Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hình thức của thế chấp tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.08 KB, 15 trang )

15
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật Dân sự 2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống xã hội, các giao dịch dân sự rất phổ biến và mang tính
tất yếu, nó diễn ra hàng ngày và không ngừng phát triển bởi nhu cầu sống bất
tận của con người. Sau khi giao kết các hợp đồng dân sự, việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ là dựa vào sự tự giác của các bên nhưng không phải lúc
nào các bên cũng tự giác và nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ trong đó, đặc
biệt là bên có nghĩa vụ. Chính vì vậy, các biện pháp bảo đảm được đặt ra bên
cạnh hợp đồng chính nhằm thoả mãn quyền, lợi ích chính đáng của bên mang
quyền khi bên có nghĩa vì không thực hiện đúng hạn nghĩa vụ của mình bằng
chính tài sản của họ.
Pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trong đó
các bên có thể thoả thuận với nhau để lựa chọn: Cầm cố, thế chấp, kí quỹ, bảo
lãnh, kí cược, tín chấp. Là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, thế chấp
cũng mang đầy đủ đặc điểm của biện pháp bảo đảm: có tính chất bổ sung cho
nghĩa vụ chính, mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên, đối tượng là tài
sản,…
Trong thực tế có rất nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến hình thức
của thế chấp tài sản, bộc lộ các lỗ hổng pháp luật và nhiều bất cập. Bởi vậy,
trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng, chúng em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu 03
vụ việc có tranh chấp về hình thức của thế chấp tài sản”.
NỘI DUNG
I. Những vấn đề cơ bản về thế chấp tài sản
Khoản 1 Điều 342 BLDS quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên
(sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)
và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”.
Lớp NO2 – TL2 – Nhóm 2
15
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật Dân sự 2


Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai
hoặc tài sản đang cho thuê. Ví dụ : Ông A có một căn nhà đang cho thuê. Nay
ông A vay tiền ông B và đem căn nhà đang cho thuê của mình thế chấp cho
ông B (nhà vẫn tiếp tục cho thuê). Thông thường, tài sản thế chấp do bên thế
chấp giữ. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài
sản thế chấp.
Điều 343 BLDS quy định về hình thức của thế chấp tài sản như sau:
“Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản
riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định
thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký”.
II. Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hình thức của thế chấp
tài sản trong thực tế
1. Vụ việc thứ nhất: Tranh chấp hợp đồng vay và thế chấp tài sản (văn
bản riêng)
Ngày 28/12/2005, Toà án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội đã tiến
hành đưa ra xét xử công khai vụ án thụ lý số 55/2005/DSST về việc kiện
tranh chấp hợp đồng vay và thế chấp tài sản như sau:
1.1 Chủ thể
- Nguyên đơn: Anh Nguyễn Văn Thắng - Sinh năm 1972.
Trú quán: xóm Nhì - Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội.
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thanh – Sinh năm 1965.
Trú quán: Cổ Dương – Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội.
1.2 Tóm tắt nội dung vụ việc
Ngày 16/10/1993, anh Nguyễn Văn Thắng cho bà Nguyễn Thị Thanh là
cô ruột của mình vay số tiền 10.000.000 đồng để lấy vốn đi làm ăn tại Đắk
Lắk. Hai bên đã thoả thuận thông qua văn bản “Giấy vay tiền”, thời hạn vay
là 5 năm và không lấy lãi. Ngoài ra, anh Thắng và bà Thanh còn lập văn bản
khác ghi rõ tài sản dùng để thế chấp là quyền sử dụng 580m
2
đất mà bà Thanh

Lớp NO2 – TL2 – Nhóm 2
15
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật Dân sự 2
được hưởng thừa kế từ bố mẹ bà, liền kề với đất anh Thắng nếu như sau này
bà Thanh không trả được nợ. Nhưng diện tích đất này chưa được chuyển
quyền sở hữu sang tên nên khi viết giấy vay tiền tuy có thỏa thuận tài sản thế
chấp nhưng anh Thắng không giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích
đất đó của bà Thanh giao cho. Số đất thừa kế được thoả thuận chia như sau:
anh Thắng được 300m
2
, bà Thanh được 580m
2
, còn lại là của ông Thành (anh
ruột của bà Thanh). Nguồn gốc diện tích đất này là của bố mẹ bà Thanh để lại
cùng nhà ở do ông Thành quản lý. Đây chỉ là thỏa thuận tự chia đất giữa ba
người mà chưa có văn bản chính thức. Bà Thanh đi Đắk Lắk từ năm 1993 đến
năm 2003 mới quay trở về địa phương và anh Thắng đã đòi tiền nhiều lần
nhưng bà Thanh không có tiền trả. Theo thoả thuận của hai bên, sau thời hạn
5 năm nếu bà Thanh không trả được tiền vay thì phải trả cho anh Thắng bằng
tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên bà Thanh vẫn không
thực hiện được thoả thuận trên là thế chấp tài sản còn lại của bà là diện tích
đất được thừa kế vì hiện tại diện tích đất đó đã đứng tên của ông Thành. Nay
anh Thắng làm đơn kiện lên Toà án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội yêu
cầu bà Thanh thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh Thắng.
1.3 Giải quyết của TAND huyện Đông Anh
Sau khi xem xét hồ sơ vụ án Toà án quyết định như sau:
Căn cứ vào các Điều 467, 468, 473, 475, 717, 720 BLDS Việt Nam.
Khoản 3 Điều 25, Điều 27, Điều 29 và Điều 245 BLTTDS.
Nghị định 70/CP ngày 12/06/1997 của Chính phủ về quy định án phí, lệ phí.
Quyết định:

a. Buộc bà Nguyễn Thị Thanh phải trả cho anh Nguyễn Văn Thắng số tiền
vay ban đầu là 10.000.000 đồng.
b. Ghi nhận sự tự nguyện của anh Thắng không lấy lãi số tiền trên.
c. Bác đơn yêu cầu của anh Nguyễn Văn Thắng đề nghị bà Thanh phải thanh
toán hợp đồng vay tài sản bằng 580m
2
đất tại xóm Nhì, Vân Nội, Đông Anh,
Hà Nội.
1.4 Đánh giá của nhóm
Lớp NO2 – TL2 – Nhóm 2
15
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật Dân sự 2
Đây là vụ tranh chấp hợp đồng vay và thế chấp tài sản có liên quan đến
quyền sử dụng đất. Tuy nhiên diện tích đất trong thoả thuận trên chưa được xác
lập quyền sở hữu đối với người đưa tài sản đi thế chấp, nên đến khi tranh chấp
xảy ra thì tài sản này đã đứng tên ông Thành. Cả anh Thắng và bà Thanh đều
xác nhận không có giấy tờ nào khẳng định bà Thanh có quyền sử dụng đất hợp
pháp đối với diện tích đất nói trên. Mặt khác, tài sản thế chấp đảm bảo lại
không được đăng ký theo quy định tại Nghị định 08/2000 về đăng ký giao dịch
đảm bảo nên việc sử dụng đất này dùng làm thế chấp là vô hiệu theo quy định
của pháp luật. Vì vậy, quyết định xét xử của Toà án nhân dân huyện Đông
Anh, Hà Nội cho rằng không thể dùng tài sản thế chấp này để thực hiện nghĩa
vụ trả nợ theo thoả thuận của hai bên là phù hợp.
Trong vụ việc này, hợp đồng thế chấp tài sản vô hiệu nhưng nó không
ảnh hưởng đến hợp đồng chính là hợp đồng vay tiền bởi vì nó là một hợp đồng
phụ bên cạnh hợp đồng chính là vay tiên, đồng thời hợp đồng vay tiền đó đã
được thực hiện. Do vậy, Toà án tuyên bà Thanh phải trả lại số tiền vay ban đầu
cho anh Thắng là hợp lý. Song nó vẫn còn vấn đề bất cập là vào thời điểm này
bà Thanh mới đi làm ăn về lại không có tiền trả nợ nên thời gian anh Thắng
nhận được tiền cho vay từ bà Thanh chưa được xác định rõ là khi nào. Hay nói

cách khác quyền lợi của anh Thắng trong trường hợp này là rất khó được đảm
bảo.
Với cách giải quyết trên của Toà án, nhóm chúng em cho rằng Toà án
nên xác định rõ khoảng thời gian để bà Thanh phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ
cho anh Thắng. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của hai bên mới được thực hiện
một cách thoả đáng theo quy định của pháp luật.
2. Vụ việc thứ hai: vụ việc tranh chấp về hình thức của thế chấp tài sản
2.1 Tóm tắt nội dung sự việc
Ngày 07/11/2006, nguyên đơn là chị Trần Thu Hiền cho bị đơn là anh
Nguyễn Văn Trung vay với khoản tiền là 100.000.000 đồng (100 triệu
Lớp NO2 – TL2 – Nhóm 2
15
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật Dân sự 2
đồng), với mục đích là giúp anh Trung thực hiện việc kinh doanh. Anh
Trung và chị Hiền đã cùng kí vào hợp đồng vay tài sản, do quen biết nên chị
Hiền cho vay không tính lãi suất, thời hạn vay là 24 tháng và hai bên thoả
thuận hợp đồng có hiệu lực từ ngày 07/11/2006. Chị Hiền và anh Trung đã
công chứng, chứng thực hợp đồng vay tài sản.
Ngày 08/11/2006, để hợp đồng chính được bảo đảm, chị Hiền và anh
Trung đã ký hợp đồng thế chấp tài sản. Đối tượng của hợp đồng thế chấp là
chiếc ô tô tải TRUONGHAI mang biển số 29L-1109, có giá trị tại thời điểm
đó là 250.000.000 đồng thuộc quyền sở hữu của anh Trung. Trong hợp đồng
thế chấp ghi rõ, nếu đến hạn mà anh Trung chưa thực hiện nghĩa vụ của mình
đối với chị Hiền hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ thì anh Trung có nghĩa vụ giao
cho chị Hiền chiếc ô tô trên, để thanh toán số tiền đã vay chị Hiền. Vì nghĩ
rằng chỉ cần hợp đồng chính công chứng, chứng thực nên chị Hiền đã không
công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp.
Đến hạn như trong hợp đồng vay tài sản, chị Hiền đến yêu cầu anh
Trung trả số tiền đã vay và không tính lãi suất, nhưng anh Trung lấy lí do làm
ăn không tốt nên đã thương lượng một thời gian nữa sẽ trả và chị Hiền đồng

ý. Sau nhiều lần chị Hiền đến yêu cầu trả tiền, anh Trung vẫn không thực hiện
nghĩa vụ của mình. Vì anh Trung không thực hiện nghĩa vụ là trả nợ, chị Hiền
đã lấy chiếc ô tô theo đúng hợp đồng thế chấp nhưng anh Trung vẫn kiên
quyết không đồng ý với lý do hợp đồng thế chấp chưa công chứng, chứng
thực thì chưa có hiệu lực.
Vì vậy, ngày 19/2/2009, chị Trần Thu Hiền đã quyết định khởi kiện
anh Nguyễn Văn Trung tại Tòa án nhân dân quận Tây Hồ, yêu cầu tòa án xem
xét về hợp đồng thế chấp và giải quyết vụ việc.
2.2 Quyết định của Tòa án
Ngày 24/4/2009, tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Tây Hồ xét xử công
khai vụ án thụ lý số 31/2009/TLST-DS ngày 24/2/2009 về tranh chấp về hình
thức của thế chấp tài sản.
Lớp NO2 – TL2 – Nhóm 2
15
Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật Dân sự 2
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 40/2009/QĐXXST ngày
20/4/2009 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: chị Trần Thu Hiền, sinh năm 1970. Địa chỉ: số 32/ngõ
110/Yên Phụ /Tây Hồ /Hà Nội.
Bị đơn: anh Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1976. Địa chỉ: số 64/đường
Nghi Tàm/Yên Phụ/Tây Hồ/Hà Nội.
Hội đồng xét xử nhận định:
- Căn cứ vào tài liệu chứng cứ cũng như lời khai của các đương sự, tài
sản vay giữa hai đương sự là số tiền trị giá 100.000.000 đồng. Số tiền này do
chị Trần Thu Hiền cho anh Nguyễn Văn Trung vay trong thời hạn 24 tháng và
không tính lãi suất cũng như không có thoả thuận về lãi suất nếu như anh
Trung chậm thực hiện nghĩa vụ.
- Xét hợp đồng vay giữa chị Trần Thu Hiền và anh Nguyễn Văn Trung
vào ngày 07/11/2006, Hội đồng xét xử xét thấy hợp đồng này hợp pháp vì đã
tuân theo đúng thủ tục và nội dung, không trái với quy định của pháp luật.

- Xét yêu cầu của nguyên đơn là chị Nguyễn Thu Hiền về hợp đồng thế
chấp và giải quyết hợp đồng vay, Hội đồng xét xử xét thấy có căn cứ để xem
xét.
- Căn cứ khoản 3 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33, điểm a khoản 1
Điều 35, Điều 130, Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự;
- Căn cứ Điều 134, 302, 304, 343, 471, 473, 474, 478 Bộ luật dân sự;
- Căn cứ Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo
đảm.
- Xác định thời điểm hợp đồng vay có hiệu lực từ ngày 07/11/2006.
- Xác định đối tượng của hợp đồng vay là số tiền 100.000.000 đồng.
- Xác định đối tượng của hợp đồng thế chấp là chiếc ô tô tải hiệu
TRUONGHAI mang biển số 29L-1109, trị giá 250.000.000 đồng.
Quyết định:
Lớp NO2 – TL2 – Nhóm 2

×