Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

báo cáo thực tập tại mạng viễn thông thương tín hà nội - vnpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.26 KB, 23 trang )

TP ON BU CHNH VIN THễNG VIT NAM
TRNG TRUNG HC BCVT & CNTT I
Báo cáo thực tập
Tại cơ sở sản xuất
Nơi thực tập : Viễn thông Thờng Tín - Hà Nội
Họ và tên : Nguyễn Thế Hùng
Lớp : 10 Đtvt5
Khóa : 2010-1012
Li m u
Cách đây tròn 65 năm, trước diễn biến của tình hình trong nước và thế giới, trước
thời cơ lịch sử của cách mạng nước ta, trong 2 ngày 14- 15/8/1945, Hội nghị toàn
quốc Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) và thông
qua nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền,
trong đó có Nghị quyết về công tác giao thông liên lạc. Ngày 15/8/1945 đã đi vào
lịch sử phát triển và trở thành ngày truyền thống của ngành Bưu điện.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong
công tác cách mạng, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối
lực lượng và do đó đảm bảo thắng lợi”, 65 năm qua, ngành Bưu điện Việt Nam đã
nêu cao ý chí kiên cường, khắc phục khó khăn, mưu trí sáng tạo, quyết tâm đảm
bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống, giữ vững mạch máu thông tin của
Đảng và chính quyền, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng giải
phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ngày nay mạng Viễn thông Việt Nam đang phát triển, mở rộng về mạng lưới và
dần hiện đại hóa để hòa nhập cùng sự phát triển của Viễn thông thế giới. Hiện nay
mạng đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu thông tin liên lạc của người dân tuy mạng
phải ngày một nâng cấp về thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch để đáp ứng
được nhu cầu truy nhập trong tương lai.
Chuyển mạch là tạo ra đường kết nối giữa hai hay nhiều điểm để thực hiện trao đổi
thông tin giữa chúng. Việc đưa các tổng đài hiện đại vào mạng là một vấn đề cốt
yếu để nâng cấp mạng lưới đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong mạng Viễn thông
Việt Nam hiện nay sử dụng rất nhiều loại tổng đài của các hãng khác nhau như


tổng đài A1000 E10 do Alcatel CIT của Pháp sản xuất, tổng đài STAREX_VK do
LGIC và VNPT sản xuất, hay tổng đài NEAX61Σ do hãng NEC Nhật bản sản xuất.
Truyền dẫn có vai trò quyết định trong việc đảm bảo việc truyền dữ liệu thông
suốt. Hiện nay có 5 phương thức truyền dẫn chính là cáp đồng, cáp đồng trục, cáp
quang, vi ba và vệ tinh. Trong 5 phương thức này có 2 phương thức có khả năng
truyền dẫn lớn nhất và có thể đáp ứng được nhu cầu trong tương lai là cáp quang
và vệ tinh. Do những nhược điểm của vi ba mà ngày nay công nghệ này đang đã
không còn là phương thức truyền dẫn chính mà chỉ để dự phòng.
Trong thời gian thực tập 4 tuần tại Viễn thông Thường Tín – Hà Nội em đã được
tìm hiểu hệ thống chuyển mạch ALCATEL 1000 E10, hệ thống truyền dẫn quang
FLX 150/600. Mặc dù còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như thực
tiễn sản xuất nhưng nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo và các bác, các
anh, chị tại cơ sở nên em có thể làm được những công việc của người công nhân.
Đây là lần đầu tiên em tham gia tìm hiểu về thực tế sản xuất nên không thể tránh
được những thiếu sót nhưng với những gì đã được học và tìm hiểu em sẽ góp phần
xây dựng vào sự phát triển của ngành, của đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn.
Quá trình thực tập
I. cÊu tróc m¹ng viÔn th«ng thêng tÝn – hµ néi.
Mạng truyền dẫn của viễn thông Thường Tín – Hà Nội chủ yếu sử dụng
công nghệ truyền dẫn SDH với trên 300km cáp quang và các thiết bị sử
dụng công nghệ truyền dẫn SDH (họ của FLX của hãng FUJITSU – Nhật
Bản). Mạng viễn thông Thường Tín – Hà Nội hiện tại có các tuyến trạm
sau:
 Tuyến trạm Tía
 Tuyến trạm Thường Tín
 Tuyến trạm Tiền Phong
Viễn thông Thường Tín sử dụng tổng đài điện tử ALCATEL 1000 E10
cho mạng PSTN. Mạng xDSL của viễn thông Thường Tín sử dụng thiết
bị của hãng HUAWEI-Trung Quốc với 1 trạm HUB và 3 trạm remote

được lắp đặt chung trạm với nút chuyển mạch. Tổng số cổng là
Mạng cáp quang của Viễn thông Thường Tín sử dụng mạng vòng Ring.
Mạng này có các ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
II. HÖ thèng chuyÓn m¹ch.
1. Giới thiếu chung về tổng đài ALCATEL 1000 E10.
Tổng đài Alcatel 1000 E10 viết tắt là A1000 E10 là hệ thống chuyển
mạchhoàn toàn số hoá, điều khiển theo chương trình lưu trữ SPC.Với
tính năng đa ứng dụng, A1000 E10 có thể đảm đương chức năng của
một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng
đài chuyển tiếp hay cổng quốc tế dung lượng lớn. Dung lượng của ma
trận chuyển mạch chủ với 2048 LR( Matrix Link), cho phép:
Khả năng xử lý của hệ thống theo khuyến nghị của ITU
(Internatinonal Telecommunication union), cho tải trên kênh B
(Q543) là 1000000 BHCA(Busyhour attempt).
 Thông lượng 25 000 Erlangs.
 Kết nối tới 200 000 thuê bao cố định.
 Kết nối tới 60 000 trung kế.
Alcatel 1000 E10 là một hệ thống có cấu trúc mở với phần mềm và
phần cứng độc lập, các khối chức năng được phân biệt rõ ràng nhờ các
giao diện chuẩn nhờ đó mà các phần riêng biệt của hệ thống có thể dễ
dàng được phát triển và mở rộng chức năng. Điều đó cũng có nghĩa là
A1000 E10 có được khả năng tốt để chống lạc hậu.
A 1000 E10 là một hệ thống tin cậy do các khối đƣợc phân chia về
vật lý, các thiết kế hoàn chỉnh đã được kiểm tra và phần mềm đã được
chứng minh với khả năng ngăn chặn lây lan lỗi. Nó có thể thích ứng
được với những vùng địa dư khác nhau, từ nơi thưa thớt dân cư đến
các thành phố đông dân, trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Ưu
điểm của nó trong việc bảo dưỡng là có thể bảo dưỡng tại chỗ ngay tại

tổng đài hay tập trung cho một nhóm vài tổng đài hoặc có thể vừa bảo
dưỡng tại chỗ vừa bảo dưỡng tập trung trong cùng một thời điểm.
A1000 E10 có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ viễn thông khác
nhau đáp ứng yêu cầu viễn thông hiện tại và tương lai như điện thoại,
dịch vụ trong ISDN ( integrated Service Digital Network), dịch vụ
trong IN(Intelligent network) và các dịch vụ khác. Nó có thể cung cấp
và quản lý được mọi loại hệ thống báo hiệu trong mạng.
Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng hệ thống tự điều chỉnh để tránh sự cố
khi quá tải. Kỹ thuật này được phân bố tại từng mức của hệ thống dựa
vào sự đo đạc số lượng các cuộc gọi có nhu cầu và số lượng các cuộc
gọi được xử lý.
Mạng toàn cầu của Alcatel gồm mạng thoại ISDN, các mạng số liệu
và mạng bổ sung giá trị (đặc biệt trong mạng bổ sung giá trị là mạng
xử lý văn bản và Videotext), các mạng thông minh, các hệ thống
thông tin di động, các mạng điều hành và bảo dưỡng và cuối cùng là
mạng B -ISDN sử dụng kỹ thuật truyền dẫn không đồng bộ
ATM(Asitchronous transfer mode).
2. Cấu trúc chức năng tổng đài E 1000 A10
Tổng đài A1000 E10 có được độ linh hoạt cao trong xử lý với tất cả
các cấu hình dung lượn tổng đài A1000 E10 được lắp đặt ở trung tâm
mạng viễn thông có liên quan, nó gồm 3 phân hệ:
 Phân hệ truy nhập thuê bao.
 Phân hệ đấu nối và điều khiển.
 Phân hệ vận hành, khai thác và bảo dưỡng
Phân hệ truy nhập thuê bao với nhiệm vụ đấu nối và giao tiếp các
đường dây thuê bao số và tương tự .
Phân hệ đấu nối và điều khiển, có nhiệm vụ xử lý các cuộc gọi và
thiết lập các kết nối.
Phân hệ vận hành, khai thác và bảo dưỡng, có các chức năng vận
hành và bảo dưỡng hệ thống.

Mỗi phân hệ có phần mềm riêng phù hợp với các chức năng của nó.
Các phân hệ giao tiếp với nhau qua các chuẩn kết nối. Bằng nguyên
tắc phân phối chức năng giữa các module trong mỗi phân hệ do vậy
A1000 E10 có các ưu điểm sau:
 Tiết kiệm đầu tư cho lắp đặt ban đầu.
 Phát triển dần khả năng kết nối đường dây và khả năng xử lý.
 Tối ưu độ an toàn cho cả hệ thống.
D dng nõng cp, phỏt trin k thut cho mt phn riờng hay
mt s phn ca h thng. Kiu phỏt trin ny cho phộp s
dng c cỏc thnh tu mi cng nh phong phỳ trong la
chn thit b .
Đấu nối và điều khiển
Vận hành và bảo d ỡng
Mng bỏo hiu s 7 ca CCITT
Mng in thoi
Mng s liu
Mạng giá trị gia tăng
Mạng vận hành và bảo d ỡng
ALCATEL A1000 E10
Phân hệ truy nhập thuê bao
NT
PABX
DKU
MTU
Cu trỳc tng quan tng i ALCATEL A1000 E10
Hình 1: cấu trúc tổng quan tổng đài ALCATEL A1000 E10
a. Phân hệ truy nhập thuê bao.
Là một phần của hệ thống A1000 E10, nó không thuộc OCB
-283 mà OCB -283 bao gồm hai phân hệ còn lại. Trong ch
ƣ

ơng
này ta sẽ nghiên cứu về OCB -283. Cấu trúc chức năng của
OCB283
được
xây dựng từ các trạm đa xử lý.

SMX
URM
COM
BT
ETA
PU/PE
CSNL
(CSED)
CSND
MQ
TX
GX
MR
TR
PC
Mạch vòng thông tin
Trung kế
& thiết bị
thông báo
TMN
PGS
Cảnh báo
LR
LR

LR
Phân hệ truy nhập thuê bao
Cấu trúc, chức năng của tổng i ALCATEL A1000 E10
Hình 2: cấu trúc, chức năng tổng đài ALCATEL A1000 E10.
b. Phân hệ đấu nối điều khiển.
Khối cơ sở thời gian BT (Time Base).
Khối BT thực hiện chức năng tạo, phân phối thời gian, đồng bộ
cho các đường LR & PCM và cho các thiệt bị nằm ngoài tổng đài.
BT có cấu trúc bội 3 tức là có bộ tạo sóng với độ chính xác 10-6,
để đồng bộ BT có thể lấy dồng hồ ở ngoài hay sử dụng chính đồng
hồ bên trong của nó.
Ma trận chuyển mạch chính MCX (Host switching matrix).
Là ma trận vuông với 1 tầng chuyển mạch thời gian, có cấu trúc
hoàn toàn kép cho phép đấu nối tới 2048 LR (LR là đường ma trận
hay đường mạng là đường PCM nội bộ với một khung tín hiệu
gồm 32 kênh, 16bit/kênh).
MCX có thể thực hiện các kiểu đấu nối sau:
Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh vào nào với bất kỳ một
kênh ra nào. Có thể thực hiện đấu nỗi với số lượng cuộc nối bằng
số lượng kênh ra.
 Đấu nối giữa bất kỳ một kênh vào nào với M –kênh ra.
 Đấu nối N –kênh vào bất kỳ N –kênh ra nào có cấu trúc
khung. Đấu nối này còn được gọi là đấu nối N x 64Kbps.
MCX do COM điều khiển, COM có nhiệm vụ:
 Thiết lập và giải phóng đấu nối, sử dụng phương pháp điều
khiển đầu ra.
 Phòng vệ đấu nọi, bảo an đấu nối để đảm bảo chuyển mạch
số liệu chính xác.
Khối điều khiển trung kế PCM (Pulse Code Modulation)
URM (phần mềm quản trị đấu nối trung kế) cung cấp chức năng

giao tiếp giữa OCB-283 với PCM bên ngoài. Các PCM này có thể
đến từ:
 Tổng đài vệ tinh CSND (đơn vị truy nhập thuê bao xa) và từ
bộ tập trung thuê bao xa CSED.
 Tổng đài khác sử dụng báo hiệu kênh liên kết CAS (báo hiệu
kênh riêng) hay báo hiệu kênh chung số 7 (CCS7).
 Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn của ALCATEL.
Ngoài ra URM còn thực hiện các chức năng sau:
 Biến đổi mã nhị phân thành mã HDB-3 (High Density
Bibolar Code) (hướng từ PCM -> LR) và ngược lại từ HDB-
3 thành mã nhị phân (hướng từ LR -> PCM).
 Biến đổi 8bit trên PCM thành 16bit trên LR.
 Tách và xử lý các tín hiệu báo hiệu đường trong TS (khe
thời gian) 16 (hướng từ PCM -> OCB-283)
 Chèn báo hiệu đường và TS 16 (hướng từ OCB-283 ->
PCM).
Khối quản trị thiết bị phụ trợ ETA (server circuit manager ML).
ETA có các chức năng sau:
 Tạo âm báo (tone): GT.
 Thu phát tín hiệu da tần: RGE.
LR
LR
LR
Thêi gian
Chøc n¨ng khèi ETA
 Thoại hội nghị: CCF.
 Cung cấp đồng hồ cho tổng đài.
Hình 3: chức năng khối ETA.
Quản lý mạng báo hiệu số 7 (PC) và quản lý giao thức báo hiệu số
7 (PUPE).

PC thực hiện các chức năng quản trị mạng báo hiệu số 7, bao gồm:
 Quản trị mạng báo hiệu (một phần mức 3).
 Phòng vệ PUPE.
 Các chức năng giám sát khác.
PUPE thực hiện các chức năng xử lý giao thức báo hiệu số 7 như sau:
 Xử lý mức 2 (mức liên kết số liệu báo hiệu).
 Định tuyến bản tin (một phần mức 3).
MLMR/E
MLMR/M0
MLMR/M1
MLMR/M2
MLMR/M3
0
512
0
512
0
512
0
512
CÊu tróc phÇn mÒn ®a thµnh phÇn MR
Xử lý cuộc gọi MR (Call handler ML).
Khối xử lý cuộc gọi MR cho phép thiết lập và hủy bỏ kết nối cho các
cuộc gọi, cung cấp các phương tiện khác. MR sẽ tham khảo cơ sở dữ
liệu của TR (cơ sở dữ liệu) để đưa ra quyết định xử lý cuộc gọi theo
danh mục tín hiệu báo hiệu nhận được như xử lý các cuộc gọi mới,
giải phóng thiết bị, điều khiển chuyển mạch, Ngoài ra MR còn thực
hiện các chức năng quản trị khác như điều khiển kiểm tra trung kế,
quan trắc đột xuất.
Hình 4: cấu trúc phần mềm đa thành phần MR.

MR có cấu trúc đa thành phần, gồm phần trao đổi (MLMR/E) và 1
đến 4 Macro (MLMR/M), 1 Macro gồm 512 thanh ghi, trong đó các
thanh ghi đầu và cuối của mỗi Macro không được sử dụng cho tín
hiệu gọi mà dùng để quan trắc, đo kiểm.
Mỗi cuộc gọi sẽ chiếm 1 thanh ghi trong một Macro nào đó. Khi có
hai hay nhiều hơn MR cùng làm việc thì chúng sẽ làm việc ở chế độ
chia tải động.
Cơ sở dữ liệu TR (subcriber and analyis database).
MLTX/E
MLTX/M0
MLTX/M1
MLTX/M2
MLTX/M3
0
2047
0
2047
0
2047
0
2047
CÊu tróc phÇn mÒn ®a thµnh phÇn TX
TR có chức năng quản lý và phân tích cơ sở dữ liệu về các nhóm
mạch trung kế và thuê bao. TR cung cấp cho MR các đặc tính của
thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR để thiết lập và giải phóng
các kết nối cho các cuộc gọi.
TR cũng đảm bảo sự thích nghi giữa các số liệu và địa chỉ nhóm trung
kế hay thuê bao. TR được chia làm hai vùng:
 Vùng dành cho thuê bao trong đó có các file có liên qua đến
con số thuê bao, con số thiết bị, các dịch vụ nếu có

 Vùng dành cho trung kế trong đó có các file về kênh trung kế,
nhóm trong kế, hệ thống báo hiệu có liên quan
Khối đo lường và tính cước TX (call charging and traffic
measurement ML).
Chức năng của khối này là tính cước cho các cuộc gọi có ký hiệu là
MLTX (phần mềm đo đường lưu thoại và tính cước cuộc gọi). Nó
cũng có chức năng:
 Tính số liệu cước cho mỗi cuộc gọi.
 Lưu trữ số liệu cước của các thuê bao được trung tâm chuyển
mạch phục vụ.
 Cung cấp các thông tin cần thiết để OM lập hóa đơn chi tiết.
Hình 5: cấu trúc phần mềm đa thành phần TX.
Khối tính cước TX cũng có cấu trúc đa thành phần như MR với TX/E
và TX/M. TX/M gồm 4 Macro, mỗi Macro có 2048 thanh ghi. Mỗi
thanh ghi trong Macro sẽ phục vụ giám sát cho một cuộc gọi. Ngoài
ra, TX còn thực hiện quan trắc thuê bao và trung kế. Hai ML TX sẽ là
việc trong chế độ chia tải động.
Khối quản trị kết nối GX (Matrix system handler).
GX có chức năng phòng vệ và xử lý các đấu nối khi nhận được:
 Các yêu cầu đấu nối và ngắt đấu nối từ MR hoặc MQ.
 Các lỗi đấu nối được chuyển từ các COM.
GX giám sát các tuyến nhất định của phân hệ đấu nối và điều khiển
theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đấu nối.
Khối phân phối bản tin MQ (Message distribution).
MQ có chức năng định dạng và phân phối một số bản tin nội bộ nhất
định. Ngoài ra, MQ còn thực hiện:
 Giám sát các kết nối bán cố định: đường số liệu.
 Xử lý và chuyển các bản tin từ ETA và GX.
Các trạm trợ giúp MQ hoạt động nhờ cổng giao tiếp cho các bản tin
với mạch vòng thông tin.

Mạch vòng thông tin MIS, MAS (Inter - station multiplex – Main
control station acces multiplex).
Hệ thống thông tin dưới dạng mạch vong với số lượng tù 1 đến 5 vòng
được sử dụng để chuyển các bản tin từ trạm này sang trạm khác trong
hệ thống OCB-283, với giao thức thông tin phù hợp với chuẩn IEE
802.5. Mạch vòng thông tin ở đây có hai loại mà về nguyên lý giống
hệt nhau:
Mạch vòng liên trạm (MIS):
 Trao đổi các bản tin giữa các SMC (trạm điều khiển chính).
 Hoặc giữa các SMC với SMM (trạm bảo dưỡng).
Mạch vòng truy nhập trạm điều khiển chính (MAS):
Trao đổi các bản tin giữa SMC và SMA, SMT và SMX.
c. Chức năng vận hành và bảo dưỡng OM
Các chức năng của phân hệ vận hành và bảo dưỡng do phần mềm
OM thực hiện. Operator có thể truy nhập tất cả các phần mềm và
phần cứng thông qua các máy tính của phân hệ OM như: bàn điều
khiển, môi trường từ tính, thiết bị đầu cuối thông minh. Các chức
năng OM được chia làm hai loại:
 Ứng dụng điện thoại.
 Ứng dụng hệ thống.
Ngoài ra, OM còn thực hiện:
 Nạp phần mềm và số liệu cho các khối kết nối, các khối điều
khiển và cho các khối truy nhập thuê bao.
 Cập nhật và lưu trữ thông tin về hoá đơn chi tiết.
 Tập trung các số liệu cảnh báo từ các trạm đấu nối và điều
khiển thông qua mạch vòng cảnh báo MAL.
 Phòng vệ tập trung của hệ thống.
OM cho phép thông tin hai chiều với mạng vận hành và bảo
dưỡng tại mức vùng và mức quốc gia TMN.
3. Nguyên tắc đấu nối từ MDF đến thuê bao.

Các đầu thông qua trường chuyển mạch của tổng đài vệ tinh được đưa
tới phiến RE có đánh số tương ứng với các ngăn. Mỗi card của tổng
đài sử dụng được 128 thuê bao, như vậy mỗi card sẽ có 128 đường
thuê bao được đưa tới phiến RE, sau đó được đấu chuyển sang giá
MDF. Từ MDF sẽ đưa sang tuyến cáp chính, đến tủ cáp, hộp cáp rồi
đến thuê bao.
TC 300 x 2, TC 200 x 2, TC 100 x 2, TC 50 x 2, HC 30 x 2, HC 20x2,
HC 10 x 2.
Hình 6: Sơ đồ đấu nối từ PDF đến thuê bao.
Đường dẫn từ tổng đài trung tâm tới tổng đài vệ tinh sử dụng tuyến
cáp quang còn giữa vệ tinh với thuê bao sử dụng tuyến cáp đồng. Hiện
nay Viễn thông Thường Tín đang sử dụng các bộ tập trung thuê bao
xa. Các bộ tập trung sẽ được nối với tổng đài vệ tinh bằng đường cáp
Tổng đài
trung tâm
Thiết bị
truyền dẫn
Tổng đài
vệ tinh
Giá đấu
nhảy dây
TB
HC
TC
HC
TB
TC
TB
HC
HC

TB
Phiến
dọc
Phiến
ngang
quang. Các tủ cáp và hộp cáp được Viễn thông Thường Tín sử dụng
với các dung lượng khác nhau như:
III. HÖ THèNG TH¤NG TIN QUANG CñA VIÔN TH¤NG THêng
tÝn – hµ néi
1. Khái quát chung
Hiện nay mạng truyền dẫn quang của Viễn thông Thường Tín được
thiết kế theo kiểu vòng Ring nhằm tăng khả năng bảo vệ do đó các
thiết bị SDH chính là các thiết bị xen rẽ ADM. Trên mạng hiện nay có
4 tuyến trạm truyền dẫn SDH sử dụng thiết bị FLX 150/600 trong đó
dung lượng mỗi trạm từ số luồng trang bị cho mỗi trạm tùy thuộc
vào nhu cầu sử dụng.
2. Quy trình khai thác.
Sau khi lắp đặt song thiết bị, kiểm tra lần cuối để chuẩn bị đưa máy
vào hoạt động, chỉ khi xác định rằng việc lắp đặt đấu nối là đúng, mới
được cấp nguồn cho thiết bị.
Các bước tiến hành.
- Cấp nguồn cho thiết bị: bật công tắc nguồn về ON chờ vài phút
cho thiết bị chạy ổn định.
- Cài đặt phần mềm quản lý FLEXR: sử dụng máy tính pc để cài
đặt cho bộ đĩa của phần mềm này gồm: 4 đĩa 1,44Mb, cho 1 đĩa
vào ổ A chạy Dos chuyển từ ổ C sang A và gõ setup.
- Các thiết lập ban đầu cho FLEXR trước khi truy nhập vào
FLEXR nên thiết lập các tùy chọn của phần mềm, các tùy chọn
này được ghi lại và không phải truy nhập nữa.
- Khai báo luồng xen rẽ đấu nối chéo, đồng bộ, tên trạm, thời

gian thực, thủ tục khai báo nghiệp vụ.
- Thực hiện chức năng bảo dưỡng.
IV. M¹ng c¸p truy nhËp.
Mạng truy nhập có vai trò hết sức quan trọng trong mạng viễn thông và là
phần tử quyết định trong mạng thế hệ sau NGN. Mạng cáp tuy nhập trực
tiếp kết nối với khách hàng đó là con đường duy nhất để cung cấp các
dịch vụ tích hợp như thoại và dữ liệu. Chất lượng và hiệu năng của mạng
truy nhập cũng như mạch vòng thuê bao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng cung cấp dịch vụ của toàn bộ mạng viễn thông .
Mạng truy nhập nằm ở giữa tổng đài nội hạt và thiết bị đầu cuối của
khách hàng thực hiện chức năng truyền dẫn tín hiệu. Tất cả các dịch vụ
có thể sử dụng được xác định bởi tổng đài nội hạt.
Mạng ngoại vi của đài Viễn thông Thường Tín được chia làm 4 khu vực
đó là Thị trấn Thường Tín, Tía, Tiền Phong và Mỗi khu vực được đặt
1 hệ thống chuyển mạch.
 Mạng ngoại vi Tiền Phong.
- Tổng số đôi cáp hiện nay có trên mạng là 1350 đôi đang sử
dụng 850 đôi.
- Số km chiều dài 33.559km.
- Tổng số hộp cáp 33 tủ.
- Số tủ cáp 25 tủ.
- Tổng số chiều dài đường cột 6.100km.
 Mạng ngoại vi Tía.
- Tổng số chiều dài ống cộng 4.461km .
- Tổng chiều dài đường cột 32.600m.
- Số bể cáp 118 cái .
- Tổng số hộp cáp trên mạng 144 hộp 104 tủ.
 Mạng ngoại vi thị trấn Thường Tín.
- Tổng số km chiều dài đôi cáp 200.139km .
- Tổng số chiều dài ống cống 5.729km.

- Tổng số km đường cột 29.590km.
- Tổng số tủ cáp 92 hộp 163.
V. c¸c lo¹i h×nh cung cÊp dÞch vô b¨ng réng.
1. Công nghệ xDSL
Hiện nay toàn huyện lâm thao có khoảng 25 DSLAM với dung lượng
300 thuê bao MegaVnn. Các DSLAM này do nhiều hãng sản xuất
SIEMENS, HUAWEI với nhiều kiểu công nghệ ATM, IP 4 tham số,
IP 7 tham số.
Đến năm 2010 đã cung cấp dịch vụ ADSL tại các trung tâm huyện,
các bưu cục trên địa bàn. Tuy nhiên còn nhiều khu vực trong tỉnh có
nhu cầu dịch vụ ADSL nhưng chưa kịp thời được đầu tư thiết bị bên
cạnh đó chưa đáp ứng được nhu cầu SHDSL cho dịch vụ VPN. Ngoài
ra do mạng ngoại vi xây dựng đã lâu, tủ cáp ko còn đảm bảo chất
lượng dịch vụ. Mạng truyền dẫn nội tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu
truyền dẫn của hệ thống cung cấp dịch vụ XDSL đòi hỏi phải có đầu
tư hệ thống truyền dẫn mới được nâng cấp và có năng lực hơn.
2. Công nghệ IPTV
Công nghệ IPTV đang giữ phần quan trọng và hiệu quả cao trong mô
hình truyền hình thu phí. Khi mới bắt đầu IPTV được gọi là truyền
hình giao thức Internet hay Telco TV hoặc truyền hình băng rộng.
Công nghệ này nói đến việc phân phối truyền hình băng rộng chất
lượng cao hoặc nội dung âm thanh hình ảnh theo yêu cầu trên mạng
băng rộng . từ góc nhìn của người sử dụng thì IPTV chỉ sử dụng như 1
dịch vụ chuẩn trả tiền. từ góc nhìn của nhà cung cấp thì IPTV bao
gồm việc thu nhận xử lý và phân phối chính xác nội dung truyền hình
tới thuê bao thông qua một hạ tầng mạng sử dụng IP.
Để sử dụng dịch vụ MyTV(IPTV) mạng viễn thông Thường Tín đã
chuyển sang mạng MAN-E của VNPT bao gồm các thiết bị BRAS
(kết cuối dịch vụ internet) PE – AGG (thiết bị MAN CORE) UPE
(thiết bị MAN ACCESS) thiết bị mạng truy nhập sẽ đấu nối (IP

DSLAM, MSAN, SWITCH lớp 2,…) sẽ đấu nối UPE của mạng
MAN- E theo sơ đồ hình sao, chuỗi,vòng (ring) . Nhưng để đảm bảo
chất lượng dịch vụ và đơn giản cho việc quản lý cấu hình thiết bị, sơ
đồ đấu nối thiết bị mạng truy nhập theo kiểu vòng sẽ không được sử
dụng.
Căn cứ vào sự lựa chọn của người tiêu dùng IPTV cung cấp rất nhiều
loại hình dịch vụ, sử dụng hộp kết cuối tivi chủ nhân ngồi trước máy
ấn phím điều khiển có thể xem các tiết mục video đang hoạt động,
thực hiện đàm thoại IP có hình, nghe nhạc,tra tìm tin tức du lịch trên
mạng, gửi và nhận Email, thực hiện mua sắm gia đình, giao dịch trái
phiếu. nhờ IP chất lượng đời sống gia đình được cải thiện nâng cao rất
nhiều.
3. Công nghệ FTTx .
FTTx là một thuật ngữ chung cho bất kỳ kiến trúc băng rộng sử dụng
cáp quang thay thế tất cả hay một phần cáp kim loại thông thường
dùng trong mạch vòng ở chặng cuối của mạng viễn thông . Tất cả bắt
đầu FTT nhưng kết thúc bằng ký tự khác nhau được thay thế bằng “x”
mang tính chất tổng quát.
Các mô hình được sử dụng rộng rãi hiện nay :
FTTH (Fiber To The Home ) sợi quang được dẫn tới gianh giới sống
như một hộp cáp quang được đặt trên tường bên ngoài của một ngôi
nhà .
FTTB (Fiber To The Building ) sợi quang được dẫn tới chân của một
tòa nhà cao tầng, từ đó thông qua phương tiện chuyển đổi đấu nối tới
từng người sử dụng riêng biệt.
FTTC (Fiber To The Curb ) sợi quang dẫn tới tủ cáp đặt trên lề đường
cách khu vực khách hàng gần 300m, từ đó sử dụng cáp đồng đấu nối
tới người dùng.
FTTN (Fiber To The Node ) sợi quang được dẫn tới node nó cũng
tương tự như FTTC nhưng khoảng cách từ node đến khu vực khách

hàng thì xa hơn vài km.
FTTH hiện nay đang được sử dụng rộng rãi
Lời kết
Trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới thì viễn thông Việt Nam đã chứng
tỏ được sức mạnh và khả năng của mình trong việc áp dụng và làm chủ những
thành quả công nghệ của thế giới. Với những chủ trương đi tắt đón đầu trong công
việc tiếp nhận và triển khai đầu tư các thiết bị viễn thông với công nghệ tiên tiến.
Trong khoảng hơn mười năm trở về đây ngành bưu điện đã có những bước tiến
ngoại mục trong công việc nâng cấp các trang thiết bị, tận dụng tối đa khả năng
cung cấp của mạng lưới, nâng cao chất lượng loại hình dịch vụ.
Trong thời gian thực tập 4 tuần vừa qua em đã tiếp cận được với những thực tế
hoạt động của mạng Viễn thông huyện Thường Tín, từ đó củng cố thêm kiến thức
đã được vào học trong thực tế. Trong suốt quá trình học tập em luôn chấp hành tốt
mọi nội quy, quy định của ngành cũng như cơ quan đề ra với thái độ nghiêm túc
tinh thần trách nhiệm cao và luôn có tinh thần học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới,
công nghệ mới từ các anh chị đi trước, từ sách báo, internet nhằm nâng cao năng
lực trình độ nghiệp vụ chuyên môn của bản thân để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Kết thúc quá trình thực tập cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cô, các chú các
anh chị tại đài em đã nắm được tổng quan về hệ thống viễn thông của trung tâm
viễn thông Thường Tín cũng như các thiết bị hiện có trong đài. Em cũng đã được
làm quen với công việc trực ca, vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình thực
tập.
Do chưa có nhiều kinh nhiệm và kiến thức vẫn còn hạn chế nên trong quá trình viết
báo cáo chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo góp ý để
bản báo cáo còn được hoàn thiện hơn. Em thấy mình cần phải cố gắng phấn đấu
hơn nhiều hơn nữa để tự hoàn chỉnh mình nâng cao trình độ và hơn hết đạt kết quả
cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!

×