Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKNVận dụng những hiểu biết về bình diện âm thanh của ngôn ngữ để tổ chức dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.21 KB, 4 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn Tập đọc lớp 2 (
PHẦN MỞ ĐẦU
I) Lý do chọn đề tài :
Trẻ tiểu học nói chung và trẻ lớp 2 nói riêng là một trong những đối tượng
có tâm hồn và thể chất hết sức ngây thơ trong sáng. Tâm hồn các em như một tờ
giấy trắng. Nhưng để viết lên “tờ giấy trắng” đó những gì tốt đẹp nhất thì lại là cả
một vấn đề hết sức quan trọng của sự kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
Trong đó nhà trường chính là cái nôi của nền tảng giáo dục, là nơi đào tạo hoàn
chỉnh và toàn diện nhất cho một thế hệ tương lai của đất nước.
Vì giáo dục của bậc tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục, đặt nền
móng cho kiến thức tiếng việt hoá. Sự phát triển của học sinh, có ý nghĩa rất lớn
đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo của các bậc học tiếp theo.
Tập đọc là một môn học trong chương trình thay sách giáo khoa được thiết
kế theo quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của phân môn “Tập đọc” là xây dựng phương pháp tích cực
hoá hoạt động của người học, trong đó thầy, cô đóng vai trò tổ chức hoạt động
của học sinh. Mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ
mình và được phát triển, tự mình cảm nhận và thể hiện sự cảm nhận đó trước tập
thể. Đặc biệt là các em học sinh lớp 2, các em còn quá ngây thơ trong sáng. Phát
triển kỹ năng luyện đọc cho các em là một cơ hội tốt giúp các em bước đầu có
kiến thức cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ
Tập đọc được coi là phân môn đặc biệt quan trọng vì qua phân môn này rèn
cho các em các kỹ năng đọc, nghe và nói. Cũng như ở các lớp khác, phân môn
Tập đọc lớp 2 còn cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã
hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số
hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách con
người cho học sinh.
Luyện đọc thành tiếng là một phần quan trọng trong phân môn tập đọc lớp 2
nó có vai trò giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng thành thạo, tạo tính tự tin mạnh
dạn trong mọi hoạt động giao tiếp.
Vậy dạy học phần luyện đọc thành tiếng trong trường tiểu học hiện nay ra


sao? Việc vận dụng các phương pháp trong việc dạy tập đọc cho học sinh lớp 2
như thế nào để rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc thành tiếng có hiệu quả? Đó
chính là những vấn đề khiến tôi suy nghĩ và lựa chọn đề tài : “Vận dụng những
hiểu biết về bình diện âm thanh của ngôn ngữ để tổ chức dạy đọc thành tiếng cho
học sinh lớp 2” để làm nội dung nghiên cứu.
II. Phạm vi nghiên cứu:
Tập đọc giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học
tập và giao tiếp. Tầm quan trọng của Tập đọc chịu sự quy định bởi tầm quan
trọng của chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết được coi là phương tiện
ưu thế nhất trong giao tiếp thì Tập đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được
trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.
1
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tập đọc lớp 2 (
Cùng với chữ viết, Tập đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa
khoá để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện
nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo… từ đó có
điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình.
Môn Tiếng việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh 4 kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết trong mục tiêu của dạy và học tiếng Việt ở lớp 2 là đem lại cho các em kỹ
năng đọc đúng, viết đúng. Bởi vậy về nguyên tắc không thể nói ở lớp 2 dạy âm
hay dạy chữ mà phải kết hợp dạy chữ và dạy âm, dạy chữ trên cơ sở dayï âm, dạy
âm để dạy chữ.
Ở lớp 2 về yêu cầu của môn tập đọc gồm :
- Đọc được một bài khoảng 100 chữ trong thời gian 2 – 3 phút.
- Đọc đúng, đọc rõ ràng từng từ, từng câu trong một đoạn, bài văn, thơ ngắn
(biết dừng hơi thở ở dấu phẩy, chấm).
- Bước đầu biết đọc thầm, hiểu nội dung bài đọc ở lớp. Cụ thểhiểu được nghĩa
của từ ngữ trong bài, nắm được ý chính của từng câu, nêu được ý chính của đoạn
văn hay bài thơ đã học, trả lời được những câu hỏi về nội dung chính của bài đọc.
Chính vì thế mà phạm vi của đề tài là tìm hiểu thực trạng việc dạy phần đọc

thành tiếng ở lớp 2 hiện nay trong trường tiểu học như thế nào, thực
nghiệm một số biện pháp về cách dạy phần đọc thành tiếng trong tiết tập đọc ở
lớp 2.
III/ Phương pháp nghiên cứu.
1) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp đọc sách và tài liệu :
- Phương pháp Xây dựng đề cương :
- Phương pháp xây dựng bản thảo :
2) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp phân tích SGK, SGV
- Phương pháp khảo sát
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ trợ cho vấn
đề nghiên cứu của đề tài.
2
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tập đọc lớp 2 (
PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG
I. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH:
1) Cơ sở ngôn ngữ học:
Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó
liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm,
chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), vấn đề nghĩa của từ, câu, đoạn,
bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học), vấn đề dấu câu, các kiểu câu…(thuộc
ngữ pháp học). Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên kết quả nghiên cứu của
môn ngữ học, Việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nội
dung và phương pháp dạy học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc
dạy học sẽ mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo hiệu quả dạy học.
2. Cơ sở tâm lý giáo dục tiểu học:
Việc dạy đọc không thể không dựa trên lý thuyết văn bản, những tiêu chuẩn
để phân tích, đánh giá một văn bản (ở đây muốn nói đến những bài học ở tiểu
học) nói chung cũng như lý thuyết để phân tích, đánh giá tác phẩm văn chương

nói riêng. Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học
sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản tốt : tính chính xác,
tính đúng đắn và tính thẩm mỹ, dựa trên những đặc điểm về các kiểu ngôn ngữ,
các phong cách chức năng, các thể loại văn các đặc điểm về thể loại của tác phẩm
văn chương dùng làm ngữ liệu đọc ở tiểu học. Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu
hội dung bài đọc cũng phải dựa trên những hiểu biết về đề tài, chủ đề, kết cấu,
nhân vật, quan hệ giữa nội dung và hình thức, các biện pháp thể hiện trong tác
phẩm văn học nhằm miêu tả, kể chuyện và biểu hiện, các phương tiện, biện pháp
tu từ… việc luyện đọc cho học sinh phải dựa trên những hiểu biết về đặc điểm
ngôn ngữ văn học, tính hình tượng, tính tổ chức cao và tính hàm súc, đa nghĩa
của nó. Tất cả những vấn đề trên đều thuộc phạm vi nghiên cứu của lý thuyết văn
bản, phong cách học, lý luận văn học. Vì vậy ta dễ dàng nhận lấy phương pháp
dạy học và tập đọc không thể dựa trên những thành tựu nghiên cứu của lý thuyết
văn bản nói chung và văn bản nói riêng.
Đối với học sinh tiểu học, ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa của
trường tiểu học, hành trang mang theo các em là một sự thơ ngây với một tâm
hồn trong sáng. Những kiến thức văn hoá đến với các em làm một sự thay đổi lớn
trong cuộc đời của mình. Mỗi môn học mang đến cho học sinh một nội dung giáo
dục riêng biệt, một biện pháp tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Ơû lớp 2 là giai đoạn ý thức có chủ định mới bắt đầu phát triển, việc tiếp thu tri
thức của các em đã từng bước chuyển sang giai đoạn tiếp thu có ý thức. Nội dung
trong chương trình giáo dục được các em học tập trên cơ sở có định hướng tâm
lý. Chính vì vậy mà môn tập đọc đã cung cấp cho học sinh rất nhiều nội dung
giáo dục. Ngay từ những bước đầu của môn học, học sinh đã được làm quen với
cách đọc : đọc thành tiếng, đọc thầm cũng được nâng cao dần theo tâm lý lứa tuổi
học sinh và hình thành cho các em những kỹ năng đọc, viết và giao tiếp trong đời
3
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tập đọc lớp 2 (
sống hằng ngày,… tất cả các nội dung giáo dục đó đều được thiết kế theo cấp học
nâng dần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ
BẤM VÀO ĐÂY:
/>4

×