Vấn đề: Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia (MNC)
I. Khái niệm chuyển giá và chuyển giá tài chính và các trường hợp chuyển giá trong thực tế
1. Khái niệm (khai, ha, nhung)
2. Phạm vi chuyển giá (khai, ha,nhung)
3. Các trường hợp (Viet)
II. Thực trạng và tác hại của tình trạng chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam
1. Thực trạng chung về vấn đề chuyển giá ở Việt Nam (Xuyen, Thuyen)
2. Một ví dụ về tình trạng chuyển giá ngành ô tô (Xuyen, Thuyen)
3. Tác hại đối với nền kinh tế (tra)
III. Giải pháp cho vấn đề chuyển giá
1. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề chuyển giá ở các quốc gia khác (Phượng, Thao, quynh, nga)
2. Giải pháp cho Việt Nam (đưa ra những đề xuất từ thực tế)(thanh)
TIỂU LUẬN
I. Khái niệm chuyển giá và chuyển giá tài chính và các trường hợp chuyển giá
trong thực tế
1. Khái niệm
Chuyển giá (tranfer pricing): là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản
được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm
tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao
đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính
là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền
quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ
với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về
giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi
ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không
thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc
định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược
lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính
sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi
thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Phạm vi chuyển giá
Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành vi phải được xem xét
trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giá
chuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi:
i. Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
ii. Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể (entities) khác tham gia
quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian”.
Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về
mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết. Tính chất của
những biểu hiện này không mang tính quyết định. Như thế các doanh nghiệp liên kết có thể được
hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, chuyển giá
không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc nội.
Trên thực tế, chuyển giá thường được quan tâm đánh giá đối với các giao dịch quốc tế hơn do sự
khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn. Trong khi đó, do phải tuân
thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế hình thành từ các giao dịch trong nước ít có
sự cách biệt. Vì thế, phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyển giá đối với
giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh
nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú (non-residents). Sự
khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị
lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh
nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngược lại một lượng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ
làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều
cho ra những kết quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên.
Khía cạnh khác, các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế. Thu
nhập sẽ lại dịch chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ
thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn về điều này.
Một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu:
- Nâng giá trị vốn góp: Trong quá trình đầu tư vào một nước để sản xuất kinh doanh, do các MNC
có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên các MNC sẽ tiến hành góp vốn bằng máy móc thiết bị
và công nghệ hiện đại. Do phía nước nhận đầu tư chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá
các loại thiết bị công nghệ hiện đại này nên thường sẽ bị các đối tác nước ngoài định giá các thiết
bị, công nghệ cao hơn giá trị thực tế của chúng. Việc định giá cao sẽ làm nâng giá trị vốn góp
trong liên doanh của bên đối tác và chiếm lấy quyền quản trị công ty. Việc định giá cao thiết bị
máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các MNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty
mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước nhận đầu tư
thất thu thuế
- Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ: các MNC còn thực hiện việc chuyển giá thông
qua việc chuyển giao công nghệ bằng cách thu phí tiền bản quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ
trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì
tình trạng kinh doanh của công ty sẽ bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do
phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên
doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh nước nhận đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng
ngược lại phía các MNC vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và
tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng ngày càng tăng.
- Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường: Các MNC khi đi vào đầu tư kinh doanh tại
một quốc gia thì họ thường sẽ thích liên doanh với một công ty nội địa hơn là vào đầu tư thẳng là
công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là các MNC này muốn sử dụng hệ thống phân phối
và thị phần có sẵn của các công ty nội địa. Sau một thời gian liên doanh thì các MNC này sẽ dùng
các thủ thuật khác nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công
ty liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài. Các thủ thuật này chủ yếu là làm nâng lên chi
phí hoạt động của công ty con, công ty con sẽ báo lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục
mở rộng hoạt động.
3. Dấu hiệu chuyển giá
- Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của hành vi chuyển giá là giao kết về giá. Giao dịch liên kết với giao
dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc so sánh
giữa các DN thực hiện giao dịch liên kết với DN thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được
thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc
lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai,
tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế. Nhưng giao kết về giá
chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực
hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ
sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có
sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa. Giá giao
kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ csó thể đánh giá một giao dịch có
chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương
ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển
giá
- Thứ hai, hành vi chuyển giá được thể hiện qua kết quả sản xuất-kinh doanh của một doanh
nghiệp thường bị thua lỗ liên tục trong vài năm. Doanh nghiệp kê khống giá nhập khẩu nguyên
liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài làm cho chi phí đầu vào tăng lên. Hậu quả của
việc này là giá thành sản phẩm do các doanh nghiệp này sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá thành cao
là cơ sở để các doanh nghiệp báo cáo lỗ để không phát sinh thu nhập chịu thuế; hoặc doanh nghiệp
kinh doanh có mặt hàng có giá bán thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng có cùng chức năng trên thị
trường, mặc dù doanh nghiệp có thể có lãi nhưng đây cũng là phương pháp chuyển giá hạ thấp đầu
vào để giảm giá thành, giảm giá bán nhằm cạnh tranh thị trường.
- Thứ ba, các doanh nghiệp kê khai hoạt động kinh doanh thua lỗ, song các doanh nghiệp không
ngừng mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng quy mô hoạt động Thực tế này là do các
công ty mẹ ở nước ngoài đã thực hiện chuyển giá, tìm mọi cách để công ty con không có lãi và
toàn bộ số lãi của công ty con được chuyển về công ty mẹ, làm thất thu cho ngân sách nhà nước.
- Thứ tư, một thủ thuật chuyển giá khác mà các doanh nghiệp FDI hay sử dụng, được các chuyên
gia cảnh báo, là thông qua chi phí khấu hao. Theo đó, các công ty con “sẵn sàng” nhập khẩu máy
móc thiết bị đã qua sử dụng từ công ty mẹ ở nước ngoài, rồi tiến hành khấu hao thật nhanh và tính
chi phí này vào giá thành khiến giá thành cũng bị đội lên nhiều. Trường hợp này tương tự như
Coca Cola.
Một vài ví dụ thực tiễn về chuyển giá
Hiện có 9 cổ phiếu của các doanh nghiệp FDI được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt
Nam là Công ty cổ phần (CTCP) Gạch men Chang Yih (CYC), CTCP Full Power (FPC), CTCP
Mirae (KMR), CTCP Công nghiệp gốm sứ Taicera (TCR), CTCP Công nghiệp Tung Kuang
(TKU), CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA), CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT), CTCP
Quốc tế Hoàng Gia (RIC) và CTCP Thực phẩm quốc tế (IFS).
Trong xu thế chung của thị trường chứng khoán, giá của các cổ phiếu này cũng có nhiều biến động
theo hướng giảm xuống, từ 30.000 - 40.000 đồng/cổ phiếu khi mới niêm yết xuống chỉ còn quanh
ở 10.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, sự giảm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp FDI này chịu
ảnh hưởng từ các khoản lỗ lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó
có việc thua lỗ do thủ thuật chuyển giá. Một số doanh nghiệp FDI nhỏ đang tìm mọi cách thu lợi
nhanh chóng sau khi được cấp phép đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp này đã
thực hiện các thủ thuật chuyển giá, trốn thuế hay giảm bớt các khoản đầu tư cho môi trường theo
cam kết.
Theo hướng này, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất từ chính các
công ty mẹ ở nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Điều này sẽ khiến cho công
ty con tại Việt Nam rơi vào tình cảnh thua lỗ bởi “giá đầu vào cao, giá đầu ra thấp”, trong khi công
ty mẹ ở nước ngoài lại thu lợi nhuận cao. Đáng chú ý là, dù thua lỗ hoặc lãi không đáng kể, nhưng
nhiều doanh nghiệp vẫn tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn.
II. Thực trạng và tác hại của tình trạng chuyển giá đối với nền kinh tế Việt
Nam
1. Thực trạng chung về vấn đề chuyển giá ở Việt Nam
Trong nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam có loại hình doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Thành phần doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên cả số lượng
cũng như năng lực hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trên thị trường đã và đang xuất hiện
tình trạng rất không bình thường: đa số doanh nghiệp FDI tự kê khai thua lỗ.
Theo thống kê của Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh thì có hơn 70% các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kê khai lỗ mặc dù làm ăn tốt và tăng trưởng cao, điều này cho thấy
hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI là rất nghiêm trọng. Trong năm 2006, hầu hết
các nguồn thu ngân sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp
hơn dự toán ngân sách tới 7%. Thông tin xấu trên được công bố trong báo cáo kiểm toán nhà nước
và thẩm tra của Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách. Theo luật định, quyết toán ngân sách nhà nước năm
2006 phải 18 tháng sau mới hoàn tất thủ tục kiểm toán. Thời gian quá dài để có thể đưa ra một
bảng báo cáo kiểm toán nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu mà tình trạng gian dối của
các doanh nghiệp FDI (theo ý kiến phát biểu của tiến sĩ Trần Du Lịch tại kỳ hợp Quốc hội diễn ra
ngày 10 tháng 05 năm 2008).
Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp FDI càng phổ biến và nghiêm trọng hơn trong những năm
đầu mở của kêu gọi đầu tư, khi mà luật pháp chưa được chuẩn bị tốt để có thể bắt kịp với sự gia
tăng nhanh chóng của FDI cũng như trình độ quản lý của các cơ quan quản lý về thuế so với trình
độ quản lý của các doanh nghiệp FDI các nước. Chúng ta cùng xem xét số liệu thông kê tình hình
khai lỗ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Thành Phố Hồ chí Minh và Cục Thống kê thực hiện.
Thông qua số liệu, chúng ta có thể thấy được 71,1% các doanh nghiệp được khảo sát đã kê khai lỗ.
Vậy trong số các doanh nghiệp này, có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ thiệt và bao nhiêu doanh nghiệp
nào lỗ giả (thực hiện các hành vi chuyển giá hay gian lận trong kê khai thuế).
Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM
Như vậy, tuy là sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có
những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và hiện
đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp; đóng góp của khu
vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn. Đó lại tiếp tục là một kết quả đáng thất vọng.
Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa
bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Đây hoàn toàn không phải là kết quả bất
thường so với những năm trước đó, nên khó đổ lỗi cho hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm
2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp từ những công ty này.
Có thể nói, thua lỗ là xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả
nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này (không kể dầu
thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc
gia.
Riêng năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi
khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%. Có thể thấy,
mức đóng góp cho ngân sách của doanh nghiệp FDI đã không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu và quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp.
Từ những con số thống kê, nghi ngờ tính trung thực trong các báo cáo kê khai nộp thuế do các
doanh nghiệp nộp về cơ quan thuế. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2005 thì Cục thuế TP.HCM đã
tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn FDI và phát hiện ra nhiều sai phạm của các công ty
này. Các doanh nghiệp này khai man lợi nhuận trước thuế và tổng số thuế truy thu từ các doanh
nghiệp gần 60 tỷ đồng. Trong năm 2008, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện việc kiểm tra kết quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong
hai năm 2005 và 2006 thì kết quả thu được không lấy làm khả quan. Kết quả kinh doanh trong
năm 2005 của 128 doanh nghiệp may mặc được kiểm tra thì chỉ có 25 doanh nghiệp làm ăn có lãi
và tỷ suất sinh lợi bình quân là 6,07%. Như vậy tỷ suất sinh lợi của các công ty này nhỏ hơn cả lãi
suất ngân hàng tại thời điểm lúc bấy giờ vì vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu có hiện tượng
chuyển giá xảy ra ở các doanh nghiệp này không?
Bảng 2.3: Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư khảo sát
Cục thuế TP.HCM tiếp tục thực hiện kiểm tra và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của 128 doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố thì kết quả chỉ có 24 doanh nghiệp làm ăn
có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ còn 5,64%. Như vậy kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp may năm 2006 cho chúng ta thấy được khả năng có hoạt động chuyển giá tại các
doanh nghiệp này càng cao hơn
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính hùng hậu, trình độ
quản lý cao thì nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do đâu?
Có thể khẳng định: các doanh nghiệp này không lỗ. Thứ nhất, dù các doanh nghiệp này thường
xuyên kê khai làm ăn thua lỗ trong nhiều năm qua, nhưng lại liên tục mở rộng quy mô sản xuất và
doanh thu tăng. Chính trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao. Thứ hai,
điều vô lý và không bình thường là, trong khi hầu hết doanh nghiệp may mặc Việt Nam, dù phải
nhập khẩu nguyên, phụ liệu của nước ngoài, đều làm ăn có lãi, nhưng hơn 80% doanh nghiệp may
mặc có vốn đầu tư nước ngoài lại báo lỗ. Trong khi những doanh nghiệp FDI luôn có lợi thế hơn
các doanh nghiệp trong nước khi có các công ty mẹ ở chính quốc sản xuất nguyên phụ liệu, sợi
bông dệt vải, các phụ liệu khác luôn sẵn sàng cung cấp cho các công ty con.
Vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kêu thua lỗ đã dùng thủ thuật “biến lãi thành lỗ”
như thế nào?
Phương pháp của họ là chuyển giá. Có nghĩa là nhiều doanh nghiệp FDI cố tình thua lỗ ở Việt
Nam để chuyển lãi về công ty mẹ. Họ chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công
ty mẹ với giá thật cao, rồi bán lại hàng hóa sản xuất ở Việt Nam cho công ty mẹ với giá thật thấp
để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà thậm chí lại còn được hoàn thuế giá trị gia
tăng. Và khi doanh nghiệp báo lỗ, họ sẽ không phải đóng thuế thu nhập và các khoản thuế khác
nữa.
Kết quả của việc này không chỉ là ngân sách nhà nước bị mất đi một khoản thuế lớn, mà hàng năm
chúng ta còn phải dành một lượng ngoại tệ không nhỏ cho việc nhập về những nguyên liệu, máy
móc cao hơn giá trị thực của nó. Nguy hiểm hơn là khi tình trạng thua lỗ ảo kéo dài, đại diện phần
vốn của Việt Nam trong liên doanh có thể không chịu nổi và phải nhanh chóng rút vốn, nhường
sân cho đối tác. Thực tế cho thấy, không ít các doanh nghiệp liên doanh đã bị các công ty mẹ ở
nước ngoài thôn tính theo kiểu này.
Đáng nói nữa là, dù biết khá rõ thủ thuật lách thuế của các doanh nghiệp FDI, nhưng để chứng
minh được điều này không phải việc dễ dàng đối với ngành thuế. Cho đến nay, việc kiểm soát giá
nội bộ để chống gian lận qua chuyển giá là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý ở Việt
Nam. Lý do thứ nhất có thể kể đến là, ở ta chưa có luật chống chuyển giá, tiếp nữa là Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp chưa đủ chặt chẽ để quản lý và chế tài đặt ra cho hành vi này.
Ngành thuế vẫn phải áp dụng các biện pháp cũ là phân loại doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp
giải trình và giám sát chặt chi phí mức tiêu hao vật tư và hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp.
Và tất nhiên, hiệu quả của các biện pháp vừa nêu không hiệu quả, thậm chí là bó tay đối với các
thủ thuật trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.
Rõ ràng, chúng ta cần phải xử lý nghiêm, ngăn chặn hành vi gian lận của một bộ phận doanh
nghiệp FDI để tránh những thất thoát cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo ra sân chơi bình đẳng
giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước – đây là điều các doanh nghiệp luôn mong muốn.
2. Một ví dụ về tình trạng chuyển giá ngành ô tô
a) Sơ lược thị trường ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là ngành sinh sau đẻ muộn, ra đời sau các nước trong khu vực từ
40-50 năm. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam, với mục đích thu hút đầu tư và xây dựng một ngành
công nghiệp ôtô để theo kịp các nước trong khu vực, cho nên gần 18 năm qua, kể từ khi ra đời vào
năm 1992 đến nay, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam được coi là ngành trọng điểm và là
ngành luôn luôn được ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp. Sự ưu ái rất đặc biệt này thể
hiện qua những chính sách thuế quan của Bộ Tài chính, với chính sách thuế ưu đãi về tỷ lệ nội địa
hóa, thuế nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp và thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể nói đây là ngành
thu hút lượng FDI lớn với sự có mặt của các hãng xe nổi tiếng thế giới như Toyota, BMW, Nissan,
Mercedes-Benz,Daihatsu…Nhưng cứ tưởng là chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp ôtô phát
triển mạnh, sẽ có việc sớm chuyển giao công nghệ và tăng dần theo thời gian. Nhưng không phải
vậy. Sự thật hiển nhiên ở đây là các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đã không thực hiện đúng
các cam kết trong giấy phép đầu tư của mình là tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 30 đến 40% trong vòng
10 năm. Với sự "thất hứa" này nên tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của các
doanh nghiệp ôtô ở Việt Nam chỉ đạt từ 2 đến 12% và việc nội địa hóa lại chỉ dừng lại ở các công
đoạn giản đơn trong quy trình sản xuất và lắp ráp (sử dụng các linh kiện nội địa có giá trị thấp như
săm, lốp, ắc-quy, dây điện, ghế. công nghiệp phụ trợ của Việt Nam không phát triển được, ngoài
lý do mà chúng tôi nêu ở trên còn có lý do mà một số nhà đầu tư đưa ra là dung lượng thị trường
ôtô của Việt Nam quá nhỏ bé. Vì nhỏ bé nên các nhà đầu tư không muốn lao vào sản xuất linh kiện
phụ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước. Họ lại càng không thể mơ đến việc cạnh tranh
Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... trong việc xuất khẩu linh kiện ôtô. Thái Lan có tới trên 1.500
doanh nghiệp phụ trợ, với tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 70%-80%. Đài Loan cũng có khoảng trên 2.000
nhà đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng thay thế. Ngoài ra số lượng xe ôtô ở Việt Nam mới chỉ đạt
8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc
228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân... Xin cung cấp thêm số liệu sau đây để chúng ta hiểu
thêm: CHLB Đức và Việt Nam có diện tích gần như nhau (khoảng 330.000 km2), dân số gần như
nhau (khoảng 83 triệu dân), nhưng số lượng ôtô ở Việt Nam là khoảng 670.000 chiếc và 18 triệu
xe gắn máy, trong khi đó, ở Đức có 52 triệu ôtô và khoảng 7 triệu xe gắn máy, diện tích mặt bằng
sử dụng 8 xe gắn máy bằng 1 xe ôtô, nhưng họ vẫn có chỗ đậu xe, và giao thông đâu có ùn tắc hay
ô nhiễm! Dĩ nhiên việc so sánh giữa một nước đang phát triển như nước ta với một nước phát triển
như nước Đức là khập khiễng, nhưng cần nhớ là Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 phải trở
thành một nước phát triển.
b) Chuyển giá trong ngành ô tô
Hiện nay vấn đề gian lận thuế trong lĩnh vực ngành ô tô được cơ quan thuế đặt biệt quan tâm.
Theo hiệp hội VAMA cho biết rằng một mẫu xe ôtô nhập về có thể được khai thấp đi tới
7.800USD so với giá thị trường, giá trên hóa đơn có thể giảm tới 12.500 USD/xe so với giá bán
thực. Ngày càng có nhiều ôtô mới, nguyên chiếc nhập khẩu về dưới dạng là xe đã qua sử dụng.
Đồng thời, các nhà nhập khẩu thường sử dụng “chiêu" lách luật là khai báo giá trị xe thấp hơn giá
thực tế để gian lận thuế. Sau khi khảo sát thị trường ô tô Việt Nam Hiệp hội này đã phát hiện
những sự chênh lệch bất thường về giữa giá xe được nhà nhập khẩu khai báo tại cảng Việt Nam và
giá thực tế trên thị trường nước sản xuất, đặc biệt là sự chênh lệch lớn giữa giá xe bán ra thực tế
cho khách hàng và giá xe bán ra ghi trên hoá đơn. Kết quả khảo sát ngày 19/6 của VAMA cho
thấy, mẫu xe GM Daewoo Matiz, 796cc, AT mới 100% sản xuất năm 2009 có giá trên thị trường
nước sản xuất là từ 6.065 - 7.072 USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được khai báo tại cảng Việt
Nam chỉ là 2.700 - 3.000USD/xe. Tại thị trường Việt Nam, giá bán thực tế cho khách hàng Việt
Nam của loại xe này từ 11.800 - 14.900 USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là
10.400USD/xe. Tương tự, với xe Kia Morning 999cc, loại mới 100% sản xuất năm 2009, giá xe tại
nước sản xuất là 5.883 - 7.374 USD/xe nhưng khi về cảng Việt Nam, chỉ được khai báo ở mức giá
là 3.000USD. Khi bán cho khách hàng Việt Nam, giá bán thực tế của loại xe này lên đến 15.500 -
17.050 USD/xe, còn trên hoá đơn chỉ ghi 9.300 - 10.230 USD/xe, giảm tới 6.200 - 6.820USD.
Nhãn hiệu xe thứ 3 được VAMA khảo sát là xe Hyundai. Mẫu I30, 1600cc nguyên chiếc mới
100% có giá thị trường tại nước sản xuất là 13.366 - 15.394 USD/xe, về đến cảng Việt Nam, mẫu
này được khai báo giảm đi trông thấy, ở mức giá từ 7.000 - 7.500 USD/xe. Để mua xe này, khách
hàng Việt Nam đã trả tới mức giá là 29.900 - 31.500 USD/xe, nhưng trong hoá đơn, giá chỉ còn là
17.400 - 18.900 USD/xe, giảm đi 12.500 - 12.600 USD/xe. Có thể thấy qua bảng so sánh này của
VAMA, 1 mẫu xe luôn có 2 mức giá khác nhau, giữa giá thực tế và giá trên giấy tờ để tính thuế.
Nghiễm nhiên, phần giá trị này của xe nhập về sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ
đặc biệt. Các doanh nghiệp bán xe cũng đã được lợi khổng lồ khi trung bình mỗi xe, có ít nhất từ
1.400USD lên tới 12.500USD thu về nhưng không phải nộp thuế VAT. Các nhà nhập khẩu có thể
đã cố tình làm giá hoá đơn thấp hơn nhiều so với giá bán thực tế cho khách hàng để giảm tiền thuế
phải trả. Và như vậy, Nhà nước sẽ bị thất thu nguồn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và cả
thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng này. Mặt khác các liên doanh lắp ráp, sản xuất ô tô là các
công ty đa quốc gia nên việc sản xuất linh kiện, phụ tùng được công ty mẹ đầu tư, phân bố theo
hướng tập trung hóa cao để cung cấp cho các công ty con trong khu vực và thế giới. Mặc dù chi
phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất phụ tùng, linh kiện tại chỗ rất lớn, song nếu sản xuất được
trong nước thì linh kiện, phụ tùng nhập khẩu sẽ phải chịu thuế cao. Vì sự bất hợp lý này, chính
sách nội địa hóa ô tô càng tiến gần hơn đến bờ vực phá sản khi càng gần năm 2018 - thời điểm
thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô khu vực ASEAN bằng 0%. Bên cạnh đó, không
thể không kể đến chính sách quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ô tô trong
nước chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển của các liên doanh. Vì vậy, các liên doanh vẫn
chủ yếu nhập linh kiện, phụ tùng từ công ty mẹ và các công ty con thành viên trong khu vực mà ít
chú trọng đầu tư sản xuất tại chỗ. Chính vì lý do tỷ lệ nội địa thấp nên các mặt hàng nhập khẩu
trong ngành ô tô từ các công ty đa quốc gia được định giá do các công ty mẹ. Do vậy giá cả chính
xác các loại hàng này vẫn còn rất mù mờ và khó xác định chính xác giá trị thực của chúng. Vì lẽ
đó, Hiện nay so với các nước khác giá xe hơi tại Việt Nam rất cao.
Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh, do các MNC có máy móc thiết bị
công nghệ hiện đại nên các MNC sẽ tiến hành góp vốn bằng máy móc thiết bị và công nghệ hiện
đại. Do phía Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá các loại thiết bị công
nghệ hiện đại này nên thường sẽ bị các đối tác nước ngoài định giá các thiết bị, công nghệ cao
hơn giá trị thực tế của chúng. Việc định giá cao sẽ làm nâng giá trị vốn góp trong liên doanh của
bên đối tác và chiếm lấy quyền quản trị công ty. Về phía đối tác Việt Nam đa phần chỉ góp vốn
bằng giá trị sử dụng đất nên giá trị vốn góp trong liên doanh thường rất thấp.
Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các MNC chuyển một lượng tiền đi
ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm
cho nhà nước thất thu thuế.
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, đến năm 2008, cả 6 công ty nói trên đều có dây chuyền sản xuất, lắp
ráp ô tô lạc hậu, chủ yếu là lắp ráp thủ công. Điều này đã làm tăng giá thành sản xuất. Song hai
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá thành ô tô là chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và
chi phí nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cao. Đối với dòng xe từ 5 chỗ trở xuống, 2 sắc thuế này
chiếm khoảng 33% giá bán. Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu chiếm tới 48% giá bán buôn ô tô cũng
khiến giá ô tô trong nước bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định: “Giá linh
kiện nhập khẩu cao, thấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự kê khai của các liên doanh." Các cơ quan
quản lý Nhà nước không quản lý, giám sát được giá linh kiện, phụ tùng đầu vào nhập khẩu của các
công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Không quản lý được, trong khi yếu tố chi phí có tác động
rất lớn, đã làm tăng giá thành và giá bán ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính vì những hạn chế
này mà các MNC đã thực hiện việc chuyển giá thông qua ưu thế tự kê khai giá các linh kiện đã
kiếm về một khoản lợi nhuận cho công ty mẹ.
Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp khi tiến hành liên doanh thì các MNC còn thực hiện việc
chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền, đây là một loại chi
phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình.
Ban đầu liên doanh Mecedes- Benz (Đức) trước khi đàm phán đòi chi phí bản quyền chuyển giao
công nghệ là 42 triệu USD. Sau khi phía Việt Nam đàm phán lại giảm xuống chỉ còn 9,6 triệu
USD; giảm đi 77% so với chi phí ban đầu phía Đức đưa ra.
Một trường hợp khác trong ngành sản xuất xe ô tô đó là công ty Mitsubishi Motor
Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao
công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm phán lại thì giảm xuống chỉ còn 4,4 triệu USD; tức giảm
đi gần 15 lần.
c) Giải pháp chống chuyển giá trong ngành ô tô Việt Nam
Hơn 60% hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá. Chống chuyển giá
hiệu quả là ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho
người tiêu dùng và tăng thu nhập cho ngân sách.
Để chống chuyển giá, cần phải nắm được thông tin giá giao dịch sòng phẳng là bao nhiêu. Thí dụ,
chúng ta có thể biết rằng giá nhập linh kiện (chưa thuế) để lắp ráp một chiếc xe hơi tại Việt Nam là
30.000 USD, trong khi một chiếc xe mới tương tự (đã tính công lắp ráp) tại Thái Lan là 10.000
USD. Tuy nhiên làm sao biết được giá sòng phẳng của một cái khung xe hay một cái động cơ là
bao nhiêu - khi phần lớn các linh kiện đó chỉ được mua bán qua lại giữa các công ty trong cùng tập
đoàn với nhau chứ không bán ra thị trường. Hơn nữa, có những tài sản rất khó định giá, thí dụ như
công nghệ, uy tín và chi phí nghiên cứu, vì không có những tài sản tương đương để đánh giá.
Vì vậy, giải pháp để chống chuyển giá trong tương lai là thu thập thông tin càng nhiều càng tốt về
giá giao dịch sòng phẳng cho các loại hàng hoá bị nghi ngờ. Khi có nghi ngờ về giá giao dịch, cơ
quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình về sự chênh lệch giá. Nếu doanh nghiệp không có lý
do chính đáng, cơ quan thuế có thể định giá lại theo một trong ba phương pháp: So sánh giá giao
dịch với giá của giao dịch tương đương ngoài thị trường, cơ quan thuế có thể áp dụng phương
pháp ấn định giá mua hay ấn định giá bán trên tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp
tương tự hoặc nếu xuất hiện trường hợp bị đánh thuế hai lần cho cùng doanh nghiệp, thì cho phép
thuế thu nhập ở nước này được khấu trừ vào thuế thu nhập phải trả ở nước kia.
Ngoài ra, để tránh trường hợp khoản bị khấu trừ quá lớn, cơ quan thuế của hai nước nên trao đổi
thông tin cho nhau, theo hướng sẽ báo trước một năm để nước kia chuẩn bị. Vả lại, muốn thực
hiện được đề án chống chuyển giá thì ít nhất các nhà quản lý cũng phải điều tra và nắm bắt được
chính xác tình hình hoạt động tổng thể của các liên doanh. Sở dĩ phải điều tra tổng thể lần này vì
từ trước đến nay chưa hề có một báo cáo mang tính tổng quan và cụ thể về hoạt động sản xuất,
xuất nhập khẩu, đầu tư ... của các liên doanh và điều này làm cho các nhà quản lý gặp nhiều hạn
chế khi đưa ra và điều chỉnh các chính sách, trong đó có chính sách thuế. Một vấn đề khác, trong
thời điểm các liên doanh nhận giấy phép và đi vào sản xuất thì VN vẫn chưa soạn thảo và ban
hành được một chiến lược cũng như quy hoạch về phát triển công nghiệp ôtô và việc điều tra lần
này sẽ giúp các nhà hoạch định nhìn nhận được rõ tình hình hơn. Điều này hoàn toàn thiện chí và
có lợi cho các doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã gửi tới các doanh nghiệp 8 bảng biểu chi tiết về các
mặt: tình hình thực hiện, triển khai theo giấy phép đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm, báo cáo về chi phí của DN, chi phí tiền bản quyền và lãi tiền vay, tình hình nhập khẩu,
tình hình nhập khẩu các linh kiện rời... Trong mỗi bảng đều nêu cụ thể, chi tiết những vấn đề mà
các doanh nghiệp phải báo cáo. Tuy nhiên, theo thông tin của chúng tôi thì đã hết thời hạn phải
nộp báo cáo nhưng đa số các liên doanh đều chưa nộp và chưa có phản ứng. Theo đánh giá của
nhiều chuyên gia thì trong những năm vừa qua, các liên doanh được bảo hộ, ưu đãi quá nhiều và
trên thực tế họ chưa hề phải chịu rủi ro. Với việc tăng giá như vừa qua, có nhà nghiên cứu cho
rằng các liên doanh đã đẩy rủi ro của mình cho người tiêu dùng, cho dù như lời của các liên doanh
thì giá xe bán ra hiện nay thấp hơn so với trước khi áp dụng chính sách thuế mới. Việc điều tra lần
này là cần thiết nhưng như nhiều người nhận định thì sẽ không đơn giản. Một chuyên gia ôtô và là
quan chức của một liên doanh khẳng định việc điều tra này đáng ra phải thực hiện từ lâu và nếu
nói rằng kiểm tra để nắm tình hình cụ thể thì chỉ kiểm tra trong thời gian 3 năm và dự kiến năm
2004 là không đủ mà phải kiểm tra toàn bộ ngay từ khi có giấy phép. Mặt khác, để thực sự nắm
được tình hình, nhà quản lý phải có những biện pháp điều tra riêng, kín đáo, sâu rộng hơn, toàn
diện hơn, có cả hoạt động, cơ chế, thuế, giá của các nhà sản xuất tại nhiều nước trên thế giới, giá
nhập khẩu nguyên chiếc, giá CKD, IKD chứ không phải dựa vào báo cáo của các liên doanh. Ngay
tại VN, cơ cấu của các liên doanh cũng không giống nhau. Có liên doanh mà các loại xe bán ra
không mang tên của liên doanh đó và như vậy việc điều tra sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, nếu khi
thực hiện xong việc kiểm tra thì việc thực hiện chống chuyển giá trong lĩnh vực ô tô sẽ gặp nhiều
thuận lợi. Điều đó sẽ giúp ích cho người tiêu dùng tránh phải mua xe với giá quá cao như hiện nay.
3. Tác hại đối với nền kinh tế
Hiện nay, tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư phổ biến và là
giải pháp hỗ trợ vốn hữu hiệu cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Đặc biệt, từ khi thực
hiện mở cửa nền kinh tế, luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng
cũng như chất lượng. Nhờ đầu tư FDI, Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kỹ thuật, bí quyết công
nghệ mới, năng lực quản lý marketing, kinh nghiệm quản lý và điều hành, nguồn nhân sự với trình
độ cao... thông qua các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên doanh, liên kết hay các hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế
và xã hội Việt Nam thì vẫn có những tiêu cực nảy sinh. Đáng chú ý nhất hiện nay là vấn đề
“chuyển giá”. Như nhiều quốc gia khác, phần lớn các chủ đầu tư FDI là các công ty đa quốc gia
(MNC) như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro, PWC, Kao, Avon,
Mercedes Benz… Các MNC này cùng với mạng lưới các công ty con trên phạm vi toàn cầu sẽ
luôn liên kết với nhau và hoạt động nhằm mục tiêu chung nhất là tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ
MNC. Nếu như “chuyển giá” là một trong những cách thức giúp các MNC đạt được mục tiêu trên
thì đó lại là một mầm mống đe dọa nền kinh tế của chúng ta. Sau đây là một số tác hại mà “chuyển
giá” gây ra:
Thứ nhất, vấn đề “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn
thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa. Việc chuyển giá bằng
cách định giá quá cao hoặc quá thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các
MNC nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế cao sang nước có thuế thấp là cách các
doanh nghiệp FDI đang thực hiện để tránh thuế. Đặc biệt, với mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay là 25%, cao hơn hẳn so với khu vực càng tạo động cơ cho các MNC
thực hiện chuyển giá để né thuế. Cụ thể, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc
đầu vào từ công ty mẹ (hay các công ty liên kết) ở mức giá cao, sau đó, họ bán lại hàng hóa sản
xuất ở Việt Nam cho công ty mẹ với giá thấp. Bằng cách này, các doanh nghiệp FDI đã “né” được
thuế thu nhập doanh nghiệp, và tiếp tục được hoàn thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, việc kê khống
giá nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài cũng làm cho giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp FDI tăng lên. Đây là cơ sở để họ báo cáo lỗ. Theo thống kê của
Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh thì có hơn 70% các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh kê khai lỗ mặc dù làm ăn tốt và tăng trưởng cao. Cách làm của các doanh nghiệp này
đã gây thất thoát đáng kể nguồn thu thuế trong nước. Trong năm 2006, hầu hết các nguồn thu ngân
sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp hơn dự toán ngân sách
tới 7%. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các doanh nghiệp FDI “lờn thuốc” đối với hệ thống
pháp luật của Việt Nam. Trong thời đại kinh tế quốc tế hội nhập, các MNC ngày càng mở rộng thị
trường và có thêm nhiều chi nhánh, công ty con trên nhiều quốc gia khác nhau; hệ thống mua bán
hàng hóa, cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ cho nhau càng phát triển thì hoạt động chuyển
giá càng có nhiều cơ hội để thực hiện. Như vậy, trong tương lai, không lấy gì đảm bảo rằng ngân
sách nhà nước sẽ không bị thất thu nhiều hơn nữa, thậm chí còn phải chi thêm để hoàn lại các
khoản thuế “ảo” cho các doanh nghiệp FDI này.
Thứ hai, chuyển giá sẽ tạo sự không công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với
doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ “chuyển giá” để tối ưu
hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh
doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó sẽ có nhiều
nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá. Trong khi đó, doanh
nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt với các công
ty FDI. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng, thực phẩm, chẳng hạn như sữa, cà phê... Nếu các doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm
lực tài chính để cạnh tranh, họ sẽ dần dần bị mất ưu thế và đưa đến phá sản hoặc buộc phải chuyển
sang kinh doanh trong các ngành khác. Các MNC sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường
trong nước, kiểm soát giá cả và mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do. Khi đó, Chính
phủ sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và không thể thúc
đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp FDI mới tham gia, họ có thể sử dụng chuyển giá để thâm
nhập thị trường và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước. Việc này có thể được thực hiện
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Nếu thực hiện trực
tiếp, các MNC sẽ tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi quá mức để thu hút chú ý của
người tiêu dùng. Nếu thực hiện gián tiếp, với tiềm lực tài chính mạnh, các MNC sẽ tiến hành liên
doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền quản lý. Khi đã nắm
được quyền quản lý các MNC sẽ thực hiện hành vi chuyển giá nhằm làm cho kết quả kinh doanh
thua lỗ kéo dài. Khi kết quả hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì bắt buộc phải tăng vốn góp lên,
nếu các đối tác không đủ tiềm lực tài chính sẽ phải bán lại phần vốn góp của mình và như vậy là từ
công ty liên doanh chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. MNC nắm giữ được quyền sở hữu
công ty. Kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong nước đã thành công. Hai ví dụ điển hình cho
trường hợp này là công ty Coca Cola Chương Dương và P&G Việt Nam. Sau khi đánh bật các các
đối thủ và những bên liên kết kinh doanh ra khỏi thị trường, MNC sẽ chiếm lĩnh thị trường và
nâng giá sản phẩm để bù lại phần chi phí trước đây đã bỏ ra. Đây là tình trạng thường gặp ở Việt
Nam khi mà trình độ quản lý còn yếu kém.
Thứ tư, các hoạt động chuyển giá sẽ làm kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân của
Chính phủ bị lệch hướng. Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC định giá cao các yếu tố đầu
vào, từ đó rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra
khỏi Việt Nam. Điều này sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn của nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, nhập
khẩu nguyên liệu, máy móc cao hơn giá trị thực cũng góp phần làm mất cân đối cán cân ngoại tệ
và gây nên tình trạng nhập siêu. Hậu quả của những vấn đề trên là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế không trung thực.
Từ đó, gây cho Chính phủ nhiều khó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô
và không thể thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển.
Như vậy, có thể thấy hoạt động chuyển giá gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt
Nam. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam cần sớm đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện và ngăn
chặn kịp thời hoạt động chuyển giá. Nếu không, trong dài hạn, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị suy yếu
và phụ thuộc vào các MNC; và một khi không tự chủ được về kinh tế, bị chi phối về chính trị, xã
hội... là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
III. Giải pháp cho vấn đề chuyển giá
1. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề chuyển giá ở các quốc gia khác
Ngày nay cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của các công ty đa quốc gia hoạt động chuyển
giá đã trở thành một thủ thuật tinh vi và phức tạp không thể thiếu của các công ty này nhằm nhiều
mục đích khác nhau. Hành vi chuyển giá của MNC thường mang lại những tác động xấu cả cho
nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy các quốc gia luôn tiến hành nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của
các nước khác để chống các thủ thuật chuyển giá này.
a) Kinh nghiệm chống chuyển giá ở Mỹ:
Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, và cũng là quốc gia dẫn đầu về kinh nghiệm trong
vấn đề quản lý nền kinh tế. Thế nhưng Mỹ cũng đa gặp không ít những khó khăn trong vấn đề
chống chuyển giá.
Pháp luật của Mỹ qui định là phần thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ của Mỹ thì phải nộp thuế
thu nhập cho dù là Công ty đa quốc gia này có thuộc quyền sở hữu của Mỹ hay không. Các
công ty này không được né tránh nộp thuế thu nhập cho phần thu nhập phát sinh trên đất Mỹ bằng
cách chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá hay chuyển dịch hoạt động sản
xuất kinh doanh hay đầu tư vào các quốc gia có thuế suất cực thấp còn được gọi là “các thiên
đường về thuế”. Mặc dù luật pháp kinh tế Mỹ rất phát triển và hiện đại nhưng vẫn tỏ ra bất lực
trong việc cố gắng để đạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được đưa ra.
Cơ quan thuế nội địa của Mỹ - IRS (Internal Revennue Service) đã khảo sát và đưa ra được bằng
chứng là các công ty đa quốc gia đang hoạt động trên đất Mỹ mà không thuộc quyền sở hữu của
Mỹ thì hầu hết nộp thuế ít hơn so với các công ty nội địa. Các kẽ hở về luật pháp cũng được các
công ty đa quốc gia thuộc sở hữu của Mỹ lợi dụng để giảm khoản thuế phải nộp và dần tạo nên xu
hướng chuyển dịch đầu tư của các công ty Mỹ ra ngoài nước Mỹ. Trong thực tế hoạt động sản
xuất kinh doanh của các MNC rất rộng lớn và phức tạp, các nghiệp vụ mua bán diễn ra với khối
lượng lớn và độ phức tạp cao, vì vậy mà tiếp cận và phát hiện các nghiệp vụ nào có chứa đựng
hành vi chuyển giá là rất khó. Tương tự rất khó xác định lợi nhuận nào là tạo ra trên đất Mỹ và lợi
nhuận nào là tạo ra ngoài đất Mỹ một cách chính xác.
Mặc dù có nhiều cải cách nhưng hệ thống thuế của nước này “đầy những lỗ hổng, giúp các công ty
né tránh hợp lý tới mức hoàn hảo việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế”. Tiêu biểu cho những lỗ
hỏng đó là do đặc điểm là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ (CIT) so với các quốc gia
khác là rất cao (40%) nên các MNC có xu hướng là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vì họ cho rằng
thuế suất tại Mỹ cao và chính phủ không xem xét hết các chi phí của họ. Bên cạnh đó Mỹ cũng
đánh thuế tương đối cao trên thu nhập từ thị trường nước ngoài. Ví dụ một công ty Mỹ tại Hàn
Quốc cũng phải nộp thuế tại Hàn Quốc, nhưng nếu mang số lợi nhuận còn lại về nước, họ sẽ đối
mặt mức thuế doanh nghiệp 35% tại Mỹ. Các công ty Mỹ có thể trì hoãn việc nộp thuế bằng cách
giữ lợi nhuận ở nước ngoài, và trên thực tế đã rất nhiều doanh nghiệp đã làm vậy. Tới khi chuyển
số lợi nhuận này về nước, các công ty này nhận tín dụng cho phần thuế đã nộp ở nước ngoài.
Trong trường hợp này, họ chỉ phải phải trả phần thuế chênh lệch giữa thuế suất ở Hàn Quốc
(27,5%) và thuế suất ở Mỹ (35%). Trong khi ở nhiều nước khác trên thế giới không đánh thuế lên
thu nhập từ nước ngoài mà các công ty đa quốc gia của họ đã thu được. Lấy một công ty đa quốc
gia của Thụy Sỹ hoạt động tại Hàn Quốc làm ví dụ. Công ty này trả 27,5% thuế lợi nhuận doanh
nghiệp tại Hàn Quốc và đưa về nước số lợi nhuận còn lại mà không phải trả thêm đồng thuế nào
tại Thụy Sỹ.
Một số ví dụ dẫn chứng các MNC đã tối thiểu hóa số thuế phải nộp:
- Vào năm 1987, Công ty IBM trình báo cáo tài chính hàng năm trước đại hội cô đông thì hãng này
cho rằng 1/3 lợi nhuận kiếm được trong năm là từ hoạt động kinh doanh trên đất Mỹ. Tuy nhiên
khi kê khai với cơ quan thuế thì IBM đã kê khai rất nhiều chi phí R&D liên quan đến thị trường
Mỹ vì vậy mà phần lợi nhuận kiếm được trên thị trường Mỹ gần như bằng không và kết quả là
IBM tránh được nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ Mỹ mặt dù doanh thu thuần của IBM vào năm
1987 là 25 tỷ USD.
- Một ví dụ khác là Tập đoàn Intel đã thắng một vụ kiện liên quan đến thuế khi bị cáo buộc là đã
che giấu hàng triệu USD lợi nhuận từ nguồn doanh thu bán các vi mạch sản xuất tại Mỹ nhưng
được khai báo với cơ quan thuế là sản xuất tại Nhật Bản. Do bất cập trong hiệp ước thuế quan giữa
Mỹ và Nhật Bản mà cả hai quốc gia này bị thất thu thuế và tập đoàn Intel đã tránh được khoảng
thuế phải nộp.
- Một cách tránh thuế đánh vào lợi nhuận phổ biến là các công ty sẽ đầu tư mở chi nhánh tại
Puerto Rico. Sau đó các công ty này sẽ chuyển các tài sản có giá trị như: bí quyết thương mại,
bằng sáng chế và các hoạt động R&D đến Puerto Rico. Các MNC sẽ khai báo phần lớn lợi nhuận
kiếm được là tại Puerto Rico và với thuế suất thấp tại đây thì các MNC sẽ tối thiểu được thuế phải
nộp. Theo một thông báo của cơ quan thuế của Mỹ thì trong vòng 7 năm các MNC đã làm thiệt hại
95 tỷ USD cho ngân khố Mỹ.
Trước tình hình chuyển giá do các MNC thực hiện trên đất Mỹ thì cơ quan thuế của Mỹ đã có ban
hành các qui định, các đạo luật chống chuyển giá. Một trong những đạo luật chống chuyển giá cơ
bản và đầy đủ là IRS Sec 482. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở
cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời cổ vũ cho việc vận
dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận. Năm 1993, căn cứ theo
Omnibus Budget Reconciliation Act, Đạo luật chống chuyển giá IRS Sec 6662 ra đời kèm theo
một số thay đổi nhằm chặt chẽ hơn và tăng cường hiệu quả chống chuyển giá. Trong Đạo luật
6662 có hai nguyên tắc chế tài mới dành cho hành vi chuyển giá:
- Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transactional Penalty): là loại hình chế tài khi có chênh lệch
đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo Quy định IRS sec 482,
mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. Mức
phạt chuyển giá 20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá khi chuyển giá vượt
quá mức 200% (hay ít hơn 50%) so với mức mà IRS sec 482 xác định được.
- Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế
sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức qui định có thể cho trước. Ví dụ khoản phạt bổ
sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá
mức thấp nhất trong hai mức sau – 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp. Phạt bổ sung
40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức
thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp.
b) Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây, là một quốc
gia thu hút nhiều nhất các nguồn vốn FDI trên thế giới. Đây là một thị trường đầy tiềm năng về
nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn vì vậy mà các MNC đều muốn tham gia vào thị
trường này. Thực tế trong năm 2005, Trung Quốc đã thu hút được 52 tỷ USD từ nguồn vốm FDI
và có hơn 150.000 công ty FDI đang hoạt động tại quốc gia này. Các công ty FDI sử dụng hơn 20
triệu lao động, chiếm khoản một nửa kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng hầu hết kết quả này là giao
dịch nội bộ trong tập đoàn. Theo kết quả điều tra của cơ quan thuế Trung Quốc thì thông qua hoạt
động sản xuất kinh doanh thì các MNC đang thực hiện thủ thuật chuyển giá nhằm tránh nộp thuế
thu nhập. Các công ty này vẫn đang tiếp tục khai lỗ trong khi lại tăng cường mở rộng sản xuất tại
Trung quốc. Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành những cuộc kiểm tra hoạt động của các công
ty FDI này đặc biệt là đối với hành vi chuyển giá. Tuy nhiên Trung Quốc là một quốc gia cũng
mới phát triển, chưa có kinh nghiệm trong công tác chống chuyển giá và luật pháp cũng chưa bắt
kịp với tình hình kinh tế hiện tại và công tác kiểm tra chưa được chuẩn bị tốt. Vì vậy mà các cuộc
kiểm tra này mang tính chất thu thập kinh nghiệm và tỏ ra ngần ngại phải đưa ra kết luận các MNC
có thực hiện hành vi chuyển giá. Một nguyên nhân khác là trong thời gian này Trung Quốc đang
thu hút FDI và xem đây là một nguồn lực lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong thời gian điều
tra thì cơ quan thuế của Trung quốc (China SAT) đã thanh tra và điều chỉnh gần 1600 trường hợp
chuyển giá trong năm 2004 (nguồn hội thảo về chống chuyển giá và cập nhật tình hình thuế tại
Nhật Bản và Việt Nam của Công ty kiểm toán Vaco Deloitte). Các doanh nghiệp thường được
chọn là đối tượng điều tra là các doanh nghiệp khai lỗ trong 2 năm hoặc nhiều hơn 2 năm, các
doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Cơ quan thuế
Trung Quốc (China SAT) đã ban hành “Qui định về quản lý thuế đối với các giao dịch giữa các
bên liên kết, luật quản lý thuế số 59 vào tháng 4 năm 1998”. Các qui định chống chuyển giá của
Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên cở sở hướng dẫn của OECD, tuy nhiên luật chống chuyển giá
của Trung Quốc có một số điểm khác cơ bản so với luật chống chuyển giá của Mỹ như sau:
- Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập đoàn kinh tếcó các
chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc sẽ chịu thanh tra vềthuế chống chuyển giá
nhiều lần.
- Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề nào đóvề thuế
thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này kháchoàn toàn nếu các tập
đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế được cơ quan thuế tiểu bang chấp nhận
thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu bang khác.
- Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về định giáchuyển
giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loạithuế có liên quan như:
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế xuất nhậpkhẩu… Trong khi tại Mỹ chỉ áp đặt tính
lại thuế thu nhập doanh nghiệp mà thôi.
- Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên các nguồn
thông tin đại chúng và mọi người đều biết. Nhưng tại Trung Quốc thì cơ quan thuế Trung Quốc
xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí mật. Luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc
cần phải phối hợp hài hòa giữa hai mục tiêu là quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
MNC đang hoạt động tại Trung Quốc, nhưng đồng thời phải đảm bảo mục tiêu thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
c) Kinh nghiệm từ các thành viên SGATAR: Tổ chức nghiên cứu và quản lý thuế khu vực
châu Á:
Việc xác định hành vi chuyển giá luôn là thách thức lớn do phải xác định được sự chênh lệch giá
giao dịch nội bộ với giá thị trường trong các đơn vị liên kết. Nhân sự kiên họp cấp chuyên viên lần
thứ 11 của Tổ chức nghiên cứu và quản lý Thuế khu vực châu Á, các nhà quản lý Việt Nam đã có
dịp được học hỏi kinh nghiệm từ phía các nước bạn.
• Hàn Quốc:
Cơ quan Thuế Hàn Quốc cho biết, theo luật pháp Hàn Quốc, các tổ chức, cá nhân có các giao dịch
quốc tế phải báo cáo giá chuyển nhượng khi nộp hồ sơ kê khai thuề, tuy nhiên để đạt được sự chắc
chắn trong phương pháp định giá chuyển nhượng, các tổ chức cá nhân có thể áp dụng một thỏa
thuận trước khi xác định giá với cơ quan thuế. Và để sát thực của thông tin, cơ quan thuế cũng có
bộ phận thẩm định giá để kiểm tra tính xác thực của giá chuyển giao được kê khai trong các báo
cáo, trong đó, các thông tin của bộ phận thẩm định giá được lấy từ kho cơ sở dữ liệu thương mại
và sự phối hợp thông tin với các nước khác.
• Australia:
Từ năm 1992, ở tất cả các cấp trong bộ máy Cơ quan thuế Australia đã thành lập bộ phận chống
chuyển giá trên cơ sở các hiệp định song phương được ký kết giữa Chính phủ Australia với các
quốc gia khác trong đó có các quy định về chuyển giá.
Cơ quan thuế Australia áp dụng hệ thống quản lý rủi ro đối với các tập đoàn và công ty đa quốc
gia trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự nguyện trong việc kê khai giá chuyển nhượng và phân
chia lợi nhuận giữa các bên. Khi xảy ra mâu thuẫn hoặc thấy có dấu hiệu vi phạm, cơ quan thuế sẽ
dựa trên biên bản thoả thuận song phương giữa Australia với các nước và khung pháp luật thuế để
giải quyết các vướng mắc và xử lý vi phạm.
• Papua New Guinea:
Cơ quan thuế sẽ dựa trên hoạt động thực tế giữa các bên liên quan để phân chia lợi nhuận. Cũng
giống như Australia, Papua New Guinea cũng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý giá, trong
trường hợp có dấu hiệu vi phạm về chuyển giá, cơ quan thuế sẽ gửi bản câu hỏi đến các đơn vị
trong cùng tập đoàn và tổ chức điều tra, đối chiếu với bản câu hỏi đó để phát hiện những bất và
yêu cầu các đơn vị giải trình. Trường hợp không giải trình được, cơ quan thuế sẽ áp dụng các chế
tài theo pháp luật để xử lý vi phạm.
• Nhật Bản:
Để hạn chế tối đa những rủi ro về chuyển nhượng giá, Nhật Bản đã ký các hiệp định với các nước
để phối hợp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và công ty con. Cuộc khủng
hoảng kinh tế thời gian vừa qua đã làm khoản lỗ ở các công ty con cộng dồn về công ty mẹ ở Nhật
Bản là rất lớn, do đó để giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế, tránh hoạt động chuyển giá,
Tổng cục Thuế Nhật Bản đang tập trung lực lượng thực hiện việc thanh tra, trong đó yêu cầu các
đơn vị kinh doanh thu thập, kê khai các thông tin về giá giao dịch và gửi về cho cơ quan thuế. Qua
kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, cơ quan thuế sẽ trực tiếp xuống kiểm tra,
thanh tra.
2. Giải pháp cho Việt Nam
a. Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Việt Nam:
Có một điều không thể phủ nhận là nền kinh tế của nước ta còn khá non trẻ và trình độ quản lý của
các nhà lập pháp Việt Nam thì luôn được nhắc đến với rất yếu kém và lạc hậu. các lĩnh vực kinh tế
thì lại rất phức tạp. Do đó, ngay trong buổi đầu chuyển đổi để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới,
rất nhiều công ty của Việt Nam đã phải gánh chịu những thiệt thòi to lớn trong các phi vụ chuyển
giá gây nên bởi các công ty đa quốc gia. Đây quả là cuộc chiến không cân sức giữa người tí hon và
những gã khổng lồ.Bao nhiêu năm qua, bên cạnh những bài học cũ đó, Việt Nam đã và đang
không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các nước ban trên thế giới, đặc biệt là những nước có đặc
điểm kinh tế xã hội gần gũi với Việt Nam, trong cuộc chiến chống chuyển giá.
b) Một số bài học được rút ra cho Việt Nam:
- Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhân đầu tư nước
ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Đây là việc làm cấp thiết nhất. Phải đảm bảo
pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển nhưng
cũng phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây tiêu cực cho nền kinh tế. Bên cạnh đó cần xây dựng
luật thuế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế của các nước trong khu vực và trên
thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải
chọn lọc các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục
tiêu là đảm bảo tính công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm
bảo nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Các cơ quan quản lý kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là cơ quan Thuế và Hải quan cần giao lưu học
hỏi kinh nghiệm với các nước cần phải phối hợp với các nước cùng nhau hành động chống lại các
hành động chuyển giá mà các MNC gây ra ảnh hưởng tiêu cưc đến nền kinh tế các quốc gia.
Việt Nam cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc quản lý
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này sẽ phải thường xuyên được cập nhật kiến thức
về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động chuyển giá của các công ty đa
quốc gia tại các quốc gia trên thế giới. Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của
các quốc gia phát triển đi trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nết tương đồng về
kinh tế. Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế mà các
quốc gia này đạt được áp dụng vào kinh tế Việt Nam, giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh
và đón đầu kinh tế thế giới, nhưng đồng thời phải tránh những sai lầm mà các quốc gia này đã vấp
phải để rút ngắn thời gian phát triển kinh tế.
- Nghiên cứu pháp luật thuế của Trung Quốc tìm ra những mối tương đồng giữa nền kinh tế Trung
Quốc và Việt Nam, từ đó có thể rút ra những bài học bổ ích trong quá trình xây dựng các chính
sách quản lý thuế chống chuyển giá cho các MNC Việt Nam. Chúng ta có thể thấy hai mối tương
quan giữa nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam như sau:
- Đều là nền kinh tế thị trường sơ khai, vừa chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang. Đặc điểm
về chính trị cũng giống nhau là có một đảng duy nhất và cả hai quốc gia đềuđặt nền kinh tế dưới
sự quản lý của Đảng theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.