Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

40 nguyên tắc thủ thuật sáng tạo cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 109 trang )

40 nguyên tắc thủ thuật sáng tạo cơ bản
Thủ thuật là thao tác tư duy đơn lẻ kiểu : hãy đặc biệt hoá bài toán, hãy phân nhỏ
đối tượng, hãy làm ngược lại…Dựa trên việc phân tích hàng trăm ngàn sáng chế ở
những nghành kỹ thuật mũi nhọn, người ta tìm được 40 thủ thuật cơ bản . Chúng
còn có tên gọi là các thủ thuật khắc phục mâu thuẩn kỹ thuật. Cùng với sự phát
triển của KHKT, số lượng các thủ thuật có thể tăng thêm và bản thân từng thủ
thuật sẽ được cụ thể hoá hơn nữa cho phù hợp với các chuyên nghành hẹp.
1) Nguyên tắc phân nhỏ
a) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2) Nguyên tắc “tách khỏi”
a) Tách phần gây “phiền phức” ( tính chất “phiền phức” ) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần
thiết” ( tính chất “cần thiết” ) ra khỏi đối tượng.
3) Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
a) Chuyển đối tượng ( hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất
thành không đồng nhất.
b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.
4) Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng ( nói chung giãm bật đối xứng).
5) Nguyên tắc kết hợp
a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6) Nguyên tắc vạn năng
đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng
khác.
7) Nguyên tắc “chứa trong”
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba …
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Nguyên tắc phản trọng lượng


a) bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng.
b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy
động, khí động…
9) Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn
khi đối tượng làm việc ( hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ).
10) Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không
mất thời gian dịch chuyển.
11) Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động,
ứng cứu, an toàn.
12) Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
13) Nguyên tắc đảo ngược
a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại ( ví dụ, không làm nóng mà làm
lạnh đối tượng)
b) Làm phần chuyển động của đối tượng ( hay môi trường bên ngoài ) thành đứng yên và ngược
lại, phần đứng yên thành chuyển động.
14) Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình
hộp thành kết cấu hình cầu.
b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15) Nguyên tắc linh động
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong
từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”

Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”.
Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
17) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
a) Những khó khăn do chuyển động ( hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được
khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng ( hai chiều). Tương tự, những
bài toán liên quan đến chuyển động ( hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn
giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước.
18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm).
b) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a) Thực hiện công việc một cách liên tục ( tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở
chế độ đủ tải ).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
21) Nguyên tắc “vượt nhanh”
a) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22) Nguyên tắc biến hại thành lợi
a) Sử dụng những tác nhân có hại ( thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng

có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23) Nguyên tắc quan hệ phản hồi
a) Thiết lập quan hệ phản hồi
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24) Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25) Nguyên tắc tự phục vụ
a) đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
26) Nguyên tắc sao chép ( copy)
a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử
dụng bản sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ
cần thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biẻu kiến ( vùng ánh sáng nhìn thấy được
bằng mắt thường ), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
27) Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn ( thí dụ như về tuổi
thọ).
28) Thay thế sơ đồ cơ học
a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng .
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời
gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định .
d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29) Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng : nạp khí, nạp chất lỏng,
đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.

30) Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
31) Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ ( miếng đệm, tấm
phủ )
b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32) Nguyên tắc thay đổi màu sắc
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu,
hùynh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33) Nguyên tắc đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu ( hoặc
từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
34) Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự phân hủy ( hoà
tan, bay hơi ) hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc.
35) Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
a) Thay đổi trạng thái đối tượng.
b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c) Thay đổi độ dẻo
d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36) Sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp
thu nhiệt lượng…
37) Sử dụng sự nở nhiệt

a) Sử dụng sự nở ( hay co) nhiệt của các vật liệu.
b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
38) Sử dụng các chất oxy hoá mạnh
a) Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
b) Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy.
d) Thay oxy giàu ozon ( hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.
39) Thay đổi độ trơ
a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.
40) Sử dụng các vật liệu hợp thành ( composite )
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành ( composite). Hay nói
chung, sử dụng các vật liệu mới.
Ưu điểm của các thủ thuật :
1. Có thể dạy và học các thủ thuật được. Để luyện tập có thể lấy một đối tượng hoặc một giải
pháp kỹ thuật rồi phân tích xem người ta đã dùng các thủ thuật gì, nhằm giải quyết vấn đề nào.
Cũng có thể lấy một đối tượng nào đó rồi dùng các thủ thuật tác động lên nó để phát các ý tưởng
cải tiến , hoàn thiện đối tượng đó ( các thủ thuật cơ bản này không đơn thuần là công cụ, chúng
còn phản ánh khuynh hướng phát triển các hệ kỹ thuật nói chung và hệ thống nói chung nên
chúng có công dụng khá lớn ). Có thể dùng các thủ thuật theo cách trên để luyện tập phát triển trí
tưởng tượng.
2. Nếu dùng các thủ thuật đúng nơi,đúng lúc, đúng cách thì suy nghĩ sẽ trở nên định hướng và
tiết kiệm thời gian giải bài toán .
3. Có thể nhân sức mạnh của các thủ thuật bằng cách không chỉ dùng các thủ thuật đơn lẻ mà
dùng các tổ hợp của chúng.
4. Mặc dù các thủ thuật tìm ra từ lĩnh vực sáng tạo kỹ thuật nhưng có thể mở rộng dùng chúng ở
các lĩnh vực sáng tạo khác nếu hiểu chúng một cách linh hoạt, khái quát cộng với trí tưởng
tượng.
Nhược điểm của các thủ thuật :

1. không có các tiêu chuẩn khách quan để xác định cụ thể dùng thủ thuật gì, lúc nào, ở đâu và
như thế nào để giải bài toán cho trước nhanh nhất.
2. trên thực tế, người ta thường dùng tổ hợp các thủ thuật để giải, do vậy, lại đụng đến vấn đề số
lớn của phương pháp thử và sai.
3. khi một số thủ thuật mang lại lợi ích cho người giải và trở nên được yêu thích, chúng tiềm
chứa tính ì tâm lý, cản trở sáng tạo khi phải giải các bài toán loại khác.

( Theo Triz Vietnam )
Xem bài khác về Kỹ năng làm việc sáng tạo

Làm thế nào các thiên tài cho ra đời những phát minh? Đâu là mối liên hệ giữa hai lối suy nghĩ,
một đã tạo ra Mona Lisa với một đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn? Chúng ta học được
gì từ cách thức suy nghĩ của những Galileo, Edison và Mozart trong lịch sử?
Trong nhiều năm, những học giả đã cố gắng nghiên cứu các thiên tài bằng phương pháp phân
tích thống kê. Năm 1904, Havelock Ellis nhận thấy hầu hết các thiên tài đều sinh ra khi người
cha trên 30 tuổi, mẹ dưới 25 và thường đau ốm khi còn bé. Những công trình nghiên cứu khác lại
chỉ ra rằng nhiều thiên tài sống độc thân (như Descartes), mồ côi cha (như Dickens) hay mồ côi
mẹ (Darwin). Cuối cùng, những dữ liệu trên cũng không nói lên được điều gì.
Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa trí thông minh và thiên tài Nhưng họ
nhận thấy rằng những nhà vật lý học bình thường lại có chỉ số là cao hơn nhiều so với những
người đoạt giải Nobel và cả thiên tài phi thường Richard Feynman, người có chỉ số là kha khá:
122. Thiên tài không phải là người thông thạo 14 thứ tiếng lúc mới 7 tuổi hay thậm chí thông
minh một cách đặt biệt. Năng lực sáng tạo không đồng nghĩa với trí thông minh.
Hầu hết những người có trí tuệ trung bình có thể đưa ra những phương án thông thường để giải
quyết vấn đề. Thí dụ, khi được hỏi " Một nửa của 13 là gì?" thì đa số chúng ta ngay lập tức sẽ trả
lời là 6,5. Lý do là chúng ta luôn có khuynh hướng nghĩ đến những điều đã có sẵn. Khi phải đối
diện với một vấn đề, chúng ta xét lại những gì chúng ta đã được dạy và những gì có hiệu quả
trong quá khứ, lựa chọn cái gì gần đúng nhất với hoàn cảnh hiện tại và dùng nó để giải quyết vấn
đề.


Những thiên tài, ngược lại, suy nghĩ theo những hướng khác nhau. Họ tự hỏi: "Có bao nhiêu
cách khác nhau để tôi nhìn nhận vấn đề?" và "Có bao nhiêu cách để tôi giải quyết nó?".
Dấu hiệu của những thiên tài là sự sẵn sàng khám phá tất cả những khả năng có thể xảy ra chứ
không phải cách giải quyết thông dụng nhất. Suy nghĩ thông thường đưa đến sự cứng nhắc. Đó là
lý do vì sao chúng ta thường thất bại khi phải đối mặt với những vấn đề mới mà ban đầu chúng
có vẻ gần với những gì chúng ta đã giải quyết được nhưng trên thực tế lại khác xa. Nắm bắt một
vấn đề bằng những kinh nghiệm của bạn trong quá khứ sẽ đương nhiên đưa bạn đi theo lối mòn.
Nếu bạn suy nghĩ theo tối mòn, bạn chỉ nhận được những gì bạn đã có.
Trong nhiều thế kỷ, người Thụy Sĩ thống trị ngành công nghiệp đồng hồ. Nhưng vào năm 1968,
khi một nhà phát minh người Mỹ giới thiệu một chiếc đồng hồ chạy pin tại Đại hội đồng hồ thế
giới (World Watch Congress), tất cả các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đều bác bỏ nó bởi cho
rằng nó không phù hợp với mẫu mã vốn có của họ. Trong khi đó, Seiko, một công ty điện tử
Nhật Bản đã quan tâm đến phát minh mới này và thành công trong việc thay đổi tương lai của thị
trường đồng hồ thế giới. Bằng việc nghiên cứu sách vở, sự phù hợp và các cuộc trò chuyện với
những nhân vật nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và công nghiệp, các
nhà nghiên cứu đã tìm ra những cách thức suy nghĩ sau có thể thay đổi những ý tưởng thông
thường theo hướng thiên tài.

1- Thiên tài luôn nhìn nhận vấn đề từ mọi góc độ:
Phương pháp phân tích của Sigmund Freud là tìm ra những chi tiết không theo các phương thức
truyền thống để đến gần hơn với những cách nhìn hoàn toàn mới. Để giải quyết vấn đề một cách
sáng tạo, bạn phải từ bỏ ngay phương pháp trước tiên xuất hiện trong đầu bạn - cái thường bắt
nguồn từ kinh nghiệm trong quá khứ - và nhìn nhận lại vấn đề. Thiên tài không đơn thuần chỉ
giải quyết những vấn đề sẵn có, họ còn tìm ra những cái mới.
2- Thiên tài làm cho những suy nghĩ của mình trở nên hữu hình:
Thiên tài phát triển những khả năng về thị giác và không gian cho phép họ trình bày thông tin
theo những cách mới. Cuộc bùng nổ năng lực sáng tạo trong thời kỳ Phục Hưng đã gắn liền với
sự phát triển của đồ thị minh hoạ suốt thời gian này, đáng chú ý có biểu đồ khoa học của
Leonardo da Vinci và Galileo Galileo. Galileo cải cách khoa học bằng cách làm cho những ý
tưởng của ông rõ ràng, sinh động nhờ biểu đồ trong khi người đương thời sử dụng những phương

tiện thông thường hơn.
3- Thiên tài luôn làm việc
Thomas Edison có 1093 phát minh, đó vẫn đang là một kỷ lục: Ông đảm bảo năng suất làm việc
cao bằng cách đặt ra cho mình những chỉ tiêu phải đạt được: một phát minh nhỏ mỗi mười ngày
và một phát minh lớn mỗi sáu tháng. Johann Sebastian Bach viết một bản nhạc mỗi tuần ngay cả
khi ông ốm đau hay mệt mỏi. Wolfgang Mozart đã viết hơn 600 bài nhạc.
4- Thiên tài có những sự kết hợp mới lạ
Giống như những đứa trẻ say mê với khối hộp xếp, các thiên tài luôn kết hợp và phối hợp lại
những ý tưởng, hình ảnh và suy nghĩ. Định luật di truyền đã được phát hiện nhờ Gregor Mendel,
người đã kết hợp môn toán và sinh học để sáng tạo ra một tri thức mới cho ngành di truyền học.
5- Thiên tài thúc đẩy những mối quan hệ
Khả năng phi thường của họ khi kết nối những thứ có vẻ như không hề liên hệ với nhau giúp họ
nhìn thấy những điều mà người khác bỏ sót. Da Vinci nhận ra sự giống nhau giữa tiếng chuông
và hòn đá rơi xuống mặt nước và kết luận rằng âm thanh truyền đi theo dạng sóng.
6- Thiên tài chuẩn bị mình cho những cơ hội
Bất kỳ khi nào chúng ta cố gắng làm một điều gì đó và thất bại, chúng ta từ bỏ mục đích của
mình. Đó là nguyên tắc đầu tiên của những khó khăn trong sáng tạo. Chúng ta có thể tự hỏi vì
sao chúng ta thất bại trong những dự định của mình, một câu hỏi hợp lý. Nhưng những khó khăn
trong sáng tạo đưa đến cậu hỏi: Chúng ta đã làm gì? Trả lời nó bằng cách mới và gây bất ngờ
cũng chính là một hành động mang tính sáng tạo chủ yểu Đó không phải là may mắn, nhưng là
trình độ cao nhất của sự hiểu biết sâu sắc năng lực sáng tạo.
Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất: Khi bạn thấy điều gì đó hấp dẫn, dừng mọi việc lại và bắt
tay vào làm nó. Rất nhiều người có khả năng đã thất bại trong việc nâng cao năng lực sáng tạo
bởi họ quá gắn bó với những tư tưởng cố hữu của mình. Những thứ đó không phải là những ý
tưởng thực sự có ích. Những thiên tài không chờ đợi cơ hội, họ tự tạo ra chúng.

1 Các tập tin đính kèm| 2KB
1. application.ini
Tải về
Phương Pháp Động Não

Gửi bởi: shine, Ngày đăng: 17/06/2008, Lần xem: 1097, Thảo luận: 0 lượt.
Các thành viên trong một Nhóm thường quen thụ động, ỉ lại vào người lãnh đạo, không muốn
phải suy nghĩ để cùng phác họa những kế hoạch, chương trình chung. Do vậy, đến khi triển khai,
hiệu quả không cao. Phương Pháp Động Não sẽ
I. DẪN NHẬP:
Các thành viên trong một Nhóm thường quen thụ động, ỉ lại vào người lãnh đạo, không
muốn phải suy nghĩ để cùng phác họa những kế hoạch, chương trình chung. Do vậy,
đến khi triển khai, hiệu quả không cao. Phương Pháp Động Não sẽ giúp khắc phục
khuyết điểm này khi kích thích mọi người tham gia suy nghĩ, đóng góp kinh nghiệm và
sáng kiến cho công việc chung. Vì thế, tiếng chuyên môn gọi phương pháp này là Brain
Storming, diễn tả tiến trình giống như một cơn bão ( storm ) lay động nhanh và mãnh
liệt mọi khả năng vận động làm việc của bộ não ( brain ).
Nên tiến hành phương pháp này phối hợp cho một Nhóm 10 tới 30 người để cùng bàn
thảo, hoạch định và tổ chức một công việc hoặc suy nghĩ, học hỏi một chủ đề. Khi tiến
hành, cần phối hợp khéo léo và thành thạo với các Phương Pháp Lập Phiếu ( Fichier ),
Nhóm Ong ( Buzz-Group ) để đạt hiệu quả cao nhất.
II. ĐỊNH NGHĨA:
Phương Pháp Động Não được định nghĩa là cách thức:
q Vận dụng kinh nghiệm và sáng kiến mỗi người,
q Trong thời gian tối thiểu tùy vấn đề đưa ra,
q Để có được tối đa những dữ kiện tốt nhất.
Tất cả nhắm đạt được hiệu quả theo công thức dưới đây, trong đó, hệ số năng động là
cách tổ chức sinh động của người Linh Hoạt Viên cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình
của tập thể.
DỮ KIỆN THU NHẬN
HIỆU QUẢ NĂNG ĐỘNG = HỆ SỐ NĂNG ĐỘNG X
THỜI GIAN TIẾN HÀNH
III. TIẾN HÀNH:
Nội dung phương pháp đòi hỏi 2 yếu tố cần và đủ:
q Yếu tố cần: Các thành viên sẽ phân tích vấn đề càng nhiều chi tiết, góp lại càng nhiều

dữ kiện, càng đạt hiệu quả cao.
q Yếu tố đủ: Linh Hoạt Viên phải tổng hợp vấn đề lại thành hệ thống gồm các mảng,
các khối dữ kiện có tương quan liên hệ với nhau.
Có thể tiến hành theo hai cách: Điều động gián tiếp bằng phiếu và điều động trực tiếp
bằng lời nói, mỗi cái đều có mặt mạnh của nó.
1. ĐIỀU ĐỘNG GIÁN TIẾP BẰNG PHIẾU:
Cách này vận dụng đến Phương Pháp Lập Phiếu và Phương Pháp Nhóm Ong để thu
nhặt được nhiều dữ kiện với thời gian tối thiểu, Linh Hoạt Viên dễ tổng hợp và lưu trữ
các tờ phiếu làm tài liệu.
Nhưng chỗ yếu của phương pháp này là: các dữ kiện nêu lên dễ bị trùng hợp nhau, khi
tiến hành thì bầu khí ít sôi động vì thiếu sự ganh đua giữa các thành viên.
Tiến trình động não diễn ra như sau:
a) Chia Nhóm ra thành nhiều Toán ứng với số mảng vấn đề của chủ đề nêu ra.
b) Phát cho mỗi Toán các xấp phiếu với mầu khác nhau ứng với từng mảng vấn đề.
c) Đề nghị trong 3 đến 5 phút tuỳ nội dung, mỗi người động não để liệt kê tối đa những
dữ kiện mình tìm ra cho vấn đề đã nêu.
d) Hết thời gian, mỗi Toán thu phiếu giao cho một thư ký tổng hợp và hệ thống lại, cùng
với các thư ký các Toán kia dán tạm các tờ phiếu lên bảng theo từng cột của từng vấn
đề. Trong lúc đó, Linh Hoạt Viên cho một trò chơi để thư giãn.
e) Sinh hoạt xong, Linh Hoạt Viên đúc kết toàn bộ chủ đề trên bảng, lượng giá thành
quả động não.
2. ĐIỀU ĐỘNG TRỰC TIẾP BẰNG LỜI NÓI:
Cách thức này đòi hỏi phải có 3 người cùng tổ chức và phối hợp với nhau, gồm có:
Linh Hoạt Viên phải tỏ ra sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn; một bạn được mời làm thư ký
chung phải nhanh nhẹn, tháo vát; và thêm một bạn được nhờ tổng hợp cũng phải nhạy
bén, chính xác. Bầu khí tiến hành sẽ sôi động hơn cách điều động bằng phiếu đã nêu ở
trên, bởi các thành viên trong Nhóm được kích thích tranh đua với nhau để động não
liên tục, do đó thời gian sử dụng sẽ ở mức tối thiểu mà vẫn đạt hiệu quả rất cao.
Tiến trình động não diễn ra như sau:
a) Linh Hoạt Viên giải thích ngắn gọn, rõ ràng về cách thức động não cho mọi thành

viên trong vòng tròn Nhóm gồm các bước:
· Lần lượt từng người nêu một dự kiện liên quan đến vấn đề động não, mỗi dữ kiện chỉ
nêu bằng 1 hoặc 2 chữ mà thôi. Người sau không được nêu trùng lại dữ kiện đã nêu
rồi.
· Quá 3 giây chờ đợi, người tới phiên mà không nêu được dữ kiện thì Linh Hoạt Viên
mời người kế tiếp trong vòng. Ai chưa nêu được dữ kiện nào sẽ phải trả nợ ở vòng sau.
· Mỗi người đều có quyền nêu thêm dữ kiện mới khi tới phiên mình ở vòng thứ hai và
thứ ba. Ngược lại, ai đã nêu được ở một vòng, có thể được cho qua nếu không tìm
được thêm dữ kiện mới ở vòng xoay sau. Nếu đã xoay đến vòng động não thứ ba mà
không ai bị mắc nợ thì động não có thể chấm dứt.
b) Sau khi đã hướng dẫn cách động não, Linh Hoạt Viên cho hiệu lệnh bắt đầu, cố gắng
tạo bầu khí sôi nổi như trong một trò chơi thi đua.
c) Người thư ký nhanh tay ghi nhận các dữ kiện mọi người nêu vào một tờ giấy mà
không cần sắp xếp ngay thành các hạng mục hay thứ tự gì cả.
d) Khi động não chấm dứt, Linh Hoạt Viên cho một trò chơi nhẹ để Nhóm thư giãn trong
5 phút, trong lúc người tổng hợp sẽ cùng người thư ký hệ thống các dữ kiện vừa thu
nhận thành bảng kết quả có chia các hạng mục hoặc có thứ tự trên giấy, hoặc hay nhất
là trên bảng treo trong phòng.
e) Trò chơi sinh hoạt vừa xong, nhờ các dữ kiện vừa tổng hợp, Linh Hoạt Viên sẽ đúc
kết và lượng giá chung vấn đề cần động não đã nêu từ đầu.
IV. NHẬN XÉT:
Tóm lại, đây là một trò chơi cho mọi lứa tuổi, nhằm liệt kê tối đa các dữ kiện có thể
động não trong một Nhóm, tiến hành thật sinh động trong phòng ( in door ) hoặc có thể
ở cả ngoài trời ( out door ). Khi Nhóm đã quen chơi động não nhiều vấn đề đơn giản và
vui nhộn khác nhau, có thể ứng dụng sâu xa hơn vào việc thu nhặt các dữ kiện cho một
vấn đề học hỏi nghiêm chỉnh ngay trong một lớp học, hoặc cho một vấn đề cần chia sẻ
thảo luận vòng tròn.
Ngoài ra, Phương Pháp Động Não rất cần thiết khi muốn thiết kế một chương trình, một
kế hoạch chi tiết, để sau đó có thể thực hiện một sơ đồ lớn bằng phương pháp
PRAISE.

V. THỰC TẬP:
Xin đơn cử một số ví dụ có thể tổ chức động não theo cách điều động gián tiếp bằng
phiếu, như sau:
§ Nêu chi tiết diễn tiến của Thánh Lễ trong 4 phần: Phụng Vụ Tập Họp ( Liturgie du
Rassemblement ), Phụng Vụ Lời Chúa ( Liturgie de la Parole ), Phụng Vụ Tạ Ơn
( Liturgie de la fraction du Pain ) và Phụng Vụ Sai Đi ( Liturgie du Renvoi ).
§ Nêu những hành trang cần thiết dành cho một Giáo Lý Viên theo 5 mặt: Tâm Linh,
Nhân Bản, Kiến Thức, Phương Pháp và Kỹ Năng.
§ Nêu thành phần của ban tổ chức một kỳ Trại Họp Bạn trong 5 khâu: Đối Nội, Đối
Ngoại, Hậu Cần, Sinh Hoạt, An Sinh.
Xin đơn cử một số vấn đề có thể động não theo cách thức Điều động trực tiếp bằng lời
nói, như sau:
§ Chương trình diễn tiến chi tiết của một kỳ trại 36 tiếng hoặc một chuyến đi pique-
nique
§ Những dụng cụ và hành trang cho cá nhân cũng như cho tập thể cần cho một kỳ trại
12 tiếng, hoặc một chuyến đi tĩnh tâm ngắn hoặc dài ngày
§ Những thiếu sót thường gặp trong một kỳ Trại Bay hoặc một chuyến đi phục vụ từ
thiện xa
§ Những đức tính cần nhất của một Giáo Lý Viên, hoặc của một ca viên trong ca
đoàn hoặc trong tình bạn, trong tình yêu, trong đời sống hôn nhân Công Giáo
§ Nêu tên các nhân vật trong Kinh Thánh Tân Ước, các Thánh nam hay nữ, các Dòng
Tu nam hay nữ hiện diện tại Việt Nam
(LM Lê Quang Uy, DCCT)
OIT - Một Trình Tự Đơn Giản để Sáng Tạo
Các kỹ thuật đã nêu trong các chương truớc tập trung trên các khiá cạnh đặc biệt cuả
tư duy sáng tạo. DOIT sẽ "gói ghém" chúng lại với nhau, và dẫn ra các phương pháp về
sự xác nghiã và đánh giá cuả vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt
nhất.
Các kỹ thuật đã nêu trong các chương truớc tập trung trên các khiá cạnh đặc biệt cuả
tư duy sáng tạo. DOIT sẽ "gói ghém" chúng lại với nhau, và dẫn ra các phương pháp về

sự xác nghiã và đánh giá cuả vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt
nhất.
Chữ DOIT là chữ viết tắt bao gồm:
D - Define Problem (Xác định vấn đề)
O - Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi Mở Ý Tưởng và Áp Dụng Các Kỹ
Thuật Sáng Tạo)
I - Identify the best Solution (Xác Định lời giải hay nhất)
T- Transform (Chuyển Bước)
Lịch sử cuả Phương Pháp: Kĩ thuật này đã được mô tả trong quyển "The Art of
Creative Thinking" (tạm dịch Nghệ Thuật Tư Duy Sáng Tạo) cuả Robert W. Olson năm
1980
Cách tiến hành
1. Xác Định Vấn Đề
- Phần này tập trung vào phân tích vấn đề để đoan chắc rằng vấn đề được đặt ra là
đúng.
Những bước sau đây sẽ giúp bạn khẳng định nó:
Kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy dấu hiệu cuả nó. Hãy hỏi lập đi lập
lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rể cuả vấn đề.
Đặt câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh. Điều này có thể dẫn tới mệnh đề tổng quát hơn
cuả vấn đề.
Hãy nắm rõ các giới hạn, biên giới cuả vấn đề. Rút ra từ các đối tượng cái gì bạn muốn
đạt tới và cái gì ràng buộc những hoạt động/thao tác cuả bạn
Ghi xuống các mụch đích, các đối tượng và/hoặc các tiêu chuẩn mà một lời giải cuả
vấn đề phải thoả mản. Sau đó hÀy "kéo dãn" mỗi mụch đích, mỗi đối tượng và tiêu
chuẩn ra và viết xuống tất cả những ý tưởng mà nó có thể được "để mắt tới".
Khi mà vấn đề tưỏng chừng rất lớn, thì hãy chia nhỏ hay bẽ gãy nó ra thành nhiều
phần. Tiếp tục như vậy cho tới khi tất cả các phần chia ra đều có thể giải đoán được
trong đúng phạm vi cuả nó, hay là phải xác định một cách chính xác những vùng nào
cần nghiên cứu để tìm ra. (* xem thêm về kỹ thuật đào bới 1 vấn đề)
Tổng kết vấn đề trong một dạng càng ngắn gọn súc tích càng tốt. tác giả cho rằng cách

tốt nhất để làm việc này là viết xuống một số mệnh đề mô tả vấn đề bằng hai từ và lựa
chọn mệnh đề nào rõ nhất
Hình1: Có những thứ "phát minh ngược" nhà sáng chế này đã không quan tâm đến yếu
tố "ngộp thở"
2. Cởi Mở Ý Tưởng và Áp Dụng Các Kỹ Thuật Sáng Tạo - Một khi đã nắm rõ vấn đề
muốn giải quyết, bạn đã có đủ diều kiện để bắt đầu đề ra các lời giải khả dĩ. Hãy chấp
nhận tất cả những ý tưởng hay nảy sinh trong óc.
Ở giai đoạn này chúng ta không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý
tưởng). Thay vaò đó, hày cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến có thể dùng. Ngay
cả những ý tồi có thể làm ngòi nổ cho các ý tốt về sau.
Kích thích những ý mới bằng cách "lôi ra" (một cách bắt buộc) những sư tương đồng,
tương tự giữa vấn đề đang suy nghĩ với những vấn đề khác tưởng chừng không hề có
một liên hệ nào với nhau.
Chẳng hạn như (dùng phương pháp Thâu Nhập ngẫu nhiên):
1- Viết xuống tên cuả các đối tương vật chất, hình ảnh, thưc vật, hay động vật
2- Lập danh sách chi tiết các đặc tính cuả nó.
3- Sử dụng danh sách này để làm mồi kích thích trực giác nảy sinh các ý mới cho việc
giải quyết vấn đề.
Bạn có thể dùng đến tất cả các phương pháp tư duy đã đề cập trước đây để tìm tất cả
các ý có thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh
và những điều lợi ích.
Hãy hỏi nhiều ngươì có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác
nhau cho ý kiến về các lời giải. Trong khi đưa ra các lời giải, hãy nhớ cho rằng mỗi cá
nhân khác nhau sẽ có một cách tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng 1
vấn đề, và gần như chắc chắn rằng các ý kiến dị biệt đó sẽ góp phần vào quá trình
chung
3. Xác Định Lời Giải Hay Nhất
- Chỉ có trong bước này bạn mới lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý đã nêu ra.
Thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một
cách có giá trị là kiểm nghiệm và phát triển chi tiết hơn nhũng ý kiến đã đề ra trước khi

lưạ chọn ý nào hay hơn.
Khi lựa chọn lời giải phải luôn bám sát vào các mục đích cuả bạn. Việc quyết định sẽ
trở nên dể dàng khi mà bạn hiểu rõ các mục đích này
Ghi ra tất cả những "mặt trái" hay yếu điểm cuả ý kiến cuả bạn. Hãy thật sự nghiêm
khắc! Cố gắng để làm tốt lên (mỹ hoá) các mặt xấu này. Sau đó hãy điều chỉnh lời giải
để giảm các khiá cạnh yếu kém trên.
Hãy nhấn mạnh các hậu quả tiềm tàng - xấu nhất cũng như tốt nhất có thể xãy đến khi
thực thi lời giải cuả bạn. Điều chỉnh lại lời giải để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu và tăng
cường tối đa những ảnh hưởng tích cực. Tiến hành "Chuyển Bước" nếu bạn có đủ sức.
Hình 2: còn đây là loại "phát kiếng" đôi mắt Em cũng to đen như ai chớ bộ!
4. Chuyển Bước
- Sau khi xác định và đưa ra lời giải cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện lời giải.
Biến lời giải thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển sản phẩm
bền vững cuả các ý kiến cuả bạn mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là thị trường
và giao thương nêu vấn đề có liên quan đến sản xuất). Điều này có thể cần nhiều thì
giờ và công sức.
Một lời nhắc nhở khá quan trọng: Khi mà thì giờ cho phép, hãy lợi dụng tìm hiểu
thêm những quá trình nghiên cứu và những dự định khác xem các ý kiến nào đã được
thử nghiệm
Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui sướng để
sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới là những thứ có thể đi trước thị trường
hiên tại trong nhiều năm. Họ lại thất bại để phát triển chúng và đành bó tay ngắm nhìn
những người khác hưởng lợi trên những ý tưởng sáng tạo này trong rất nhiều năm
(như trường hợp cuả người sáng lập ra thương hiệu Mc Donald, Penicillin người tìm ra
chất kháng sinh đầu tiên, máy chụp ảnh )
Võ Quang Nhân và Trần Thế Vỹ (Theo Vietsciences.free.fr)
Thần gió đang tới đây !!!
10 cách tốt nhất để có những ý tưởng hay
Sau đây là 10 phương pháp hay nhất mà tôi đã từng sử dụngtrong công ty của mình để có
những ý tuởng hay. Chúng đã rất có ích cho tôi, bây giờ tôi sẽ chia sẻ với các bạn. Tôi tin

rằng chúng sẽ có ích cho những cố gắng của bạn giống như chúng đã có ích cho tôi vậy.
Xác định rõ vấn đề
Để có thể có những ý tưởng nhằm giải quyết các khó khăn trong công việc, tất cả chúng ta
đều cần có điểm khởi đầu. Bạn không thể bay từ New York tới Frankfurt mà đầu tiên không
tới sân bay JFK .Nếu bạn không biết chính xác mình đang ở đâu thì bạn cần một tấm bản đồ
để xác định rõ vị trí hiện thời của mình rồi dần dần tìm đường tới sân bay JFK. Điều quan
trọng là bạn cần phải xác định rõ mình đang ở đâu trước khi tiến hành tìm đường. Nói một
cách khác hãy nghiên cứu kĩ lưỡng tấm bản đồ chỉ đường cho bạn tới New york.
Sử dụng trí tuệ tập thể
Có thể bạn đã từng nghe đến phương pháp này. Đơn giản khi một nhóm nguời cùng làm
việc với nhau, họ cũng ghi lại ý tưởng nhiều như bạn có thể về những gì có liên quan tới
mục tiêu đã đề ra. Đừng lo lắng về những kế hoạch chiến lược hay những thứ tương tự như
vậy. Hãy tập trung vào việc làm sao để có những ý tưởng. Đặt ra một giới hạn thời gian cho
nhóm làm việc, chọn lựa vị trí và thời gian thích hợp mà họ có thể đưa đến thành công. Hãy
chắc chắn rằng mọi người đều ở đỉnh cao của mình và được hướng dẫn để biết cách “suy
nghĩ lớn“. Tôi đã từng giải quyết được cả núi công việc khi dùng phương pháp có ích này.
Tập trung vào những gì mà bạn muốn
Để những ý tưởng của bạn có cơ hội phát triển tốt nhất nhằm giải quyết công việc, bạn cần
dẹp bỏ tất cả những ảnh hưởng từ bên ngoài. Không khoan dung với bất cứ điều gì hết! Hãy
loại trừ mọi sự sao lãng, những thất bại hàng ngày hay những kịch tính có thể dự đoán
được. Đừng chỉ giải quyết vấn đề khôngthôi mà hãy phác thảo lại những công việc thường
ngày của bạn để cho những phiền toái có thể dự tính được không bao giờ có thể quấy rầy
được bạn một lần nữa!
Thành thật quan tâm tới những gì bạn đang cố gắng giải quyết
Bạn có nhớ cảm giác những ngày đi học khi bạn tham gia các môn thể thao (hoặc các môn
học đặc biệt khác) mà bạn ghét cay ghét đắng không? và khi các môn học đó là bắt buộc?
Bạn có nhớ mình đã giỏi như thế nào trong các hoạt động như này không? Hầu như chắc
chắn là không bởi vì bản thân nó không hiện hữu như là một kỉ niệm đẹp nhưng cũng hầu
như chắc chắn rằng để nói rằng bạn cũng chưa thật sự cố gắng. Sẽ là rất rất khó để tham
gia giỏi vào việc gì mà bạn không hề thích tẹo nào. Nếu như bạn có mối quan tâm đặc biệt

với những gì bạn đang cố gắng làm thì khả năng thành công thực chất sẽ được tăng lên
nhiều lần. Nếu bạn cố giải quyết những việc khiến bạn buồn chán thì vì chán, bạn hãy trao
nó cho những ai thực sự thích làm. Khái niệm này chứa đựng sự nỗ lực chung và nói chung
đó lại là một đề tài khác.
Nếu như bạn tự làm chủ thì bạn sẽ tự động có một mối quan tâm (do đó hãy để ý rằng bạn
có tầm nhìn với những gì mà bạn muốn công việc của mình trở thành.) Hãy chú ý tới những
vấn đề và các giải pháp tương đương Liên hệ vấn đề hiện thời của bạn với vấn đề bạn đã
từng gặp trong quá khứ và kiểm tra sự tương đương giữa chúng. Cách giải quyết các vấn đề
gần đây có thể giúp bạn rất nhiều trong việc hình thành những ý tưởng để tìm ra lời giải cho
những tình huống bạn sẽ gặp sau này. Suy nghĩ một chiều, nghĩ dọc, nghĩ một cách logic.
Những lời khuyên tốt nhất luôn đến từ những nhóm cùng chung một mục tiêu làm việc. Hãy
dành cho nhóm của bạn nhiều cơ hội sáng tạo nhất có thể bằng cách lắng nghe gấp đôi nói.
Hãy làm việc này một cách thân tình nhất có thể và đưa các vấn đề trong quá khứ ra công
khai. Bạn có thể nêu ra những thành công trong qua khứ và tiến xa thêm với thách thức
hôm nay.
Hãy nhìn nhận mỗi nhiệm vụ như là một thách thức
Việc bạn coi một vấn đề đơn giản chỉ là một vấn đề là hoàn toàn đúng và sau đó là có chính
xác bao nhiêu người sẽ quan tâm đến nó. Điều chắc chắn là đã là vấn đề thì cần phải có giải
pháp. Tuy nhiên suy nghĩ này không nên ở hàng đầu trong tâm trí khi xem xét việc biến
“vấn đề“ thành “điều có ích". Từ “vấn đề“ có xu hướng như là tổng kết mọi suy nghĩ tiêu cực
trong thâm tâm chúng ta. Chính những suy nghĩ tiêu cực này đã gần như có tác động như
một chướng ngại vật đối với cách giải quyết chúng. Bây giờ nếu như chúng ta lật một đồng
xu và quan sát mặt bên kia (sử dụng ví dụ trong phương pháp 1) thì chúng ta có thể nhìn
nhận chuyến đi từ bất cứ đâu tới New york là một thách thức mạo hiểm.
Nhìn nhận bằng phuơng pháp này chúng ta sẽ thấy mình có nhiều suy nghĩ tích cực hơn
trong đầu và có thể tận hưởng sự vui vẻ dọc theo đường đi với một thách thức thú vị, đối
lập với một vấn đề khó khăn tiềm tàng. Hãy nhìn vào đích mà bạn sẽ đạt được, bạn sẽ hạnh
phúc như thế nào khi tới đuợc Frankfurt?
Hãy biến thách thức /vấn đề thành sự diễn đạt lôi cuốn
Chúng ta đã sử dụng các ví dụ trong quá khứ và việc tạo ra sự tương đương để “trả lời cho

những thách thức “ Một buớc xa hơn nữa là việc coi thách thức như một câu nói thông dụng.
Sử dụng ví dụ của chúng tôi như các quảng cáo “Châu âu cho mùa hè“ hay “ chuyến đi mơ
uớc của cuộc đời“ ,”những kinh nghiệm văn hoá Châu Âu” “ngày mai việc lái xe với vận tốc
250 km là hợp pháp “. Những việc này khiến mọi nguời có ý tuởng về vấn đề lợi ích gắn liền
với những gì đạt đuợc của các khó khăn đang gặp phải. Điều này đặt họ vào những tình
huống mà họ đã từng trải qua. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để có giải pháp khi có một hình
ảnh phổ cập trong đầu. Bạn sẽ gợi ý sự diễn đạt nào?
Mơ tưởng!
Hãy để tiềm thức sáng tạo hoạt động thay bạn! Không có sự trùng hợp ngạc nhiên nào
trong lúc bạn ngó vào các cửa sổ khi đang lái xe, đang ngủ, đảm trách công việc hàng ngày
của bạn hay bất cứ điều gì, tâm thức của bạn sẽ làm thay bạn (ngay cả khi bạn không nhận
thức đầy đủ về điều này). Bao nhiêu lâu thì bạn thường làm nhưng điều hoàn toàn không có
liên quan với nhau rồi bỗng nhiên ý tuởng chợt loé lên trong đầu bạn? Thỉnh thoảng? Đôi
khi? Chẳng bao giờ? Trong bất kì trường hợp nào khi bạn dành thời gian đáng kể cho việc
giải quyết vấn đề bạn sẽ thấy rằng trí tuệ bên trong sẽ giải quyết hộ bạn. Đôi khi nếu bạn
quá cố gắng để giải quyết vấn đề gì đó bạn sẽ chẳng thu được gì cả. Do đó hãy nghỉ ngơi.
Bạn sẽ ngạc nhiên về thành công của mình. Thường xuyên thay đổi công việc hàng ngày
của bạn. Đã bao giờ bạn chú ý tới việc chúng ta dễ dàng tích luỹ các thói quen chưa? Trên
thực tế các thói quen có thể dập tắt sự sáng tạo của bạn. Nếu bạn là người ‘đi lại theo một
lịch trình cố định hàng ngày “, ”ngồi làm việc tại một cái bàn và đi ra đi vào “ “hoà lẫn với
những người đơn điệu“ “nghỉ phép hàng năm tại một nơi duy nhất “…thì để xuất hiện những
ý tuởng có ích cải thiện công việc, môi trường xung quanh ,gia đình vv… chúng ta phải
không ngừng tìm kiếm sự đổi mới. Sự quen thuộc có ích trong việc làm cho chúng ta có cảm
giác cực kì tin cậy. Chính sự tin cậy này đã chấm dứt sự thay đổi trong tâm trí và làm hạn
chế khả năng sáng tạo của chúng ta. Đón xe bus hay xe lửa qua thị trấn hay thỉnh thoảng
thay đổi lịch trình khác ,nâng cao trách nhiệm với công việc, tham gia vào các hoạt động
thể thao, các hoạt động thư giãn hay gặp gỡ những người khác nhau với những quan điểm
khác nhau. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nhận thấy mình đã có được năng lượng tích cực
từ những việc nhỏ đã được đề cập như trên.
Mang theo một tập giấy ghi chép

Tôi luôn mang theo mình một tập giấy để ghi chép. Tôi đang ở thời điểm mà tôi không thể
sống nếu thiếu một trong số những vật dụng đơn giản nhất mà con người từng biết, vật
dụng hầu như chắc chắn có mặt khắp mọi nơi kể từ khi con người còn sống trong hang
động. Một quyển sổ bỏ túi với một cây bút sẽ rất có ích bởi vì bạn có thể nắm bắt được mọi
ý tưởng bất chợt đến với mình. Sẽ cực kì vô ích khi nói rằng “tôi sẽ viết lại chúng sau“ bởi vì
các cơ hội rất mong manh nên thực tế là bạn sẽ không làm được gì cả. Những gì được viết
lại sẽ là các ý tưởng của bạn sau này. Hãy nắm giữ, duy trì và áp dụng chúng. Tôi hi vọng
các bạn sẽ thích bài báo này. Chúc các bạn thành công.
Thần gió đang tới đây !!!
Phương pháp sáng tạo ý tưởng
Theo James Webb Young, bậc thầy về sáng tạo ý tưởng trong kinh doanh thì: “Việc sản xuất các
ý tưởng là một qui trình xác định. Các ý tưởng cũng chạy trên một dây chuyền lắp ráp, mà trong
qui trình này, trí óc tuân theo một kỹ thuật tác nghiệp rõ ràng”. Chúng ta sẽ kết hợp những kinh
nghiệm thực tế với kiến thức uyên thâm của James Webb Young để tìm ra “Phương pháp
sáng tạo ý tưởng”.
Việc sáng tạo ý tưởng theo tôi bao gồm các “công đoạn” sau:
- Nghiền ngẫm vấn đề thông qua việc quan sát những nhu cầu từ cuộc sống. Vận dụng kinh
nghiệm thực tế.
- Huấn luyện trí tuệ: Tìm ra các nguyên tắc và kế đến là tìm ra phương pháp.
- Phối hợp các phần tử cũ:
Cơ sỡ để sản xuất ý tưởng dựa trên 02 nguyên tắc là:
* Phối hợp các phần tử cũ để tạo nên một tổ hợp mới.
* Nguyên tắc thứ hai liên quan đến năng lực của người tạo ra ý tưởng. Vì nó tùy thuộc vào
khả năng nhìn thấy được mối quan hệ giữa phần tử cũ và tổ hợp mới. Đó là sự khác biệt
giữa các ý tưởng gia.
- Dùng trí tuệ để tiêu hóa: Thu thập các nguyên vật liệu dùng sản xuất ý tưởng, bao gồm
các nguyên liệu cụ thể và nguyên liệu tổng quát (có ví dụ) Phân loại theo chủ đề các nguyên
liệu “nhặt” được Quá trình nghiền các nguyên liệu theo từng chủ đề nào cần quan tâm,
giống như bạn đang nhai thức ăn để chuẩn bị tiêu hóa Ghi ra giấy các ý tưởng nhỏ bắt đầu
nhen nhóm, dù các ý tưởng đó chưa thật sự hấp dẫn bạn Quá trình rối trí diễn ra và bạn cần

ngưng ngay mọi việc, thay đổi công việc đang làm và tìm cách gạt bỏ mọi thứ đang làm (lấy
thí dụ các suy nghĩ của Sherlock Holmes, mà nhà văn Conan Doyle mô tả khi lôi Watson ra
khỏi suy nghĩ và rủ đi xem hòa nhạc). Cách này rất hiệu nghiệm trong quá trình tiêu hóa,
lựa chọn ý tưởng độc đáo trong não của bạn.
- Cuối cùng là bật ra ý tưởng sau quá trình hun đúc, có thể ngay trong suy nghĩ đầu tiên của
bạn khi quay lại vấn đề, hoặc trong một trường hợp nào đó khá ngẫu nhiên. Người làm ý
tưởng giỏi là kiểm soát được quá trình này đi đúng hướng, đúng mục tiêu và thời gian.
Phương pháp luyện trí não của OMIZUMI KAG
Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu
biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó
không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một
số vấn đề. I. Tư duy sáng tạo là gì?
1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường:
Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút
Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được. Vậy làm thế nào để uống
được chai rượu nho này mà không cần đập vở chai, cũng không xoi qua lỗ nút chai
Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?
Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những cũng có người
phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên trong. Thế nhưng cũng
có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì pahỉ mở nút chai ra. Nếu
nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi
trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết
thông thường của mình.
Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu biết đó
đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó không những vô
dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số vấn đề.
Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người lớn lại
cảm thấy vô cùng khó khăn.
2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.
Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại cách nghĩ

thông thường của khán giả. Thông thường, ai cúng nghĩ rằng, muốn lấy một vật gì đó từ
trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi
lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy bạc ra thì rất dễ bị khán giả phát hiện
Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc thò tay vào túi
lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi,
không có tờ giấy bạc nào cả. Khán giả cũng trố mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có
kèm theo vật gì không ? Không có. Khán giả có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ
cũng chính là lúc nhà ảo thuật trôr tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ
chiếc khăn vào và….thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ
không phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo thuật đều làm ngược lại với
những suy nghị thông thường của con nguời. Đó cũng là chỗ yếu tâm lý của chúng ta.
Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến thức thông thường’
hoặc “kinh nghiệm của qúa khứ” ?. Tôi cho rằng chẳng qua là bộ não của chúng ta cấu tạo
quá hoàn chỉnh mà thôi.
Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi.
Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi những kinh
nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn các ‘tiết kiệm tư duy” để ứng phó với
những vấn đề đó.
Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. Đó chính là nguyên nhân làm
hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người.
Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn
đề từ nhiều khía cạnh.
Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có những cách giải quyết vấn đề
hoặc những phát hiện bất ngờ.
3. Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo
Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Những trong thời đại tên lửa hiên nay, bất cứ
ai cũng cần có những sáng tạo trong tư duy.
Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc rèn
luyện tính sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng khả năng sáng tạo là bẩm sinh.
Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có.

Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên nhân làm hạn
chế tính sáng tạo. Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với những suy nghĩ táo bạo của tuổi
trẻ thường bị phê bình là: “Quá non nớt! Quá ấu trĩ!”
Ở một xí nghiệp nào đó khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường, đấy là
bầu không khí làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại tại một số nơi khi trưởng phòng xuất hiện
các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như con mèo
con mới mang về. Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả năng phát huy tính
sáng tạo trong công tác của họ. Khả năng phát triển của công ty sẽ bị hàn chế.
Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức thông thường, những
tậ tục, những truyền thống, những ký ức để ràng buộc con người sẽ không thể có sáng tạo
trong tư duy và công tác.
II. Nâng cao khả năng sáng tạo:
Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:
1. Phương pháp đặt vấn đề:
Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng kê. Sau đó lần
lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật phiến
diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương
pháp nạy vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.
2. Phương pháp liên tưởng đôi
Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp ta
vượt qua các liên tưởng thông thường
Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng tới
một sản phẩm hoàn toàn không liên quan dến nó – máy bay. Sau đó ta xem xét đặc tính,
công dụng, trang bị của máy bay.
Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với sản phẩm về âm thanh nổi.
Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà còn rèn
luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
3. Phương pháp phân tích hình thái:
Ví dụ: Muón làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét hình dáng, kích thước,
nguyên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ khối lập phương để lựa chọn điều kiện tối ưu.

Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm
mới đạt tiêu chuẩn cao.
Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hoá của bộ não nhưng đối với việc rèn luyện tư
duy lại không có hiệu quả bao nhiêu.
Theo kinh nghiệm những người có sức sáng tạo phong phú thường là những người rất thích
thú với các trò chơi về bộ não như: câu đố, tiểu thuyết suy luận, ảo thuật, truyện vui, tạp
kỹ…. Trong đó câu đố là một hình thức không thể thiếu được để rèn luyện trí óc của chúng
ta. Nó bao gồm những tài liệu rèn luyện khả năng trực giác, khả năng quan sát, khả năng
phân tích, khả năng suy luận, khả năng bền bỉ, khả năng sáng tạo của con người.
Thần gió đang tới đây !!!
52 lá bài trong sáng tạo
1. 2-S: Intermediary - Dùng vật trung gian
2. 2-C: Flexible shells and thin films - Bao bằng vỏ dẻo
3. 2-D: Visual thinking - Minh họa bằng hình ảnh
4. 2-H: Write it down - Viết ra sổ ý tưởng
5. 3-S: Do it - Thử liều xem sao
6. 3-C: Cool sites - Lấy ý tưởng từ web
7. 3-D: Da Vinci Scribbles - Nhắm mắt vẽ nguệch ngoạc
8. 3-H: Make free association - Kết hợp hú họa
9. 4-S: Spheroidality-Curvature - Cầu tròn hóa
10. 4-C: Equipotentiality - Dựa vào thế cân bằng
11. 4-D: Mechanical vibration - Lắc qua lắc lại
12. 4-H: Continuity of useful action - Liên tục hoạt động
13. 5-S: Listen to music - Nghe nhạc
14. 5-C: Touch me, feel me - Sờ và cảm nhận
15. 5-D: Metaphorical thinking - Liên tưởng
16. 5-H: Use your senses - Dùng mọi giác quan
17. 6-S: Merging - Kết hợp
18. 6-C: Nested doll - Chứa trong
19. 6-D: Universality - Vạn năng

20. 6-H: Self-service - Tự phục vụ
21. 7-S: Homogeneity - Đồng nhất
22. 7-C: Flexibility - Linh động
23. 7-D: Transparency - Biến thành trong suốt
24. 7-H: Color changes - Đổi màu
25. 8-S: Preliminary action - Thực hiện sơ bộ
26. 8-C: Taking out - Tách riêng ra
27. 8-D: Beforehand cushioning - Dự phòng
28. 8-H: Deadline effect - Hiệu quả nhờ hạn chót!!!
29. 9-S: Asymmetry - Tạo sự phản đối xứng
30. 9-C: Blessing in disguise - Biến hại thành lợi
31. 9-D: Auntie gravity - Tìm sự phản trọng lượng
32. 9-H: The other way round - Đảo ngược
33. 10-S: Sleep on it - Mơ về điều đó
34. 10-C: Outside eye - Cái nhìn từ ngoài cuộc
35. 10-D: Be inquisitive - Học cách tò mò
36. 10-H: Local quality - Tập trung vào một điểm
37. J-S: Segmentation - Phân nhỏ
38. J-C: Size matter - Thay đổi kích thước
39. J-D: Đa dạng hóa
40. J-H: Quantity yield quality - Số lượng sinh chất lượng
41. Q-S: Cheap short-living objects - Dùng rẻ thay đắt
42. Q-C: Use copy - Dùng bản copy
43. Q-D: Simplification - Đơn giản hóa
44. Q-H: Look for nature - Bắt chước tự nhiên
45. K-S: Change view point - Mở rộng tầm xem xét
46. K-C: Army of thousand - Nếu năng lực vô hạn
47. K-D: Inside view - Nếu ta là đồ vật
48. K-H: Thay đổi nguyên lý
49. A-S: Praise first - Khích lệ trước đã

50. A-C: Brainstorming - Phát ý tưởng dồn dập
51. A-D: Act childish - Suy nghĩ kiểu trẻ thơ
52. A-H: $100 bet - Đặt cược chọn ý tưởng
2. Phương pháp luyện trí não của OMIZUMI KAG
3. Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất
nhiên, những hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng
ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó không những vô dụng mà còn
làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số vấn đề. I. Tư
duy sáng tạo là gì?
1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường:
Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5
phút
Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được. Vậy làm thế
nào để uống được chai rượu nho này mà không cần đập vở chai, cũng không
xoi qua lỗ nút chai
Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?
Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những
cũng có người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt
vào bên trong. Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng
muốn uống rượu thì pahỉ mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở ra được thì
sẽ không uống được rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm
vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông
thường của mình.
Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những
hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có
những lúc nó không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta
khi giải quyết một số vấn đề.
Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà
người lớn lại cảm thấy vô cùng khó khăn.
2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm
ngược lại cách nghĩ thông thường của khán giả. Thông thường, ai cúng nghĩ
rằng, muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo. Giả
sử nhà ảo thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả
tờ giấy bạc ra thì rất dễ bị khán giả phát hiện
Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc
thò tay vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn
nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả. Khán giả cũng trố
mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không ? Không có.
Khán giả có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà
ảo thuật trôr tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc
khăn vào và….thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn
vào, chứ không phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo
thuật đều làm ngược lại với những suy nghị thông thường của con nguời. Đó
cũng là chỗ yếu tâm lý của chúng ta.
Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến thức
thông thường’ hoặc “kinh nghiệm của qúa khứ” ?. Tôi cho rằng chẳng qua là
bộ não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.
Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để
nghỉ ngơi. Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách
thuận lợi bởi những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn
các ‘tiết kiệm tư duy” để ứng phó với những vấn đề đó.
Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. Đó chính là
nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người.
Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật
hoặc một vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có những cách giải
quyết vấn đề hoặc những phát hiện bất ngờ.
3. Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo
Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Những trong thời đại tên lửa

hiên nay, bất cứ ai cũng cần có những sáng tạo trong tư duy.
Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng
trong việc rèn luyện tính sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng khả
năng sáng tạo là bẩm sinh. Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có.
Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên
nhân làm hạn chế tính sáng tạo. Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với
những suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ thường bị phê bình là: “Quá non nớt! Quá
ấu trĩ!”
Ở một xí nghiệp nào đó khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình
thường, đấy là bầu không khí làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại tại một số
nơi khi trưởng phòng xuất hiện các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến,
nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như con mèo con mới mang về. Ở những
công ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả năng phát huy tính sáng tạo
trong công tác của họ. Khả năng phát triển của công ty sẽ bị hàn chế.
Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức thông
thường, những tậ tục, những truyền thống, những ký ức để ràng buộc con
người sẽ không thể có sáng tạo trong tư duy và công tác.
II. Nâng cao khả năng sáng tạo:
Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:
1. Phương pháp đặt vấn đề:
Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng
kê. Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh
được kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy
vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp nạy vì quá lệ thuộc vào
nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.
2. Phương pháp liên tưởng đôi
Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt
vấn đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường
Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta
liên tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn không liên quan dến nó – máy bay.

Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của máy bay.
Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với sản phẩm về
âm thanh nổi.
Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới
mà còn rèn luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
3. Phương pháp phân tích hình thái:
Ví dụ: Muón làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét hình
dáng, kích thước, nguyên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ khối lập
phương để lựa chọn điều kiện tối ưu. Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp
chúng ta có những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn cao.
Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hoá của bộ não nhưng đối với việc
rèn luyện tư duy lại không có hiệu quả bao nhiêu.
Theo kinh nghiệm những người có sức sáng tạo phong phú thường là những
người rất thích thú với các trò chơi về bộ não như: câu đố, tiểu thuyết suy
luận, ảo thuật, truyện vui, tạp kỹ…. Trong đó câu đố là một hình thức không
thể thiếu được để rèn luyện trí óc của chúng ta. Nó bao gồm những tài liệu
rèn luyện khả năng trực giác, khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả
năng suy luận, khả năng bền bỉ, khả năng sáng tạo của con người.
4. Thần gió đang tới đây !!!
12 nguyên tắc cơ bản của phương pháp hệ thống
1. Bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong thế giới đều được coi là một hệ thống. Mỗi hệ
thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi
trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc
trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống. 2. Trong mỗi hệ thống, cái toàn thể bao
giờ cũng lớn hơn tổng số giản đơn những bộ phận cấu thành, nghĩa là cái toàn thể với tính cách
là một hệ thống có những thuộc tính mới, chất lượng mới, chất lượng tổng hợp mà vốn không
chứa đựng trong các bộ phận cấu thành. Thuộc tính mới gọi là tính toàn thể, thuộc tính hợp trội
có chất lượng cao (emergence) không có ở các thành phần. Nó xuất hiện do tương tác của các
thành phần chưa không phải là do hoạt động của các thành phần.
3. Trong sự tiến hoá, việc tham gia tương tác các thành phần góp phần tạo nên những tính chất

hợp trội của hệ thống, mặt khác những tính chất hợp trội đó của hệ thống cũng làm tăng thêm
phẩm chất của các thành phần.
4. Mỗi hệ thống vừa là hệ thống, đồng thời lại vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp độ
rộng lớn hơn. Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của các yếu tố, đồng thời
lại vừa là hệ thống của các yếu tố khác có cấp độ hẹp hơn.
5. Tính chỉnh thể của hệ thống được cụ thể hoá thông qua các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu
thành hệ thống và giữa hệ thống với môi trường. Có thể nói, đây cũng chính là sự cụ thể hoá
nguyên lý nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện
tượng trong thế giới hiện thực.
6. Tổng thể các mối liên hệ đưa đến khái niệm cấu trúc và tổ chức hệ thống. Theo trình tự, cấu
trúc của hệ thống có thể được biểu thị theo chiều ngang (khi nói đến các mối liên hệ giữa các yếu
tố khác loại). Cấu trúc dọc dẫn đến khái niệm cấp độ của hệ thống.
7. Phương thức điều chỉnh các cấu trúc đa cấp độ là điều khiển. Đó là phương thức liên hệ giữa
các cấp độ hết sức đa dạng mà nhờ đó hệ thống mới hoạt động và phát triển bình thường.
8. Từ vấn đề điều khiển dẫn đến vấn đề tính hướng đích của các hành vi hệ thống, bởi vì điều
khiển nghĩa là giải quyết một nhiệm vụ nào đó, đạt đến một mục đích nào đó theo một chương
trình nhất định. Tuy nhiên tính hướng đích ở đây không phải là mục đích luận tầm thường, mà là
theo nghĩa hiện đại của điều khiển học.
9. Gắn liền với vấn đề điều khiển và tính hướng đích, phương pháp hệ thống còn quan tâm đến
trình độ tự tổ chức của giới hữu sinh và tiính tự điều chỉnh của các hệ thống hữu sinh và kỹ thuật.
Đặc biệt, trong đời sống xã hội, các hệ thống xã hội không chỉ là một hệ thống tự tổ chức, mà
còn là một hệ thống tổ chức. Sự thống nhất giữa tự tổ chức và tổ chức, giữa tự điều khiển và điều
khiển là đặc trưng cơ bản của các hệ thống xã hội.
10. Nguồn gốc biến đổi của hệ thống nằm ở bản thân hệ thống, mà trước hết là ở sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong hệ thống. Chẳng hạn sự thống nhất có mâu thuẫn giữa
hệ thống và yếu tố, giữa yếu tố và cấu trúc, giữa cái toàn thể và bộ phận, giữa cấu trúc và chức
năng
11. Phương pháp hệ thống quan tâm đến mối quan hệ giữa hoạt động và phát triển của hệ thống,
tức là xem xét mối quan hệ giữa trạng thái ổn định bên trong và quá trình phát triển của nó. Nói
cách khác phương pháp hệ thống cần giải quyết vấn đề đồng đại và lịch đại, nhằm tìm ra cơ chế

tương ứng để xây dựng nên bức tranh thống nhất của khách thể. Xét về mặt đồng đại, tức là xem
xét sự vật ở một thời điểm nhất định với tất cả các mối liên hệ phức tạp của nó, còn xét về mặt
lịch đại, tức là xem xét sự vật trong quá trình vận động, phát triển theo thời gian của nó. Theo đi,
phương pháp hệ thống gắn liền với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
12. Tính đa chiều (multidimensionality) là một đặc điểm cốt yếu của tư duy hệ thống. Đa chiều
là có nhiều cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ, nhiều cách hiểu khác nhau về các đối tượng, hệ
thống. Một lý thuyết về một loại hệ thống nào đó bao giờ cũng phản ánh một cách hiểu nhất định
về từng mặt, từng cấp độ khi xem xét nó. Cần hết sức tránh việc áp đặt một lý thuyết cụ thể nào
là chân lý tuyệt đối về các hệ thống đó, mà nên xem mỗi lý thuyết đều có những giới hạn giải
thích nhất định.
Quan điểm đa chiều còn là sự cố gắng phát hiện cái giống nhau trong những cái khác nhau và cái
khác nhau trong những cái giống nhau.
- Tìm cái giống nhau trong những cái khác nhau là khoa học hướng tới cái phổ biến, cái có tính
quy luật
- Tìm cái khác nhau trong những cái giống nhau là nghệ thuất hướng tới cái đặc biệt, sắc thái
riêng của cảm thụ, cái mới ngoài quy luật.
- Cả hai cái đều cần thiết và bổ sung cho nhau để sáng tạo nên những chất lượng phong phú mới
của cuộc sống.
Thần gió đang tới đây !!!
Tư duy hệ thống
Nhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát
triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương
pháp này bao gồm việc bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra
kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không
hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại. Điều này là vì ngày nay, hầu hết các vấn đề đều có
tương quan với nhau theo cách không tuân theo nhân quả tuyến tính. Như một cách điều này và
hậu qua của điều khác - đã trở thành quy tắc, chứ không phải ngoại lệ. Các lực ngoại sinh thực sự
là hãn hữu. Thế giới đã trở nên tăng sự liên nối và các chu trình nhân quả phản hồi, nội sinh bây
giờ chi phối hành vi của các biến quan trọng trong các hệ thống xã hội và kinh tế. Để hiểu nguồn
gốc và giải pháp cho các vấn đề hiện đại, cách tư duy tuyến tính máy móc phải nhường chỗ cho

cách tư duy hữu cơ và phi tuyến, thường hay được nói tới nhu cách tư duy hệ thống - cách tư duy
với việc thừa nhận vị trí thứ nhất của cái toàn thể.
Cách tiếp cận tư duy hệ thống về cơ bản khác với cách tiếp cận phân tích truyền thống. Phân tích
truyền thống tập trung vào việc tách bạch từng mảnh mẩu của đối tượng được nghiên cứu, trong
thực tế từ phân tích bắt nguồn từ nghĩa gốc -chia thành các bộ phận hợp thànn. Ngược lại, tư duy
hệ thống tập trung vào cách đối tượng được nghiên cứu tương tác với các thành phần khác của hệ
thống có chứa nó - hệ thống vốn là tập hợp các phân tử tương tác để tạo ra hành vi. Điều này có
nghĩa là thay vì cô lập những phần ngày càng nhỏ hơn của hệ thống được nghiên cứu, thì tư duy
hệ thống làm việc bằng cách mở rộng góc nhìn của nó có tính tới số ngày càng lớn các ương tác
xem như vấn đề để cần được nghiên cứu. Điều này đôi khi làm này sinh những kết luận khác biệt
đáng để ý so với kết luận do dạng phân tích truyền thống đem lại, đặc biệt khi điều được nghiên
cứu là phức tạp động hay có nhiều phản hồi từ các nguồn khác, bên trong hay bên ngoài.
Đặc trưng của tư duy hệ thống làm cho nó rất có hiệu quả trong hầu hết các kiểu vấn đề khó giải
quyết nhất: những vấn đề bao gồm các yếu tố phức tạp, những vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào
quá khứ hay hành động của các yếu tố khác và những hành động bắt nguồn từ sự phối hợp không

×