Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THUỘC CÁC HUYỆN KHÓ KHĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.14 KB, 18 trang )

TÓM TẮT MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỔI MỚI CƠNG TÁC QUẢN LÍ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
THCS THUỘC CÁC HUYỆN KHÓ KHĂN
TIẾN HÀNH THỰC HIỆN TỐT HƠN:"Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo
dục Việt Nam, theo tinh thần Nghị Quyết TW8- Khóa XI"
Đặng Hữu Tường- Trường THCS Đặng Tất, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
( 0949306418)
THIẾT BỊ DẠY HỌC là yếu tố rất quan trọng trong quá trình Giáo dụcĐào tạo, đặc biệt trong giáo dục học sinh phổ thông.
QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC là làm cho Thiết bị dạy học
trở thành cơng cụ, phương tiện góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền
với xã hội
Trong thời kì đổi mới, Đảng ta đặt Giáo dục đào tạo lên vị trí " Quốc sách
hàng đầu". Hiến pháp nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), điều
35 ghi rõ:
" Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phất triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, đào tao nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" [25,47].
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo,
có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện được mục tiêu ấy, một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là
phải xây dựng được một nền giáo dục phổ thông tốt. Giáo dục phổ thông bao gồm
giáo dục tiều học(TH), Trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thơng (THPT).
Trong đó giáo dục trung học cơ sở có một vị trí đặc biệt quan trọng. Luật Giáo dục,
điều 27 ghi rõ:
"Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục tiểu học; có học vấn ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và



hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào
cuộc sống lao động"[34,19].
A.THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TBDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1. Thực trạng phân bổ thiết bị theo bộ môn.
Trang thiết bị được trang bị theo 2 mảng: Trang thiết bị dùng chung và trang
thiết bị dùng cho chuyên môn.
Mảng thứ nhất: Trang thiết bị dùng chung gồm các loại trang thiết bị phục vụ
cho giảng dạy các môn lý thuyết chung cho nhiều môn hoặc dạy cho chuyên đề, hội
thảo.Trang thiết bị dùng chung gồm có: Tranh ảnh; Mơ hình; Thiết bị vạn năng;
Thiết bị chun dùng; Máy chiếu...
Mảng thứ 2: Trang thiết bị dùng cho chuyên môn: Trang thiết bị cho các tiết
thực hành và các phịng thí nghiệm: Bao gồm các loại; Tranh ảnh; Mơ hình; Thiết bị
vạn năng; Thiết bị chun dùng; Các thiết bị cơng nghệ cao.
Trong đó, thiết bị cho học thực hành và các phịng thí nghiệm chiếm tỷ lệ hơn
90%, đó là yếu tố thuận lợi cho việc thực hành.
2.Thực trạng đầu tư TBDH.
a. Tự đầu tư:
Ưu điểm: Nhìn chung đã chủ động tập trung khai thác các nguồn đầu tư phục
vụ cho giảng dạy - học tập. Nhiều thiết bị được đầu tư một cách kịp thời, đúng
“điểm nóng” đáp ứng rất thiết thực cho q trình Dạy - Học, cụ thể như: Đèn chiếu.
Tuy nhiên, do thiết bị cho các tiết dạy thí nghiệm bộ mơn khoa học tuy mhiên
còn quá nhiều thiếu thốn, nguồn đầu tư hạn hẹp nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu
dạy học hiện nay, đạc biệt đầu tư trang thiết bị hiện đại và phòng học thực hành.
Hạn chế: Nguồn vố chủ yếu ngân sách nhà nước cấp hạn chế, mà thông
thường cấp vào cuối tháng 12 hàng năm nên sử dụng vốn rất bị động.
3. Thực trạng khai thác sử dụng.
a. Thuận lợi:
Lãnh đạo nhà trường đã có những chủ trương, biện pháp nhằm phát huy hiệu
quả của thiết bị, điều đó được thể hiện trong các quy chế nội bộ. Đó là khen thưởng

cho các tập thể, cá nhân có cơng khai thác và sử dụng thiết bị có hiệu quả phục vụ


cho giảng dạy và học tập. Ngay trong các cuộc hội nghị, hội thảo về các nội dung
khác nhau tại trường đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết bị trong dạy học. Đặc
biệt nhà trường đã tổ chức chuyên đề “Hội thảo khoa học về thiết bị dạy học” nhằm
nâng cao chất lượng dạy học.
Nhiều giáo viên đã sử dụng TBDH vào bài giảng của mình rất thành cơng, mà
đặc biệt trong dạy thực hành thí nghiệm, hơn 80% thiết bị trong dạy thực hành thí
nghiệm được khai thác sử dụng cho cả các tiết trên lớp, việc sử dụng thiết bị gần
như là hiển nhiên, bởi vậy thực hành thí nghiệm khơng có thiết bị thì khơng thể rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo tiếp xúc nghề để hướng nghiệp được.
Loại thiết bị được khai thác sử dụng nhiều nhất, triệt để nhất là các loại thiết
bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học, các thiết bị vạn năng, những loại này có từ khi thay
sách giáo khoa và phù hợp với nội dụng chương trình các mơn học rất hạn chế, việc
cập nhật các tiến bộ của KHKT&CNTT chưa kịp thời. Việc đầu tư thiết bị lại càng
bất cập, nên chủ yếu khai thác, sử dụng các thiết bị vạn năng và mơ hình.
b. Những hạn chế:
Ý thức khai thác sử dụng ở mỗi giáo viên là chưa đồng đều, để có một bài giảng
tốt trên các TBDH sẽ phải huy động sức lực và trí tuệ mà điều này không phải giáo
viên nào cũng dễ dàng hưởng ứng. Đặc biệt đối với thiết bị mới lạ, những thiết bị
cơng nghệ cao thì việc sử dụng thiết bị như là phương tiện, công cụ để đổi mới
phương pháp dạy học lại càng khó khăn hơn nhiều.
Đối với học sinh, ý thức, khả năng nhận thức, năng lực thực hành rèn luyện kỹ
năng thực hành rất đa dạng, bởi vậy mức độ sử dụng thiết bị rất khác nhau. Mặc dù
phong trào giữ tốt dùng bền thường xuyên được chú trọng, nhưng vẫn có một số
trường hợp sử dụng thiết bị khơng đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, thực sự đã có
những tai nạn đáng tiếc xẩy ra cho học sinh và giáo viên như : Phịng thí nghiệm
khơng đảm bảo để làm thí nghiệm hóa - lí.
Có những thiết bị công nghệ mới, hiện đại đã được đàu tư nhưng chưa được khai

thác hoặc do kiến thức, trình độ hạn chế nên thiết bị ở dạng này chưa có người khai
thác.


Nhiều thiết bị tự chế không sử dụng dược hoặc không đưa vào sử dụng. thông
thường thiết bị loại này ơ các dạng sau: Tự chế chưa đồng bộ, trọn vẹn, hoặc quá
đơn giản, đơn điệu không phù hợp với nội dung, chương trình học tập.
4. Thực trạng bảo quản, sửa chửa.
Lãnh đạo nhà trường đã chú ý đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo
viên và học sinh trong việc giữ gìn và bảo quản thiết bị. Giáo viên thường xuyên
nhắc nhở học sinh trong quá trình thực hành là phải làm đúng các thao động tác kỹ
thuật, tuyệt đối không làm bừa, làm ẩu.
Đa số trang thiết bị đều được bảo quản đều đặn ngay sau mỗi ca triển khai dạy,
nổi bật nhất là các môn khoa học tự nhiên… thực hiện các công việc bảo quản, đó
là: quét dọn phoi, bụi, lau chùi và tra dầu mỡ…
Cán bộ chuyên trách quản lý công tác TBDH. Nói là phịng chức năng hoạt
động về cơng tác TBDH nhưng phịng có nhiều chức năng khác nhau, trong đó quản
lý công tác TBDH ở các trường chỉ duy nhất có 01 người trong phịng, có trường
khơng có chun trách mà phải làm kiêm nhiệm. Cán bộ chuyên trách dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của BGH để chuyên làm về công tác thiết bị.
Nhận xét:
- Do TBDH đa dạng về chủng loại, lớn về số lượng và nhằm rải rác ở các bộ
môn, cho nên việc quản lý TBDH với 1 cán bộ chuyên trách là hết sức vất vã.
- Hệ thống quản lý công tác TBDH chưa được xác lập một cách đầy đủ.
Những điều kiện đảm bảo cho công tác TBDH.
Đối với TBDH, hiệu quả quản lý chẳng những phụ thuộc vào con người mà
còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất tại chổ, đó là: Hệ thống nhà đa năng,
phịng học bộ mơn, phịng học, phịng thí nghiệm, các nội quy, quy định cho việc sử
dụng. bảo quản… Tính trên cả huyện cũng chẳng có trường nào đảm bảo. Việc dạy
học thí nghiệm cịn chồng chéo nhau do điều kiện cơ sở vật chất lại thêm thời khóa

biểu khơng sắp xếp được các tiết thực hành - thí nghiệm tách rời nhau ở mỗi mơn,
mỗi lớp.
5. Đánh giá quản lý công tác TBDH hiện nay.
a. Xu thế tích cực:


Do tầm quan trọng của TBDH trong giáo dục và đào tạo mà TBDH ngày càng
nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý.
Bộ giáo dục - đào tạo đang có kế hoạch tổ chức hội thảo về TBDH trong thời
gian gần đây. Như vậy các cấp quản lý đã thực sự chú ý đến công tác TBDH.
Hàng năm đã dành kinh phí để mua sắm thiết bị theo chương trình mục tiêu
và được xây dựng dưới dạng: “dự án chương trình mục tiêu” Để trình các cấp lãnh
đạo duyệt. rõ ràng đây là xu thế tích cực để tăng cường thiết bị hiện đại hàng năm.
b. Những hạn chế:
+ Thiết bị một số quá củ, lạc hậu, độ chính xác khơng cao. Mặc dù các thiết bị
này chỉ dùng để thưc hành các thao tác cơ bản, nhưng do quá đơn giản nên làm việc
không ổn định, hỏng hóc trục trặc thường xuyên. Với các thiết bị này do chưa được
đầu tư TB thay thế nên bắt buộc phải sử dụng.
+ Thiếu về chủng loại và số lượng. Thậm chí có 1 số đề mục khơng có TB,
mơ hình cho học sinh học, trong trường hợp như vậy giáo viên chỉ diễn giải bằng lời
nói mà thơi. Ở đây kể cả các thiết bị truyền thơng cũng có tình trạng này.
+ Trang thiết bị khơng đồng đều: Trong cùng 1 mơn nhưng TB có đặc tính kỹ
thuật khác hẳn nhau. Chương trình dạy học chưa kịp thời điều chỉnh phù hợp với sự
phát triển của khoa học- công nghệ và phù hợp với sự đổi mới của trang TB dạy
học. Trong lúc đó, trang TB khơng đồng đều gây ra nhiều khó khăn cho việc chỉ đạo
thực hiện chương trình dạy học.
+ Tình trạng chất lượng trang TB: 1 số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa
vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí khơng thể sửa chữa được, đặc biệt 1 số TB
dùng để đo kiểm do chất lượng kém nên không thực hiện được chức năng của TB,
Làm cho việc dạy học không phản ánh đúng ý nghĩa.

+ Chế độ báo cáo thống kê hiện nay chưa làm sáng tỏ bức tranh thực tế về
thiết bị, chưa vạch ra được vốn đầu tư cơ bản và việc thực hiện đầu tư này. Lượng
thông tin báo cáo về TB còn hạn chế và chậm chạp nên việc xử lý thông tin không
kịp thời và thiếu chính xác.
+ Cơng tác kế hoạch hóa TB trên cơ sở bảng ghi thiết bị theo biểu kiểm kê
hàng năm để bổ sung và thay đổi do hỏng hóc phải thanh lý… Và kế hoạch theo
kiểu “Nóng tay nắm lổ tai” nên việc đầu tư, bổ sung hàng năm thiếu tính hệ thống.


(Cơng tác kế hoạch hóa phải gắn với quy mơ, lưu lượng và sự phù hợp với nội dung
chương trình).
+ Về kiểm kê đánh giá khấu hao tài sản hàng năm vẫn được làm trên giấy tờ
nhưng xử lý thông tin sau kiểm kê thì chưa hề có.
+ Việc sửa chữa và đổi mới kịp thời các trang thiết bị là để tạo ra sự hoạt
động bình thường trong nhà trường. Bởi vậy, cần phải đưa ra định mức tiêu chuẩn
và những nguyên tắc phân phối tiền cho sửa chữa cơ bản và sửa chữa thường xuyên
và phải tính đến nguồn vật chất cần thiết cho mục đích này.
Cần phải lập được những định mức thời hạn sử dụng của TB, nâng cao trách
nhiệm vật chất trong việc sử dụng trang TB.
+ Thực tiễn chỉ ra rằng: Năng lực quản lý toàn diện cũng như chuyên sâu của
đội ngũ quản lý còn hạn chế. Sự tường an về lý luận, thực tiễn trong cơng tác quản
lý TBDH cịn q ít ỏi. Thực sự rất ít cán bộ, giáo viên xác định rằng: TBDH là yếu
tố hết sức quan trọng để thực hiện thành cơng chương trình GD-ĐT, rằng chất lượng
dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và phương tiện dạy học.
+ Chế độ bồi dưỡng khen thưởng về quản lý cơng tác TBDH cịn qn hạn
chế.
+ Các cấp quản lý đã có quan tâm đến cơng tác TBDH. Tuy nhiên do rất
nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động của cơng tác quản lý TBDH vẫn chưa
có sự gắn kết một cách hiệu quả trong quá trình dạy học, TBDH chưa thực sự gắn
kết vơí nội dung, chương trình. TBDH chưa có sự gắn kết giữa hiện tại và tương lai,

giữa nhà trường và thực tế sản xuất ngồi xã hội, giữa cơng nghệ cơ bản và cơng
nghệ tiên tiến hiện đại. Thực sự mà nói chính mơ hình quản lý hiện nay cuả các
trường trên địa bàn cũng góp phần nên sự thiếu gắn kết này, chưa phát huy được sức
mạnh đoàn kết thống nhất trong hoạt động công tác TBDH.
c. Nguyện nhân của những hạn chế.
Các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức công tác TBDH. Chưa thấy hết vị
trí, vai trị của thiết bị trong q trình dạy học.
Ở tầm vĩ mo chưa có chiến lược hữu hiệu về TBDH. Hầu hết các trường
trong đều xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhanh, nhưng đầu tư cho TBDH, một công cụ
trợ giảng đắc lực thì cịn rất hạn chế. Cơng tác thiết bị chưa được xem xét một cách


hệ thống và có căn cứ khoa học (ngay cả một dự án lớn thì TBDH cũng được chỉ
đạo làm độc lập với việc xây dựng nội dung, chương trình môn học).
Việc cung cấp thiết bị thiếu định hướng, chưa phù hợp với nhu cầu thiết thực
của hoạt động dạy học.
Mạng lưới công tác thiết bị chưa được coi trọng, chính vì vậy mà việc tổ
chức, chỉ đạo CTTB ở các cấp cịn mờ nhạt, một số trường có TBDH nhiều nhưng
chưa có cán bộ bán chuyên trách.
Đầu tư tài chính cho thiết bị cịn hạn chế, chi phí cho thiết bị so với tổng chi
phí trong tồn trường hàng năm là thấp (khoảng 5%).
Chỉ đạo đầu tư chưa đồng bộ, chưa lường hết các liên quan ràng buộc kéo
theo: Có thiết bị này thì phải có TB khác bổ trợ, phịng ốc, nhà đa năng, phịng bộ
mơn... Việc cải tiến nội dung, chương trình chưa gắn với đổi mới, thiết bị tiên tiến,
có thiết bị rồi nhưng chưa biết sử dụng và lại càng ngại sử dụng. Ngoài ra một ảnh
hưởng khơng kém phần quan trọng đó là nhiều giáo viên phải dạy 2 ca khơng có
thời gian cho việc điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học
tập nâng cao trình độ.
B. CÁC GIẢI PHÁ CHỦ YẾU VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THIẾT BỊ DẠY HỌC CẤP THCS.

● Đặt vấn đề:
Nếu nội dung quản lý TBDH có nhiều mức độ khác nhau (Rộng, hẹp, nơng,
sâu...) thì các giải pháp tương ứng với các nội dung đó cũng có những cấp độ khác
nhau.
- Giải pháp quản lý vĩ mô: Tầm chiến lược (Thường được dùng cho các kế hoạch
chiến lược của quốc gia, bộ, ngành,...)
- Giải pháp quản lý vĩ mô: Mọi chiến thuật (Thường được dùng cho các cấp quản lý
cơ sở)
- Hoặc các loại giải pháp:

+ Giải pháp bên trong, giải pháp bên ngoài
+ Giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài
+ Giải pháp chi tiết.

Tuy nhiên, giải pháp “Chiến lược” hay “Chiến thuật”, giải pháp “Bên trong”
hay “Bên ngoài”, giải pháp “Trước mắt” hay “Lâu dài”. Thực ra chỉ là khái niệm với


nghĩa tương đối. Mỗi đơn vị quản lý, cụ thể như nhà trường: Là một hệ thống con,
cũng có thể có kế hoạch và giải pháp chiến lược của mình. Điều quan trọng nhất là
các giải pháp bất cứ ở cấp độ nào, thì mục đích cũng phải thống nhất với nhau.
Tuyệt đối không để “Chiến lược” đi một đằng “Chiến thuật” đi một nẻo-Một điều
tối kị trong quản lý.
● Các giải pháp đổi mới quản lý
1. Giải pháp tăng cường quản lý hành chính, chun mơn
a. Hệ thống hóa tồn bộ bằng văn bản, nghị quyết, chỉ thị, Thơng tư về CSVC và
TBDH của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các bộ ngành có liên quan
thành một tài liệu tổng hợp bao gồm các văn bản về chủ trương đường lối, chính
sách, sự chỉ đạo cụ thể về lĩnh vực này. Giải pháp này nhằm làm cho cán bộ, giáo
viên trong toàn trường tiếp cận một cách thuận lợi, có hệ tống các văn bản về

CSVC, TBDH làm cho mọi hoạt động trong lĩnh vực này đi dần vào nề nếp và luôn
luôn gắn với đường lối, nghị quyết của Đảng.
b. Tăng cường tính pháp lý đối với công tác TBDH, ban hành các văn bản, quy định
về chuyên môn, về quản lý đối với TBDH. Đó là các văn bản về khai thác sử dụng,
bảo quản TBDH, làm sao quản lý CSVC, TBDH được coi là cơng tác vừa có tính
hành chính, vừa có tính chun mơn.
Khi chưa thiết lập được những nền nếp, thói quen và những hành động định
hướng cao về việc sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường thì pháp chế có vai
trị rất quan trọng, đó là những quy chế, quy định hành chính về chun mơn bắt
buộc mọi người phải thực hiện.
Trong các văn bản luật và dưới luật về giáo dục cần có các điều khản quy định
trách nhiệm bắt buộc người cán bộ quản lý phải chăm lo thực hiện tốt công tác
TBDH, người giáo viên phải thường xuyên sử dụng TBDH trong các giờ học, phải
thường xuyên chú ý đến công tác bảo dưỡng, bảo quản để duy trì tình trạng sẵn sàng
phục vụ dạy học của TBDH. Quy chế về sử dụng TBDH chỉ có hiệu lực thực sự khi
tình trạng về thiết bị cùng với điều kiện bảo quản sử dụng chúng được thiết lập.
Rõ ràng các văn bản pháp lý, các quy chế nội bộ có vai trị to lớn trong việc
xây dựng nền nếp, đảm bảo cho hiệu quả mọi công việc, đặc biệt là đối với công tác
TBDH.


2. Giải pháp nâng cao nhận thức và hiểu biết về TBDH và công tác quản lý
TBDH.
Xây dựng các điển hình về cơng tác TBDH, xây dựng trung tâm hình mẫu về sử
dụng TBDH trong nhà trường, mà tiên phong là nghiệp vụ sư phạm. Muốn vậy,
trước hết là khâu kế hoạch đầu tư phải được thực hiện đúng, sau đó mới tổ chức khai
thức sử dụng, bảo quản sửa chữa làm cho TBDH phục vụ có hiệu quả cho q trình
dạy học. Một khi cơng tác TBDH, quản lý cơng tác TBDH làm tốt chúng ta có thể
khai thác những tác dụng khác nhau của nó. Đặc biệt là việc nâng cao nhận thức và
hiểu biết công tác TBDH cho tập thể cán bộ, giáo viên. Các hình thức như tham

quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn chun mơn... trong một mơ hình cụ
thể là rất có tác dụng. Phải vận dụng tốt nguyên tắc “Nghe nhìn, trực quan”, “Trăm
nghe không bằng một thấy” trong việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên.
Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học về TBDH. Mở các hội thi về khai thác sử
dụng TBDH. Tăng cường phổ biến kinh nghiệm, quan điểm, lý luận, thơng qua các
hình thức nêu trên.
Khuyến khích mọi giáo viên giảng dạy đều dùng TBDH. Động viên khen thưởng
kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong khai thác, sử dụng TBDH và
quản lý TBDH.
Khuyến khích tự chế đồ dùng dạy học.
3. Cải tiến cấu trúc quản lý
Như đã phân tích ở phần thực trạng, cấu trúc về mơ hình quản lý như hiện nay
về ưu điểm phát huy được ưu thế chuyên môn của phó hiệu trưởng theo các mảng.
Nhược điểm là quản lý chồng chéo nhưng lại thiếu sự gắn kết và làm cho phòng
chức năng cũng như các đơn vị sự dụng thiết bị không chủ động được trong công tác
thiết bị và quản lý công tác TBDH. Trên cơ sở phân tích thực trạng tơi đưa ra cấu
trúc được điều chỉnh sau:


Tổ trưởng : Tổ xã hội

Tổ trưởng tổ : Anh - Nhạc Họa

Tổ trưởng tổ : Thể dục

Tổ trưởng tổ : Sinh-Hóa Cơng nghệ

Tổ trưởng tổ : Tốn - Lí

Cán bộ chun trách TBDH


Hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng

Mỗi tổ quản lí việc sử dụng của nhân viên mình,
phịng thực hành, đồ dùng của tổ mình


Với cấu trúc hệ thống quản lý này hoàn toàn khắc phục được các nhược điểm của
cấu hệ thống quản lý củ.
Chỉ huy không bị chồng chéo, nhận và xử lý thông tin về TBDH theo cả 2
chiều đều nhanh gọn. Để khắc phục nhược điểm về chuyên môn rộng của phó hiệu
trưởng trực tiếp thì cần giao trách nhiệm cho cán bộ chuyên trách và các tổ trưởng.
Như vậy đã thành lập được hệ thống quản lý TBDH rõ ràng.
4. Lập kế hoạch về TBDH.
a. Cải tiến xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH.
Trong chiến lược chung về giáo dục, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn cho việc đầu tư mua sắm TBDH là giải pháp quản lý quan trọng, đầu tiên đối
với mỗi cấp quản lý giáo dục. kế hoạch cấp trường đặc biệt quan trọng, bởi kế hoạch
cấp trường là kế hoạch cụ thể chi tiết, dựa trên kế hoạch chung của cấp cao hơn. Kế
hoạch được xây dựng cho các cấp độ:
- Kế hoạch dài hạn từ 5 năm trở lên.
- Kế hoạch trung hạn từ 3-5 năm.
- Kế hoạch ngắn hạn từ 1-2 năm.
Các cấp độ kế hoạch được xây dựng từ cơ sở các tổ chuyên môn. Ban giám
hiệu tập hợp xây dựng thành kế hoạch hoàn chỉnh. Tất cả các cấp độ kế hoạch đều
được xây dựng theo kiểu dự án đảm bảo mỗi phòng rộng 75m2.



b. Đổi mới xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH.
Việc đầu tư TBDH sẽ trở nên khơng có ý nghĩa nếu TBDH không được sử
dụng cho giảng dạy và học tập, hay chúng ta có thể nói rằng: TBDH sẽ không phát
huy được một chút tác dụng nào khi nó khơng thơng qua q trình sư phạm.
Những căn cứ để xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng:
- Nội dung, chương trình thực hành, các mơn học.
- Kế hoạch đề mục thực hành
- Chủ trương của lãnh đạo nhà trường.
- Chủng loại, số lượng, chất lượng thiết bị hiện có.
- Đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết liên quan thực hành.
- Tầm quan trọng của thiết bị trong q trình dạy học.
• Kế hoạch khai thác sử dụng
Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng thiết bị để đưa vào kế
hoạch sửa chửa ưu tiên.
Lực lượng sửa chữa: Giáo viên, học sinh, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân
ngồi trường …
Tình trạng thiết bị về chất lượng, số lượng … Đặc biệt chú ý đến các dạng hư
hỏng của thiết bị:
+ Hư hỏng do tác động của môi trường: Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp
đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau: Kim loại, thủy tinh,
chất dẻo, điện tử, bán dẫn … Nếu không được bảo quản cẩn thận đều có thể
hỏng hóc dẫn đến khơng sử dụng được. Ngun nhân đầu tiên đó là do khí hậu, mơi
trường.
+ Hư hỏng do sử dụng: Do sử dụng nhiều nên các chi tiết máy bị mịn, hỏng,
người sử dụng khơng thực hiện đúng quy trình, như: Thao tác sai, làm bừa làm ẩu,
thiếu hiểu biết, …; Do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho
TBDH không hoạt động được; Do sửa chữa bảo dưỡng khơng được thực hiện hoặc
do q trình sửa chữa, lắp ráp khơng đảm bảo nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc.
• Mục đích của bảo dưỡng sửa chữa TBDH là:
Bảo vệ được TBDH, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng khơng

đáng có, mặt khác phải đảm bảo thuận lợi cho sử dụng. Hay chúng ta có thể khẳng


định rằng: Mục đích của bảo dưỡng sửa chữa TBDH là để đảm bảo “Tính sẵn sàng”
của thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho dạy học.
5. Cải tiến tổ chức công tác TBDH.
Tổ chức là hoạt động quản lý phối hợp giửa hệ thống lãnh đạo và bị lãnh đạo,
là quá trình nhằm đảm bảo mối quan hệ giữa các bộ phận trong trường.
Đối với công tác TBDH trong trường, tổ chức là tạo nên sự phối hợp hoạt
động giữa lãnh đạo trường, các phòng chức năng, các tổ chuyên môn.
Tổ chức bao gồm các biện pháp nhằm tạo ra một tiềm năng vật chất và con người
cho việc thực hiện kế hoạch. Công việc phải được chia cho các đối tượng tham gia:
Từ ban giám hiệu, phòng chức năng, tổ chun mơn, phịng thực hành, giáo viên và
đến cả học sinh đều tham gia với mức độ liên quan.
Điều cốt yếu nhất hiện nay của tôt chức CTTBDH là thành lập được tổ sửa
chữa TBDH có một số giáo viên giỏi đủ các bộ mơn có tay nghề vững. Tổ sửa chữa
này trực thuộc giám hiệu điều hành thông qua cán bộ chuyên trách công tác thiết bị.
6. Tăng cường chỉ đạo điều hành công tác TBDH.
Sau khi có kế hoạch và sắp xếp tổ chức, chỉ đạo là chức năng quan trọng tiếp
theo. Chỉ đạo chính là điều hành và kích thích.
Nội dung của điều hành là việc thường xuyên theo dõi sự vận động của đối
tượng để phát hiện kịp thời mọi lệch lạc, rối loạn trong quá trình hoạt động và biện
pháp sửa chữa, uốn nắn kịp thời. Muốn làm tốt điều đó người hiệu trưởng phải: Thu
thập xử lý thơng tin chính xác; Thường xun sâu sát đối tượng; Có trí thức để phán
đốn, nhận xét đúng.
Nội dung của kích thích bao hàm: Động viên khen thưởng về vật chất,
Tinh thần kèm theo có mức phạt, kỷ luật đối với người làm trái, tổn hại đến q
trình dạy học.
Chỉ đạo chính là “thi cơng” bản kế hoạch, thi cơng sai thì cơng trình cũng
hỏng, Triển khai công việc sẽ tạo ra một hiện trường cho việc áp dụng

Các biện pháp quản lý. Chỉ đạo công tác TBDH trong trường THCS là một việc
phức tạp, nhìn chung khơng có hình mẫu để theo, điều quan trọng là trên cơ sở
những phương hướng và nguyên tác chung, người lãnh đạo cần thực hiện các công


việc chỉ đạo một cách sáng tạo và chủ động và ln biết dựa vào sự nhiệt tình của
đội ngũ giáo viên, học sinh, và các thành phần khác.
Thực hiện chỉ đạo theo 2 cách:- Chỉ đạo theo đầu công việc.
- Chỉ đạo theo “chủ nhân của công việc”
7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác TBDH.
Đây là khâu cuối cùng của quản lý, nội dung của thanh tra, kiểm tra là việc
theo dõi về hiệu quả của kế hoạch được thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó tổng
kết, rút ra bài học kinh nghiệm. Thanh tra, kiểm tra có chức năng đánh giá, phát hiện
và điều chỉnh đối với các mặt công tác khác nhau của trường học.
Thanh tra, kiểm tra là công tác nội bộ thường xuyên của trường học nhằm
đảm bảo mọi hoạt động đúng với quy định. Đối với công tác TBDH thanh tra, kiểm
tra có 2 nội dung chính:
- Thanh tra, kiểm tra tình trạng, mức độ trang bị sự đảm bảo an toàn, điều
kiện bảo quản sủ dụng …
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ
chức, chỉ đạo và việc sử dụng TBDH vào công tác chuyên môn.
- Kiểm tra việc triển khai các tiết dạy học trên lớp có nội dung liên quan đến
TBDH.
Kết quả thanh tra, kiểm tra có tác dụng chỉ ra những việc tốt để phát huy,
những việc chưa tốt, những sự thiếu hụt để sửa chữa, khắc phục. Thanh, kiểm tra
công tác TBDH là việc làm thường xuyên của lãnh đạo trường, tiến hành kiểm tra là
sự đánh giá một cách có kế hoạch những cơng việc đã làm, kết quả kiểm tra là cơ sở
cho việc điều chỉnh cần thiết về chu trình quản lý tiếp theo.
8. Nhóm các giải pháp bổ trợ.
a.Tăng cường đầu tư nguồn lực:

+ Về tài chính: ngồi đầu tư tài chính theo kế hoạch, cần có những khoản kinh
phí thường xun cho việc duy trì hoạt động và chi phí tiêu hao vật chất trong q
trình hoạt động. Các khoản chi phí như mua sắm vật tư, nguyên nhiên liệu cho dạy
học thực hành, bồi dưỡng công sức lao động phục vụ cho công tác TBDH.


Trong những điều kiện của cách mạng khoa học kỹ thuật ý nghĩa của TBDH
được tăng lên. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải tăng nhịp độ phát
triển các chi phí giành cho những mục đích này.
+ Về đầu tư cho con người: Đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ của đội
ngũ giáo viên trong việc sử dụng TBDH, mà chú trọng là đội ngũ giáo viên dạy liên
quan đến thực hành thí nghiệm, họ là những người trực tiếp hướng dẫn, truyền dạy
cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Mở các lớp nghiệp vụ, sư phạm và có
khả năng tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến thông qua TBDH.
b. Tăng cường điều kiện cần thiết cho công tác TBDH:
Để khai thác, sử dụng TBDH cần có một số điều kiện kèm theo như: Điện,
nước, phòng thực hành, phòng bộ môn phương tiện vận chuyển, máy chiếu phục vụ.
một số phịng thực hành, phịng thí nghiệm hiện nay cần được cải tạo cho phù
hợp với thiết bị đã được bổ sung trong thời gian vừa qua và cho việc tăng cường
thiết bị sắp tới đồng thời đảm bảo thoáng mát, sáng sủa.
Nguồn điện cần được cải tạo lại trong đó đặc biệt lưu ý đến sự an toàn. Đặc
biệt những khu vực có nguồn điện khơng ổn định ảnh hưởng đến q trình làm thí
nghiệm.
Tăng cường các chun mơn, hướng dẫn an toàn khi sử dụng, hướng sử dụng,
để làm cho giáo viên hiểu rõ tính năng tác dụng của TBDH, nâng cao tầng suất sử
dụng.
Từng bước xây dựng hệ thống danh mục chuẩn TBDH phù hợp với chuyên
môn. Đưa công nghệ thông tin vào quản lý CSVC, TBDH. Mã hóa các thiết bị theo
phân mơn dạy học.
c. Cải tiến công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh:

Cần tiến hành kiểm tra các kiến thức, kỹ năng thu lượm được trong q trình
học tập thơng qua TBDH. Bằng cách kiểm tra này bắt buộc giáo viên phải sử dụng
thành thạo TBDH mới có thể ra được đề bài, về phía học sinh bắt buộc phải tiếp xúc
nhiều với TBDH mới có thể thực hiện bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ hoàn toàn
thể hiện tính khách quan của nó.
d. Đẩy mạnh phong trào tự chế đồ dùng, thiết bị dạy học:


Chúng ta có thể nhận thấy rằng: TBDH tự chế ra đời trong bối cảnh phục vụ
nhu cầu thiết yếu cho giảng dạy và học tập. Bởi vậy TBDH tự chế là một bộ phận
không thể thiếu của hệ thống TBDH, nó góp phần quan trọng trong việc hồn thiện
hệ thống TBDH trong nhà trường.
Họat động tự chế TBDH có tác dụng huy động năng lực, trí tuệ, bồi dưỡng,
kích thích hứng thú nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và học sinh. để chế tạo ra
được những TBDH giáo viên và học sinh phải huy động mọi tiềm năng trí tuệ và sự
sáng tạo của mình. Hình thức họat động này giúp họ bồi dưỡng và rèn luyện các
phẩm chất, năng lực, kỹ năng, cũng thơng qua đó tầm hiểu biết và nhận thức của họ
được mở rộng. Họ thấy được sự cần thiết của việc sử dụng TBDH trong q trình
dạy học, giúp họ tạo ra thói quen tự sáng chế và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên
trong việc sử dụng các TBDH cho các công việc của mình.
Họat động tự chế TBDH có tác dụng phục vụ kịp thời cho việc cải tiến đổi
mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Dạy học là một
quá trình lao động nghệ thuật, sáng tạo của người thầy giáo. Mỗi nội dung kiến thức,
mỗi giờ học đều cần những TBDH tương ứng. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp
giáo viên phải tự mình giải quyết một cách kịp thời và linh họat trong việc tìm tịi
sáng chế ra TBDH, thậm chí đơn giản như một hình vẽ, một từ tranh, một mơ hình
trực quan sinh động.
Họat động tự chế TBDH có thể nâng cao được hiệu quả của nó nhờ tận dụng
các nguồn lực tại chổ, đặc biệt là sử dụng vật liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng lại tạo ra
các TBDH có tính linh hoạt cao, gần gủi với nội dung dạy học. Nếu TBDH đảm bảo

tốt các yêu cầu sư phạm, mà lại cấu thành bởi những vật liệu đơn giản, tại chổ, rẻ
tiền thì thiết bị đó càng có giá trị. Rõ ràng giá trị của một TBDH không phải ở chổ
nó có giá thành cao mà chủ yếu ở hiệu quả sử dụng, ở vai trị sư phạm mà nó đảm
bảo.
Tự chế TBDH khơng địi hỏi một quy mơ lớn, mà bất kể một giáo viên nào
đều có thể đề xuất thực hiện, thậm chí kể cả học sinh. Do đó tự chế TBDH là một
biện pháp, là con đường cơ bản để góp phần giải quyết vấn đề thiếu TBDH, cũng
như việc hòan thiện hệ thống TBDH, TBDH tự chế có một cơ sở tiềm năng vơ tận


đó là đội ngũ giáo viên và học sinh. Như vậy TBDH tự chế vừa mang ý nghĩa kinh
tế vừa mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Để làm tốt vấn đề này, lãnh đạo nhà trường cần tiếp tục giải quyết vấn đề
nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trị của TBDH tự chế trong việc phục
vụ cho học tập và giảng dạy. Định kỳ tổ chức các hội nghị khoa học về TBDH có tổ
chức, chỉ đạo, có đánh giá khen thưởng kịp thời.
Thay đổi thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THCS - Kết quả
khảo sát đã đề xuất được một số giải pháp quản lý TBDH, tóm tắt các giải pháp như
sau:
1. Tăng cường quản lý hành chính, chun mơn.
2. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về công tác TBDH và quản lý công tác.
3. Giải pháp cải tiến cấu trúc mơ hình quản lý.
4. Cải tiến khu lập kế hoạch. Giải pháp này, đặc biệt chú trọng, trong đó lập
kế hoạch cụ thể cho từng khâu cơng tác của TBDH, gồm: Kế hoạch đầu tư TB; Kế
hoạch khai thác sử dụng; Kế hoạch bảo quản, sửa chữa.
5. Tăng cường tổ chức quản lý CTTBDH.
6. Tăng cường chỉ đạo điều hành.
7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác TBDH.
8. Các giải pháp bổ trợ, bao gồm 4 giải pháp. Các giải pháp bổ trợ này có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường TBDH về số lượng cũng như chất lượng,

tăng cường khai thác sử dụng và nâng cao tầm quan trọng của TBDH.
Các giải pháp này có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có sự độc lập
tương đối, điều cốt yếu là các giải pháp được sử dụng phải có sự phối hợp hài hòa và
hỗ trợ cho nhau.
Để thực hiện các giải pháp cần có các điều kiện:
- Điều kiện vật chất, tài chính. Rõ ràng nuế thiếu điều kiện này thì khơng thể
nói đến việc tăng cường cơng tác TBDH. Khơng thể thực hiện công tác quản lý cho
bất cứ lĩnh vực nào.
- Ngoài ra tập thể sư phạm trong nhà trường mà đứng đầu là người hiệu
trưởng, ln ln có sự gắn kết với nhau, có nhiệt tình và tâm huyết với nghề, với
TBDH.


Trên đây là mọt số đề xuất chưa được đầy đủ song đó là thực trạng của sơ
nhiều trường trong các huyện khó khăn về cơ sở vật chất, mong rằng được góp ý bổ
sng thêm của các thầy cơ và các nhà quản lý giáo dục.
Đ.H.T



×