Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.2 KB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN NHẢY XA TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA MÔN NHẢY XA.
Các môn nhảy cùng với đi bộ, chạy và ném đẩy là những hoạt động tự
nhiên của con người. Những hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Từ những hoạt động với mục đích di chuyển,
tìm kiếm thức ăn, tự vệ . . . dần dần hình thành các trò chơi vận động, các bài tập
rèn luyện, tiến tới tổ chức các cuộc thi đấu và được mọi người tham gia hưởng
ứng tập luyện.
Nhảy xa cũng được bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Cách
đây hơn 2000 năm về trước đã có thi đấu nhảy xa. Trong lịch sử hàng ngàn năm
đấu tranh sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tổ tiên chúng ta
đã rất quen thuộc với các hoạt động chạy, nhảy, ném, đẩy. Suốt trong những năm
dài đô hộ, điền kinh và các môn thể thao khác rong đó có nhảy xa hầu như không
phát triển hoặc rất yếu ớt. Chỉ từ khi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, đất nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất, thì các môn thể thao trong đó
có môn điền kinh mới được phát triển mạnh mẽ. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu
1
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
trong chương trình giáo dục thể chất ở trong nhà trường. Phong trào tập luyện và
thi đấu các môn điền kinh ngày một gia tăng và đã đạt được một số kết quả đáng
khích lệ trên trường quốc tế cũng như khu vực, trong đó có môn nhảy xa, tuy
nhiên thành tích của nước ta mới ở mức còn hạn chế. Tương lai và vận hội đang
ở phía trước.
Nhảy xa là môn thể thao không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị, kỹ thuật


tương đối đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, do đó nó là
một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể chất. Thông qua giảng dạy
và tập luyện môn học này sẽ phát triển sức nhanh và sức mạnh cơ chân góp phần
nâng cao thể chất cho học sinh, trang bị những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần
thiết trong cuộc sống, không những có lợi cho sức khoẻ mà còn có lợi cho cả học
tập, lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc sau này nữa.
Qua điều tra sơ bộ có thể thấy, môn học nhảy xa được rất nhiều học sinh
ưa thích và tham gia tập luyện thường xuyên. Các trường học trên toàn quốc, tuy
cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sân tập, dụng cụ còn thiếu thốn, song gần như nơi
nào cũng có hố tập nhảy xa.
Trong các hội khoẻ phù đổng từ cấp trường đến cấp trung ương đều có thi
đấu nhảy xa, và các em học sinh đã lập được những thành tích đáng khen ngợi.
Tuy nhiên thành tích nhảy xa của học sinh nước ta so với học sinh các nước trên
thế giới còn ở mức chênh lệch quá lớn. So với thành tích của học sinh cùng độ
tuổi trong khu vực thì ở mức độ khiêm tốn.
Trong chương trình môn học Thể dục ở bậc tiểu học, các em học sinh chỉ
được học kỹ thuật nhảy xa dưới dạng các trò chơi vận động và các bài tập bậc xa
tại chỗ. ở cấp trung học cơ sở các em được làm quen và tập luyện với kỹ thuật
nhảy xa ở mức độ đơn giản. ở THPT các em được ôn luyện và phát triển kỹ thuật
ở mức độ cao hơn, thông qua hệ thống các bài tập kỹ thuật của môn nhảy xa, góp
phần nâng cao thể lực và phát triển toàn diện cho các em học sinh.
2
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ thực trạng thực tế ở địa phương là một vùng sâu, con em người dân tộc
Khơmer chiếm tỷ lệ cao, về tố chất nhanh, sự linh hoạt trong việc thực hiện kỹ
thuật động tác các bộ môn thể dục và nhất là bộ môn nhảy xa của các em còn
nhiều hạn chế. Nhằm nâng cao các tố chất tố chất thể lực và nâng cao chất lượng
môn nhảy xa cho các em học sinh trong nhà trường. Giúp các lựa chọn được một
số bài tập ứng dụng vào thực tế tập luyện trên lớp và tự tập luyện ở nhà có hiệu

quả cao. Từ đó các em sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện các bài tập, có niềm say mê,
hứng thú hơn khi học môn TDTT giúp các em phát triển toàn diện bổ sung vào
những mặt còn hạn chế. Hơn thế nữa sẽ giúp các em tiến kịp với các em ở những
vùng, miền khác trong thời kỳ mà đất nước đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Nhảy xa là một môn thể thao khá phổ biến được nhiều người ưu thích và
tham gia tập luyện.
Cũng như các môn thể thao khác, nhảy xa đòi hỏi sự căng thẳng rất lớn của
hệ thần kinh, cơ bắp của con người.Thông qua tập luyện và thi đấu môn nhảy xa,
cơ thể con người ngày càng hoàn thiện hơn.
Tập luyện nhảy xa có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể
lực, nâng cao khả năng tập trung sức, tự chủ và rèn luyện lòng dũng cảm, tính
kiên trì và khắc phục khó khăn trong rèn luyện. Thông qua các bài tập kỹ thuật
của chạy đà và giậm nhảy, làm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh,
sức mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập. Thực hiện tốt các kỹ thuật trên
không và rơi xuống đất, đã rèn luyện được sự khéo léo, tính chính xác, nâng cao
khả năng phối hợp vận động, giúp cho người tập nâng cao sức khỏe cả về thể
chất lẫn tinh thần, phục vụ đắc lực cho lao động sản xuất và chiến đấu.
Việc giảng dạy môn học nhảy xa trong nhiều năm qua của trường THPT
Phan Thị Ràng đã được chú trọng và đạt được kết quả nhất định, song còn phải
3
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được phong trào ngày càng mạnh mẽ. Để
giảng dạy tốt hơn nữa môn nhảy xa cho học sinh, cần phải nắm vững kỹ thuật các
nguyên tắc phương pháp, nắm chắc đối tượng và không ngừng chọn lựa cải tiến,
các biện pháp, nội dung giảng dạy cho phù hợp, vừa sức, gây ảnh hưởng tốt đến
sự phát triển toàn diện các bộ phận cơ thể học sinh.
Vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn học thể dục nói chung, bộ môn
nhảy xa nói riêng tôi chọn đề tài : “ Một vài phương pháp nâng cao chất lượng
môn nhảy xa trong trường phổ thông” nhằm đưa ra một số biện pháp, phương

pháp để khắc phục những vướng mắc khó khăn khi tập luyên nhảy xa cho các em
học sinh trong trường phổ thông.
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC GDTC.
Lứa tuổi này quá trình tăng trưởng ở cơ thể các em còn chưa kết thúc. Dù
hoạt động thần kinh cao cấp ở các em đã đạt đến mức phát triển cao, nhưng ở một
số em hưng phấn vẫn phần nào mạnh hơn ức chế, dễ còn có những phản ứng
thiếu kìm hãm cần thiết, do đó dễ làm rối loạn sự phối hợp vận động, gây khó
khăn cho việc tiếp thu và củng cố các kỹ năng vận động.
Ngay ở tuổi này, các em cũng còn hay đánh giá quá cao năng lực của
mình. Mới chạy bao giờ cũng dốc sức ngay, mới tập tạ bao giờ cũng muốn cử tạ
nặng ngay. Các em thờng ít chú ý khởi động đầy đủ, như thế rất dễ tốn sức, hay
để xảy ra chấn thương. Cần chú ý, không bao giờ cho học sinh tập với cường độ
cao như trong thi đấu. Lượng vận động trong những buổi tập kéo dài không nên
vượt quá 80 - 85% mức thi đấu trung bình. Muốn tập luyện TDTT tốt cần phải cố
gắng cao nhưng không được tập liều lĩnh, tập bừa, tập quá sức. Cũng cần lưu ý
tới mối quan hệ giữa nam và nữ. Biểu hiện giới tính của các em bắt đầu từ tuổi
thiếu niên và còn tiếp tục phát triển. ở nữ có biểu hiện sớm hơn do tuổi dậy thì ở
4
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
nữ sớm hơn nam. Sau khi kết thúc tuổi dậy thì, sự kích thích giới tính và hứng
thú tình dục và tư tưởng pha màu lãng mạng ngày càng tăng. Các em nữ phát
triển có khác về tâm lý, có thể tỏ ra thân ái và dễ gần hơn các bạn nam, hay chú ý
và nhạy cảm hơn trước những biểu hiện tâm lý của người khác.
Tuổi này các em đã quan tâm đến nhu cầu thẩm mỹ, đặc biệt với nữ. Cần
giáo dục cho các em về cách nhìn nhận cái đẹp, không những chỉ ở hình thức bên
ngoài, mà còn phải ở cả nội tâm bên trong mỗi con người. Trong học sinh hiện
nay không ít những biểu hiện tiêu cực vô kỷ luật, lời biếng học tập và lao động,
thậm chí coi thường pháp luật do đó trong hoạt động TDTT phải chú ý kết hợp
giáo dục chung và giúp đỡ cá biệt.

Tóm lại, với đối tượng này không chỉ yêu cầu học sinh thực hiện đúng,
nhanh những bài tập, mà còn phải chú ý làm sao cho các em có thể tự lập tự giác
hoàn thành các nội dung bài tập. Càng lên lớp trên thì càng không nhất thiết cái
gì giáo viên cũng phải giảng hết.
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I. PHÂN TÍCH YẾU LĨNH KỸ THUẬT NHẢY XA
Thực hiện kỹ thuật nhảy xa là nhằm giải quyết đưa cơ thể rời khỏi mặt đất
bay lên, vượt qua một khoảng cách nhất định.
Đường bay xa trong nhảy phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản: Tốc độ nằm
ngang trong chạy lấy đà và tốc độ thẳng đứng thu được trong giậm nhảy. Tốc độ
chạy lấy đà tới chỗ giậm nhảy càng cao, tốc độ giậm nhảy với góc độ hợp lý càng
lớn, thì tốc độ bay ban đầu càng lớn và thành tích càng cao. Ở đây thành phần
nằm ngang của tốc độ bay ban đầu được tính bằng công thức:
Vx = Vo cos
α
(1)
5
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
Thành phần thẳng đứng của tốc độ bay ban đầu được tính theo công thức:
Vy = Vo sin
α
(2)
( Trong đó Vo là tốc độ bay ban đầu,
α
là góc độ bay). Từ đó ta có công thức tính
độ xa lý thuyết của đường bay trọng tâm thân thể trong nhảy xa như sau:
g
gHVyVyVx
S
)2(

2
+
=
(3)
(g là gia tốc rơi tự do, H là đường bay của thân thể và được tính bằng công thức:
g
Vy
H
2
2
=
).
Công thức này thuận tiện ở chỗ nếu thay các giá trị Vx và Vy từ công thức
(1) và (2) vào công thức (3) sẽ gián tiếp tính được sự phụ thuộc giữa độ xa lý
thuyết đường bay của trọng tâm thân thể với thành phần về tốc độ nằm ngang
(Vx), thành phần tốc độ thẳng đứng (Vy) và độ cao đường bay của trọng tâm thân
thể (II), trong đó giá trị H trong thực tế có thể dùng nhiều cách trực tiếp để khống
chế ở mức độ tương đối.
Nếu như chỉ tính ở mức độ bay ban đầu tổng hợp (V0) và góc độ bay
α

quan hệ với thành tích của nhảy xa, người ta thấy rằng: muốn nhảy xa thêm 12
cm thì hoặc phải tăng thêm góc độ bay 1
0
, hoặc phải tăng tốc độ bay ban đầu lên
thêm 0,12m/gy. Tuy nhiên thành tích nhảy xa còn phụ thuộc vào độ ổn định của
cơ thể trong khi bay và chuyển động đứng trước khi rơi xuống đất.
Nhảy xa bao gồm nhiều động tác liên tiếp có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với
nhau, xong về phân tích kỹ thuật có thể phân chia ra các giai đoạn sau: chạy đà,
giậm nhảy, bay và rơi xuống đất.

1. Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy:
Mục đích của chạy lấy đà trong nhảy xa là tạo ra và giữ được một tốc độ nằm
ngang lớn nhất để giậm nhảy.
6
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
Chiều dài của đoạn chạy đà tuỳ thuộc vào đặc điểm của người nhảy. Trước hết
tuỳ thuộc vào khả năng bắt tốc độ nhay hay chậm khi thực hiện chạy đà. Tất
nhiên càng sớm phát huy được tốc độ cao thì chiều dài đoạn đà càng ngắn. Song
cũng cần phải có một chiều dài tối thiểu để đạt được tốc độ cao nhất. Thông
thường chiều dài đoạn chạy đà của nam khoảng 40-45m với 20-24 bước chạy đà,
của nữ từ 20-35m với 18-20 bước chạy.
Để thực hiện chạy lấy đà được ổn định, chính xác và phát huy được tốc độ, tư
thế chuẩn bị trước khi chạy lấy đà rất quan trọng. Trong thực tế có nhiều tư thế
chuẩn bị khác nhau nhưng thông thường có 3 cách:
* Người nhảy đứng 2 chân song song cách nhau khoảng 10-15 cm trên một
đường thẳng, hai tay thả lỏng hoặc chống vào gối thân trên ngả về trước và bắt
đầu chạy. Tính ưu việt của cách này ngay từ đầu động tác dễ ổn định, do vậy đễ
đạt được độ chính xác cao trong giậm nhảy, mặt khác dễ thu được tốc độ lớn
trước lúc giậm nhảy có lợi cho việc nâng cao thành tích.
* Người nhảy đứng chân trước chân sau, cách nhau từ 1-2 bàn chân, trọng tâm
thân thể rơi vào chân trước, chân sau hơi co gối tiếp xúc mặt đất bằng mũi bàn
chân, hai tay thả lỏng hoặc tay trước tay sau, thân trên ngả nhiều về trước ( giống
như tư thế xuất phát cao trong chạy cự ly trung bình ) và chuẩn bị chạy lấy đà.
Hiện nay cách chuẩn bị này được sử dụng nhiều trong thi đấu.
* Cách chuẩn bị di động: Người chạy đứng chân trước, chân sau, cách nhau
khoảng 2-3 bàn chân, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước sau đó chuyển trọng
tâm cơ thể về chân sau, có khi nhấc hẳn chân trước khỏi mạt đất, thân trên hơi
thẳng lên, và bắt đầu chạy. Hiện nay cách này ít được sử dụng, mặc dù nó có ưu
điểm là động tác bắt đầu chạy tự nhiên thoải mái. Song có nhược điểm là động
tác khó ổn định, khó đạt độ chính xác cao khi thực hiện chạy lấy đà và giậm

nhảy.
Song dù thực hiện theo cách chuẩn bị nào cũng phải tập cho mình thành thói
quen và tương đối ổn định.
7
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
Chạy lấy đà trong nhảy xa nhìn chung vào kết cấu kỹ thuật bước chạy, các
động tác tay, chân, thân trên và đầu căn bản gần giống như chạy giữa quãng của
chạy ngắn . Nhưng nếu đem hoàn toàn kỹ thuật chạy ngắn thay cho kỹ thuật chạy
đà nhảy xa sẽ không thích hợp, bởi vì quá trình chạy lấy đà để tạo tốc độ nằm
ngang lớn đồng thời phải kết hợp tốt với giậm nhảy. Riêng sự phát triển tốc độ
trong chạy lấy đà nhảy xa tương đối giống như chạy tăng tốc sau xuất phát của
chạy cự ly ngắn, nghĩa là tốc độ tăng dần và đạt đến mức tối đa trước giậm nhảy.
Do đó trong nhảy xa có hai cách:
* Người nhảy thực hiện chạy nhanh ngay từ đầu, đến khoảng 2/3 đoạn đà đã
được tốc độ rất lớn, tiếp theo tốc độ chỉ tăng lên rất ít và đạt tốc độ tối đa trước
giậm nhảy. Cách này chỉ thích hợp với vận động viên có trình độ tập luyện cao,
có tần số bước chạy lớn, động tác thả lỏng thoải mái và có tầm vóc thân thể
không cao. Với cách chạy đà này, vận động viên nhảy thường dùng tư thế chuẩn
bị thứ nhất trước khi chạy đà.
*Người nhảy thực hiện với tốc độ tăng lên một cách nhịp nhàng cho đến trước
khi giậm nhảy thì đạt được một tốc độ tối đa. Cách chạy đà này thích hợp đối với
những ngưòi mới tập hoặc những vận động viên người cao, có tần số bước chậm.
Đương nhiên nếu thực hiện theo cách thứ nhất sẽ tốt hơn, đảm bảo tính ổn định
trong bước chạy và đạt tốc độ tối đa lớn hơn trước giậm nhảy, giúp cho giậm
nhảy được chính xác và thành tích được nâng cao (1).
Căn cứ vào đặc điểm và sự biến đổi tốc độ, độ dài bước và tần số bước, ta có
thể chia cụ ly chạy đà ra làm 3 phần:
* Phần thứ nhất - gồm 8 bước chạy đầu tiên nhờ tăng cả tần số và độ dài bước
chạy nên cuối những bước này tốc dộ đạt được bằng tốc độ trung bình của toàn
đà.

*Phần thứ 2 - gồm 4-6 bước đà tiếp theo, vân động viên nhảy tăng tốc độ chủ
yếu nhờ tăng tần số bước chạy ( với vận động viên có trình độ cao ) hoặc chủ yếu
bằng tăng độ dài bước ( với vận động viên có trình độ thấp hơn ).
8
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
* Phần thứ 3 - là những bước chạy còn lại, khi vận động viên đã đạt được 95%
tốc độ tối đa trước giậm nhảy ( vào bước thứ 6 trước giậm nhảy ). Tốc độ chạy đà
hầu như không tăng thêm, độ dài bước và tần số bước có quan hệ nghịch đảo,
nghĩa là tần số bước nào lớn thì độ dài của bước ấy nhỏ và ngược lại.
Để đạt độ chính xác cao trong chạy đà và giậm nhảy, việc quan trọng nhất là
phải đạt được độ ổn định cao về tốc độ trong 6 bước cuối cùng và độ dài của 8
bước chạy đầu tiên. Để có thể theo dõi một cách chính xác các thông số trên đây
người ta thường đặt vạch kiểm tra ở cuối 8 bước chạy đầu hoặc ở 6 bước chạy
cuối. Vạch kiểm tra chỉ có tác dụng trong những giai đoạn học tập bước đầu, khi
mà mọi động tác của người học chưa đạt độ chính xác cao.
Những bước cuối cùng của chạy đà, đặc biệt là 2-4 bước cuối cùng, người tập
phải có ý thức chuẩn bị giậm nhảy. Việc thực hiện những bước có tính chất quyết
định này cũng theo yêu cầu của một nhịp điệu nhất định giúp cho giậm nhảy
được tốt .
Ở 2 - 4 bước cuối cùng trọng tâm thân thể hơi hạ thấp bằng cách tăng độ dài
bước ; Sau đó ở bước cuối cùng trước giậm nhảy, chân lăng hơi gập lại một cách
có đàn tính. Mục đích để thực hiện những bước cuối cùng trong nhịp điệu đều với
tốc độ cao để chuyển sang giậm nhảy.
Trong giai đoạn bay trên không của bước cuối cùng, chân lăng cũng tích cực
đưa về trước, sau cho chân giậm vừa tiếp xúc xuống ván giậm, đầu gối chân lăng
đã vượt quá hông và giữ thân trên ở tư thế cần thiết.
Tư thế của thân trên và cách đặt chân vào ván giậm nhảy giữ một vai trò rất
quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của giậm nhảy.
Nếu như trong quá trình chạy đà thân trên hơi ngả về phía trước, thì khi thực
hiện đặt chân xuống ván giậm thân trên phải giữ thẳng đứng. Đều ấy khiến cho

vận động viên tích cực chuyển động nhanh về phía trước lên chân giậm và tới
cuối giai đoạn giậm nhảy nhanh chóng dùng lực mạnh bật lên.
2. Giậm nhảy :
9
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
Giậm nhảy nhanh, mạnh, tận dụng được tốc độ nằm ngang đưa cơ thể bay
lên, tiến xa về phía trước, được quyết định nhiều bởi động tác đặt chân giậm
chính xác lên ván giậm và động tác giậm nhảy. Chân giậm khi tiếp xúc với ván
giậm, góc giữa chân và mặt đất khoảng 60 đến 65
o
. Đặt chân vào ván giậm được
thực hiện nhanh và tích cực như trong bước chạy, đồng thời phải sớm đánh đùi
chân lăng về phía trước - lên trên ngay trong giai đoạn bay của bước cuối cùng.
Thực hiện như vậy sẽ giữ được tốc độ nằm ngang và chỗ đặt chân giậm nhảy
được kéo` gần lại với điểm dọi của trọng tâm thân thể, tạo điều kiện giảm bớt lực
phản tác dụng.
Điều rất quan trọng là khi chân giậm tiếp xúc với ván giậm được duỗi hầu như
thẳng, các nhóm cơ bắp tham gia động tác này phảI tích cực dùng lực, sẽ giúp
người nhảy dễ dàng khắc phục được lực phản tác dụng rất lớn sản sinh ra để lên
chân giậm.
Chân giậm sau khi đã tiếp xúc với ván giậm, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn
lên nó và tiếp theo bị co lại ở các khớp để giảm bớt sự chấn động. Thời gian co
lại của khớp gối để hoãn xung mất khoảng 0,02 giây. Lực phản tác dụng lên chân
giậm lúc này được giảm đi, chỉ còn khoảng 200Kg. Người nhảy tích cực chuyển
động về phía trước, vượt nhanh qua vị trí cân bằng ( giai đoạn thẳng đứng ), chân
lăng gập cẳng chân lại, đánh đùi nhanh về trước đuổi vượt chân giậm. Từ tư thế
này, vận động viên bắt đầu đạp duỗi thẳng chân giậm. Lực tác dụng lên chân
giậm nhảy lại tăng lên tới 350 - 400 Kg trong thời gian 0,03 - 0,04 giây, sau đó
lực được giảm dần cho tới 0. Lúc này mặc dù chân giậm đã được duỗi thẳng hoàn
toàn và cơ thể vẩn còn trên máy đo lực song lực tác dụng vẩn chỉ bằng 0. Điều đó

chứng tỏ gia tốc của từng phần và toàn bộ cơ thể đã tạo ra tốc độ hướng về phía
trước - lên trên và vận động viên không thể dùng sức thêm cho động tác giậm
nhảy được nữa. Vì vậy phải tập trung toàn bộ sức lực ngay từ giai đoạn bắt đầu
của động tác duỗi thẳng, tích cực của chân giậm. Động tác đó cần được thực hiện
sớm ngay từ giai đoạn thẳng đứng và kéo dài sang đầu giai đoạn tiếp theo. Nếu
10
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
như trong giai đoạn này dùng sức không tích cực, chậm, hiệu quả giậm nhảy sẽ
thấp.
Chân giậm tiếp xúc với ván giậm bằng cả bàn chân, song gót chân chạm đất
sớm hơn chút ít. Khi trọng tâm thân thể rơi trên chân giậm nhảy chân này hơi co
lại, góc ở khớp gối khoảng 140
0
- 148
o
.
Giậm nhảy nhanh, mạnh phụ thuộc nhiều vào tốc độ thực hiện động tác của
chân lăng. Sự duy chuyển theo hướng thẳng đứng và đùi được nâng cao giữ vai
trò chủ yếu trong việc nâng cao hiệu quả đánh lăng trong giậm nhảy. Sự biến đổi
góc độ co gối của chân lăng ở cuối giai đoạn giậm nhảy có ý nghĩa nhất định. Khi
kết thúc giai đoạn giậm nhảy, góc giữa thân trên và đùi chân lăng khoảng 90
o
,
góc giữa đường thẳng song song với mặt đất qua trọng tâm thân thể và đùi chân
lăng khoảng 5
o
- 8
o
, còn góc gập của khớp gối khoảng 83
o

. Như vậy có nghĩa là
chân lăng đánh lăng đùi với biên độ lớn lên phía trên tới mức gần song song với
mặt đất và ra phía trước tới mức kéo căng cơ phía trước của đùi chân giậm nhảy.
Cùng với những chuyển động của hai chân, hai tay được phối hợp đánh lên,
động tác đánh của hai tay có tác dụng duy trì độ thăng bằng của cơ thể và hỗ trợ
tích cực cho giậm nhảy. Tay cùng bên với chân giậm khủy tay gập lại, đánh
nhanh về phía trước - lên trên, hơi hướng vào phía trong, tới mức khuỷ tay ngang
vai. Tay bên chân lăng cũng gập lại đánh mạnh ra phía sau, hoặc đánh từ dưới về
sau - ra ngoài - lên trên tới mức cánh tay ngang vai. Hai vai và ngực được vươn
lên theo động tác đánh tay để nâng trọng tâm thân thể lên và giữ thân trên ở tư
thế thẳng đứng khi kết thúc giậm nhảy.
Các động tác của chân giậm, chân lăng và hai tay được thực hiện cùng một lúc
sẽ làm tăng hiệu quả của giậm nhảy và kết thúc khi chân giậm đã duỗi hòa toàn
thẳng tới mũi bàn chân. Góc độ giậm nhảy khoảng 75
o
- 78
o
. Thời gian thực hiện
giậm nhảy rất nhanh, khoảng 0,11 - 0,13giây. Thành phần tốc độ thẳng đứng khi
giậm nhảy có thể đạt tới 3,2 - 3,5 m/gy.
3. Giai đoạn bay trên không :
11
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
Kết thúc giậm nhảy, cơ thể rời khỏi mặt đất chuyển vào giai đoạn bay, quỹ
đạo của trọng tâm thân thể, bay theo một đường cong ( đường đạm bay ). Sự vượt
quá xa của tốc độ nằm ngang so với tốc độ thẳng đứng khiến cho người nhảy
không thể thực hiện được góc bay có hiệu quả hơn, trong khi góc xiên ( chỉ độ
chênh lệch giữa trọng tâm thân thể trước khi rời ván giậm và trọng tâm thân thể
khi cơ thể đã rơi xuống cát ) xấp sỉ 27
o

. Vận động viên nhảy ưu tú đạt được góc
bay khoảng 25
o

còn thông thường chỉ đạt 18 - 23
o
.
Giai đoạn bay bao gồm : Bay “ Bước bộ” và bay với các kiểu khác nhau
( ngồi, ưỡn thân, cắt kéo ).
Bay “bước bộ” giai đoạn cơ thể vửa rời khỏi mặt đất bay lên. Giai đoạn này
cơ bản ở mọi kiểu nhảy đều như nhau. Chân giậm, sau khi giậm nhảy rời khỏi
mặt đất được giữ lại ở phía sau và cẳng chân hơi co lại. Đồng thời chân lăng bắt
đầu duỡi ra nhờ hạ đùi xuống và cẳng chân chuyển động về phía trước theo quán
tính. Lúc này thân trên vẩn được giữ như trong giậm nhảy, hai tay hơi hạ xuống
để giữ thăng bằng. Giai đoạn này được thực hiện rất nhanh khoảng 3/4 độ xa của
đường bay.
Trong bất kỳ một kiều nhảy xa nào, trong khi bay người nhảy đều phải đưa
hông về phía trước. Vì vậy ngay sau khi bay lên ở tư thế bước bộ thân trên phải
hơi ngã ra sau.
4. Giai đoạn tiếp đất :
Giới hạn của giai đoạn này từ lúc một bộ phận cơ thể chạm đất đến khi kết
thúc động tác hoạt động. nhiệm vụ của nó là giữ vững thành tích đạt được, đảm
bảo an toàn cho cơ thể.
Kết thúc giai đoạn bay trên không, một bộ phận cơ thể chạm đất sẽ bắt đầu
cho giai đoạn tiếp đất, giai đoạn này tuy sảy ra rất nhanh, nhưng lại gây chấn
động rất lớn không chỉ đối với hai chân mà còn với toàn bộ cơ thể người nhảy.
Khi tiếp đất tốc độ bay của cơ thể vẫn đang lớn, sẽ giảm đi do hoạt động hoãn
12
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
xung của các cơ duỗi đã được kéo căng ở khớp hông, khớp gối và cổ chân khi

chuyển động của trọng tâm cơ thể chưa bị triệt tiêu hoàn toàn.
Để giảm lực chấn động và hạn chế chấn thương trong khi rơi, thì trong kỹ
thuật nhảy, điều cơ bản là làm sao tăng được đoạn đường hoãn xung. Giải quyết
vấn đề này, thì trong kỹ thuật tiếp đất, người nhảy phải gấp các khớp gối để kéo
dài đoạn đường hoãn xung. Về sân bãi cần có chất tơi xốp, nhằm làm hạn chế lực
chấn động. Nếu độ lún càng ít do chỗ rơi không mềm, không xốp thì hoạt động
dừng lại nhanh, cơ thể càng bị chấn động mạnh và đột ngột, gây ra phản lực điểm
tựa rất lớn, ảnh hưởng xấu tới dây chằng, cơ bắp, làm giảm khả năng tiếp tục hoạt
động của người nhảy. Do đó trong khi nhảy, cần xới cát thường xuyên cho tơi
xốp để giảm bớt chấn động, nâng cao thành tích, kéo dài khả năng hoạt động.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN NHẢY XA
Toàn bộ quá trình giảng dạy nhảy xa cần phải được xem xét trong một mối
quan hệ chặt chẽ với trình độ tập luyện thể lực chuyên môn. Giảng dạy kỹ thuật
phải được tiến hành sau khi đã có một số sự chuyển bị về nguyên tắc tập luyện
cũng như phát triển tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức mạnh giậm nhảy cho người
tập. Trong một buổi tập, ngoài nhiệm vụ học kỹ thuật, còn phải kết hợp các bài
tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm giúp cho người nhảy nâng cao được khả
năng thể lực của mình
1. Các bước tiến hành tập luyện
Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa bao gồm nhiều nhiệm vụ và các biện
pháp, các bài tập kèm theo để thực hiện các nhiệm vụ đó cụ thể như sau :
• Nhiệm vụ 1 : Giới thiệu kỹ thuật
- Giới thiệu, phân tích, kỹ thuật. Làm mẫu và cho xem phim, ảnh hoặc băng
hình về kỹ thuật các kiểu nhảy.
- Nhấn mạnh những thời điểm quan trọng của từng giai đoạn kỹ thuật.
13
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
• Nhiệm vụ 2 : Cho học sinh chạy đà - nhảy xa để đánh giá khả năng của
mỗi em và tự xác định chân giậm nhảy.
- Các em đo đà tự do và thực hiện nhảy.

- Sau khi nhảy thử giáo viên tập trung các em lại và bắt đầu hướng dẫn từng
giai đoạn kỹ thuật.
• Nhiệm vụ 3 : Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ
- Tại chỗ đặt chân giậm và giậm nhảy.
- Chạy 1 đến 3 bước đà làm động tác giậm nhảy.
- Giậm nhảy thực hiện bước bộ ( chân giậm duỗi hơi co ở gối, đùi chân lăng
nâng ra trước lên trên gần song song với mặt đất, cẳng chân co tự nhiên tay
bên chân giậm đánh ra trước lên trên ngang vai - tay bên chân lăng đánh ra
sau, sang ngang và lên trên ).
- Giậm nhảy - bước bộ, chân lăng chạm đất chuyển sang chạy nhẹ nhàng.
- Tập bước bộ liên tục
- Kết hợp chạy đà 3 - 5 bước thực hiện giậm nhảy - bước bộ và chuyển sang
chạy chậm
- Chạy đà ngắn giậm nhảy qua xà thấp 50cm đặt cách ván giậm với độ dài
bằng nửa độ dài của đường bay trọng tâm cơ thể
- Chạy đà ngắn - giậm nhảy mạnh . Thực hiện bước bộ và rơi xuống cát
bằng hai chân
• Nhiệm vụ 4 : Dạy kỹ thuật chạy đà sau đó phối hợp với giậm nhảy và bước
bộ.
- Căn cứ vào khả năng thể lực của mỗi em, giáo viên giúp cho các em cách
xác định độ dài đà. Sau đó hướng dẫn cho các em tự đo lấy đà của mình và
chạy thử. Chạy đà - đặt chân vào ván giậm nhảy.
- Giúp các em biết đánh dấu từng bước đà và yêu cầu các em chạy theo các
bước đà mà các em đã đánh dấu. Đầu tiên là chạy chậm, sau đó tăng dần
14
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
tốc độ ở các lần lặp lại sau. Chạy đà 3 - 5 bước thực hiện giậm nhảy bước
bộ - rơi xuống bằng chân lăng.
- Chạy đà với tốc độ cao từ 5 -7 bước thực hiện giậm nhảy, rơi xuống bằng
chân lăng và chạy nhẹ nhàng ra khỏi hố cát.

- Xác định vị trí giậm nhảy - chạy đà từ 7 - 11 bước với tốc độ cao. Thực
hiện giậm nhảy - bước bộ và rơi xuống cát bằng hai chân.
- Chạy với toàn đà thực hiện giậm nhảy - bước bộ và rơi xuống cát bằng hai
chân ( yêu cầu : Chạy đà với tốc độ tối đa đặt chân giậm đúng ván giậm
nhảy ).
• Nhiệm vụ 5 : Dạy kỹ thuật bay trên không
- Giậm nhảy - bước bộ thu chân giậm về trước và rơi xuống bằng hai chân .
- Chạy đà 3 - 5 bước thực hiện giậm nhảy bước bộ ( yêu cầu giậm nhảy
mạnh - kéo dài giai đoạn ) thực hiện bước bộ - sau đó thu chân giậm đưa
về trước lên trên gặp chân lăng và rơi xuống cát bằng hai chân.
- Nhảy xa với đà từ 5 - 7 bước, thực hiện giậm nhảy - bước bộ đến quá nửa
đường bay thu chân giậm.
- Thực hiện toàn bộ đà thu chân giậm về trước cùng với chân lăng duỗi cẳng
chân rơi vào hố cát
• Nhiệm vụ 6 : Dạy kỹ thuật rơi xuống cát ;
- Nhảy xa ưỡn thân tại chỗ với việc nâng chân tích cực lên trên và đưa chân
về trước.
- Chạy đà 3 - 5 - 7 bước giậm nhảy và thực hiện bước bộ sau đó thu hai chân
về trước dướn ra xa hơn cùng lúc với gập thân và tay.
- Chạy đà tăng dần tốc độ và có bục giậm nhảy ( cao 20 - 40cm ) để người
tập xây dựng cảm giác chính xác của việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi
xuống hố cát.
- Nhảy nhiều lần với đà ngắn, đà trung bình và đà dài thực hiện kỹ thuật
“dướn” của toàn bộ cơ thể ra trước nhằm tận dụng tối đa độ xa.
15
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
• Nhiệm vụ 7 : Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa và nâng cao thành tích.
- Thực hiện nhảy xa với việc lặp lại nhiều lần với đà trung bình (10 - 12
bước).
- Thực hiện với đà dài và ổn định nhịp điệu chạy đà ( lặp lại nhiều lần ).

2. Những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa.
Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa, chúng ta thường thấy học sinh
hay mắc những lỗi hầu như ở các giai đoạn của kỹ thuật. Dưới đây là một số sai
lầm thường mắc và biện pháp sửa chữa :
Sai lầm thường mắc
I. Chạy đà
1. Chiều dài các bước đà cuối, đặc biệt
là bước đà cưối không hợp lý ( hoặc
ngắn hoặc dài )
2. Chạy đà không chính xác hoặc tốc
độ đà không cao.
3. Nhịp điệu không ổn định của các
bước chạy đà nhất là các bước cuối.
Dẫn đến việc đặt chân giậm không
đúng ván giậm.
cách sửa chữa
1. Khi đo đà cần có vạch đánh dấu, tập
với bước đà nhất định và lặp lại nhiều
lần. Khi đã ổn định thì xoá các vạch đã
đánh dấu đi
2. Chạy đà nhiều lần, chú ý nhịp điệu
chạy đà và tăng tốc độ, hạ thấp trọng
tâm cơ thể chuẩn bvị giậm nhảy tốt. Sử
dụng vạch báo hiệu để điều chỉnh đà.
Chạy tốc độ cao nhiều trên đường chạy
hướng vào hố cát.
3. áp dụng vạch đánh dấu ở các bước
cuối. Cho chạy lặp lại nhiều lần trên
các vạch đó.
16

Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
II. Giậm nhảy.
1. Bước đưa đặt chân giậm nhảy quá
ngắn, quá dài hoặc giật cục.
2. Giậm nhảy yếu không có lực.
3. Giậm nhảy không duỗi hết các khớp
nên không tận dụng hết sức mạnh của
các cơ chân.
4. Giậm nhảy bị lao do những bước
cuối cùng không hạ thấp trọng tâm
hoặc lúc giậm nhảy thân trên gập về
trước hay do tốc độ giậm nhảy chậm.
5. Sự phối hợp giữa chân lăng và tay
không đồng bộ.
6. Chuyển động của đùi chân lăng gây
cản trở đến giậm nhảy.
III. Bay trên không.
1. Không có thời kỳ bước bộ, thu chân
1. Cần chú ý nhịp điệu đà, đặc biệt là sự
biến thiên của 4 bước cuối cùng hạ thấp
trọng tâm, tập bước cuối cùng lướt thật
nhanh.
2. Thực hiện giậm nhảy tại chỗ bật lên
trên không, không co chân ở khớp gối.
3. Xây dựng lại khái niệm tập chạy đà
giậm nhảy bước bộ, yêu cầu chân giậm
duỗi thẳng, tập động tác đạp sau.
4. Tập chạy bốn bước cuối cùng hạ thấp
trọng tâm. Lúc giậm nhảy yêu cầu chân
thẳng, thân trên thẳng. Tập phản xa

giậm nhảy nhanh, mạnh
5. Nhảy với chạy đà chậm và tập trung
vàophối hợp giữa giậm nhảy với
chuyển động của chân lăng và hai tay.
6. Lặp lại nhiều lần bài tập đi bộ hoặc
chạy giậm nhảy thực hiện bước bộ.
17
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
giậm quá sớm.
2. Thời kỳ ngồi xổm trên không thu
chân không gọn.
3. Khi bay trên không thân trên ngả ra
sau hoặc gập về trước quá nhiều dẫn
đến bị mất thăng bằng.
IV. Tiếp cát.
1. Thân trên bị ngả ra sau điểm dọi của
trọng tâm cơ thể.
2. Gập duỗi chân ra trước không nhanh,
không tích cực.
3. Chạm cát xong thả lỏng dẫn đến
người đổ ra phía sau.
1. Xây dựng khái niệm đúng: Tại chỗ
tập mô phỏng Động tác bước bộ sau đó
thu chân giậm. Cahỵ đà 1-3 bước giậm
nhảy.
2. Tại chỗ bật xa thu chân sát đùi thành
ngồi xổm. Chạy đà nhảy xa vượt qua xà
hay chướng ngại vật nhằm thu chân
cao.
3. Tập động tác bước bộ, thu chân

chậm, chú ý giữ cho tư thế ngay ngắn,
thân thẳng tập thêm cơ bụng, cơ lưng.
1. Tập rơi từ trên bục cao 30 - 40cm
xuống cát. Có yêu cầu gập thân về
trước.
2. Chạy đà chậm giậm nhảy vượt qua
rào(sào) với độ cao 30 - 40cm yêu cầu
chuyển động chân nhanh.
3. Tập chạy vượt rào, xây dựng cảm
giác dướn người về trước vừa phát triển
sức mạnh tốc độ cho người tập.
3. Một số chú ý khi giảng dạy nhảy xa cho học sinh phổ thông.
 Khi giảng dạy nhảy xa ở trường phổ thông, do số lượng học sinh trong lớp
đông hố nhảy có hạn, do đó nên chia lớp thành nhiều tổ nhóm để tập luyện,
tận dụng hết diện tích của hố cát, nhảy đồng loạt để tăng mật độ động mà
18
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
không nên hạn chế vị trí giậm chỉ là ván. Không nên cho học sinh tập
thường xuyên giậm trên ván giậm, vì dễ làm đau cổ chân giậm và làm ảnh
hưởng đến đà.
 Đặc điểm của học sinh phổ thông là ưa vận động quá trình hưng phấn cao
hơn ức chế. Các em rất thích tập luyện song cũng dễ chán nản, vì thế giáo
viên cần động viên, nhắc nhở kịp thời. Muốn giúp các em nắm vững các
yếu lĩnh kỹ thuật, làm quen với những cảm giác vận động nhất định, cần
thiết cho học sinh thực hiện các bài tập dẫn dắt và chuẩn bị. Tuỳ theo điều
kiện và kế hoạch cụ thể, giáo viên có thể ứng dụng một số bài tập để giảng
dạy môn nhảy xa như: Các bài tập bổ trợ, trò chơi và phát triển thể lực khi
học kỹ thuật nhảy xa.
 Chuẩn bị kỹ giáo án khi lên lớp:
Giáo án cần được giáo viên soạn giảng kỹ càng trước khi lên lớp theo phân

phối chương trình do bộ giáo dục quy định cần hình thành rõ được các nội
dung, tiến trình lên lớp, phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp. Trong
giáo án cũng cần thể hiện được tuần tự các bài tập bổ trợ, các trò chơi sẽ sử
dụng đan xen giữa những phần cứng sao cho phù hợp với mục đích, yêu
cầu của bài học đồng thời gây hứng thú cho các em học sinh.
 Chuẩn bị tốt sân bãi và các phương tiện đồ dùng dạy học.
Ở đây cần phân biệt rõ những gì giáo viên cần chuẩn bị, những gì học sinh
cần chuẩn bị và những gì giáo viên cùng chuẩn bị với học sinh. Bên cạnh
đó phải biết những gì cần chuẩn bị trước hay sau.
 Cần đưa học sinh vào nề nếp với tác phong quân sự hoá.
Điều này cần có những quy ước về kỷ luật tập luyện và rèn cho các em học
sinh ngay từ tiết đầu tiên.
 Chọn và bồi dưỡng cán sự:
19
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
Muốn cán sự hoạt động có hiệu quả người giáo viên cần dành thời gian bồi
dưỡng cho các em về cách quản lý điều hành lớp và chuyên môn TDTT có
thể các em này sẽ làm mẫu thay cho giáo viên khi cần thiết.
 Tổ chức một giờ học tốt:
Sao cho giảm thời gian vô ích đến mức tối đa, tăng thời gian có ích và mật
độ động cho lớp học sao cho hợp lý. Khi tập luyện nội dung nhảy xa muốn
có hiệu quả thì cường độ vận động phải tối đa, và quãng nghỉ phải đầy đủ
nên đòi hỏi người giáo viên phải hết sức chú ý. Khi học nội dung nhảy xa
giáo viên cần đưa những nội dung này lên trước ngay sau phần khởi động,
và trước các nội dung khác, lúc này học sinh đang ở trạng thái hưng phấn
cao và sung sức nhất. Một điều cần chú ý là phải khởi động thật kỹ càng
trước khi thực hiện các bài tập nhảy xa. Khi giảng giải kỹ thuật động tác
lời giảng cần ngắn gọn khúc triết, dễ hiểu, cần sử dụng các thuật ngữ
chuyên môn, tránh giảng giải rườm rà giúp cho học sinh dễ hiểu; dễ nhớ.
Bên cạnh đó thường xuyên sửa chữa động tác sai cho các em, vì trong nhảy

xa đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác thì hiệu quả mới được phát huy, cần áp
dụng cả sửa chữa chung và cá biệt.
Tuyệt đối bảo đảm an toàn cho các em, thường xuyên tuyên truyền
và nhắc nhở các em về tính kỷ luật, bảo đảm an toàn khi tập luyện.
Cần sử dụng nhiều hình thức bài tập dưới dạng trò chơi, và các
phương pháp tập luyện vòng tròn để tạo hưng phấn cho học sinh. Cần sử
dụng các tín hiệu để điều khiển tần số các bước chạy như : còi, tiếng vỗ
tay để kích thích học sinh tăng nhịp điệu vận động.
Hướng dẫn học sinh các bài tập ở nhà, cách tự tập luyện ngoài giờ
để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật chạy ngắn và nâng cao sức khoẻ. Việc
hướng dẫn cho học sinh tự học, tự tập nhảy xa rất phong phú, đa dạng vì
chạy, nhảy là những hoạt động rất cơ bản thường ngày của các em. Hướng
dẫn cho học sinh tự học phải căn cứ vào nội dung đã dạy trong giờ, phong
20
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
trào tập luyện ở địa phương, trình độ thể lực của từng đối tượng học sinh,
điều kiện cơ sở vật chất cho phép. Có thể nói đây là một công việc rất khó,
đòi hỏi giáo viên cần nắm vững thực tiễn, có sự sáng tạo để có những bài
tập đơn giản phù hợp với hoàn cảnh của học sinh mà lại hấp dẫn các em.
Các hình thức sử dụng như: Giao bài về nhà bằng lý thuyết với các
câu hỏi. Có thể giao bằng cách sưu tầm tranh ảnh, hay tự vẽ có liên quan
đến nhảy xa. Bên cạnh đó ra bài tập thực hành như ( các bài tập bổ trợ, kỹ
thuật xuất phát, kỹ thuật bước chạy, ). Lưu ý các em khi thực hiên các
bài tập về nhà nhất thiết phải khởi động kỹ càng trước khi tập. Dọn vệ sinh
khu tập để bảo đảm an toàn, và phải tập thường xuyên nhưng không được
tập quá sức hay tập ngay sau khi ăn no.
Khi giao bài về nhà rồi thì giáo viên cần có các biện pháp để kiểm
tra. Trước khi giao các bài tập giáo viên cần kiểm tra và ghi lại kết quả đạt
được lần 1, sau đó kiểm tra lại lần 2 sau khi đã tập một thời gian, rồi đối
chiếu thành tích 2 đợt đó với nhau. Từ đó có thể đánh giá khả năng tự tập

luyện của các em đạt được như thế nào.
C/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Một vài phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng và thành tích môn nhảy xa” chúng tôi thấy rằng có những vấn đề cần giải
quyết như sau:
1/ Chất lượng giờ học TDTT trong trường Trường THPT Phan Thị Ràng còn
có nhiều hạn chế cần khắc phục. Với cơ sở vật chất, dụng cụ, sân tập còn thiếu
thốn nhiều mặt, nội dung phương pháp giảng dạy chưa đa dạng phong phú, chưa
lôi cuốn học sinh hứng khởi để học tập bộ môn. Bên cạnh đó còn có nhiều học
sinh và cả phụ huynh của các em chưa hiểu biết về bộ môn TDTT.
21
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
2/ Thực trạng thể lực của học sinh còn nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể, nhất là về các tố chất thể lực. Nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng của bộ môn nhảy xa.
3/ Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được một số bài tập có tác
dụng tốt, ít nhiều để hạn để khắc phục những nhược điểm nêu trên. Mục đích học
sinh ở trường chúng tôi phát triển thể lực, kỹ thuật động tác tốt, tiến kịp với các
vùng lân cận.
4/ Qua thực tiễn giảng dạy, áp dụng các phương pháp để rèn luyện các tố chất
thể lực và môn nhảy xa tôi thấy rằng về chất lượng, kết quả học tập của các em
có tiến bộ hơn rõ rệt. Các em có niềm say mê, tự giác tập luyện với bộ môn thể
dục nói chung và môn nhảy xa nói riêng. Qua đó các em thấy được tầm quan
trọng của bộ môn và phấn đấu hơn nữa để nâng cao thành tích. Thông qua kiểm
tra chất lượng học sinh trong 3 năm học qua tôi thấy kết quả học tập của bộ môn
nhảy xa ở các lớp do tôi phụ trách giảng dạy đạt được như sau:
Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém
2004 - 2005 17.0% 41.6% 41.4% 0.0%
2005 - 2006 19.0% 45.0% 35.0% 0.0%
2006 - 2007 20.4% 50.2% 29.4% 0.0%

D/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua công tác giảng dạy môn Thể dục ở Trường THPT Phan Thị Ràng -
Hòn Đất trong mấy năm học gần đây đã có nhiều tiến bộ đáng kể, số lượng giáo
viên phụ trách bộ môn thể dục đầy đủ. Nhưng qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy
chúng tôi thấy rằng:
1/ Học sinh học tại Trường THPT Phan Thị Ràng - Hòn Đất đa số các em
là con em người dân tộc Khơmer có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp
chiếm tỷ lệ rất cao, điều kiện đi lại của các em khi đến lớp thì xa và khó khăn dẫn
tới chất lượng giảng dạy bộ môn TDTT chưa được tốt. Bên cạnh đó về nhận thức
22
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
và tiếp thu kỹ thuật động tác của các em so với các em học sinh ở những vùng
khác là yếu hơn rất nhiều.
2/ Về các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền của các em là rất tốt,
nhưng về tố chất nhanh và khéo léo cũng như việc thực hiện động tác kỹ thuật
của các môn thể dục nói chung và của môn nhảy xa nói riêng ở các em thì còn rất
hạn chế. Phát triển toàn diện về thể chất cho các em học sinh là rất quan trọng
cho việc học tập, cũng như trong thực tế của cuộc sống hàng ngày, nhất là trong
cuộc sống hiện đại ngày nay. Chính về vấn đề đó chúng tôi suy nghĩ để tìm ra hệ
thống những bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực có hiệu quả, và nâng cao
chất lượng bộ môn nhảy xa dành cho các em trong Trường THPT Phan Thị Ràng
- Hòn Đất là vấn đề quan trọng và hết sức cấp thiết. Với mục đích của đề tài này
của chúng tôi đã lựa chọn những bài tập phát triển nâng cao của bộ môn nhảy xa
cho các em học sinh trong nhà trường. Chúng tôi đã tham khảo những bài tập
phát triển của bộ môn, cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn TDTT có kinh
nghiệm ở các trường khác. Những bài tập này chúng tôi lựa chọn hoàn toàn phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý và thực trạng của các em học sinh trong nhà trường.
3/ Bên cạnh đó khi dạy học, người thầy giáo phải luôn tìm tòi, tích cực đổi
mới phương pháp giảng dạy cho phù hôp với bài học và từng đối tượng học sinh
của từng lớp. Đặc biệt giáo viên cần học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm về

chuyên môn nghiệp vụ và tìm hiểu những môn khoa học khác có liên quan đến
môn học để liên hệ với tiết dạy của mình. Từ đó mới lôi kéo học sinh hứng thú
học tập, tích cực tập luyện môn nhảy xa nói riêng và bộ môn thể dục nói chung.
4/ Cần lắng nghe những ý kiến học sinh, phát huy tối đa sự chủ động của
các em trong khi tập luyện, khuyến khích kịp thời những em tự giác, tích cực tập
luyện, có thái độ nghiêm túc trong học tập.
5/ Giáo viên giảng dạy cần có nhiệt huyết với nghề nghiệp, có lòng yêu
mến học sinh, luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học.
23
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”
Sáng kiến kinh nghiệm; “Một vài phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
và thành tích môn nhảy xa”, đã khắc phục phần nào những khó khăn khi giảng
dạy bộ môn này. Giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng, và ứng
dụng thực tiễn của nó đối với các bộ môn thể dục thể thao khác, từ đó các em có
thái độ tự giác tập luyện, cải thiện về tác phong nhanh nhẹn, có tính kỷ luật cao,
có sức khoẻ tốt và góp một phần nhỏ vào quá trình hình thành nhân cách của các
em học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng môn nhảy xa
nói riêng, và góp phần rèn luyện các tố chất thể lực cho các em học sinh. Tuy
nhiên đây chưa phải là những biện pháp tối ưu, nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa ra
ý kiến của bản thân mình để giúp các em học sinh nâng cao hơn về chất lượng
của môn nhảy xa. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý và
bạn bè đồng nghiệp để tôi được tiến bộ hơn nữa, góp chút sức nhỏ bé của mình
vào sự nghiệp giáo dục chung của d9ất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đánh giá của Hội đồng thi đua Đánh giá của Hội đồng thi đua
khen thưởng trường khen thưởng tỉnh











24
Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài phương pháp nâng cao chất môn nhảy xa trong trường phổ thông”

25

×