Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Di chúc và hình thức của di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.31 KB, 18 trang )

Mục lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1
NỘI DUNG………………………………………………………………….1
1. Lí luận chung về di chúc và hình thức của di chúc………………………1
1.1. di chúc…………………………………………………………………….1
1.1.1. khái niệm………………………………………………………………….1
1.1.2. Điều kiện của di chúc……………………………………………...……...2
1.2. Hình thức của di chúc………………………………………………….4
2. Hình thức di chúc theo quy định của BLDS 2005………………………...….4
2.1. di chúc bằng văn bản…………………………………………………...…...4
2.1.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng( điều 655)………….....7
2.1.2. di chúc bằng văn bản có người làm chứng ( Điều 656) …………..………8
2.1.3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã phường thị trấn...9
2.1.4 Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng chứng
thực (điều 660)…………………………………………………………..………9
2.2. Di chúc miệng ( điều 651, khoản 5 điều 652)……………………………11
3. thực tiễn áp dụng……………………………………………………………13
4. Phương hướng hoàn thiện…………………………………………………..15
4.1. hoàn thiện các quy định của pháp luật……………………………………15
4.2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật…………………………..16
KẾT THÚC VẤN ĐỀ……………………………………………………….16
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………17
1
I. LỜI MỞ ĐẦU
Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí
của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Di chúc
còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch
chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác. Hình thức
của di chúc cũng cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Hình thức
di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại tài sản ra bên ngoài thế giới khách


quan, là sự chứa đựng nội dung của di chúc theo một trình tự kết cấu nhất định.
Vì vậy hình thức của di chúc là một phần rất cơ bản và quan trọng trong việc thừa
kế theo di chúc, nếu hình thức của di chúc không tuân thủ đúng những điều kiện
có hiệu lực được quy định trong luật thì di chúc được xem là vô hiệu và không có
bất kì một giá trị nào về mặt pháp lý. Bởi lý do đó, việc nghiên cứu về hình thức
của di chúc là rất quan trọng, sẽ giúp cá nhân hiểu rõ và có thể chọn cho mình
một hình thức để lại di chúc phù hợp, nhờ đó thực hiện được đầy đủ quyền sở
hữu, định đoạt đối với tài sản của mình ngay cả khi đã chết.
II. NỘI DUNG
1.Lí luận chung về di chúc và hình thức của di chúc
1.1.di chúc
1.1.1.khái niệm
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình
cho người khác sau khi chết. Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố
sau:
- Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào
khác.
- Mục đích của việc lập di chúc là việc chuyển tài sản là di sản của mình cho
người khác
2
- Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc
phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều
kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản
của mình bằng di chúc cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế
theo di chúc.
Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người
khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di
chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế ( cá
nhân, tổ chức ) và phân định tài sản và quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ

tài sản….
1.1.2.Điều kiện của di chúc.
a. Về người lập di chúc
Theo quy định tại Điều 647 BLDS 2005, người để lại di sản phải đảm bảo
các điều kiện sau:
Trước hết, người để lại di sản phải là người đã thành niên, không mắc các
bệnh tâm thần hoặc bệnh nào khác mà không thể nhận thức được và không thể
làm chủ hành vi của mình. Theo như Điều 18 bộ luật này người thì người thành
niên là người đủ 18 tuổi trở lên. Người tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 15 tuổi
cũng có thể được lập di chúc với điều kiện phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc
người giám hộ vào việc lập di chúc. Đây là quy định phù hợp, đúng tinh thần như
Bộ luật lao động về độ tuổi tối thiểu có thể tham gia lao động là 15 tuổi trở lên.
Người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có tài sản riêng, bởi vậy họ có quyền lập
di chúc để định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, vì người 15 tuổi trở lên và chưa
đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
3
người chưa thành niên, pháp luật quy định việc lạp di chúc phải được sự đồng ý
của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc.
Người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ nhưng đã thành
niên cũng có quyền lập di chúc,. Tuy nhiên, việc lập di chúc của đối tượng này
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của cơ quan
công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban xã, phường, thị trấn.
Tiếp theo, ngưòi để lại di sản khi lập di chúc chỉ được phép định đoạt tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình, quyền sử dụng hợp pháp (là quyền sử dụng
đất..), một phần trong khối tài sản chung với đồng chủ sở hữu khác.
b. Di chúc hợp pháp.
Theo điều 652 BLDS thì di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều
kiện sau đây:
Thứ nhất, người để lại di sản lập di chúc phải ở trong tình trạng minh mẫn,
sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Lập di chúc là hành vi của

chủ sở hữu (chủ sử dụng tài sản) định đoạt tài sản của mình nên họ phải nhận
thức được hành vi đó, không một ai có quyền điều khiển hay ép buộc họ làm theo
ý chí của người khác.
Thứ hai, nội dung của di chúc không trái với pháp luật, không đúng với lợi
ích của xã hội. ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chi của Nhà nước,
đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3 điều 8 BLDS. Vi phạm các điều
đó, di chúc sẽ bị vô hiệu.
Thứ ba, hình thức của di chúc không được trái với quy định của pháp luật.
Như đã nêu thì di chúc của người chưa thành niên thì phải có sự đồng ý cuả cha
mẹ hoặc ngời giám hộ. Về di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của
người không biết chữ phải có người làm chứng lập thành văn bản và có công
chứng, chứng thực. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người ngời lập
di chú miệng thể hiện ý chí của mình trước ít nhất hai người làm chứng, ngưòi
4
làm chứng phải ghi rõ đầy đủ nội dung của di chúc này và cùng ký tên; đồng thời
bản di chúc phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn năm ngày kể từ
ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.
c. Người làm chứng.
Điều 654, Bộ luật dân sự 2005 quy định về điều kiện của người làm chứng
như sau: “Mọi người đều có thể là chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường
hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung của di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Đây là một quy định nhằm đảm bao sự công bằng, khách quan, tính chính
xác và nội dung đầy đủ của di chúc.
1.2.Hình thức của di chúc
Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện lí trí của người lập di chúc
( nội dung của di chúc) là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di
chúc, là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì

vậy di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có 2
loại hình thức
- Hình thức văn bản: là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết ( viết
tay, đánh máy, in ) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
- Hình thức miệng: toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói
2.Hình thức di chúc theo quy định của BLDS 2005
2.1.di chúc bằng văn bản
Theo quy định của pháp luật, tất cả các di chúc được thể hiện bằng hình
thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời mỗi hình
5
thức cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng. Để bản di
chúc thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp
luật bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể, người lập di chúc cần phải đáp ứng
các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết như sau:
- di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc
Đây là một nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc
xác định tính hiệu lực của di chúc, vì thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ
xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự,
minh mẫn, sáng suốt hay không… Mặt khác, trong trường hợp người quá cố để
lại nhiều bản di chúc thì sẽ căn cứ vào ngày tháng năm trong di chúc để chúng ta
xác định đâu là biểu hiện ý chí sau cùng của người chết và là di chúc có hiệu lực
pháp luật. Vì theo quy định tại khoản 5 điều 667 BLDS thì “khi một người để lại
nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực
pháp luật” do vậy tất cả những bản di chúc lập trước đều bị hủy bỏ. Bản di chúc
sau cùng thể hiện ý chí sau cùng mới có hiệu lực pháp luật.
- di chúc phải ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc
Theo quy định của pháp luật thì địa điểm mở thừa kế, thẩm quyền giải quyết
của Tòa án khi có tranh chấp đều được xác định thông qua nơi cư trú của người
lập di chúc do đó di chúc phải xác định rõ nơi cư trú của người lập di chúc là một

yêu cầu quan trọng. Hơn nữa do di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của một
bên chủ thể trong một giao dịch dân sự nên cần phải ghi rõ họ tên đầy đủ của
người thể hiện ý chí đó.
- di chúc phải ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
Khác với những người hưởng thừa kế theo pháp luật là những người nằm
trong diện, hàng thừa kế có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng theo quy
định của pháp luật trong khi những người được hưởng thừa kế theo di chúc lại
không bị giới hạn phạm vi như trên. Những người được hưởng thừa kế theo di
6
chúc cũng có thể là tổ chức, cá nhân bất kì, bằng ý chí của mình lập di chúc có
thể định đoạt cho bất kì ai hưởng di sản của mình.
- di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản
Di sản thừa kế chỉ là những di sản thuộc sở hữu của người chết, và chỉ với
những tài sản thuộc sở hữu của mình thì người lập di chuc mới định đoạt người
thừa kế. Do vậy nếu di sản được ghi rõ ràng trong di chú sẽ giúp chúng ta xác
định được người lập di chúc họ có những tài sản nào và được phân định ra sao.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 633 BLDS có quy định: “… nếu
không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nới có toàn
bộ hoặc phần lớn di sản” nên việc ghi rõ nơi có di sản là rất cần thiết, hơn nữa
nhờ vào địa điểm ghi trong di sản mà những người được thừa kế dễ dàng xác
định được địa điểm tồn tại của di sản sau khi người lập di chúc chết.
- di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của
nghĩa vụ
Theo nguyên tắc chung, tất cả những người hưởng di sản thừa kế đều phải
thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trên cơ sở tương ứng với kỉ
phần tài sản mà họ được hưởng. Ngoài ra việc giao nghĩa vụ cho những người
thừa kế là một trong những quyền định đoạt của người lập di chúc. Vì vậy trong
di chúc, người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ riêng cho từng người được hưởng
thừa kế để họ thực hiện, người lập di chúc phải ghi rõ cơ quan cá nhân tổ chức
nào thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại. Tuy nhiên nếu trong di chúc mà

không có sự định đoạt nghĩa vụ riêng cho từng người thì tất cả những người
hưởng thừa kế sẽ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ mà người lập di chúc để lại.
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ của
người lập di chúc.
7

×