Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.62 KB, 24 trang )


MỞ ĐẦU
Trong lịch sử nước ta,vấn đề tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách lợi dụng
phục vụ cho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng Việt Nam. Hiện nay trong âm
mưu DBHB chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam, các thế lực thù địch mà
đứng đầu là đế quốc Mỹ vẫn coi tôn giáo là con bài hết sức lợi hại. Wyliam Colby
(Nguyên giám đốc CIA) đã từng nói: ”Muốn đi vào Châu Á phải bằng hai con đường:
bánh mỳ và tôn giáo”.
Với âm mưu chia rẽ sự đoàn kết lương giáo, chia rẽ các tôn giáo với nhau, tách các
tôn giáo ra khỏi khối đại đoàn kết toàn dân, tách các tôn giáo ra khỏi phong trào, sự
nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc. Các thế lực thù địch đã sử dụng các thủ đoạn:
Xuyên tạc tình hình tôn giáo Việt Nam, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
Nước ta, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo….
Từ đó ta thấy rằng để làm tốt công tác tôn giáo, ta phải làm tốt công tác vận động
quần chúng, vì thực sự công tác tôn giáo là cuộc chiến giành quần chúng nhân dân của ta
và địch! Hiểu và nhận thức sâu sắc vấn đề trên có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đấu
tranh bảo vệ an ninh quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo.
Xuất phát từ lý do trên và để phục vụ cho việc học tập môn:” Đấu tranh với hoạt động
lợi dụng tôn giáo xâm phạm ANQG” _Bộ môn NVIII, em xin mạnh dạn thực hiện đề tài:
Quán triệt quan điểm của Đảng được ghi nhận trong nghị quyết 25 hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành TƯ Đảng khoá IX, ngày 12/3/2003:”Nội dung cốt lõi của công tác
tôn giáo là công tác vận động quần chúng”, trên cơ sở đó vận dụng vào giải quyết 3 vụ
việc ở giáo xứ Mông Sơn – Yên Bái, giáo xứ Hoà Khánh – Đà Nẵng, giáo xứ Đồng
Chương – Sơn Dương – Tuyên Quang.
Đề tài được bố cục thành 2 phần :
Phần I: Nhận thức chung về quan điểm của đề tài.
Phần II: Vận dụng quan điểm vào giải quyết 3 vụ việc ở các giáo xứ:Mông Sơn
– Yên Bái,Hoà khánh – Đà Nẵng, Đồng Chương – Tuyên Quang.
1
1
NỘI DUNG


Phần I: Nhận thức chung về quan điểm của đề tài:
1.1 Một vài nhận thức cơ bản về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin thì: Tôn giáo là một hình thái ý thức
xã hội phản ánh sự tồn tại xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với tự nhiên một cách hoang đường. Sự phản ánh đó dựa trên cơ sở tin và sùng bái các
lực lượng siêu nhiên có khả năng chi phối, thay đổi số phận con người.
Như vậy bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một sản phẩm do con người
sáng tạo ra dưới những điều kiện nhất định. Tôn giáo chỉ mất đi khi những nguyên nhân
làm nảy sinh và điều kiện để tôn giáo tồn tại không còn nữa!
Xét từ khái niệm và bản chất tôn giáo ta thấy ở Việt Nam hiện nay tôn giáo vẫn
còn điều kiện để tồn tại.Năm 1990,Bộ chính trị đã ra nghị quyết 24 về công tác tôn giáo,
xác định tôn giáo là:”Vấn đề còn tồn tại lâu dài.Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới”. Thực hiện nghị quyết của Đảng, công tác vận động đồng bào có đạo,
các tín đồ, chức sắc…Hưởng ứng thi đua phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại
đoàn kết được tiến bộ.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
những nhân tố có thể gây mất ổn định.Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức
truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc
khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi
tăng lên,có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số
người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích
động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
Xuất phát từ tình hình trên, nhằm giải quyết những diễn biến phức tạp có liên
quan đến tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Đảng ta đã đưa ra quan điểm: “Nội dung cốt lõi
của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. Được ghi nhận trong nghị
quyết 25 hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TƯ Đảng khóa IX, ngày 12/3/2003.
2
2

1.2 Cơ sở khoa học đưa ra quan điểm: “ Nội dung cốt lõi của công
tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”.
1.2.1 Cơ sở lý luận:
Quan điểm trên được xây dựng dựa trên sự nhận thức của Đảng ta về quần chúng
và tôn giáo.
Thứ nhất ta phải nói đến sự nhận thức đúng đắn của Đảng về tôn giáo và chức
năng của tôn giáo đối với con người, xã hội!
Chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra rằng: Chức năng cơ bản của tôn giáo là cân
bằng, xoa dịu nỗi khổ của trần gian, là hương thơm cho trần gian lộn ngược. Thế giới cực
lạc mà tôn giáo chỉ ra tuy chỉ là hư ảo, ảo tưởng song trong con người không vẹn toàn, xã
hội không vẹn toàn, trong cái không vẹn toàn đó có lúc, có nơi một bộ phận cần tôn giáo!
Về mặt đạo đức: Không một tôn giáo chân chính nào lại xúi bẩy con người ta
làm điều xấu, điều ác.Thậm chi trong một chừng mực nào đó nó còn ngăn chặn con
người làm điều ác, mặc dù nó hướng về thế giới bên kia! Hạn chế của tôn giáo đối với
đạo đức là sự vâng lời không cần chứng minh, vâng lời bất chấp. Điều đó làm cho tín đồ
mê muội và mất tính năng động.
Không chỉ vậy tôn giáo còn tác động rất lớn tới văn hóa và khoa học.Tất nhiên
sự tác động này cũng có tính hai mặt: Hoặc tích cực hoặc tiêu cực!
Trong quan hệ với xã hội tôn giáo là động lực, là yếu tố cố kết cộng đỗng xã hội.
Những cộng đồng tôn giáo như: Cộng đồng thiên chúa, cộng đồng phật giáo…Khi cộng
đồng đó hòa nhập với xã hội thì đó là yếu tố cố kết cộng đồng xã hội, cái cố kết được
hiểu theo hai nghĩa tốt hoặc xấu.Nếu tôn giáo trong sáng điều đó sẽ có lợi cho xã hội. Vì
vậy trong mối quan hệ với xã hội, tôn giáo trách nhiệm của chúng ta là phát huy điểm tốt
và hạn chế cái tiêu cực, điều xấu!
Thứ hai là sự nhận thức của Đảng ta về quần chúng: Quần chúng là lực lượng đông
đảo, là nền tảng cho một nước, là gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy
sự phát triển của xã hội.
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin: Quần chúng nhân dân là người sang tạo ra lịch sử, là
chủ thể của lịch sử. Quần chúng nhân dân là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
và của cải tinh thần phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Họ còn là

3
3
chủ thể của hoạt động cải tạo các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội. Lợi ích của quần
chúng nhân dân vừa là điểm khởi đầu vừa là mụch đích cuối cùng của các hoạt động cách
mạng.
Như vậy ta phải thừa nhận rằng chính quần chúng là người sáng tạo ra tôn giáo để
phục vụ cho nhu cầu tinh thần của mình.Lực lượng chính của tôn giáo không phải là giáo
hội hay đội ngũ giáo sĩ mà là quần chúng tín đồ.Quần chúng tín đồ còn thì tôn giáo còn.
Tín đồ chính là chỗ dựa để tôn giáo tồn tại, và tín đồ cũng chính là đối tượng phát triển
của giáo hội! Ngược lại tôn giáo cũng có tác động trở lại đời sống tinh thần, tư tưởng của
quần chúng nhân dân!
Các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam ngay từ thời kỳ phong kiến đã nhận ra vai trò to
lớn của quần chúng: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” hay “Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân” ( Nguyễn Trãi), “ Khoan thư sức dân là kế sâu rễ, bền cội” ( Trần
Hưng Đạo)…
Kế thừa và phát huy tinh thần đó tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần
chúng rất rõ ràng. Người nói: “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong!”. Từ nhận thức về vấn đề này Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng
Việt Nam theo phương châm : “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và theo Người
cách mạng Việt Nam có thể đi đến thắng lợi là do Đảng ta biết tổ chức và phát động sức
mạnh của quần chúng!
1.2.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông đã và luôn
chứng minh rằng quần chúng vừa là động lực vừa là lực lượng của mọi cuộc cách mạng,
mọi cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.Không có quần chúng các ông vua sẽ là vua
không ngai, các cuộc cách mạng sẽ là cách mạng cải lương. Sự thất bại của các phong
trào chống pháp hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng chứng minh rõ ràng điều
này.Không phải khi đó các phong trào không có các lãnh tụ tài giỏi mà do các lãnh tụ và
các phong trào đó chưa thu hút được sự tham gia của quần chúng.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương (Nay là Đảng cộng sản Việt Nam) vào

ngày 3 tháng 2 năm 1930 thực sự đã đánh dấu một bước phát triển vĩ đại của cách mạng
Việt Nam.Từ đây quần chúng nhân dân được tập hợp, đồng sức, đồng lòng đứng dưới lá
cờ tất thắng của chủ nghĩa Mac – Lênin.
4
4
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, cam chịu
mọi hy sinh, gian khổ làm nên hai chiến thắng thần kỳ, đánh bại hai kẻ thù hùng mạnh
nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến của dân tộc đã có rất nhiều quần chúng giáo dân và chức
sắc tôn giáo tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ.Nhiều người đã
lập nên những công trạng và được nhà nước ghi nhận.
Tuy vậy cũng có không ít đồng bào tôn giáo bị các thế lực thù địch lợi dụng mà có
những hoạt động chống lại lợi ích và sự nghiệp chung của dân tộc.Ngay từ khi mới xâm
lược Việt Nam Pháp đã biến tôn giáo thành chỗ dựa cho mình. Đến giai đoạn (1945 –
1954) Pháp đã dùng bọn tay sai phản động trong tôn giáo biến nhà thờ thành đồn bót,
tuyển mộ ngụy quân cho Pháp, lập các đội vệ sĩ, các khu công giáo tự trị vũ trang chống
cách mạng. Sau năm 1954 Mỹ nhảy vào Việt Nam lập chính phủ Ngô Đình Diệm, Diệm
đã từng thực hiện kế hoạch “ tôn giáo hóa toàn miền nam” lấy thiên chúa giáo làm quốc
đạo, biến các vùng tôn giáo đặc biệt là thiên chúa giáo thành “phòng tuyến chống cộng”. .
.
Cho đến nay đất nước đã hoàn toàn độc lập, tự do, sau mấy chục năm được cách
mạng tuyên truyền giáo dục, phần lớn giáo dân được giác ngộ nhưng vẫn còn một bộ
phận quần chúng bị kẻ địch lợi dụng tham gia các hoạt động chống phá cách mạng. Có
thể nói chừng nào còn tôn giáo, còn các thế lực thù địch thì sẽ còn hoạt động lợi dụng tôn
giáo chống phá cách mạng. Và cách phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả nhất chính là việc
để quần chúng tự phòng ngừa, tự đấu tranh với các hoạt động và âm mưu của các thế lực
thù địch lợi dụng tôn giáo.
Quan điểm “ nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng” được Đảng đưa ra dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận rất khoa học.Thấm
nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng, biến nó thành hành động thực tiễn góp phần giải

quyết vấn đề tôn giáo trong điều kiện tình hình Việt Nam hiện nay là một vấn đề rất quan
trọng, góp phần giữ vững An ninh quốc gia
1.3 Nội dung quan điểm
Bản chất của quan điểm “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận
động quần chúng”.
1.3.1 Hiểu thế nào là cốt lõi?
5
5
Cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng tức là cái quan
trọng nhất, cái chủ yếu nhất của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng.
Đây là sự nhận thức đầy đủ hơn của Đảng ta về cuộc đấu tranh cách mạng
trong tôn giáo. Cuộc đấu tranh này bao gồm hai cuộc đấu tranh chính trị (chống
phản động lợi dụng chính trị) và đấu tranh tư tưởng (giải quyết vấn đề ý thức hệ).
Trước đây có lúc ta chỉ thấy đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo là đấu tranh ý
thức hệ. Quần chúng tín đồ là lạc hậu, hàng ngũ giáo sĩ là lực lượng tuyên truyền
phản động, phản khoa học, coi tổ chức giáo hội là một tổ chức phản động. Bởi
vậy, trong đấu tranh chúng ta còn thiên về ngăn cấm, trấn áp.
Cũng có lúc chúng ta nhận thức khá đơn giản rằng có thể sớm giải quyết
xong cả hai cuộc đấu tranh đó. Ngày nay trước những chuyển biến về nhận thức
ta thấy rằng đây là mộy cuộc đấu tranh gay go phức tạp và lâu dài.Chừng nào còn
tôn giáo, còn bọn phản động thì còn âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo chống
phá cách mạng,xâm phạm ANQG.
Công tác tôn giáo thực chất là công tác quần chúng nhưng chúng ta không thể
tiến hành như công tác quần chúng nói chung. Bởi vì công tác này có đặc thù là
quần chúng còn sinh hoạt tôn giáo và kẻ địch lợi dụng tôn giáo. Bên cạnh đó
chúng ta còn phải quan tâm tới công tác chức sắc, giáo hội và công tác trấn áp
phản cách mạng. Trên cơ sở đáp ứng một cách hợp lý những nhu cầu, nguyện
vọng, tín ngưỡng chính đáng của quần chúng tín đồ, “không đối đầu với tôn giáo”,
Đảng chỉ chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần cho quần chúng, nâng cao trình độ

chính trị, văn hoá, xây dựng con người mới. Đảng phải phát huy mọi khả năng
cách mạng của đồng bào có đạo.Muốn vậy phải có chính sách đúng đắn, vừa đúng
về khía cạnh quần chúng nói chung và khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng nói riêng.
Công tác vận động quần chúng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác nhau tùy vào điều kiện, hoàn cảnh.
Trong vận động quần chúng không được ngại khó, ngại khổ. Có vậy mới có thể
làm cho quần chúng giáo dân hiểu được chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta, mới cơ thể tranh giành quần chúng với các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo.
Công tác vận động quần chúng làm nền tảng cho các mặt công tác khác ở
vùng giáo. Các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề an ninh trật tự ở vùng giáo
phải bắt đầu từ việc vận động quần chúng giải quyết các vấn đề đạo đức, nếp sống,
hoà giải những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, lấy hiệu quả các vấn đề đó để
thu hút sự ủng hộ của quần chúng giáo dân, khơi dậy lòng nhiệt tình của họ, tập
6
6
hợp quần chúng. Công tác vận động quần chúng giúp chúng ta tiến hành công tác
trấn áp các phần tử phản cách mạng ở vùng giáo, trong công tác tranh thủ các chức
sắc tôn giáo, trong thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
1.3.2 Nội dung của công tác vận động quần chúng?
Yêu cầu chung với công tác vận động quầm chúng tín đồ tôn giáo là làm cho
quần chúng giáo dân ngày càng tin tưởng gắn bó với Đảng,với chế độ nhà nước
XHCN, hiểu, tuân thủ, hăng hái thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước,nhất là các chính sách có liên quan đến công tác tôn giáo.Thường xuyên
nâng cao giác ngộ,nhận thức chính trị cho quần chúng,”giải toả nọc độc”của chủ
nghĩa đế quốc và các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo.Làm cho quần chúng
thấy được âm mưu thủ đoạn thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động lợi
dụng tôn giáo. Từ đó để quần chúng đứng lên phê phán những biểu hiện tiêu cực
trong xã hội,chống lại bọn lợi dụng tôn giáo đưa hoạt động của giáo hội vào khuôn
khổ pháp luật nhà nước.

Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo thấm nhuần tư tưởng: không
được thành kiến và phải biết phân biệt những người có tư tưởng lạc hậu cuồng tín
mà chống đối và những đối tượng cố tình lợi dụng tôn giáo để phá hoại.Phải chăm
lo cả về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần cho quần chúng giáo dân.
Nội dung công tác vận động quần chúng được thể hiện ở những vấn đề sau:
Tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật
của nhà nước,nhất là những chính sách có liên quan đến tôn giáo để quần chúng
hiểu rõ.
Cần lấy thực tiễn để chỉ cho quần chúng giáo dân thấy: Đảng ta luôn đặt lợi
ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết. Trong đó có lợi ích của quần chúng giáo
dân. Đồng thời khêu gợi tinh thần, truyền thống yêu nước của đồng bào theo đạo,
những đóng góp của họ trong sự nghiệp cách mạng trước đây và bây giờ.
Chỉ cho quần chúng giáo dân thấy những thắng lợi mà cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ cho họ thấy
nhiệm vụ trước mắt và tương lai của cách mạng Việt Nam. Trong đó chỉ ra nhiệm
vụ của cả đồng bào giáo dân là cùng chung sức với cả dân tộc xây dựng đất nước
giàu mạnh, sống “tốt đời, đẹp đạo”!
Làm cho quần chúng thấy được chính sách của Đảng và nhà nước ta đối
với tôn giáo là luôn tôn trọng tự do tín ngưỡg, tự do tôn giáo. Đảng và nhà nước ta
không bao giờ có chủ trương gây khó khăn cản trở cho sinh hoạt tôn giáo của quần
chúng giáo dân.Những qui định của nhà nước với tôn giáo thực chất là nhằm ngăn
chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống lại nhà nước XHCN,chứ không hạn
7
7
chế sinh hoạt tôn giáo.Những hình thức xử lý với đối tượng nhằm mục đích trừng
trị các đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng xã hội XHCN, chứ không
có mục đích”tiêu diệt đàn áp tôn giáo”như những luận điệu mà bọn phản động vẫn
tuyên truyền lừa bịp.
Từ việc chỉ rõ những âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động lợi dụng tôn giáo vào mục đích chống phá cách mạng Việt Nam và

trong giáo hội Việt Nam cũng còn có những phần tử tay sai phản động công khai
hay ngấm ngầm chống phá.Quần chúng giáo dân phải có ý thức cảnh giác không
để bị kẻ địch lôi kéo, lợi dụng vào các hoạt động chính trị phản động.Họ phải thấy
được: những hoạt động núp bóng giáo hội chống nhà nước không những gây hậu
quả trực tiếp cho nhà nước , cho cách mạng mà còn ảnh hưởng đến uy tín vị thế
của giáo hội, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của quần chúng giáo dân.
Chỉ đến khi quần chúng hiểu rõ chính sách của Đảng và nhà nước , thấy rõ được
những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo thì lúc đó họ mới đồng
tình ủng hộ các chủ trương , biện pháp đấu tranh của ta. họ tự giác đứng lên đấu
tranh với những hành vi sai trái của các đối tượng vi phạm
Chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thân trong đó có quyền tự do tín
ngưỡng.
Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng:con người - một thực thể thống nhất của cái
sinh vật và cái xã hội.Tức là con người nói chung theo ý nghĩa đầy đủ của nó. vừa
là sản phẩm của xã hội vừa là sản phẩm của tự nhiên.Con người là sản phẩm của
hoàn cảnh môi trường sống xung quanh.Khi điều kiện sống thay đổi thì nhận thức
con người cũng dần dần thay đổi theo. Sự áp bức của các lực lượng thiên nhiên và
xã hội làm nảy sinh trong con người những cảm giác bất lực hèn yếu. Trong cuộc
sống nghèo khổ, con người luôn bám lấy những ảo tưởng để tự an ủi, những hứa
hẹn tốt lành phi thực tế sẽ đến ở thế giới bên để bằng lòng với cuộc sống hiện thực
trong xã hội có các giai cấp đối kháng. Chừng nào còn có sự khổ ải trong đời sống
hiện thực thì chừng ấy còn có sự khổ ải trong tôn giáo và còn niềm tin đối với tôn
giáo.
Vì vậy chỉ khi nào chúng ta quan tâm và chăm lo tới việc nâng cao dân trí, đời
sống văn hoá, tinh thần và từng bước cải thiện đời sống vật chất cho quần chúng
giáo dân - tức là làm cho họ thấy “Một thiên đường trên mặt đất” trước khi họ có
“thiên đường trên trời” thì khi đó công tác vận động quần chúng mới đạt được
hiệu quả, mang tính toàn diện và vững chắc.
Đối với những người theo đạo, ngoài “miếng cơm manh áo” thì việc đọc kinh,
đi lễ, xưng tội cũng là những điều không thể thiếu được. Cho nên chăm lo đời

8
8
sống vật chất chưa đủ, ta còn phải quan tâm đến đời sống tinh thần, đời sống tín
ngưỡng của quần chúng. Những sinh hoạt tôn giáo không trái với chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước thì không được cản trở mà phải tạo điều kiện cho
họ tiến hành. Ngoài ra còn quan tâm tổ chức các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao để thu hút giáo dân, nhất là lớp trẻ.

Giúp đồng bào giáo dân nâng cao trình độ mọi mặt.
Các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo luôn dựa vào trình độ dân trí thấp của
quần chúng giáo dân để nắm lấy và kích động họ chống lại chính quyền cách
mạng. Đó là sự hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt
là chính sách tôn giáo. Sự hiểu biết không sâu sắc về giáo lý, giáo luật, về tình
hình trong nước và quốc tế…Từ đó nảy sinh những hành động tiêu cực, quá khích,
trong nhiều trường hợp có thể chống phá quyết liệt chính quyền với tinh thần tử vì
đạo.
Để làm tốt công tác đấu tranh chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ cho
quần chúng giáo dân về mọi mặt. Thực tế giáo dân có sự hiểu biết nhất định nhưng
thường là những luồng thông tin trái ngược, sai sự thật do kẻ xấu lừa bịp. Muốn
làm được điều này bên cạnh việc mở trường, mở lớp, chúng ta còn phải hướng dẫn
họ tham gia các hoạt động chính trị xã hội, các hoạt động xây dựng chính quyền.
Đây chính llà việc tạo điều kiện cho quần chúng giáo dân không ngưng nâng cao
kiến thức, gắn bó với chế độ.
Khuyến khích đồng bào đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.
Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân. Mọi công dân dù theo hay không theo
một tôn giáo nào đều phải góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham
gia phong trào xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, tham gia các hoạt động “xoá đói giảm nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa”… Sở dĩ
ta phải khuyến khích quần chúng giáo dân đóng góp sức mình vào sự nghiệp cách

mạng bởi lẽ số lượng quần chúng giáo dân chiếm 1/3 dân số cả nước. Mặt khác
chúng ta không chỉ dừng lại ở thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng của quần chúng
tín đồ giáo dân mà trên cơ sở thoả mãn nguyện vọng tín ngưỡng của họ, ta lôi
cuốn họ vào hoạt động chính trị xã hội vừa có lợi cho đất nước vừa có lợi cho bản
thân họ.
Cần kêu gọi quần chúng “kính chúa” phải thực sự yêu nước, phải thực hiện
mục đích hướng thiện của tôn giáo. Phải đặt nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân
9
9
với đất nước. Cần làm cho họ thấy điều kiện tôn giáo tồn tại và phát triển được là
nước nhà độc lập, thống nhất dân tộc, nhân dân được tự do cho nên mọi người
phải gắng công đóng góp xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước.
Làm cho quần chúng hiểu và tích cục tham gia vào sự nghiệp cách mạng của
dân tộc là chúng ta đã thực sự giành được quần chúng,cách ly khỏi sự khống chế
của các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo. Đồng thời đây còn là điều kiện để ta
hướng cho quần chúng đấu tranh vạch mặt bọn chúng.
Muốn làm tốt công tác vận động quần chúng, đòi hỏi phải có sự tham gia của
cả hệ thống chính trị,bao gồm: Tổ chức Đảng,tổ chức chính quyền và các tổ chức
chính trị xã hội khác của quần chúng.
Mỗi tổ chức có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng phải phối kết hợp với nhau
tránh chồng chéo.Tổ chức Đảng là cơ quan lãnh đạo đối với công tác vận động
quần chúng.Có như vậy mới thống nhất hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
khác.Là một bộ phận trong bộ máy nhà nước,cơ quan an ninh có nhiệm vụ thông
qua thực tiễn chiến đấu của mình mà tham mưu cho cấp uỷ đảng,chính quyền địa
phương về chủ trương vận động quần chúng,nội dung vận động hướng dẫn các tổ
chức chuyên môn trong bộ máy nhà nước và các tổ chức quần chúng làm tốt công
tác vận động quần chúng. Đồng thời cơ quan an ninh còn phải trực tiếp tiến hành
công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo.
PHẦN II: Vận dụng quan điểm giải quyết 3 điểm nóng ở Mông
Sơn – Yên Bái, Hoà Khánh – Đà Nẵng và Đồng Chương – Tuyên

Quang.
2.1 Vụ điểm nóng ở giáo xứ Mông Sơn – Yên Bái:
2.1.1 Tóm tắt sự việc:
Giáo xứ Mông Sơn huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái thuộc địa Hưng Hoá có 2251
giáo dân chiếm 2/3 dân số toàn xã ( Lực lượng tín đồ khá đông). Xã có 13/78 Đảng viên
đang theo đạo thiên chúa, ban chấp hành Đảng bộ xã có một đồng chí đi theo đạo, có 2 bí
thư chi bộ, 6/9 trưởng thôn theo đạo. Xứ đạo này do linh mục Nguyễn Văn Thái trú ở nhà
thờ Yên Bái kiêm nhiệm quản lý.
Đây là địa bàn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây tình trạng mất ổn định về an ninh
trật tự: Trước đây khu vực này đã phát sinh một số vấn đề phức tạp về an ninh, cổng nhà
đồng chí Chủ tịch đã từng bị gài bộc phá tự tạo( Ta chưa tìm ra thủ phạm).
Quần chúng lương, giáo trên địa bàn lại sống xen kẽ nhau, các mộ chí của hai bên
lương giáo cũng được bố trí xen kẽ nhau, không gình thành khu vực riêng. Trong đó chủ
yếu là mộ của bên giáo( Bên lương tính đến 31/5/2001 chỉ có 19/112 ngôi mộ).
10
10
Ngày 28/11/2000 nhân dịp xã tổ chức phát cỏ dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang.
Một số giáo dân đã tự động chuyển cây thánh giá (được đúc sẵng) bằng bê tông cốt sắt
lên dựng tại nghĩa trang( hành vi vi phạm pháp luật). Sự việc này bên lương đã đâm đơn
kiện chính quyền, chính quyền giải quyết vận động bà con giáo dân tự nguyện tháo dỡ
cây thánh giá nhưng không được. Cuối cùng phải thực hiện biện pháp cưỡng chế song lại
thực hiện một cách vô trách nhiệm, không lường hết được tính chất phức tạp của vấn đề,
ấu trĩ về chính trị (hạ đổ cây thánh giá; sau đó lại đập vụn cây thánh giá) gây bức xúc và
hoạt động chống đối của bà con giáo dân, tạo điều kiện cho những phần tử xấu kích động
giáo dân gây ra tình trạng mất ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn, gây ra sự mâu thuẫn
giữa quần chúng giáo dân với bà con đi lương và với chính quyền nhân dân.
2.1.2 Nhận xét về vụ việc và cách giải quyết trên thực tiễn.
Về tính chất vụ việc: Đây là vụ việc nảy sinh do mâu thuẫn nội bộ trong quần chúng
nhân dân, cụ thể là giữa bà con theo đạo thiên chúa và quần chúng không theo đạo.
Nguyên nhân là do đồng bào theo đạo thiên chúa đã dựng cây thánh giá vào nghĩa địa có

phần mộ của những người bên lương. Tình hình này làm nảy sinh vấn đề phức tạp về an
ninh trật tự, gây mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân. Đây là điều kiện để bọn xấu và các
thế lực thù địch lợi dụng tiến hành chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định, đe
dọa đến an ninh quốc gia (cụ thể là linh mục Thái, Tất và Ban hành giáo đã vu cáo chính
quyền đàn áp tôn giáo, kích động bà con giáo dân tiến hành nhiều hoạt động chống đối).
Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của xã Mông Sơn đã tiến hành giải
quyết bằng cách tuyên truyền, vận động quần chúng giáo dân để tổ chức giải quyết, tổ
chức một cuộc họp hòa giải theo hướng giáo dân trong xã tự hạ cây thánh giá mà họ đã
dựng trái phép. Biện pháp áp dụng để giải quyết là biện pháp cưỡng chế hành chính hạ đổ
cây thánh giá.
Đối với công tác vận động quần chúng, lực lượng tiến hành đã sử dụng hình thức vận
động rộng rãi đối với quần chúng cả đồng bào theo đạo và không theo đạo. Chính quyền
đã tổ chức hòa giải theo hướng vụ việc có liên quan đến Thiên Chúa giáo để cho người
thiên chúa giáo tự giải quyết. Đồng thời cũng đã tổ chức vận động cá biệt đối với linh
mục Thái và các thành viên trong ban hành giáo. Nội dung vận động xoay quanh việc
thuyết phục quần chúng giáo dân tháo dỡ cây thánh giá. Mặc dù việc vận động quần
chúng đã được tiến hành song vẫn không đạt được kết quả.
Nhận xét về công tác vận động quần chúng giải quyết vụ việc này: Ta đã kịp thời tiến
hành công tác vận động quần chúng khi sự việc chớm xảy ra, điều này chứng tỏ ta có sự
11
11
coi trọng vai trò, vị trí và nhận thấy tác dụng to lớn của công tác vận động quần chúng
giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo. Trong quá trình vận động đã biết kết hợp các
hình thức vận động rộng rãi và cá biệt, đặc biệt là đã chú ý vào vận động quần chúng cá
biệt là linh mục Thái, người có uy tín với giáo dân. Quá trình giải quyết vụ việc đã tiến
hành kết hợp nhiều biện pháp: vận động quần chúng có, mệnh lệnh hành chính có ( việc
thành lập Hội đồng cưỡng chế tiến hành dỡ cây thánh giá đã có thể giải quyết phần nào
vụ việc nếu ta biết kết hợp với vận động quần chúng có tinh thần trách nhiệm cao hơn).
Về mặt tồn tại khi vụ việc xảy ra đã không xem xét sự việc vì sao đồng bào theo đạo
thiên chúa lại dựng cây thánh giá tại nghĩa trang để xác định nội dung tuyên truyền và

cách giải quyết cho phù hợp. Chúng ta cần lưu ý rằng đồng bào theo đạo thiên chúa có
tục lệ đào sâu chôn chắc( nghĩa là chỉ an táng có một lần vĩnh viễn). Còn đồng bào bên
lương thì họ lại có tục lệ địa táng rồi mới cải táng. Ta phải xác định xem trong 19 mộ
người đi lương tại ngiã trang đó đã cải táng hết chưa, và từ trước tới nay ở nghĩa trang
này đã chôn người lương nào theo hình thức địa táng không. Có gây vấn đề gì bức xúc
cho quần chúng theo đạo hay không? Trước khi vận động quần chúng lẽ ra phải nắm chắc
được các nguyên nhân, các thông tin như vậy để có hình thức xử lý phù hợp.Việc giải
quyết bằng biện pháp cưỡng chế hành chính lại mang tính thô bạo, không lường hết được
tính chất phức tạp của vấn đề, ấu trĩ về chính trị, lại thiếu tinh thần trách nhiệm. Nghiêm
trọng hơn là Hội đồng cưỡng chế đã đưa lực lượng lên tổ chức đập vụn cây thánh giá.
Việc làm này là một hành động vô cùng kém cỏi về chính trị, nó đã xúc phạm đến tình
cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ. Sao không hiểu được một điều là cây thánh giá đó
tuy vô tri vô giác nằm đó nhưng lại tượng trưng cho Đức Chúa kính yêu của họ, là thiêng
liêng đối với mỗi giáo dân công giáo. Sao Hội đồng cưỡng chế không nắm được tình
hình, không phát huy tác dụng của công tác vận động quần chúng mà còn làm cho quần
chúng giáo dân thêm bất bình và một số phần tử quá khích đã lợi dụng làm phức tạp thêm
vấn đề, chất vấn số người đập thánh giá, bắt cán bộ xã diễn lại để chụp ảnh và lập biên
bản, tổ chức bảo vệ cây thánh giá đó
Khi thực hiện công tác vận động quần chúng, ta chỉ vận động một cách chung chung
mà không phân loại, xác định đầy đủ các loại đối tượng để vận động. Ta chỉ vận động
quần chúng theo đạo mà bỏ qua việc vận động quần chúng bên lương. Do đó không làm
giảm được mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân. Khi vận động không chú ý
12
12
những chi tiết như xứ đạo Mông Sơn có 13/78 đảng viên theo đạo, Ban chấp hành Đảng
bộ có một đồng chí theo đạo, có 2 bí thư chi bộ, 6/9 trưởng thôn, phó chủ tịch Mặt trận tổ
quốc xã theo đạo. Song lực lượng làm công tác vận động quần chúng đã không chú ý sử
dụng hình thức vận động cá biệt với những con người trên (những người này tuy theo đạo
nhưng việc ta vận động họ cũng không phải là vấn đề khó khăn do tính chất công tác, vị
trí của họ là trưởng thôn, Ủy viên ban chấp hành đảng bộ xã, bí thư chi bộ, đảng viên).

Họ là những con người có uy tín đối với quần chúng, lại là người theo đạo nên nếu ta biết
tranh thủ, sử dụng họ để vận động quần chúng giáo dân thì nhất định sẽ đạt kết quả tốt.
Việc bỏ qua không vận động ông Xuân ( phó chủ tịch MTTQ xã) là điều sai sót. Ông
Xuân là người trực tiếp tham gia dựng cây thánh giá tại nghĩa trang. Nếu ta chú ý vận
động ông để từ đó ông vận động bà con giáo dân thì sẽ đạt được hiệu quả phần nào.
Một tồn tại nữa của lực lượng vận động quần chúng là ta đã không chú ý đến vận
động Ban hành giáo và linh mục Thái. Họ đã không hợp tác với ta trong việc giải quyết
vụ việc này (bằng chứng là khi làm việc với họ, họ đều từ chối và cho rằng không phải
trách nhiệm của họ, họ không có quyền giải quyết). Cần chú ý rằng Ban hành giáo và đặc
biết là linh mục Thái có uy tín rất lớn đối với bà con giáo dân ở vùng đó. Linh mục Thái
là người cha đáng kính của họ về mặt tâm linh, mọi lời nói, hành động của ông ta đều chi
phối và ảnh hưởng to lớn đến quần chúng giáo dân. Nếu ta tập trung vận động cá biệt đối
với linh mục Thái, chỉ rõ cho linh mục Thái những lợi hại, phải trái của vụ việc mà ông ta
hợp tác với chúng ta thì vụ việc này chắc chắn sẽ được giải quyết tốt đẹp.
Quá trình vận động quần chúng đã không nắm được tình hình quần chúng giáo dân,
đặc biệt là không nắm được và phân loại được số đối tượng quá khích để chúng lợi dụng
kích động bà con giáo dân gây tình hinh phức tạp. Không có kế hoạch giải quyết khi vụ
việc phức tạp nảy sinh và trong quá trình vận động không có sự phối hợp giữa các lực
lượng mà do Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tiến hành "đơn thương độc mã" nên không tạo
ra sức mạnh tổng hợp của quần chúng. Do đó không đạt được kết quả như ý muốn.
Một điểm chú ý nữa là việc cưỡng chế thô bạo, đập vỡ cây thánh giá là việc làm ấu
trĩ, xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của quần chúng giáo dân. Đây là việc làm chưa đúng
của ta nên việc ta cho những người tham gia đập cây thánh giá đó đi xin lỗi trước bà con
giáo dân cũng là việc cần thiết nên làm.
2.2 Vụ điểm nóng ở giáo sứ Hòa Khánh - Đà Nẵng
13
13
2.2.1 Tóm tắt khái quát vụ việc.
Giáo sứ Hòa Khánh – Đà Nẵng là một địa bàn phức tạp, nhạy cảm liên quan đến đồng
bào giáo dân: có khoảng 13000 giáo dân. Nhà thờ xứ tại khối Quang Thành phường Hòa

Khánh (tập trung đông giáo dân:124 hộ,780 khẩu chiếm 10% dân số toàn phường). Nơi
đây có nhiều bức xúc về đất đai cũng như việc sử dụng đất có liên quan đến giáo xứ.
Giáo xứ Hòa Khánh (Đứng đầu là linh mục Thông) muốn đòi lại đất cũ của giáo xứ(điều
này trái pháp luật) nên đã kích động quần chúng giáo dân (vốn dễ bị kích động), thực
hiện các hành vi sai trái : Dựng bảng “giáo xứ Hòa Khánh liên xã Hòa Minh – Hòa
Hiệp”, treo khẩu hiệu mang tính kích động cao, công khai sơn lại chữ “Trường tiểu học
thánh mẫu”; dựng tượng “Đức mẹ”; tiến hành đạp phá tường ngăn giữa nhà thờ và trường
học; chống đối ngăn cản công nhận thực hiện giải tỏa mặt bằng … và có các hoạt động
chống đối khác.
Đồng bào giáo dân và linh mục Thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, linh mục
Thông lợi dụng uy tín, vai trò vị trí của mình để tuyên truyền kích động giáo dân tiến
hành các hoạt động chống đối mang tính chính trị; về phía đồng bào giáo dân do có bức
xúc về đất đai, do niềm tin tôn giáo nên đã bị kích động và làm theo.
Về phía linh mục Thông, về tiếp quản giáo xứ Hòa Khánh năm 1994 (là linh mục
Bắc di cư) đã từng kêu kiện đất đai tranh chấp tại giáo xứ Vĩnh Điện. Khi về Hòa Khánh
khoảng một năm đã có những hoạt động khiếu kiện đòi trả lại cho giáo xứ toàn bộ khu vự
thánh mẫu. Các hoạt động cụ thể của Thông là cùng với các phần tử phản động khác
tuyên truyền kích động giáo dân gây lên tình trạng bất ổn ở địa bàn, đơn gửi các lãnh đạo
cao cấp như chủ tịch Quốc hội, thủ tướng chính phủ, Tòa Giám mục Hà Nội và nhiều cơ
quan Trung ương vu khống ta và tổ chức để tang giáng sinh gây diễn biến phức tạp và trở
thành điểm nóng. Cố tình đẩy chính quyền vào thế đối đầu, với giáo dân gây hậu quả xấu
đối với việc thực hiện chính sách ở địa phương.
2.2.2 Nhận xét về tính chất của vụ việc và cách giải quyết vụ việc
trong thực tiễn.
Về tính chất vụ việc:
Đây là điểm mang tính chất tôn giáo, nó liên quan đến tranh chấp đất đai, khiếu kiện
đông người, có liên quan đến nhu cầu bức xúc của đồng bào quần chúng giáo dân. Do
14
14
vậy, các đối tượng thù địch (nhất là linh mục Thông) đã lợi dụng vấn đề tôn giáo này để

khoét sâu mâu thuẫn giữa chính quyền với giáo dân, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài.
Nguyên nhân chủ quan trước hết là về phía chính quyền chức quan tâm giải quyết,
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào giáo dân. Chậm có những biện pháp để giải
quyết kịp thời tình trạng khiếu kiện. Việc giải quyết công việc có liên quan đến vụ việc
này không dứt khoát, triệt để. Công tác đấu tranh trấn áp với các đối tươngj có hoạt động
vi phạm pháp luật chưa kịp thời. Ta lại chưa tạo ra được phong trào quần chúng bảo vệ
an ninh Tổ quốc. Dẫn đến hậu quả là đã để vụ việc trở nên phức tạp hơn, trở thành điểm
nóng, gây ánh hưởng không tốt về chính trị.
Nhận xét về cách thức vận động quần chúng giải quyết vụ việc.
Mặt đạt được: Đã xác định được nội dung cốt lõi gây ra tình trạng bất ổn định trên
địa bàn là việc kích động tuyên truyền xúi giục của linh mục Thông đói với quần chúng
giáo dân. Xác định đúng nguyên nhân của sự việc là do tranh chấp đất đai gữa nhà thờ và
chính quyền. Để giải quyết được vụ việc này cần phải đáp ứng nhu cầu chính đáng của
quần chúng và làm tốt công tác vận động quần chúng giáo dân.
Trên cơ sở xác định đượng những vấn đề trên nên thường trực UBND tỉnh đã giao cụ
thể cho các ngành chức năng và trường Cao đẳng sư phạm chuyển 57 hộ cán bộ công
nhân viên đi nơi khác trong thời gian 6 tháng để sử dụng cơ sở trường Thánh Mẫu vào
mục đích giáo dục, trước mắt cho giáo xứ được mở đường vào cổng chính nhà thờ …. Và
chuẩn bị giao cho chính quyền làm trường PTCS. Do có hướng giải quyết đúng nên tình
hình khiếu kiện tạm thời lắng xuống.
Công tác vận động đã chú ý đến việc sử dụng người có chức vụ có uy tín như đồng
chí Chủ tịch UBND tỉnh.
Mặt tồn tại:
Mặc dù đã xác đinh được nguyên nhân gây ra tình trạng khiếu kiện, căng thẳng ở địa
bàn, song công tác giải quyết của chính quyền địa phương lại chưa triệt để và còn hời hợt,
thiếu sự kiên quyết. Không tập trung xóa vỏ tận gốc rễ nguyên nhân phát sinh vụ việc. Cụ
thể là linh mục Thông đã cùng hội đồng giáo xứ 4 lần gửi đơn đến các cấp ủy chính
quyền đòi trả lại cho nhà thờ toàn bộ khu vực trường thánh mẫu, đồng thời cử người
nhiều lần ra Hà Nội song ta lại không có chủ trương đường lối giải quyết cũng như các
văn bản pháp luật khác có liên quan giải quyết vấn đề đó. Lẽ ra cần phải tổ chức các buổi

15
15
gặp mặt giữa chính quyền cơ sở với giáo dân để phân tích, giải thích cho quần chúng hiểu
đồng thời thông qua các buổi sinh hoạt của từng phường, khối qua các bộ phận truyền
thông(đài phát thanh, đài truyền hình…) để tuyên truyền cho giáo dân khi có những khúc
mắc, yêu cầu, thắc mắc về những vấn đề đó!
Công tác vận động quần chúng giáo dân chưa thực sự sát dân, chưa tạo được “nhân
lõi” từ quần chúng( Tức là chưa tranh thủ, sử dụng được những người có uy tín, những
quần chúng tốt…). Biểu hiện cụ thể là để tình trạng khiếu kiện lâu ngày, khiếu kiện vượt
cấp. Ta không tranh thủ được một thành viên nào của hội đồng giáo xứ đứng về ta giúp ta
nắm bắt các thông tin trong nội bộ họ để ta có biện pháp vận động thích hợp.
Công tác trấn áp tội phạm chưa có hiệu quả và chưa nghiêm. Đây là một công tác
tương đối quan trọng đối với công tác vận động quần chúng. Thông qua công tác này đẻ
phân hóa bọn phản động, những người vi phạm pháp luật ra khỏi quần chúng. Trong vụ
Hòa Khánh, linh muc Thông chỉ đạo số tay chân thân tín tán phát rộng rãi trong giáo dân
tờ “giải đáp thắc mắc” với nội dung xấu, kích động , xuyên tạc vi phạm pháp luật hình sự
và luật xuất bản song ta cũng chưa có biện pháp phân hóa trấn áp số này. Điều đó càng
làm cho chúng có các hoạt động chống phá ở mức độ cao hơn. Trong trường hợp này nếu
ta biết thu thập và củng cố chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của chúng và
tuyên truyền cho quần chúng giáo dân để họ tự nhận biết và lên án những kẻ đó thì hiệu
quả giải quyết vụ việc chắc chắn sẽ tốt hơn.
2.3 Vụ điểm nóng ở giáo xứ Đồng Chương - Tuyên Quang
2.3.1 Tóm tắt nội dung vụ việc:
Giáo xứ Đồng Chương thuộc địa phận Bắc Ninh, có nhà thờ xứ tại xã Vĩnh – Sơn
Dương – Tuyên Quang, một xứ đạo có đông quần chúng théo đạo, trong số đó có cả đảng
viên.Từ năm 1954, xứ Đồng Chương không có linh mục coi sóc mà phải nhờ linh mục
quản xứ khác trông coi. Tòa giám mục Bắc Ninh đã đề nghị linh mục lên Tuyên Quang
nhưng chưa được chấp nhận. Từ tháng 6 năm 1996, không có linh mục coi sóc ở đây do
tòa giám mục Bắc Ninh không nhờ linh mục Nguyễn Tiến Cử nữa. Chính vì vậy mà nhu
cầu muốn có linh mục để trông coi nhà thờ chăm lo việc đạo của bà con giáo dân ở xứ

này rất bức xúc.
16
16
Ngày 24/7/98 trước tình hình đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chấp thuận cho tòa
giám mục phong linh mục cho anh Trần Quang Khiêm, nhưng chưa bố trí sắp xếp được
thời gian làm việc với giám mục địa phận Bắc Ninh. Từ 1996 – 1998 tòa giám mục đã hai
kần đề nghị với UBND tỉnh cho anh Đặng Văn Chi đi học đại chủng viện Hà Nội nhưng
UBND tỉnh chưa đồng ý vì anh Chi không thi hành nghĩa vụ quân sự, khai man lý lịch.
Giáo dân không đồng ý vì cách giải quyết đó nên đã gửi đơn, khiếu nại. Trước tình hình
đó, đoàn công tác của tỉnh đã tiến hành tiếp xúc với quần chúng để giải quyết nhưng một
số đối tượng quá khích, cực đoan đã lợi dụng việc này làm cho tình hình trở nên rất phức
tạp, gây khó khăn cho cán bộ ta trong khi làm nhiệm vụ; Giáo dân đã cử người đến Ban
tôn giáo chính phủ khiếu nại. Sau khi được giải thích họ đã ra về. Cuối cùng UBND
huyện ra công lệnh yêu cầu mọi người giải tán. Mọi việc trở lại hoạt động bình thường.
2.3.2 Nhận xét về vụ việc và cách giải quyết trên thực tiễn.
Về tính chất vụ việc: Đây không phải là mâu thuẫn đối kháng mâu thuẫn địch ta mà
là mâu thuẫn do sự hiểu lầm giữa quần chúng giáo dân với chính quyền địa phương. Nhu
cầu có linh mục để phục vụ các hoạt động tôn giáo là một nhu cầu tinh thần hoàn toàn
chính đáng của quần chúng giáo dân. Nhu cầu này càng trở nên bức xúc vì trong một thời
gian dài xứ Đồng Chương này không có linh mục mà từ tháng 6 năm 1998 tòa giám mục
lại không nhờ linh mục làm mục vụ ở đó nữa. Khi quần chúng giáo dân có đơn xin phép
thì chính quyền lại không quan tâm giải quyết triệt để, đáp ứng nhu cầu đó làm cho quần
chúng giáo dân càng bức xúc, dẫn đến mâu thuẫn với chính quyền.
Chính quyền tuy đã cho anh Trần Quang Khiêm được phong linh mục nhưng do anh
được giữ lại Đại chủng viện mà không được cử về làm linh mục xứ ở Đồng Chương nên
nhu cầu của quần chúng giáo dân vẫn chưa được đáp ứng. Khi có sự việc khiếu nại phức
tạp, đông người tham gia, chính quyền tỉnh đã tiến hành công tác vận động quần chúng.
lực lượng tiến hành được chuẩn bị khá chu đáo bao gồm: Chủ tịch UBND, chủ tịch
HĐND, chủ tịch MTTQ …
Về công tác vận động quần chúng: Lực lượng tiến hành đã sử dụng hình thức vận

động rộng rãi đối với quần chúng giáo dân bằng phương pháp trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc để
giải quyết cho quần chúng giáo dân hiểu. Nội dung giải thích xoay quanh việc nói về lý
do không cho anh Chi đi học Đại chủng viện Hà Nội do anh không thi hành nghĩa vụ
quân sự, khai man lý lịch, lực lượng vận động quần chúng đã 4 lần gặp gỡ, tiếp xúc, giải
17
17
thích cho quần chúng giáo dân hiểu song quần chúng vẫn không đồng tình với cách giải
quyết của chính quyền, tiếp tục khiếu nại lên Trung ương, làm cho tình hình ngày càng
trở nên phức tạp.
* Nhận xét về cách thức vận động quần chúng để giải quyết vụ việc của chính
quyền.
Mặt đạt được:
Khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã tiến hành công tác vận động quần
chúng một cách kiên trì (4 lần trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giải thích cho quần chúng giáo
dân). Trong vận động đã sử dụng và người có vị trí, vai trò quan trọng, có uy tín lớn để
tiến hành như: Chủ tịch UBND, chủ tịch HĐND, chủ tịch MTTQ tỉnh … Biết phối hợp
lực lượng để tiến hành vận động quần chúng dưới sự chỉ đạo thống nhất, tập trung của
các cấp ủy Đảng. Biết kết hợp giữa biện phap vận động quần chúng với phát huy tác
dụng của biện pháp mệnh lệnh hành chính để giải quyết vụ việc: như việc UBND huyện
ra công lệnh yêu cầu giải tán việc tụ tập đông người tại UBND xã Vĩnh Lợi của UBND
huyện.
Mặt tồn tại: sử dụng hình thức vận động quần chúng chưa phù hợp. Ở đây mới chỉ
tiến hành vận đông rộng rãi mà không chú ý thực hiện vận động cá biệt vì có quần chúng
tin đó là đảng viên (11 người). Đây là những người giác ngộ có nhận thức chính trị tốt lại
ở trong nội bộ quần chúng giáo dân tiêu biểu có tâm tư nguyện vọng của quần chúng.
Nếu ra vận động, tranh thủ họ thì sẽ phát huy vai trò tích cực của họ trong công tác vận
động quần chúng rộng rãi.
Nội dung vận động: Mặc dù đã kiên trì làm công tác vận động quần chúng song nội
dung vận động chưa đủ sức thuyết phục, chưa đầy đủ mà chỉ đưa ra hai lý do anh Chi
không thi hành nghĩa vụ quân sự và khai man lý lịch. Trong khi dó nhu cầu có linh mục

của quần chúng giáo dân, nhiều vấn đề không được chính quyền giải quyết như xin thành
lập họ giáo mới, xin xây sửa nhà phòng , xin linh mục về làm lễ … Trong quá trình vận
động ta không chú ý đến ác tình hình này (nguyên nhân là do công tác nắm tình hình của
ta còn kém). Do đó ta chưa làm cho quần chúng thấy được sự lợi dụng của các phần tử
quá kích cực đoan để làm rối ren, phức tạp thêm tình hình. Ta lại giải quyết chưa dứt
khoát, không xây dựng được lực lượng nòng cốt để duy trì và củng cố phong trào quần
18
18
chúng bảo vệ an ninh tổ quốc nên khi sự việc xảy ra không có lực lượng nòng cốt trong
quần chúng làm công tác vận động quần chúng hậu thuẫn cho ta.
Việc vận động quần chúng cần phải giải thích rõ cho quần chúng giáo dân là chính
quyền đã tạo mọi điều kiện cho giáo xứ có linh mục đáp ứng nhu cầu tôn giáo cho giáo
dân, bằng chứng là đã chấp thuận cho anh Trần Quang Khiêm (người của giáo xứ) được
phong linh mục. Việc anh Khiêm không được về làm linh mục ở giáo xứ là do Tòa giám
mục giữ lại chứ không phải do chính quyền. Chính quyền cũng sẽ tạo điều kiện cho
người của giáo xứ đi học Đại chủng viện nhưng phải chọn người có đủ tiêu chuẩn, giải
thích rõ điều đó cho bà con giáo dân đồng thời chỉ rõ anh Chi không đủ tiêu chuẩn để
quần chúng hiểu ra và thông cảm với ta.
Quá trình vận động quần chúng cũng không đề cập việc tác động vào chính anh
Nguyễn Văn Chi lẽ ra lực lượng vận động cần phải tác động vào chính anh Nguyễn Văn
Chi, chỉ rõ việc anh ta có những vi phạm rõ ràng như không thi hành nghĩa vụ quân sự,
khai man lý lịch nên không thể cho đi học đại chủng viện được. Thậm chí dùng cả biện
pháp răn đe nếu anh ta cứ một mực đòi đi học. Ta nói rõ cho anh ta biết nếu muốn được
chính quyền cho đi học Đại chủng viện thì phải thi hành nghĩa vụ quân sự, khai lại lý lịch
cho đúng. Ta cũng có thể sử dụng tranh thủ ngững người thân trong gia đình anh Chi,
những người có uy tín đối với anh ta để thuyết phục, vận động để anh ta tự nguyện từ bỏ
việc xin đi học Đại chủng viện … Nếu làm được việc này, chắc chắn vụ việc sẽ được giải
quyết ổn thỏa.
2.4 Ý nghĩa rút ra qua ba vụ việc trên
Qua phân tích về cách giải quyết 3 vụ việc trên ta thấy cơ quan chức năng cũng đã

đạt được một số kết quả nhất định tuy chưa hoàn thiện. Tuy nhiên việc giải quyết vẫn còn
một số tồn tại nhất định. Những tồn tại đó đã làm hạn chế kết quả giải quyết vụ việc cũng
như kết quả công tác vận động quần chúng . Cơ quan chức năng và các chủ thể khác tham
gia giải quyết cần phải khắc phục, tránh những sai lầm không đáng có, tránh việc làm cho
tình hình trở nên phức tạp tạo thành điểm nóng gây khó khăn cho việc xử lý.
Về mặt nhận thức.
Cơ quan an ninh cần phải hiểu và nắm vững các quan điểm chỉ đạo trong giải quyết
các vụ việc co liên quan đến vấn đề tôn giáo. Đặc biệt là chú ý đến quan điểm "Nội dung
cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng", nhận thức vai trò và tầm
19
19
quan trọng của công tác vận động quần chúng (đặc biệt là vận động quần chúng giáo
dân). Từ đó có kế hoạch vận động quần chúng chi tiết, cụ thể, xác định nội dung, phương
pháp, hình thức vận động, huy động lực lượng tham gia để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của từng lực lượng. Quá trình vận động quần chúng cần phải hiểu và nắm vững các
quy định của pháp luật về những vấn đề có liên quan đến công tác tôn giáo. Đây là cơ sở
pháp lý, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ làm công tác vận động quần chúng.
Ví dụ trong vụ điểm nóng ở giáo xứ Đồng Chương, khi bà con giáo dân có đơn khiếu nại
đến cơ quan chức năng về việc Điều này cho ta thấy không nắm vững quan điểm "công
tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng "
cũng không nhận thức đầy đủ quan điểm chỉ đạo "Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo
là công tác vận động quần chúng". Trong vụ điểm nóng ở giáo xứ Mông Sơn ( Yên Bái),
bà con theo đạo đã dựng cây thánh giá tại nghĩa trang, do không nắm vững pháp luật nên
cán bộ đã không chỉ ra được sai phạm của quần chúng giáo dân. Việc làm của họ đã trái
với Nghị định 26 - NĐCP ngày 19/4/1992 điều 12 quy định việc tạo lập cơ thờ tự, việc
xây dựng các công trình thờ tự ( nhà, tượng, địa đài ) phải được phép của chủ tịch
UBND cấp tỉnh. Các điều luật, văn bản luật, dưới luật quy định về tôn giáo, hoạt động
tôn giáo chính là cơ sở quan trọng để cán bộ làm công tác vận động quần chúng tiến hành
công tác này.
Khi tiến hành công tác vận động quần chúng phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, khoa

học, xác định được nội dung, hình thức, phương pháp vận động cho phù hợp với từng đối
tượng vận động, từng địa bàn, từng vụ việc xảy ra.
Phải thu thập mọi tin tức, tài liệu từ nhiều nguồn, bằng nhiều biện pháp khác nhau để
xác định nguyên nhân xảy ra sự việc, xác định tính chất của sự việc. Đặc điệt phải nắm
được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng có liên quan đến tôn giáo. Có như vậy công
tác vận động mới có sức thuyết phục, mới có thể đáp ứng được nhu cầu của quần chúng,
giải tỏa căng thẳng và giải quyết vụ việc êm thấm. Trong vụ điểm nóng của giáo xứ
Mông Sơn, do không tìm hiểu nguyên nhân vì sao bà con theo đạo thiên chúa lại dựng
cây thánh giá ở nghĩa trang nên việc vận động chỉ tập trung vào khắc phục, giải quyết hậu
quà mà không bắt nguồn từ nguyên nhân. Ví dụ trên chứng tỏ công tác nắm tình hình ở
các cơ quan chức năng còn yếu kém, chưa được quan tâm đúng mức. Trong vụ giáo xứ
20
20
Mông Sơn, phải tìm hiểu nguyên nhân bà con giáo dân dựng cây thánh giá thì việc vận
động sẽ đạt hiệu quà hơn.
Quá trình vận động quần chúng cần phải biết kết hợp hợp lý giữa vận động rộng rãi
và vận động cá biệt, trong đó phải xác định đầy đủ đối tượng của công tác vận động. Qua
vụ việc ta thấy phải chú ý vận động cá biệt đối với những cán bộ đảng viên theo đạo, với
những chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong giáo dân để họ ngả về ta, giúp ta
làm công tác vận động quần chúng rộng rãi. Những con người này là những cá nhân có
nhận thức chính trị,có khả năng thuyết phục đồng bào, làm được tốt công tác dân vận.
Nếu họ trở thành lực lượng vận động quần chúng cùng ta giải quyết các vụ việc phức tạp
thì thành công là điều tất yếu.
Việc vận động phải xác định đầy đủ các đối tượng của công tác vận động còn biểu
hiện ở chỗ phải vận động rộng rãi cho trong mọi người kể cả theo đạo và không theo đạo
(vì có những điểm nóng xảy ra liên quan đến mâu thuẫn, lợi ích giữa những người theo
và không theo đạo). Ví dụ trong vụ Mông Sơn, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo chỉ tập
trung vận động bà con theo đạo ( những người có hành vi sai trái) mà không tiến hnàh
vận động đối với bà con không theo đạo (họ là những người bị xâm phạm quyền lợi) để
họ nhận thức và có cách xử lý đúng đắn, tránh tình trạng "đổ dầu vào lửa", làm bùng phát

những mâu thuẫn lẽ ra không đáng có.
Việc vận động quần chúng phải bất hợp với các biện pháp khác song cũng không
được quá lạm dụng gây ra phản tác dụng. Ta phải xác định công tác vận động quần chúng
là cốt lõi, là trọng tâm trong việc xử lý các điểm nóng tôn giáo. Các biện pháp khác chỉ
góp phần hỗ trợ vào giải quyết. Việc sử dụng các biện pháp khác một cách thô bạo ( biện
pháp hành chính, cưỡng chế ) không những sai về nguyên tắc mà còn làm cho quần
chúng bức xúc, càng làm tăng thêm ý thức chống đối của họ.
Quá trình vận động quần chúng phải xác định, phân loại các đối tượng quá khích,
cực đoan, những quần chúng giáo dân, bị lừa phỉnh, mê hoặc. Từ đó ta có những nội
dung vận động phù hợp với từng loại đối tượng. Ví dụ với phần tử cực đoan quá khích thì
phải kiên trì tác động cảm hóa giáo dục họ, nếu họ vi phạm nghiêm trọng thì phải kiên
quyểt trấn áp để răn đe những đối tượng khác. Còn đối với quần chúng bị kích động chỉ
phải làm cho họ nhận thức được hành vi sai trái mình từ đó tin và nghe theo chúng ta,
miễn dịch trước những kích động, lôi kéo của bọn phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo .
21
21
Thực tế qua giải quyết vụ việc trên cho thấy quá trình vận động quần chúng đã không
phân loại đối tượng nên không có biện pháp để hạn chế sự kích động của các đối tượng
nên không có biện pháp để hạn chế sự kích động của các đối tượng cực đoan quá khích .
Hoặc nếu xác định được thì cũng không chú ý đến việc tác động vào đối tượng . Qua đó
có thể thấy công tác nắm tình hình còn kém hiệu quả và không sử dụng lực lượng bí mật
làm công tác phân loại đối tượng, giúp cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết phù
hợp .
Quá trình vận động quần chúng phải phối kết hợp các lực lượng và đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của cấp uỷ Đảng để phát huy sức mạnh tổng hợp, đạt
hiệu quả tốt công tác này .
Lực lượng Công an là lực lượng tham mưu cho cấp uỷ Đảng và các lực lượng khác
về nội dung , hình thức, phương pháp vận động đồng thời cũng là lực lượng nòng cốt
trong cuộc vận động quần chúng xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc và giải
quyết các vụ việc, các điểm nóng xảy ra. Các lực lượng tham gia như chính quyền địa

phương, ban tôn giáo, mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội, đoàn thể với chức năng
nhiệm vụ của mình cùng phối hợp tham gia. Lực lượng an ninh có các lợi thế và lực
lượng , phương tiện , biện pháp nghiệp vụ sẽ có khả năng thu thập đầy đủ tình hình, các
loại đối tượng để tham mưu cho các lực lượng khác tham mưu cho các cấp uỷ Đảng ,
chính quyền có các nội dung , biện pháp, hình thức vận động phù hợp. Các tổ chức chính
trị - xã hội, đoàn thể nơi đó cũng không được huy động để tham gia giải quyết như vụ
Mông Sơn( Yên Bái) có cả phó chủ tich mặt trận tổ quốc cũng có hành vi chống đối.
Nguyên nhân của hạn chế này là không thấy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
trong công tác vận động quần chúng giáo dân.
Trong quá trình vận động quần chúng, tuyệt đối không được thô bạo, xúc phạm đến tình
cảm tín ngưỡng của quần chúng giáo dân.
Ngược lại sẽ dẫn đến phản tác dụng, quần chúng càng tăng thêm ý thức chống đối vì
các giáo dân là người có niềm tin sâu sắc vào tôn giáo mình theo và quyết tâm bảo vệ nó
đến cùng. Do đó, những người làm công tác tôn giáo phải luôn trau dồi kiến thức kinh
nghiệm về cách giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo, phải nhận thức đúng về tôn
giáo, am hiểu giáo lý, giáo luật từ đó có các biện pháp vận động giáo dân một cách hợp
lý.
22
22
Công tác vận động quần chúng tín đồ phải gắn liền vói cuộc vận động quần chúng chính
trị, xã hội khác.
Trong đó đặc biệt chú ý tới phong trà xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, cải tạo cơ sở hạ tầng, trường học, y tế Chú ý giải quyết những nhu cầu
chính đáng về đời sống và tín ngưỡng của giáo dân như xây sửa cơ sở tôn giáo đào tạo
chức sắc, tổ chức lễ hội tôn giáo.

KẾT LUẬN
Chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến
với tôn giáo”! Như vậy có nghĩa là trong công tác tôn giáo thì tuyệt đối không bao giờ
được dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề đặt ra mà phải dùng tổng hợp các biện pháp

chính trị, kinh tế, xã hội mà nòng cốt là công tác vận động quần chúng theo đúng quan
23
23
điểm chỉ đạo của Đảng nêu ra trong nghị quyết 25 hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
TƯ Đảng khóa IX ngày 12/3/2003.
Chỉ có quán triệt sâu sắc và toàn diện nội dung quan điểm trên đồng thời vận dụng
linh hoat, khoa học vào thực tiễn thì ta mới có thể đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi
dụng tôn giáo xâm phạm ANQG bảo vệ vững chắc ANQG trên lĩnh vực tôn giáo.
Trong quá trình học tập môn đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm
ANQG dưới sự hướng dẫn của các thầy trong tổ bộ môn tôn giáo cũng như các thầy cô
trong khoa NVIII em đã hoàn thành đề tài được giao.Tuy đã đầu tư thời gian tìm tòi,
nghiên cứu nhưng bài tiểu luận chắc chắn không khỏi còn những thiếu sót.Em mong
được các thầy cô chỉ bảo để đề tài hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội 02/06/2006

24
24

×