Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tìm hiểu về hình thức của di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.71 KB, 21 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật dân sự là một ngành luật vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Vì luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phản ánh trực
tiếp đến đời sống của người dân. Một trong những quan hệ xã hội đó chính
là quan hệ về thừa kế. Đã từ rất lâu, trong đời sống xã hội nước ta, thừa kế
đã xuất hiện rất rộng rãi và phổ biến, ví dụ như phương thức “cha truyền con
nối”. Tuy nhiên, vấn đề thừa kế ngày đó vẫn chưa được pháp luật bảo vệ
một cách toàn diện, dẫn đến nhiều trường hợp di sản mà người chết để lại
không được định đoạt đúng như mong muốn nguyện vọng của họ. Bộ luật
dân sự năm 2005 ra đời đã tạo nên một hàng rào pháp lý giúp cho các quan
hệ về thừa kế được bảo vệ, giảm thiểu được tình trạng nêu trên.
Di chúc do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch
chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác. Hay
nói cách khác di chúc là sự bày tỏ, thể hiện ý chí, nguyện vọng của một con
người cụ thể sẽ định đoạt tài sản của mình ra làm sao sau khi họ chết. Do đó,
người lập di chúc có tính độc lập, tự định đoạt khi lập di chúc và cũng chính
vì vậy mà di chúc được coi là một hành vi pháp lý đơn phương, phải tuân
thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có
hiệu lực của di chúc nói riêng. Hình thức của di chúc cũng cần phải tuân thủ
theo những quy định của pháp luật bởi hình thức của di chúc là nguồn chứng
cứ được sử dụng để chứng minh ý chí đích thực của người lập di chúc về
việc định đoạt tài sản. Vì thế, ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về hình thức của di
chúc nhằm hiểu rõ từng hình thức để nhờ đó biết được đầy đủ quyền sở hữu,
định đoạt đối với tài sản của người đã chết.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Di chúc
Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý
chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Nội dung di chúc đã thể hiện ý chí của duy nhất một bên là người để lại di
sản thừa kế và chỉ được thực hiện sau khi người đó chết. Vì thế mà người để


lại di sản thừa kế không bị ràng buộc bởi di chúc do chính mình lập ra, có
thể sửa đổi di chúc hoặc huỷ bỏ bằng một bản di chúc khác sau này. Giữa
người lập di chúc và người được chỉ định thừa kế theo di chúc hoặc của bất
kỳ người nào khác trong thời gian người lập di chúc còn sống sẽ không có
sự ràng buộc. Sau khi người lập di chúc chết thì chỉ có người được chỉ định
thừa kế theo di chúc mới được bày tỏ ý chí của mình là nhận hay không
nhận tài sản của người lập di chúc để lại.
2. Điều kiện hợp pháp của di chúc.
a. Về người để lại di chúc.
Thứ nhất, người lập di chúc phải có năng lực chủ thể trong việc lập di
chúc. Năng lực chủ thể trong việc lập di chúc được xác định như sau:
• Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc lập
di chúc. Theo quy định của pháp luật thì người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ là những người đủ 18 tuổi trở lên, không bị Toà án ra quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự (Điều 18, 19 Bộ luật dân sự năm 2005).
• Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nhưng di
chúc đó phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám
hộ đồng ý. Đây là quy định phù hợp, đúng tinh thần như Bộ luật lao động về
độ tuổi tối thiểu có thể tham gia lao động là 15 tuổi trở lên.
• Người bị hạn chế về thể chất (khiếm thị, cụt tay không viết được…)
hoặc người không biết chữ cũng có quyền lập di chúc nhưng di chúc đó phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng
thực.
Thứ hai, người để lại di sản khi lập di chúc chỉ được phép định đoạt
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, quyền sử dụng hợp pháp (là quyền sử
dụng đất..), một phần trong khối tài sản chung với đồng chủ sở hữu khác.
Thứ ba, điểm a khoản 1 Điều 652 BLDS năm 2005 quy định: “Người
lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe
dọa, cưỡng ép”. Người để lại di sản lập di chúc phải ở trong tình trạng minh

mẫn, sáng suốt bởi lập di chúc là hành vi của chủ sở hữu (chủ sử dụng tài
sản) định đoạt tài sản của mình nên họ phải nhận thức được hành vi đó khi
thực hiện quyền định đoạt tài sản. Bên cạnh đó, người để lại di chúc phải
hoàn toàn tự nguyện, không bị chi phối về mặt tinh thần , tâm lý hoặc thể
chất, không bị ép buộc phải lập di chúc theo ý chí của người khác. Đây là
điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá giá trị
pháp lý của di chúc, đảm bảo tính chính xác theo ý chí của chủ thể - người
lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình. Di chúc được lập trong
hoàn cảnh bị lừa dối, bị đe dọa hoặc bị cưỡng ép bị coi là bất hợp pháp.
b. Về nội dung của di chúc
Theo điểm b khoản 1 Điều 652 BLDS năm 2005 thì: “Nội dung di
chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội…”. Đây là điều kiện rất quan trọng
để đảm bảo tính hợp pháp của di chúc. Di chúc được lập ra thể hiện sự tự do
về ý chí của người lập di chúc, tuy nhiên không phải mọi nguyện vọng,
mong muốn đều được pháp luật chấp nhận và đảm bảo. Bởi di chúc đó nằm
trong sự điều chỉnh của pháp luật, do đó không được trái với pháp luật. Và di
chúc cũng không được trái với đạo đức xã hội để tránh làm mất thuần phong
mĩ tục, những chuẩn mực đạo đức của dân tộc ta.
c. Về người làm chứng
Điều 654, Bộ luật dân sự 2005 quy định về điều kiện của người làm
chứng như sau: “Mọi người đều có thể là chứng cho việc lập di chúc, trừ
những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung của di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Đây là một quy định nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan, tính
chính xác và nội dung đầy đủ của di chúc.
d. Về hình thức của di chúc
Hình thức của di chúc không được trái với quy định của pháp luật
(theo điểm b, khoản 1, Điều 652, BLDS 2005). Hình thức của di chúc là sự

thể hiện ý chí của người để lại di sản ra bên ngoài cho người khác biết, để
sau này có căn cứ vào đó mà thực hiện ý chí của người để lại di sản sau khi
người đó chết. Tuy nhiên, nếu pháp luật quy định về hình thức của di chúc
phải được thể hiện dưới những hình thức nhất định hoặc phải thoả mãn
những điều kiện cụ thể thì người lập di chúc phải thỏa mãn những điều kiện,
hình thức đó, nếu không, di chúc sẽ vô hiệu. Theo quy định tại Điều 649,
BLDS 2005 thì:
“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được lập di
chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc
tiếng nói của dân tộc mình”.
Như vậy, hình thức bắt buộc của di chúc là phải bằng văn bản, việc
lập di chúc miệng phải tuân theo các điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp
luật quy định. Di chúc bằng văn bản được chia ra làm nhiều loại:
• Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
• Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
• Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, trị trấn.
• Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc
tiếng nói của dân tộc mình. Đây là một quy định nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế về trình độ nhận thức
được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi để lại di chúc.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì việc lập di chúc
chỉ có thể tiến hành theo một trong hai hình thức: di chúc có hình thức bằng
văn bản – di chúc bằng văn bản (hay còn gọi là chúc thư) và di chúc có hình
thức bằng miệng – di chúc miệng (hay còn gọi là chúc ngôn). Đây cũng
chính là hai hình thức của di chúc mà ta cần tìm hiểu và phân tích.
II. HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Di chúc miệng

Di chúc miệng hay còn gọi là chúc ngôn là sự bày tỏ bằng lời nói của
người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của
mình cho người khác sau khi mình chết.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về di chúc miệng như sau:
“1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh
tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có
thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn
sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”.
Thông thường thì nên và cần lập di chúc bằng văn bản. Chỉ lập di
chúc bằng miệng trong trường hợp bất khả kháng không thể lập di chúc bằng
văn bản. Trong trường hợp người có tài sản không thể lập, không có điều
kiện để lập di chúc viết vì tính mạng của họ bị đe doạ bởi cái chết do bệnh
tật hoặc các nguyên nhân khác thì có thể lập di chúc miệng. Tính mạng một
người bị đe doạ bởi cái chết ở đây có thể hiểu là một người bị thương nặng
do ốm đau, tai nạn, gần đến lúc hấp hối… Những nguyên khác có thể là do
người lập di chúc cụt tay, không biết chữ, bị mù hai mắt… Do đó di chúc
miệng có thể được coi là lời trăng trối cuối cùng của người chết về việc để
lại di sản, phân chia cho những người còn sống thừa kế. Có thể thấy di chúc
miệng được công nhận và có hiệu lực trong những trường hợp đặc biệt phù
hợp với phong tục tập quán nước ta.
Theo khoản 5 điều 652 Bộ luật Dân sự, di chúc miệng hợp pháp nếu
di chúc đó do chính người có tài sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước
mặt ít nhất hai người làm chứng ( người làm chứng phải thoả mãn quy định
tại điều 654 Bộ luật Dân sự ) và ngay sau đó những người làm chứng ghi
chép lại một cách trung thực sự thể hiện ý chí của người lập di chúc miệng,
sau đó đọc cho người lập di chúc nghe và cùng kí tên hoặc điểm chỉ vào biên
bản làm chứng việc di chúc miệng. Người lập di chúc phải thể hiện được
bằng lời nói, mà người làm chứng và mọi người đều có thể nghe được, hiểu
được ý chí của người di chúc miệng. Di chúc miệng sẽ không hợp pháp nếu

người lập di chúc miệng bằng cử trỉ, động tác, mấp máy môi hoặc những
động tác không có ý nghĩa thể hiện là không còn minh mẫn, sáng suốt.
Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng thì biên bản di chúc miệng phải được công chứng hoặc chứng thực theo
nguyên tắc, trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực. Trên thực tế, có nhiều
trường hợp người sắp chết chỉ nói lên ý chí của mình về việc phân chia tài
sản trước nhiều người như những lời dặn dò, căn dặn nhưng không ai ghi
chép lại. Những lời căn dặn đó về mặt pháp lý hoàn toàn không được coi là
di chúc miệng.
Việc lập di chúc miệng này là do hoàn cảnh hãn hữu mà không thể lập
được di chúc bằng văn bản nên di chúc miệng có giá trị trong thời gian ngắn.
Hiệu lực di chúc miệng chỉ được thi hành trong thời hạn ba tháng kể từ thời
điểm lập di chúc. Trong thời hạn ba tháng này, nếu người lập di chúc chết
thì di chúc miệng sẽ được thi hành để chia di sản. Nhưng nếu sau ba tháng
người di chúc miệng vẫn sống và minh mẫn, sáng suốt thì lúc này di chúc
miệng sẽ không còn giá trị pháp lý. Nếu người lập di chúc vẫn giữ ý kiến và
muốn lập di chúc như di chúc miệng thì phải lập một di chúc khác bằng văn
bản để thay thế, lúc này di chúc miệng coi như bị huỷ bỏ.
Cần phải xác định rõ như thế nào là trường hợp người lập di chúc
miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt, vì đó là cơ sở pháp lý nhằm xác định
di chúc miệng có hiệu lực thi hành hay không còn hiệu lực trong trường hợp
đã quá ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc miệng còn
sống nhưng không còn minh mẫn, sáng suốt nữa. Minh mẫn được hiểu là
làm chủ được hành vi của mình, hiểu được mình muốn làm gì và không
muốn làm gì một cách tự chủ, độc lập, không có bất kì sự can thiệp nào của
người khác. Cá nhân còn sáng suốt được thể hiện trong việc độc lập suy
nghĩ, nhận xét đánh giá sự vật, sự việc diễn ra quanh mình và không có sự
nhầm lẫn, bất thường giữa vật này với vật kia, cá nhân này với cá nhân khác,
mình với người khác, hiện tượng này với hiện tượng khác… Hay nói cách
khác, người còn minh mẫn sáng suốt là người nhận biết rõ ràng những sự

vật, sự việc diễn ra quanh mình và hiểu được các hành vi của chính mình
trong các quan hệ xã hội và có các cảm giác tương tự như những người bình
thường khác đối với cùng hiện tượng, sự vật, sự việc.
Theo quy định ở khoản 2 điều 651 Bộ luật Dân sự thì sau ba tháng kể
từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt
thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Nhưng bên cạnh đó lại có trường hợp người di
chúc miệng chỉ còn sống nhưng không còn minh mẫn sáng suốt và pháp luật
chưa có quy định vể trường hợp này di chúc miệng có còn hiệu lực hay
không. Trong các nguyên tắc của pháp luật dân sự, chủ thể có quyền định
đoạt tài sản của mình theo di chúc hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt.
Nhưng khi điều kiện thể hiện ý chí không còn tồn tại do cá nhân đã không
còn minh mẫn, sáng suốt nữa thì pháp luật vẫn phải bảo hộ ý chí của người
đó khi còn minh mẫn. Trường hợp người lập di chúc miệng không còn minh
mẫn, sáng suốt nữa là sự kiện khách quan bất khả kháng đối với người này,
vì vậy thời hạn ba tháng phải thoả mãn điều kiện minh mẫn, sáng suốt của
người lập di chúc miệng đó. Do đó khi hết thời hạn ba tháng mà người di
chúc miệng vẫn còn sống nhưng không còn minh mẫn sáng suốt thì di chúc
miệng đã lập vẫn có hiệu lực. Điều này nhằm bảo vệ và tôn trọng quyền tự
định đoạt của chủ thể lập di chúc.
Do sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện kĩ thuật về
ghi băng, ghi hình, máy chữ cũng được áp dụng vào việc ghi chép khá phổ
biến. Do vậy, trên thực tế không loại trừ khả năng một cá nhân sử dụng máy
chữ, máy vi tính, băng hình, băng thanh để làm phương tiện thể hiện ý chí
của mình đối với di sản trên đó, tức là lập di chúc trên các phương tiện đó.
Những di chúc được thể hiện trên các phương tiện trên nếu thiếu người làm

×