện.
-Nối nguồn.
-Vận hành thử
mạch điện.
-Bút thử
điện.
-M§ đúng sơ
đồ.
-M§ làm việc
tốt, đúng yêu

cầu kĩ thuật.
22
sơ đồ lắp đặt.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn
và đẹp.
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp,
thuận tiện cho việc vận hành.
- Sau khi học sinh báo cáo kiểm
tra xong
GV: Kiểm tra lại và chỉ ra lỗi
cho học sinh sửa nếu có.
Sản phẩm đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật, giáo viên nối
nguồn, vận hành thửi mạch điện
xem có làm việc đúng theo yêu
cầu thiết kế không. Nừu không
tìm nguyên nhân sửa chữa.
Củng cố: 2
/
- GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá chéo kết quả thực hành
theo các tiêu chí của bài.
- GV: Nhận xét bài học về sự chuẩn bị, kết quả thực hành quy trình tiến hành,
thái độ tham gia thực hành của các nhóm.
Dặn dò:

23
DANH SÁCH
CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT
STT TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ VIẾT

NĂM THỰC
HIỆN
XẾP LOẠI
CẤP
TRƯỜNG
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH
TÍCH CỰC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 8
2003 B
2
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ CÁC DỤNG CỤ THỰC HÀNH LỚP 9
2004 B
3
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY THỰC
HÀNH CHO HỌC SINH LỚP 9
2008 B
4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG RÈN
KĨ NĂNG THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH
ĐIỆN TRONG MÔN CÔNG NGHỆ CHO
HỌC SINH LỚP 9
2012
24
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
A. CẤP TỔ
Điểm trung bình …………điểm
Xếp loại : …………
Cát Bà, ngày ……tháng …… năm 2013
T/M HĐKH

B. CẤP TRƯỜNG
Điểm trung bình …………điểm
Xếp loại : …………
Cát Bà,, ngày ……tháng …… năm 2013
T/M HĐKH
C. CẤP CỤM
Điểm trung bình …………điểm
Xếp loại : …………

Cát Bà,, ngày ……tháng …… năm 2013
T/M HĐKH
D. CẤP HUYỆN
Điểm trung bình …………điểm
Xếp loại : …………
25

×