Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

BỘ BÀI TẬP VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.95 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
BỘ MÔN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
o0o
BỘ BÀI TẬP
TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG
Hà Nội năm 2008
1
1
CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Khái niệm tiền lương, tiền công và phân biệt
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa
thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động, phù hợp với quan hệ
cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động và các quy định pháp luật
về tiền lương.
Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực
hiện một khối lượng công việc hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường
theo giờ) trong những hợp đồng thỏa thuận thuê mướn nhân công trên thị
trường lao động.
Phân biệt tiền lương và tiền công
Chỉ tiêu Tiền lương Tiền công
Xét về mức độ
ổn định và
thời gian
Là tổng các khoản tiền phải
trả cho người lao động một
cách ổn định thường xuyên
theo thời gian dài.
Là số tiền trả cho người lao


động được tính theo thời
gian ngắn (ngày, giờ);
thường không ổn định.
Xét theo đối
tượng áp dụng
Lao động theo chế độ tuyển
dụng, biên chế, định biên.
Chủ yếu là lao động tự do,
nhận khoán hoặc hợp đồng
dân sự.
Xét về nguồn
để trả
Từ ngân sách nhà nước; từ
hoạt động sản xuất kinh
doanh và hoạt động khác.
Từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động khác.
Xét về cơ cấu
thu nhập từ lao
động
Chiểm tỷ trọng lớn; (Thu
nhập = Tiền lương + Phụ cấp
+ Thưởng + Phúc lợi xã hội)
Tiền công chiếm toàn bộ thu
nhập (Thu nhập = Tiền
công)
Mức độ tuân
thủ pháp luật
Cao; gắn với các chế độ bảo
hiểm.

Thấp, ít dựa vào luật pháp;
thường không gắn với các
chế độ bảo hiểm.
2
2
2. Yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đền tiền lương
- Tiền lương phải đảm bảo các yêu cầu: đóng vai trò chủ yếu trong thực
hiện quy luật phân phối theo lao động; là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo
đời sống người lao động; được xác định trên điều kiện lao động, tiêu chuẩn
lao động, chế độ làm việc; phải đặt trong mối quan hệ hợp lý với chỉ tiêu lợi
nhuận, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng, các chính sách xã hội; phải thể
hiện đầy đủ và ưu tiên hơn đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.
- Các nhân tố ảnh hưởng: chia thành 4 nhóm gồm nhóm nhân tố xã hội
và thị trường, nhóm nhân tố của doanh nghiệp, nhân tố của công việc, nhân tố
của người lao động.
3. Chức năng của tiền lương
Tiền lương có 5 chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thước đo giá trị sức lao động
- Chức năng tái sản xuất sức lao động
- Chức năng kích thích
- Chức năng bảo hiểm, tích lũy
- Chức năng xã hội
4. Tiền lương danh nghĩa (TLDN), tiền lương thực tế (TLTT)
TLDN là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.
TLTT là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể
mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản
thuế, các khoản đóng góp và phải nộp khác theo quy định.
TLDN và TLTT có mối quan hệ thông qua công thức
G

LDN
LTT
I
I
I =
Trong đó: I
LTT
: Chỉ số TLTT
I
LDN
: Chỉ số TLDN
I
G
: Chỉ số giá cả
Để tăng TLTT phải tác động làm tăng TLDN và bình ổn, giảm giá cả.
- Hệ thống biện pháp làm tăng TLDN
3
3
- Hệ thống biện pháp bình ổn và giảm giá cả
5. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương
- Yêu cầu:
+ Phải đảm bảo tái sản suất sức lao động và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người lao động;
+ Phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động;
+ Phải trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc;
+ Phải phân biệt theo điều kiện lao động và cường độ lao động;
+ Phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm và hiệu quả lao động;
+ Phải tính đến các quy định của pháp luật lao động;

+ Phải đơn giản dễ hiểu và dễ tính.
- Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương
+ Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động
+ Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn
tốc độ tăng tiền lương bình quân
+ Trả lương theo các yếu tố thị trường
+ Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
+ Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính
+ Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích trong trả lương
6. Đối tượng nghiên cứu
Là mối quan hệ giữa tiền lương – động lực lao động – kết quả lao động.
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP
A. Câu hỏi tự luận
1. Hãy phân biệt tiền lương, tiền công?
2. Hãy phân tích các chức năng của tiền lương?
3. Hãy phân biệt TLDN, TLTT? Để tăng TLTT Nhà nước cần làm gì? Hãy
phân tích các biện pháp đó.
4
4
4. Hãy phân tích mối quan hệ giữa TLDN, TLTT. Có những trường hợp nào
làm tăng chỉ số TLTT? Hãy liệt kê và cho ví dụ minh họa.
5. Hãy phân tích các yêu cầu trong trả lương, trả công cho người lao động.
Hãy liên hệ với tình hình hiện nay của Việt Nam?
6. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương? Các nhân tố này ảnh
hưởng như thế nào đến việc thỏa thuận tiền lương trong doanh nghiệp?
7. Để tăng TLTT cho người lao động, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
làm gì?
8. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa các yêu cầu trong trả lương với các yêu
cầu trong tổ chức tiền lương?

9. Hãy phân tích các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương? Đối với doanh
nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc nào? Nguyên tắc nào là quan trọng
nhất đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp?
10. Hãy phân tích các nguyên tắc tổ chức tiền lương trong hệ thống thang
bảng lương hiện hành?
11. Theo anh (chị) thực chất của tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp là gì?
Để tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải giải quyết
“bài toán” nào?
12. Tại sao Nhà nước lại ban hành hệ thống thang bảng lương? Theo anh (chị)
hệ thống thang bảng lương này có thể thay đổi trong tương lai không? Tại
sao?
13. Hãy phân tích nguyên tắc trả lương theo các yếu tố thị trường? Theo em,
xu hướng áp dụng nguyên tắc này trong tương lai sẽ như thế nào? Nguyên tắc
này có áp dụng trong các doanh nghiệp Nhà nước không? Tại sao?
14. Anh/chị hãy cho biết cách thức vận dụng các nguyên tắc cơ bản của tổ
chức tiền lương trong việc xây dựng phương án trả lương cho doanh nghiệp.
15. Theo em cần vận dụng những yêu cầu cơ bản của tổ chức tiền lương trong
việc xây dựng chính sách tiền lương cấp quốc gia như thế nào? Liên hệ với
chính sách tiền lương hiện nay, em thấy yêu cầu nào chưa được đáp ứng? Tại
sao?
5
5
B. Câu hỏi đúng-sai, giải thích.
1. Trong các đơn vị thuộc khu vực sự nghiệp chỉ trả lương không có trả công
cho người lao động.
2. TLTT thể hiện mức sống của người lao động.
3. Mọi chế độ và hình thức trả lương hiện tại đều là trả lương danh nghĩa.
4. Để tăng tiền lương thực tế phải tác động đồng thời đến TLDN và giá cả
hàng hóa.
5. Chỉ số TLTT tỷ lệ thuận với chỉ số giá cả và tỷ lệ nghịch với chỉ số TLDN.

6. TLTT thể hiện số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.
7. Trong mọi trường hợp, TLDN càng cao thì mức sống của người lao động
càng được nâng lên.
8. Xét về bản chất, thì tiền lương và tiền công đều là giá cả sức lao động.
9. TLTT càng cao thì mức sống của người lao động càng được cải thiện.
10.TLDN thể hiện mức sống của người lao động.
C. Bài tập
1. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, giá cả tư liệu sinh hoạt và
dịch vụ năm 2006 tăng 6,6% so với năm 2005, trong đó khu vực thành thị
tăng 7,1%; khu vực nông thôn tăng 6,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm
2006 tăng 12,6%; khu vực thành thị tăng 27,8%; khu vực nông thôn tăng
36,9%. Hãy xác định chỉ số tiền lương thực tế và nhận xét, so sánh mức sống
ở thành thị và nông thôn.
2. Theo kết quả điều tra giá cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ năm 2005 tăng
8,4% so với năm 2004; năm 2006 tăng 7% so với năm 2005.Thu nhập bình
quân đầu người tính theo đô la Mỹ năm 2005 là 635 $/năm tăng 8,22% so với
năm 2004; năm 2006 là 715 $/năm. Hãy xác định chỉ số tiền lương thực tế
năm 2005, 2006 và cho nhận xét về mức sống chung của dân cư so với năm
2004.
3. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu
người/tháng năm 2004 là 484.000 đồng, ở khu vực thành thị đạt 795.000
đồng, khu vực nông thôn đạt 377.000 đồng. Năm 2002 là 356.000 đồng, khu
6
6
vực thành thị đạt 622.000 đồng, khu vực nông thôn đạt 275.000 đồng. Hãy
nhận xét mức sống chung và mức sống của từng khu vực của năm 2004 so
với năm 2002. Biết giá cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ năm 2003 tăng 3%;
năm 2004 tăng 9,5%.
4. Có số liệu sau:

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
TLDN ($) 372 398 423 455 480 550 635 715
I
G
1,001 0,994 1,008 1,04 1,03 1,095 1,084 1,066
Anh (chị) hãy phân tích và nhận xét mức sống của người dân trong giai
đoạn từ năm 2000-2006.
5. Có số liệu điều tra năm 2004 như sau:
Loại doanh nghiệp (DN) Tốc độ tăng NSLĐ (%) Tốc độ tăng TLBQ (%)
DN Nhà nước 8,2 16,9
DN ngoài quốc doanh 10,3 3
DN FDI 18,3 12,6
Hãy phân tích và nhận xét việc thực hiện nguyên tắc “Đảm bảo tốc độ
tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân” trong
các loại hình doanh nghiệp trên. Biết, theo quy định cứ tăng 1% NSLĐ thì
tăng tương ứng là 0,8% tiền lương bình quân (TLBQ).
7
7
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỀN LƯƠNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Một số lý thuyết về tiền lương trong nền kinh tế thị trường
- Tiền lương trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Tiền lương trên thị trường lao động độc quyền mua sức lao động lao
động
- Tiền lương trên thị trường lao động độc quyền bán sức lao động lao
động
- Tiền lương trên thị trường lao động kép
2. Quan hệ tiền lương
- Khái niệm: là quan hệ theo hệ số giữa các mức tiền lương cao nhất,

trung bình, thấp nhất trong toàn bộ hệ thống tiền lương.
- Các mức tiền lương được xem xét và có mối quan hệ
+ Bội số tiền lương: là tỷ số giữa mức lương cao nhất với mức lương
thấp nhất của thang bảng lương bao gồm cả lương cơ bản, tiền thưởng trong
lương và phụ cấp có tính chất lương.
+ Mức lương cao nhất là mức lương được quy định cho chức danh
công việc có độ phức tạp cao nhất.
+ Mức lương thấp nhất là mức lương khởi điểm (bậc 1) trong toàn bộ
hệ thống tiền lương.
+ Mức lương trung bình.
- Nguyên tắc và quy trình xác định quan hệ tiền lương
+ Nguyên tắc
+ Quy trình
Bước 1: Xác định và phân nhóm chức danh
Bước 2: Xác định chức danh có mức độ phức tạp lao động cao nhất và
thấp nhất
Bước 3: Xây dựng thang hệ số phức tạp lao động thống nhất
8
8
3. Tiền lương với các yếu tố kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường
- Tiền lương với tăng trưởng kinh tế
- Tiền lương với giá cả và lạm phát
- Tiền lương và thất nghiệp
4. Cơ chế ba bên trong xác định các mức tiền lương
- Nhà nước
- Đại diện giới sử dụng lao động
- Đại diện người lao động
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP
A. Câu hỏi tự luận
1. Tiền lương trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền mua, độc

quyền bán và thị trường kép được xác định như thế nào?
2. Tiền lương ở Việt Nam được xác định trên cơ sở thị trường nào? Vì sao?
3. Hãy phân tích quan hệ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh và
khu vực hành chính sự nghiệp của nước ta hiện nay và so sánh các quạn hệ
tiền lương đó?
4. Phân tích mối quan hệ giữa tiền lương với các yếu tố kinh tế xã hội? Hãy
liên hệ mối quan hệ đó trong mức lương tối thiểu hiện nay của Việt Nam?
5. Hãy phân tích vai trò của các bên trong trong cơ chế ba bên và hai bên đối
với việc xác định các mức tiền lương?
6. Hãy phân tích đặc điểm của tiền lương trong nền kinh tế thị trường Việt
Nam hiện nay?
7. Hãy tóm tắt và cho nhận xét khái quát về lịch sử phát triển của tiền lương ở
Việt Nam?
8. Để thực hiện cơ chế ba bên trong xác định các mức tiền lương ở nước ta,
theo anh (chị) Nhà nước cần làm gì?
9. Hãy so sánh đặc điểm tiền lương trong nền kinh tế thị trường Việt Nam với
các thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền mua, độc quyền bán và thị
trường kép?
9
9
10. Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, tiền lương trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam cần có những thay đổi gì cho phù hợp? Vì sao?
11. Có ý kiến cho rằng, tiền lương ở Việt Nam vừa giống lại vừa khác so với
tiền lương ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Em hãy bình luận
về ý kiến trên?
12. Ở Việt Nam hiện đã thành lập uỷ ban 3 bên về quan hệ lao động. Nếu
được mời tư vấn, anh (chị) sẽ tư vấn những gì cho uỷ ban này? Vì sao?
13. Theo em cần phải làm gì để cơ chế 2 bên trong việc xác định tiền lương
cấp doanh nghiệp thực sự hoạt động có hiệu quả?
14. Thời gian qua ở nước ta diễn ra nhiều cuộc đình công, trên góc độ tiền

lương em thấy cần phải làm gì để hạn chế các cuộc đình công. Giải thích tại
sao?
15. Có ý kiến cho rằng, tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay
không phải là kết quả thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động. Em hãy bình luận ý kiến trên?
B. Câu hỏi đúng-sai, giải thích
1. Trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, mức lương tối thiểu là căn
cứ để người sử dụng lao động thuê mướn lao động.
2. Trên thị trường lao động song phương, người sử dụng lao động quyết định
mức lương trên thị trường.
3. Trên thị trường độc quyền bán sức lao động, Công đoàn sẽ quyết định mức
tiền lương trên thị trường.
4. Trên thị trường lao động độc quyền mua sức lao động, mức lương được xác
định thông qua sự thoả thuận giữa các bên.
5. Trên thị trường lao động kép, mức tiền lương được xác định thông qua sự
thoả thuận của các bên.
6. Trên thị trường lao động độc quyền bán sức lao động, để bảo vệ quyền lợi
cho người lao động Chính phủ quyết định mức tiền lương.
7. Trên thị trường lao động độc quyền mua sức lao động, để bảo vệ quyền lợi
cho người lao động Chính phủ quyết định mức tiền lương.
8. Bội số tiền lương chính là bội số lương.
10
10
9. Cơ chế ba bên chỉ dùng để xác định tiền lương tối thiểu chung.
10.Cơ chế hai bên chỉ dùng để xác định tiền lương tối thiểu của ngành, vùng.
11
11
CHƯƠNG III: TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Khái niệm và phân loại

Mức lương tối thiểu là số lượng tiền dùng để trả cho người lao động
làm những công việc giản đơn nhất trong xã hội trong điều kiện và môi
trường lao động bình thường, chưa qua đào tạo nghề. Đó là số tiền đảm bảo
cho người lao động có thể mua được các tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng thiết
yếu cho tái sản xuất sức lao động cá nhân và dành một phần bảo hiểm tuổi
già, nuôi con.
Phân loại tiền lương tối thiểu:
+ Tiền lương tối thiểu chung
+ Tiền lương tối thiểu ngành
+ Tiền lương tối thiểu vùng
Dựa trên 3 loại tiền lương tối thiểu này, doanh nghiệp xác định tiền
lương tối thiểu của doanh nghiệp.
2. Vai trò của tiền lương tối thiểu
- Là lưới an toàn chung cho những người làm công ăn lương trong toàn
xã hội;
- Đảm bảo sức mua cho các mức tiền lương khác trước sự gia tăng của
lạm phát và các yếu tố kinh tế xã hội khác;
- Giảm bớt đói nghèo trong xã hội;
- Loại bỏ cạnh tranh không cân bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí
các yếu tố sản xuất tới mức không thỏa đáng;
- Đảm bảo trả công tương đương cho những công việc tương đương;
- Phòng ngừa xung đột giữa giới chủ và giới thợ;
- Là công cụ bảo vệ cho những nơi tiền lương thấp có sự chênh lệch
lớn về tiền thù lao;
- Là căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
3. Đặc trưng của tiền lương tối thiểu
- Ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề;
12
12
- Ứng với cường độ lao động nhẹ nhất;

- Ứng với môi trường và điều kiện lao động bình thường;
- Ứng với nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu;
- Ứng với giá cả tư liệu sinh hoạt ở vùng có mức giá trung bình.
4.Yêu cầu của tiền lương tối thiểu
- Đảm bảo đời sống tối thiểu cho người lao động ở trình độ phổ thông
phù hợp với khả năng của nền kinh tế trong từng thời kỳ;
- Phải được tính đúng, tính đủ để trở thành lưới an toàn chung;
- Phải đảm bảo mối quan hệ thực sự giữa mức lương tối thiểu, trung
bình và tối đa;
- Phải là yếu tố tác động đến mức tiền công trên thị trường sức lao
động;
- Phải là sự đảm bảo xã hội có tính pháp lý của Nhà nước đối với người
lao động;
- Phải là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi xã hội và trong
từng cơ sở kinh tế;
- Phải đáp ứng những biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị của đất
nước.
5. Cơ cấu của tiền lương tối thiểu
- Phần để tái sản xuất sức lao động cá nhân;
- Phần để nuôi con;
- Phần để bảo hiểm xã hội.
6. Các phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung đang áp dụng ở
nước ta
- Xác định tiền lương tối thiểu dựa trên nhu cầu tối thiểu;
- Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở mức tiền công trên thị trường
lao động;
- Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở thực tế đang trả trong các
doanh nghiệp;
13
13

- Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở GDP và quỹ tiêu dùng cá
nhân;
7. Điều chỉnh tiền lương tối thiểu
- Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu sẽ tác động tới:
+ Tiền lương, thu nhập của người lao động;
+ Việc làm và giải quyết việc làm;
+ Phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư;
+ Lạm phát
+ Tăng trưởng kinh tế
- Các phương pháp đánh giá tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối
thiểu
Có thể sử dụng đồng thời cả 3 phương pháp sau:
+ Thu thập các thông tin và đánh giá các chỉ tiêu của thị trường lao
động và xu hướng kinh tế do tác động của tiền lương tối thiểu;
+ Tiến hành các cuộc điều tra chuyên đề;
+ Sử dụng các mô hình kinh tế lượng và công cụ thống kê để dự báo
các tác động.
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP
A. Câu hỏi tự luận
1. Thế nào là tiền lương tối thiểu? Vì sao phải xây dựng tiền lương tối thiểu?
2. Tiền lương tối thiểu có đảm bảo 5 chức năng của tiền lương không? Vì
sao?
3. Hãy phân tích ảnh hưởng của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong nền
kinh tế?
4. Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo những yêu cầu nào? Vì sao?
5. Hãy phân tích các phương pháp xác định tiền lương tối thiểu chung ở nước
ta? Để đưa ra mức tiền lương tối thiểu hiện tại có áp dụng các phương pháp
đó không? Vì sao?
14
14

6. Tiền lương tối thiểu doanh nghiệp là gì? Hãy trình bày cách xác định và
điều kiện áp dụng tiền lương tối thiểu doanh nghiệp trong công ty (doanh
nghiệp) có trên 50% vốn Nhà nước?
7. Hãy phân tích ảnh hưởng của việc điều chỉnh của tiền lương tối thiểu
chung đến thị trường lao động?
8. Vì sao cần phải luật hóa tiền lương tối thiểu ở nước ta?
9. Hãy tóm tắt sơ lược lịch sử phát triển tiền lương tối thiểu ở Việt Nam và
cho nhận xét?
10. Dựa trên kinh nghiệm của các nước trong việc xác định tiền lương tối
thiểu, anh (chị) có nhận xét gì về tiền lương tối thiểu của Việt Nam hiện nay?
Là thành viên của WTO, tiền lương tối thiểu của Việt Nam cần phải có những
điều chỉnh gì? Vì sao?
11. Tại sao nói “Tiền lương tối thiểu là lưới an toàn cho những người làm
công ăn lương”. Theo em tiền lương tối thiểu ở nước ta đã thực sự là lưới an
toàn cho người làm công ăn lương chưa? Tại sao?
12. Có ý kiến cho rằng, thực chất của việc xác định tiền lương tối thiểu ở Việt
nam là giải quyết “bài toán ngân sách”. Em hãy bình luận về ý kiến đó?
13. Thế nào là mức độ bao phủ của tiền lương tối thiểu? Theo em có cần tăng
cường mức độ bao phủ của tiền lương tối thiểu ở Việt Nam hay không? Vì
sao?
14. Tại sao nhà nước lại khống chế mức “trần” của tiền lương tối thiểu trong
các doanh nghiệp Nhà nước và mức “sàn” trong các doanh nghiệp không
thuộc sở hữu Nhà nước?
B. Câu hỏi đúng-sai, giải thích.
1. Với bất kỳ mọi quốc gia đều có ba loại tiền lương tối thiểu.
2. Mức lương tối thiểu thuộc loại tiền lương danh nghĩa.
3. Về mặt lý thuyết cung cầu, mức lương tối thiểu tăng thì thất nghiệp sẽ tăng
lên.
4. Trong cơ cấu của tiền lương tối thiểu không có tái sản xuất sức lao động
mở rộng.

15
15
5. Mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng mức lương tối thiểu chung do Nhà
nước quy định.
6. Tiền lương tối thiểu được tính ứng với vùng có mức giá cả tư liệu sinh hoạt
và dịch vụ thấp nhất.
7. Mức lương tối thiểu cao phản ánh một xã hội phát triển.
8. Mọi người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội đều được trả
với mức lương tối thiểu.
9. Điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu (như tăng từ 350.000 đồng/tháng lên
450.000 đồng/ tháng) sẽ làm cho tiền lương của mọi người lao động làm công
ăn lương trong xã hội tăng lên.
10. Điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu chắc chắn sẽ làm cho giá thành sản
phẩm tăng lên vì tiền lương là một yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất.
C. Bài tập
1. Tại thời điểm ngày 1 tháng 10 năm 2006, Nhà nước điều chỉnh mức lương
tối thiểu từ 350.000 đồng /tháng lên 450.000 đồng /tháng. Cũng tại thời điểm
này so với năm trước (năm 2005) chỉ số giá tư liệu sinh hoạt và dịch vụ đã
tăng lên 6%. Hãy xác định chỉ số tiền lương thực tế tối thiểu và nhận xét.
2. Tại công ty A theo thoả thuận người sử dụng lao động trả công cho người
lao động dựa trên khối lượng sản phẩm giao nộp theo quy định về chất lượng
và đơn giá tiền lương của sản phẩm (đơn giá được tính đúng, tính đủ). Theo
cách tính này, tiền lương của những người lao động có trình độ thấp (đã qua
đào tạo) đều thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước ban hành.
Trong những tháng đầu doanh nghiệp cố gắng bù lương cho người lao động
để tiền lương của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Nhưng tình trạng tiền lương thấp vẫn cứ diễn ra. Doanh nghiệp chưa biết xử
lý thế nào vì không tuyển được lao động có trình độ theo yêu cầu của sản xuất
sản phẩm và cũng không thể bù lương tháng cho người lao động được nữa.
Em hãy phân tích vấn đề trả lương tối thiểu ở công ty A và đưa ra biện pháp

để khắc phục thực tế này.
3. Tại một công ty may tư nhân trả lương theo sản phẩm. Do trả lương theo
năng suất và chất lượng sản phẩm nên người công nhân thường làm vượt quá
giờ tiêu chuẩn do nhà nước quy định, theo thống kê số giờ làm việc bình quân
16
16
của một công nhân trong một ngày là 11,5 h/ngày/công nhân. Tiền lương bình
quân của một công nhân trong tháng là 650.000 đồng/tháng. Công ty có vi
phạm trong vấn đề trả lương tối thiểu không? Vì sao? Biết mức lương tối
thiểu chung theo quy định hiện hành là 450.000 đồng/tháng; ngày công làm
việc thực tế bình quân của một công nhân là 27,25 ngày/tháng.
4. Một tổ chức nước ngoài đóng trên địa bàn nội thành Hà Nội thuê một lao
động là người Việt nam làm công việc tạp vụ 4 h/ngày (buổi sáng từ 7 đến 9
giờ và buổi chiều từ 4 đến 6 giờ). Do thời gian làm việc chỉ có nửa ngày nên
tiền lương tháng được xác định bằng 1/2 mức lương tối thiểu theo quy định.
Tổ chức này có vi phạm trong việc trả lương tối thiểu cho người lao động
không? Vì sao?
17
17
CHƯƠNG IV: CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chế độ tiền lương là tổng hợp các quy định của Nhà nước về tiền lương
để các cơ quan, doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho người lao động có
phân biệt theo trình độ lành nghề, điều kiện lao động theo ngành và lĩnh vực
lao động khác nhau.
1. Chế độ tiền lương cấp bậc
- Đối tượng áp dụng là công nhân
- Ý nghĩa:
+ Là cơ sở để xếp và trả lương cho công nhân;
+ Là cơ sở để tính các khoản phụ cấp, tiền lương làm thêm giờ, tiền

lương ngừng việc, tiền lương cho những ngày nghỉ quy định;
+ Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành, các nghề;
+ Là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Khuyến khích công nhân học tập nâng cao trình độ lành nghề;
+ Là cơ sở phân công bố trí lao động;
+ Là cơ sở để xây dựng kế hoạch nhân lực.
- Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương cấp bậc:
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
+ Thang bảng lương
+ Mức lương
2. Chế độ tiền lương chức vụ
- Đối tượng là lao động quản lý, lao động làm công tác chuyên môn
nghiệp vụ
- Ý nghĩa:
+ Là cơ sở để xếp lương và trả lương;
+ Là cơ sở để xác định một số loại phụ cấp, tính bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và một số khoản đóng góp khác.
- Các yếu tố cấu thành:
+ Chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ
18
18
+ Bảng lương viên chức
+ Mức lương
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP
A. Câu hỏi tự luận
1. Dựa vào đâu để xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc và chế độ tiền lương
chức vụ? Vì sao phải xây dựng hai chế độ tiền lương này?
2. Thế nào là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật? Sử dụng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật để làm gì?
3. Thế nào là thang lương, bảng lương? Thang lương khác bảng lương công

nhân ở điểm nào? Vì sao có sự khác biệt đó?
4. Bảng lương công nhân và bảng lương viên chức có điểm gì khác nhau? Vì
sao?
5. Hãy phân biệt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật với tiêu chuẩn nghiệp vụ?
6. Hãy phân biệt giữa cấp bậc công việc với cấp bậc công nhân? Vì sao cần
phải xây dựng cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân?
7. Hãy so sánh phương pháp xác định cấp bậc công việc bằng cho điểm các
chức năng với phương pháp DACUM?
8. Hãy phân tích ý nghĩa của chế độ tiền lương cấp bậc trong hệ thống thang
bảng lương công nhân mà Nhà nước xây dựng?
9. Dựa vào các bước xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức, hãy xây dựng
tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên lao động tiền lương
trong công ty.
10. Hãy phân tích ý nghĩa của việc xác định cấp bậc công việc bình quân và
xác định cấp bậc công nhân bình quân trong doanh nghiệp.
11. Có ý kiến cho rằng, hệ thống thang bảng lương hiện nay do Nhà nước ban
hành vẫn còn mang tính bình quân cao. Hãy trình bày quan điểm của em về
vấn đề trên?
B. Câu hỏi đúng – sai, giải thích.
1. Chế độ tiền lương cấp bậc chỉ áp dụng cho công nhân.
2. Chế độ tiền lương chức vụ chỉ áp dụng cho người có chức vụ.
3. Chế độ tiền lương chức vụ chỉ áp dụng cho khu vực hành chính sự nghiệp.
19
19
4. Thang lương chỉ được áp dụng cho công nhân.
5. Bảng lương chỉ được áp dụng cho công nhân.
6. Dựa vào đặc điểm hoạt động lao động người ta xây dựng hai loại bảng
lương là bảng lương công nhân và bảng lương viên chức.
7. Bảng lương công nhân thường được dùng để xếp, trả lương cho công nhân
làm những công việc trả lương theo thời gian.

8. Trong cùng một nghề, số bậc của cấp bậc công việc và số bậc của cấp bậc
công nhân là bằng nhau.
9. Chế độ tiền lương chức vụ được cấu thành bởi ba yếu tố là chức danh, tiêu
chuẩn nghiệp vụ; thang bảng lương và mức lương.
10.Chế độ tiền lương cấp bậc được cấu thành bởi ba yếu tố là tiêu chuẩn
nghiệp vụ, thang bảng lương và mức lương.
11.Trình độ cơ khí hóa càng cao thì số bậc của thang lương càng ít.
12.Mỗi nhóm mức lương chỉ có duy nhất một bội số lương.
13.Mỗi thang lương chỉ có duy nhất một bội số lương.
14.Mỗi thang lương có thể có một hoặc nhiều bội số lương.
15.Số bậc của cấp bậc công việc và số bậc của thang bảng lương trong cùng
một nghề là như nhau.
16.Cấp bậc công việc phản ánh trình độ lành nghề của công nhân.
17.Cấp bậc công nhân phản ánh mức độ phức tạp của công việc.
18.Khi cấp bậc công việc bình quân bằng cấp bậc công nhân bình quân thì
không cần thiết phải tiến hành các hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật.
19.Dựa vào mức độ phức tạp của công việc và điều kiện lao động để xác định
số nhóm mức lương trong thang lương.
20. Công nhân có bậc càng cao thì trình độ lành nghề càng cao.
C. Bài tập
1. Hãy tính các mức lương, hệ số tăng tuyệt đối, hệ số tăng tương đối và nhận
xét các thang lương sau:
20
20
A,
Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7
Hệ số 1,67 1,96 2,25 2,71 3,19 3,74 4,40
Mức lương
B,
Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7

Hệ số 1,78 2,26 2,84 3,52 4,25 5,05 5,81
Mức lương
C,
Bậc lương 1 2 3 4 5 6
Hệ số 1,45 1,74 2,14 2,65 3,30 4,18
Mức lương
D,
Bậc lương 1 2 3 4 5 6
Hệ số 1,5 1,8 2,16 2,59 3,11 3,73
Mức lương
Chú ý: Áp dụng mức lương tối thiểu chung theo quy định hiện hành, hệ
số tăng tương đối lấy 2 số thập phân.
2. Xác định cấp bậc công việc cho công việc A thuộc thang lương 7 bậc bằng
phương pháp cho điểm các chức năng. Hội đồng đánh giá như sau:
- Chức năng tính toán ở mức trung bình tối thiểu, tỷ trọng điểm 5%
- Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc ở mức trung bình tối
thiểu, tỷ trọng điểm 8%
- Chức năng thực hiện quá trình sản xuất ở mức phức tạp tối đa, tỷ
trọng điểm 75%
- Chức năng điều khiển máy móc thiết bị ở mức trung bình tối đa, tỷ
trọng điểm 5%
- Yếu tố trách nhiệm ở mức trung bình tối đa, tỷ trọng điểm 7%.
Biết: K = 0,221 và hệ số lương của các bậc thứ tự là:
1,55-1,83-2,16-2,55-3,01-3,56-4,20.
21
21
3. Xác định cấp bậc công việc cho công việc B thuộc thang lương 6 bậc bằng
phương pháp cho điểm các chức năng. Hội đồng đánh giá như sau:
- Chức năng tính toán ở mức trung bình tối đa, tỷ trọng điểm 5%
- Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc ở mức đơn giản tối đa, tỷ

trọng điểm 8%
- Chức năng thực hiện quá trình sản xuất ở mức phức tạp tối thiểu, tỷ
trọng điểm 76%
- Chức năng điều khiển máy móc thiết bị ở mức đơn giản tối thiểu, tỷ
trọng điểm 5%
- Yếu tố trách nhiệm ở mức trung bình tối đa, tỷ trọng điểm 6%.
Biết: K = 0,199 và hệ số lương của các bậc thứ tự là:
1,45-1,74-2,09-2,5-3,0-3,6.
4. Có số liệu thống kê của một phân xưởng cơ khí như sau:
- Số công nhân hiện có: 1 công nhân bậc 7/7; 1 công nhân bậc 6/7; 5
công nhân bậc 5/7; 8 công nhân bậc 4/7; 10 công nhân bậc 3/7; 8 công nhân
bậc 2/7; 2 công nhân bậc 1/7.
- Khối lượng công việc hiện có: 5 công việc bậc 6/7; 20 công việc bậc
5/7; 12 công việc bậc 4/7; 18 công việc bậc 3/7; 7 công việc bậc 2/7.
Hãy xác định cấp bậc công việc bình quân, cấp bậc công nhân bình
quân cho phân xưởng trên và đưa ra cách giải quyết vấn đề này.
5. Có số liệu thống kê của một phân xưởng tại một công ty may như sau:
- Số công nhân hiện có: 1 công nhân bậc 5/6; 8 công nhân bậc 4/6; 15
công nhân bậc 3/6; 8 công nhân bậc 2/6; 5 công nhân bậc 1/6;
- Khối lượng công việc cần thực hiện: 1 công việc bậc 5/6; 2 công việc
bậc 4/6; 10 công việc bậc 3/6; 10 công việc bậc 2/6; 5 công việc bậc 1/6.
Hãy xác định cấp bậc công việc bình quân, cấp bậc công nhân bình
quân cho phân xưởng trên và đưa ra cách giải quyết vấn đề này.
6. Nghề X của một công ty được xếp thành các nhóm công việc từ thấp đến
cao. Ở nhóm công việc thấp nhất công ty quy định như sau:
- Để đào tạo trở thành công nhân của nghề bắt buộc người đó phải có
bằng tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở. Sau thời gian đào tạo 6 tháng liên
22
22
tục cả lý thuyết và thực hành tại cơ sở người thợ học nghề đã nắm được các

kiến thức cơ bản của nghề (bậc một).
- Để đạt được bậc 2 người thợ này phải mất 6 tháng nữa học tập liên
tục cả lý thuyết và thực hành. Sau đó thi lý thuyết và thực hành nếu đạt các
quy định của bậc 2 thì được công nhận là công nhân bậc 2.
- Từ bậc 2 lên bậc 3 phải có thời gian tích luỹ kinh nghiệm là 18 tháng
và sau đó phải có 15 ngày học lý thuyết, mỗi ngày học lý thuyết phải có 3
ngày thực hành kèm theo. Để đạt bậc 3 phải thi cả lý thuyết và thực hành theo
quy định.
- Từ bậc 3 lên bậc 4 phải có thời gian tích luỹ kinh nghiệm là 36 tháng
và phải có 3 tháng học cả lý thuyết và thực hành. Để đạt bậc 4 phải thi cả lý
thuyết và thực hành theo quy định.
- Từ bậc 4 lên bậc 5 (bậc cao nhất của nhóm công việc này) phải có
thời gian tích luỹ kinh nghiệm là 36 tháng và phải có 90 ngày cả học lý thuyết
và thực hành. Để đạt bậc 5 phải thi cả lý thuyết và thực hành theo quy định.
Dựa vào quy định trên anh (chị) hãy xác định bội số phức tạp và hệ số
lương bậc 1 của nhóm công việc trên.
7. Tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mức lương tối thiểu của công ty
được quy định là 1.150.000 đồng/tháng. Tại bộ phận văn phòng của công ty
có một số công việc chỉ cần làm từ 4 đến 6 h/ca. Cán bộ lao động tiền lương
tư vấn dựa vào mức lương tối thiểu của tháng để xác định mức lương giờ rồi
tính lương cho người lao động theo số giờ thực tế làm việc. Em có suy nghĩ gì
về cách tính trả lương trên? Nếu người lao động nhận được mức lương tháng
thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với khu vực này, như
vậy có vi phạm luật Lao động không? Vì sao?
Hãy tính tiền lương tháng cho người lao động khi họ làm việc 6 h/ngày
và đảm bảo 26 ngày công chế độ tháng theo quy định.
23
23
CHƯƠNG V: PHỤ CẤP LƯƠNG
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Bản chất, vai trò của phụ cấp lương.
- Khái niệm: Phụ cấp lương là khoản tiền lương bổ sung mà khi xác
định lương cấp bậc, chức vụ, cấp hàm chưa tính hết các yếu tố không ổn định
so với điều kiện làm việc và sinh hoạt bình thường.
- Các hình thức biểu hiện của phụ cấp lương: hữu hình, vô hình, tiền,
hiện vật…
- Vai trò của phụ cấp lương:
+ Bù đắp hao phí cho người lao động mà các chế độ tiền lương chưa
thể hiện đầy đủ;
+ Điều chỉnh quan hệ tiền lương và thu nhập giữa các ngành nghề,
công việc,…;
+ Khuyến khích người lao động đến làm việc ở những vùng xa xôi hẻo
lánh, điều kiện sinh hoạt khó khăn, góp phần điều phối và ổn định lực lượng
lao động xã hội.
+ Khuyến khích phát triển các ngành nghề ưu tiên;
+ Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu an ninh, quốc phòng, kinh tế xã
hội và các mục tiêu khác của Nhà nước.
2. Phân biệt giữa lương cơ bản và phụ cấp lương
- Xét trong tổng thu nhập
- Xét khi điều kiện và vị trí làm việc thay đổi;
- Xét thâm niên và thành tích công tác;
- Xét khía cạnh luật pháp.
3. Các chế độ phụ cấp hiện hành do Nhà nước quy định
- Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp thu hút
24
24

- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp độc hại nguy hiểm
- Phụ cấp trách nhiệm công việc
- Phụ cấp đặc biệt
- Các chế độ phụ cấp đặc thù nghề
4. Xây dựng chế độ phụ cấp lương
Tùy thuộc vào loại cơ quan đơn vị mà có các quy trình xây dựng khác nhau
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP
A. Câu hỏi tự luận
1. Đã có các chế độ tiền lương vì sao cần phải xây dựng các chế độ phụ cấp
lương? Các chế độ phụ cấp lương này có thể thay đổi trong tương lai không?
Vì sao?
2. Hãy phân biệt giữa lương cơ bản và phụ cấp lương. Cho ví dụ minh họa?
3. Vì sao lại có sự khác biệt trong quy trình xây dựng phụ cấp lương giữa các
đơn vị trong khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh?
4. Phụ cấp nào được tính trên lương tối thiểu, lương chuyên môn nghiệp vụ
(lương hiện hưởng)?
5. Phụ cấp nào được tính vào đơn giá (kể cả đơn giá tổng hợp), phụ cấp nào
không tính vào đơn giá? Vì sao?
7. Theo anh chị phụ cấp nào mang tính chất khuyến khích và điều phối lực
lượng lao động xã hội? Vì sao?
8. Hãy liệt kê các chế độ phụ cấp lương được dùng để tính bảo hiểm xã hội và
các phụ cấp lương không phải chịu thuế thu nhập?
9. Hãy so sánh các chế độ phụ cấp lương trong các doanh nghiệp (công ty)
Nhà nước với các chế độ phụ cấp lương trong các công ty ngoài quốc doanh?
10. Qua quá trình nghiên cứu các phụ cấp ở Việt Nam và phụ cấp ở các nước
trên thế giới, em có nhận xét gì về các chế độ phụ cấp lương hiện nay ở Việt
Nam?
11. Theo em, khu vực hành chính sự nghiệp có quyền xây dựng thêm các chế
độ phụ cấp lương ngoài những chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định không?

Tại sao?
25
25

×