Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.1 KB, 26 trang )

Phần I: Giới thiệu về chuyên đề

Ly hôn là hiện tợng xã hội phổ biến và phức tạp đặc biệt trong tình hình
hiện nay khi nó ảnh hởng của cơ chế kinh tế thị trờng. Không chỉ ảnh hởng
đến lợi ích của các đơng sự mà ly hôn còn ảnh hởng đến lợi ích của con họ,
của gia đình và xã hội. Cùng với sự phát triển về kinh tế các án kiện ly hôn cũng
nh các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn ngày
càng tăng. Đồng thời sự phức tạp về tranh chấp cũng theo đó mà tăng lên. Các
tranh chấp chủ yếu về xác định tài sản chung,tài sản riêng, giá trị tài sản chung,
thanh toán nghĩa vụ tài sản, về quyền sử dụng đất và nhà ở, về xác định công sức
của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình nếu vợ chồng sống chung với
gia đình
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn việc xét xử các vụ án ly hôn nói chung và
việc phân chia tài sản (tài sản có xảy ra tranh chấp) nói riêng tại các bản án của
Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh - chủ yếu là các bản án phúc thẩm, em đã
chọn đề tài "Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong
các án kiện ly hôn" tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Chuyên đề đợc viết dựa trên những kiến thức mà em đã tiếp thu đợc tại
trờng Đại học Luật Hà Nội, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các bản án đã xét
xử, qúa trình thụ lý, nghiên cứu hồ sơ và xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh. Với các phơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh dữ liệu em
đã phân tích và làm rõ các căn cứ pháp luật để chia tài sản giữa vợ và chồng
trong các án kiện ly hôn. Đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề cần giải quyết tại
địa phơng, với hy vọng khắc phục đợc những hạn chế này trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhng do thời gian thực tập ngắn, giữa lý
thuyết đợc học tại nhà trờng và thực tiễn xét xử có những điểm khác nhau và
do quá trình nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất địnhDo đó, em rất mong đợc sự
sự thông cảm, đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của
em đợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


phần II: quá trình thu thập thông tin

Trong quá trình thực tập tại toà án tỉnh, cùng sự tìm hiểu thực tế tại địa
phơng từ ngày 7/01/2008 đến ngày 20/4/2008 đã thu thập đợc những thông tin
về tình hình giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện
ly hôn của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh nh sau:
1. Tổng hợp công tác giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng
trong các án kiện ly hôn của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
(Số liệu từ Toà dân sự toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Bảng 1: Công tác giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng
trong các án kiện ly hôn trong năm 2005
CTXX

Cấp XX
Thụ lý Giải quyết
Vụ án Đơng sự Vụ án Đơng sự
Phúc thẩm
15 30 15
30



Bảng 2: Công tác giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng
trong các án kiện ly hôn trong năm 2006
CTXX

Cấp XX
Thụ lý Giải quyết
Vụ án Đơng sự Vụ án Đơng sự
Phúc thẩm

20 40 20 40

2. Tổng hợp số liệu về tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng trong các án
kiện ly hôn của tỉnh Quảng Ninh

Bảng 3:








Năm

Số vụ


Nguyên đơn

Bị đơn
2005 15 15 15
2006 20 20 20
(Số liệu thống kê từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
3. Tạp chí toà án nhân dân (số 4 và 5 năm 2000)
Trang 26 Phân định tài sản của vợ và chồng khi ly hôn của tác giả Kiều
Thanh Nghĩa.
Trang 14 Một số ý kiến về phân định tài sản của vợ chồng khi ly hôn
của tác giả Tởng Duy Lợng

(Nghiên cứu tại phòng thẩm phán toà dân sự toà án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh).
4. Báo cáo công tác ngành toà án năm 2006 và phơng hớng nhiệm vụ
công tác toà án năm 2007của Toà án nhân dân tối cao.
( Thu thập tại phòng Chánh toà dân sự Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
5. Báo cáo tham luận về công tác xét xử án hôn dân sự năm 2005 và
một số kiến nghị của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
(Nghiên cứu tại Văn phòng Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
6. Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phơng hớng nhiệm vụ
công tác năm 2006 của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
- Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phơng hớng nhiệm vụ công
tác năm 2007 của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
(Nghiên cứu tại Văn phòng Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
7. Bản án dân sự:
- Bản án số 28/2005/LHPT ngày 08/11/2005, thụ lý số 25/2005/HNGĐ -
PT ngày 06/11/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, giữa nguyên đơn là
chị Trịnh Thị Sơn và bị đơn là anh Nịnh Văn Mạnh.
- Bản án số 14/2006/LHPT ngày 22/05/2006, thụ lý số 11/LHPT ngày
26/04/2006 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, giữa nguyên đơn là chị Đàm
Thị Hờng và bị đơn là anh Trần Trung Tại.
(Nghiên cứu tại phòng th ký toà dân sự Toà án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh)
8. Những nguyên nhân phát sinh tranh chấp về tài sản giữa vợ và
chồng trong các án kiện ly hôn
(Xin ý kiến của thẩm phán Đào Đình Trợi và Nguyễn Hồng Nam- phó
Chánh án toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
9. Đánh giá, nhận xét, kiến nghị hoạt động của Toà án nhân dân tỉnh
Quảng Ninh trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về tài sản
giữa vợ và chồng trong các án kiện xin ly hôn tại địa phơng.
(Xin ý kiến của thẩm phán Nguyễn Hồng Oánh-Chánh toà dân sự Toà án

nhân dân tỉnh Quảng Ninh và thẩm phán Trần Quang Cờng-thẩm phán toà dân
sự)

































Phần III: tình hình giải quyết tranh chấp về tài sản giữA
vợ và chồng trong các án kiện ly hôn tại toà án
nhân dân tỉnh quảng ninh

1. Những căn cứ pháp luật để Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh chia tài
sản của vợ chồng trong các án kiện ly hôn
1.1. Căn cứ Bộ luật Dân sự
Trớc hết để có thể chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Toà án đã căn cứ
vào các quy định của Bộ luật Dân sự về việc xác lập quyền sở hữu đối với khối
tài sản đem ra phân chia. Theo Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 1995 và nay là
Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về sở hữu chung của vợ chồng :
"1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công
sức của mỗi ngời; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo
quyết định của Toà án."
Theo qui định của pháp luật, khối tài sản chung của vợ chồng đợc
tính là tài sản của hai vợ chồng cùng nhau tạo lập sau hôn nhân. Nh vậy hai vợ
chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài
sản chung. Nếu khi vợ chồng ly hôn tại Toà án mà hai bên không thoả thuận
phân chia đợc tài sản thì Toà án sẽ quyết định trên cơ sở quy định của pháp
luật.
1.2. Căn cứ theo Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản hớng dẫn thi

hành
Luật Hôn nhân và Gia đình của Nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2000 và các văn bản hớng dẫn đã đặt ra nguyên tắc chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn. Theo điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì
"Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận đợc
thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu
của bên đó ". Nh vậy, Điều luật này chỉ đặt ra vấn đề chia tài sản chung, còn
không quy định việc phân chia tài sản riêng của hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong
quá trình chung sống có nhiều tài sản riêng đã đợc đa vào sử dụng chung.
Việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung đối với cơ quan xét xử là
một công việc khó khăn. Đặc biệt là đối với động sản do các bên không có đủ
căn cứ để chứng minh rằng đó là tài sản riêng của mình và tài sản riêng đó là bao
nhiêu. Cũng theo nguyên tắc của Điều 95 tại khoản 2 Luật Hôn nhân và Gia
Đình việc chia tài sản chung theo nguyên tắc là chia đôi, nhng có xem xét
hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào
việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này. Nh vậy, trong trờng hợp cả hai
vợ chồng đều là lao động có thu nhập và thu nhập của hai vợ chồng tơng đối
ngang bằng nhau thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc " tài sản chung của vợ chồng
đợc chia đôi" . Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trờng hợp khối tài sản đó
là do một bên tạo lập nên, vì vậy đặt ra vấn đề chia khối tài sản đó nh thế nào
để có thể đảm bảo quyền lợi của ngời tạo lập khối tài sản đó đồng thời cũng
đảm bảo đợc quyền và lợi ích của bên kia. Trong trờng hợp này đòi hỏi cơ
quan xét xử phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ và hỏi tại phiên toà để có thể làm rõ
công sức đóng góp của các bên để có thể đa ra quyết định đúng đắn, hợp tình
hợp lý để hai bên sau khi ly hôn không có sự thù hằn, căm ghét, nó có thể là
những nguyên nhân gây ra những hậu quả xấu sau khi ly hôn.
Thông thờng khi chia tài sản của vợ chồng các hội đồng xét xử thờng
áp dụng khá linh hoạt các điểm b, c, d khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia
đình để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên khi ly hôn.
Vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ phức tạp hơn nếu nh trong

thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng chung sống với gia đình (sống cùng với cha, mẹ
và các anh chị em), khi đó nếu khối tài sản chung đó có thể xác định theo phần
thì phần tài sản của vợ chồng đợc trích ra từ khối tài sản chung đó để chia (theo
khoản 2 Điều 96 Luật Hôn và Gia đình, còn nếu không xác định đợc theo phần
và cũng không thoả thuận đợc với gia đình về phần tài sản của vợ chồng đóng
góp thì sẽ yêu cầu Toà án giải quyết. Trong trờng hợp này cũng đòi hỏi Toà án
phải xác định rất cụ thể công sức đóng góp của từng thành viên trong gia đình để
có thể tách phần tài sản của vợ chồng ra để phân chia.
Vấn đề quyền sử dụng nhà, đất của vợ chồng khi ly hôn. Vẫn theo nguyên
tắc tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc bên đó, vì vậy khi ly hôn
quyền sử dụng đất riêng của bên nào vẫn thuộc về bên đó theo Điều 97 Luật Hôn
Nhân và Gia Đình năm 2000. Tuy nhiên việc xác lập quyền sử dụng đất của cá
nhân ở Việt Nam trớc năm 2003 (trớc khi ban hành luật đất đai hiện hành) có
nhiều bất cập, các văn bản chồng chéo không rõ ràng minh bạch vì vậy để xác
định ai có quyền sử dụng một lô đất nào đó là rất khó khăn mà các cơ quan xét
xử đã gặp phải không chỉ trong việc chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn
mà cả trong các vụ việc dân sự khác có liên quan đến quyền sử dụng đất. Thông
thờng để căn cứ vào các điều 95, 96, 97,98,99 của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
và các văn bản hớng dẫn thì sẽ không giải quyết đợc thấu đáo và triệt để các
vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất khi ly hôn. Vì vậy, các cơ quan xét xử
thờng phải căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và Luật Dân sự để giải
quyết, để xác định ai có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó là tài sản
chung hay tài sản riêng, công sức đóng góp của mỗi bên vào tài sản đó nh thế
nào (trong trờng hợp đó là nhà thuộc sở hữu riêng của một bên).

2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng Trong các án
kiện ly hôn tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.1. Khái quát về tình hình ly hôn tại Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh lớn, mật độ dân c đông, điều kiện kinh tế xã hội
phát triển so với cả nớc. Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội cũng

đợc đặt ra trong đó có vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình nh con đối với bố mẹ, vợ chồng với nhau có phần
xuống cấp trong một bộ phận không nhỏ của dân c. Trong xã hội ngày nay, khi
mà mọi ngời đều quan tâm tới yếu tố kinh tế và không còn chăm lo nhiều tới
gia đình mình nữa. Sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình giờ
đây đợc thay thế bằng việc tính toán làm ăn kinh tế, đôi khi là chơi bời truỵ lạc
đã làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không còn chặt
chẽ. Sự cách biệt giữa thu nhập của vợ và chồng, sự ảnh hởng của yếu tố văn
hoá ngoại lai, sự xâm nhập của những quan niệm không đúng đắn, sự nhận thức
cha đầy đủ và không thấu đáo về hậu quả của việc ly hôn của các cặp vợ chồng
trẻđó là một số các nguyên nhân trong rất nhiều các nguyên nhân làm tình
trạng ly hôn ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng gia tăng.
Việc mâu thuẫn trong gia đình hiện nay ngày càng gia tăng, và ngày càng
có nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn. Sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
hôn nhân không đạt đợc thì Toà án quyết định cho ly hôn. Khi hai vợ chồng đã
ly hôn sẽ đặt ra một số vấn đề nh nuôi con chung, vấn đề cấp dỡng cho con, và
một vấn đề quan trọng đợc đặt ra là chia khối tài sản chung của vợ chồng tạo
lập đợc trong thời kỳ chung sống với nhau. Sau khi xem xét các đơn kháng cáo,
kháng nghị mà Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhận đợc về việc yêu cầu xét
xử phúc thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình em nhận thấy lý do kháng cáo của
các bên chủ yếu là cho rằng bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp dới về
việc chia tài sản là cha hợp lý và yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh xem xét lại phần
quyết định chia tài sản của vợ chồng. Vì vậy có thể thấy rằng việc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất phức tạp và đó là mối quan tâm
hàng đầu của các cặp vợ chồng khi ly hôn.
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Năm 2005, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã nhận đơn kháng cáo của
40 vụ án xin ly hôn đợc giải quyết tại các Toà cấp huyện trong tỉnh, trong đó
có 15 đơn kháng cáo yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh xem xét lại phần chia tài sản

của bản án sơ thẩm. Toà án nhân dân tỉnh đã giải quyết và ra quyết định phúc
thẩm 40 vụ trong đó có 15 vụ Toà án nhân dân tỉnh phải sửa phần nội dung về tài
sản và công nợ so với bản án sơ thẩm.
Năm 2006 Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhận đợc 42 đơn kháng cáo
của các bên trong vụ án xin ly hôn. Trong đó có 20 đơn kháng cáo yêu cầu Toà
án xem xét lại phần chia tài sản của bản án sơ thẩm. Toà án nhân dân tỉnh đã giải
quyết và ra quyết định phúc thẩm 42 vụ trong đó có 20 vụ Toà án nhân dân tỉnh
phải sửa phần nội dung về tài sản và công nợ so với bản án sơ thẩm.
- Đối với động sản: qua việc tìm hiểu các bản án phúc thẩm của Toà án
nhân dân tỉnh Quảng Ninh, qua các buổi tham dự các phiên Toà phúc thẩm tại
Toà án em nhận thấy có một số nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp về tài sản
là động sản của các cặp vợ chồng khi ly hôn nh sau:
Thứ nhất: Khi mới xây dựng gia đình các cặp vợ chồng trẻ thờng khó
khăn về kinh tế nên khi cần vốn để xây dựng kinh tế họ thờng vay mợn khá
nhiều, vay của bạn bè, bố mẹ, anh chị của cả vợ và chồng. Do đặc điểm của Việt
Nam, việc vay mợn thờng dựa vào các mối quan hệ thân thiết nên thờng
không có giấy tờ chứng minh, khi xảy ra tranh chấp họ không thừa nhận việc vay
mợn đó là có thực.
Thứ hai: Khi xã hội phát triển việc làm kinh tế của vợ và chồng đôi khi
tach biệt nhau, chồng làm kinh tế riêng và vợ làm kinh tế riêng vì vậy mà trong
gia đình thờng có tình trạng vốn làm ăn của vợ, vốn làm ăn của chồng. Khi làm
kinh tế độc lập nh vậy họ cũng thờng huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác
nhau và chỉ có một bên vợ, chồng biết. Trong trờng hợp này nếu làm ăn thua lỗ
và một bên mắc nợ họ cũng thờng không thừa nhận.
Thứ ba: đối với tài sản riêng của mỗi bên trớc khi kết hôn cũng rất khó
xác định bởi do tập quán ngời việt khi xây dựng gia đình họ đều mong muốn là
đợc cùng nhau xây dựng hạnh phúc nên cha có một trờng hợp nào xác định
số tiền của mình trớc khi kết hôn là bao nhiêu để đóng góp vào xây dựng kinh
tế chung ngoại trừ một số trờng hợp tài sản đó do ngân hàng quản lý và có
chứng từ đầy đủ. Khi ly hôn thì các bên đều biện minh cho mình và chối đẩy

trách nhiệm nhng lại không có những chứng cứ rõ ràng để chứng minh.
Thứ t: cũng có những cặp vợ chồng đã kết hôn tơng đối lâu, kinh tế khá
giả và có những giao dịch dân sự nh vay và cho vay, nh trên đã trình bày do
đặc điểm của Việt Nam là các giao dịch thờng không có giấy tờ kèm theo nên
khi xảy ra tranh chấp đều không chứng minh đợc.
Thứ năm: việc phân chia các tài sản khác trong gia đình có nhiều trờng
hợp các bên đơng sự cũng không chấp nhận theo quyết định của Toà án sơ thẩm
do các bên cho rằng hội đồng định giá thờng định giá quá thấp tài sản và khi
chia loại tài sản này, Toà án thờng căn cứ vào nhu cầu của các bên về điều
kiện sản xuất kinh doanhvà nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao
động tạo thu nhập . Vì vậy khi bên không có nhu cầu sẽ yêu cầu Toà án định
giá lại tài sản.
Thứ sáu: về công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung cũng
có những bất đồng. Khi Toà án cấp sơ thẩm căn cứ vào công sức đóng góp của
mỗi bên để có thể phân chia tài sản thờng sẽ bị bên còn lại phản ứng không tốt
và cho rằng mình cần phải đợc hởng sự công bằng (chia đôi) khối tài sản đó.
- Đối với bất động sản: Do việc quản lý đất đai của các cấp chính quyền
trớc khi luật đất đai năm 2003 đợc ban hành là không tốt vì vậy cũng xảy ra
việc tranh chấp quyền sử dụng đất rất nhiều. Mặt khác nữa do quyền sử dụng đất
hiện nay cũng rất có giá trị, nó thực sự lớn so với tài sản là động sản vì vậy việc
phân chia tài sản là bất động sản cũng gặp khó khăn. Có một số nguyên nhân
dẫn tới việc tranh chấp tài sản là bất động sản:
Thứ nhất: do nguồn gốc của lô đất là không rõ ràng. ở địa phơng đặc biệt
là các vùng nông thôn trớc kia thờng có việc chia đất cho các gia đình có con
trai khi họ cha lập gia đình (tức là chia đất theo số khẩu trong gia đình dặc biệt
là các gia đình có con đi bộ đội) khi xây dựng gia đình sẽ đợc bố mẹ cho ra ở
riêng và sử dụng lô đất đó và khi đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cha đợc đặt ra. Khi họ đợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ
đứng tên hai vợ chồng. Vì vậy khi ly hôn ngời vợ sẽ có lý lẽ chứng minh rằng
đó là lô đất nhà nớc cấp cho hai vợ chồng còn ngời chồng sẽ chứng minh đó là

lô đất do bố mẹ mình để lại.
Thứ hai: việc xác định công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập
các công trình trên lô đất đó, việc định giá lô đất không phù hợp với thị trờng
thực tế.
Thứ ba: có nhiều ngời thực hiện các giao dịch bất động sản không qua sự
kiểm soát của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, khi vợ chồng ly hôn họ
không thừa nhận là đã tham gia các giao dịch đó, vì vậy Toà án đã quyết định lô
đất đó là bất hợp pháp vì theo luật đất đai 2003, Toà án chỉ giải quyết các tranh
chấp đất đai khi lô đất đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy
tờ khác theo quy định của luật đất đai.

×