Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vận dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh để tổ chức dạy kể chuyện theo tranh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.09 KB, 4 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 (
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I) Lý do chọn đề tài :
Tiếng Việt là môn học quan trọng nhất của chương trình tiểu học, là môn học
công cụ để học tập các môn học khác và qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt.
Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn như Tập
đọc, Tập viết, Kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, Tập làm văn.
Bởi thế dạy tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng
và đời sống mỗi con người. Những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội, văn
hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới
những yêu cầu mới, mục tiêu mới trong việc dạy tiếng Việt ở nhà trường. Một
trong các mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học
hiện nay là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về môn
tiếng Việt và phát huy những khả năng, năng khiếu của các em. Nhiều giải pháp
đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên.
Đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng là một trong các giải pháp được nhiều
người quan tâm, nhằm đưa các hình thức tổ chức dạy học mới vào trong trường
tiểu học. Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề quan
tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh học sinh và
thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn
diện, có thể nói tiếng Việt đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó rèn luyện
cho các em không phải đơn thuần là đọc, viết mà còn là năng lực tư duy, năng lực
tưởng tượng. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy
bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện tiếng Việt không có nghĩa đơn
giản là làm cho các em làm thành thạo nghe, đọc, nói, viết mà chính là rèn luyện
tư duy cho các em, phát huy tính sáng tạo và cảm nhận về văn học từ đó xây
dựng cho các em tình yêu thiên nhiên, cộng sống, yêu tổ quốc yêu cộng đồng.
Phân môn Kể chuyện là một phân môn có nhiệm vụ rèn luyện và phát huy
tính sáng tạo và cảm nhận về văn học cho các em như đã nêu ở trên. Từ đó hình
thành năng lực kể chuyện, bồi dưỡng tâm hồn, vốn sống và năng lực văn học,
đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn trẻ tiểu học. Khi học kể


chuyện trẻ tiểu học còn được tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống, rèn luyện
và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, khơi dậy
tính tư duy hình tượng.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của phân môn kể chuyện thì nội dung “Kể
chuyện theo tranh” là nội dung có vai trò tăng cường rèn luyện tư duy, xây dựng
tính độc lập sáng tạo đó cho học sinh. Nhưng hiện nay trong trường tiểu học việc
tổ chức dạy học phân môn kể chuyện còn có nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất
triệt để trong việc triển khai nội dung kể chuyện theo tranh. Vậy thực trạng việc
dạy phân môn kể chuyện ra sao, biện pháp nào trong việc tổ chức dạy học phân
môn kể chuyện mang lại hiệu quả nhất? Từ suy nghĩ trên, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài : “Vận dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh để tổ
chức dạy kể chuyện theo tranh lớp 2” .
Ngươi thực hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 (
II. Phạm vi nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học môn tiếng Việt, kể chuyện đóng một vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của học sinh đồng thời là một phương tiện giáo dục
có hiệu quả. Nhiệm vụ quan trọng của phân môn kể chuyện là hình thành năng
lực kể chuyện cho các em; góp phần bồi dưỡng tâm hồn, vốn sống và văn học
cho học sinh. Kể chuyện theo tranh là một phương pháp dạy học mới trong
chương trình tiểu học nói chung ở lớp 2 nói riêng. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng
giữa phương pháp quan sát và phương pháp kể chuyện nhằm mở rộng và tích cực
hoá vốn từ ngữ, phát triển năng lực quan sát, tư duy hình tượng và tư duy lôgic
đồng thời phát huy ngôn ngữ diễn đạt cho học sinh.
Dựa trên những yêu cầu của nội dung, mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu
thực trạng việc dạy học kể chuyện theo tranh ở lớp 2B trường tiểu học
……… để nắm bắt thực tế và tổ chức thực nghiệm dạy học kể chuyện theo tranh
ở lớp 2 theo phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh.
III/ Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số

phương pháp chính sau:
1) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp đọc sách và tài liệu
- Phương pháp Xây dựng đề cương
- Phương pháp xây dựng bản thảo
2) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp phân tích SGK, SGV
- Phương pháp khảo sát
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ trợ cho vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
Ngươi thực hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 (
PHẦN THỰC TRẠNG
I. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH:
1) Cơ sở ngôn ngữ:
Dạy kể chuyện theo tranh là hình thức sử dụng tranh minh hoạ trong sách giáo
khoa để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Đồng thời giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng và phát triển kỹ năng nói và kể
trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư tuy hình tượng của
trẻ. Dạy kể chuyện theo tranh góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm
xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh, qua đó giúp học sinh tích luỹ vốn
văn học, mở rộng vốn sống, rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám
động một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư tuy hình tượng của trẻ.
Kể chuyện theo tranh có những nét độc đáo riêng so với dạng bài kể chuyện
đã nghe, đã đọc. Mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa giáo dục riêng, một hình thức
tổ chức riêng. Nhưng đều hướng tới một mục tiêu duy nhất.
Ví dụ : Khi dạy bài “Quả tim khỉ” (Tiếng Việt 2-tuần 24- tiết 2, trang 52).
Hình thức tổ chức của bài dạy này là kể lại từng đoạn câu chuyện, phân vai
dựng lại câu chuyện dựa trên 4 bức tranh trong SGK để thực hiện. Mục tiêu của
bài học là giúp học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời nói và cử chỉ của các em

qua hình thức phân vai đồng thời hiểu sâu về ý nghĩa của câu chuyện: sự dối trá
của cá Sấu và tính thông minh của Khỉ để các em rút ra bài học cho bản thân.
2. Cơ sở tâm lý giáo dục tiểu học:
Giờ kể huyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể của học sinh, góp phần hình
thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học
sinh. Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em. Từ thủa hai, ba trẻ đã say
mê nghe kể chuyện. Lớn lên được đi học, biết chữ, các em có thể đọc được
truyện nhưng không giảm phần hứng thú nghe kể chuyện. Kể chuyện có sức
mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của
công cụ mà môn kể chuyện sử dụng, đó là tác phẩm văn học nghệ thuật giáo viên
dùng kể trong lớp. Các tác phẩm văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm
xúc, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho các em.
2.2. Lý luận dạy học:
 Giờ kể chuyển góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho
học sinh:
- Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học. Suốt 5 năm
ở bậc tiểu học, học sinh được nghe và tham gia kể chuyện với đủ thể loại, gồm
các tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ truyện cổ tích đến truyện
hiện đại. Do đó vốn văn học của học sinh được tích luỹ dần. Đây là những hành
trang quý báu sẽ theo học sinh trong suốt cuộc đời mình.
- Giờ kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các
em. Qua từng câu chuyện, thế giới muôn màu muôn sắc mở rộng trước các em.
Các em gặp trong đó từng phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ cách
trang phục đến kiến trúc nhà ở và đặc biệt là cách xử của con người trong muôn
Ngươi thực hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 (
vàn trường hợp khác nhau. Nói cách khác, các truyện kể đã làm tăng thêm cho
học sinh vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay.
 Giờ kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước
đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ.

Sống với các nhân vật trong truyện, tư duy hình tượng của trẻ được khêu gợi
và có điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mỹ. Qua từng câu chuyện các
em biết giá trị của từng chi tiết, thấm thía với từng hình ảnh nghệ thuật từng nhân
vật… do đó kể chuyện là miếng đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng của các
em được phát triển.
Đối với giờ kể chuyện theo tranh cũng không ngoài mục đích phục vụ cho
những mục tiêu trên. Dựa trên những bức tranh có sẵn trong sách giáo khoa được
bố trí theo thứ tự của các bức tranh (4 hoặc 5 bức tranh) từ lúc bắt đầu câu
chuyện đến khi kết thúc. Trên cơ sở đó giáo viên yêu cầu học sinh kể lại nội dung
câu chuyện một cách đầy đủ và diễn đạt một cách lưu loát theo sắc thái biểu diễn.
Những câu chuyện kể trong tranh được xây dựng từ bài tập đọc mà học sinh đã
học tiết trước. Thông qua trí nhớ của học sinh kết hợp với tranh minh hoạ và lời
kể trước của giáo viên, học sinh diễn đạt lại nội dung câu chuyện.
So với lớp 1 việc học kể chuyện học sinh chỉ học kể từng đoạn của câu
chuyện đơn giản. Nhưng lên lớp 2 kể chuyện được đặt sau tiết tập đọc, học sinh
dựa trên hình ảnh của tranh và trí nhớ của mình kết hợp với lời kể của cô giáo để
kể lại từng đoạn của câu chuyện và kể toàn bộ câu chuyện. So sánh với các tiết kể
chuyện khác, kể chuyện theo tranh có số lượng tranh nhiều hơn, hình ảnh tranh to
hơn và các bức tranh được sắp xếp theo thứ tự của nội dung câu chuyện. Còn các
tiết kể chuyện khác cũng có một số tiết có tranh minh hoạ nhưng số lượng tranh ít
hơn hoặc hình ảnh của tranh nhỏ hơn và có thêm phần gợi ý trong từng đoạn của
câu chuyện.
Ví dụ : trong tiết kể chuyện: có công mài sắt, có ngày nên kim gồm có 4 bức
tranh được phóng to. Mỗi bức tranh là một chi tiết chính của câu chuyện. Quan
sát các chi tiết đó, kết hợp với lời kể của giáo viên, học sinh có thể kể lại từng
đoạn của câu chuyện.
Còn trong tiết kể chuyện Phần thưởng cũng có 4 đoạn và 4 bức tranh minh
hoạ, nhưng hình ảnh của tranh nhỏ hơn và mỗi đoạn gồm có 2 gợi ý để giúp học
sinh nhớ lại nội dung câu chuyện.
3/ Xác định nguyên nhân :

Việc dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Krông Năng hiện
nay chưa thật đạt một trình độ chuẩn của yêu cầu giáo dục hiện nay, còn gặp một
số thiếu sót (Tuy không ảnh hưởng nhiều đến tiếp thu kiến thức của học sinh, chỉ
ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng kể chuyện cho các em chưa thật đạt hiệu
quả cao). Điều đó có nhiều nguyên nhân:
ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ
BẤM VÀO ĐÂY:
/>Ngươi thực hiện:

×