Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Việt Nam ra nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cho đất nước song cũng
không ít thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Việt Nam đang vươn mình
đứng dậy để sánh vai cùng các cường Quốc năm Châu. Đổi mới toàn diện
luôn là chủ trương của Đảng. Nổi bật đó là việc ban hành pháp luật và các
văn bản phù hợp với tình hình hiện nay, trong đó có lĩnh vực công chứng,
chứng thực.
Hoạt động công chứng đã xuất hiện trên thế giới từ khi nền sản xuất hàng
hoá Tư bản chủ nghĩa bắt hình thành (Thế kỷ X-XI hoặc XIV- XV). Ngày
nay xã hội càng phát triển thì hoạt động công chứng càng cho thấy vai trò
của nó trong đời sống xã hội.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ khi Nghị định
45/HĐBT năm 1991, Nghị định 31/CP năm 1996, Nghị định 75/2000/CP về
công chứng, chứng thực và bây giờ là luật công chứng năm 2006 ra đời là
văn bản bước ngoặt trong quá trình hoàn thiện hệ thống công chứng ở Việt
Nam. Gần đây nghị định 79/2007/NĐ – CP ra đời là điểm nhấn trong công
chứng chứng thực dã có tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân.
Thành phố Hải Phòng khoảng 1,7 triệu dân, nhiều ngành công nghiệp mũi
nhọn, 4 khu công nghiệp, và đặc biệt là hệ thống cảng biển, là một trong
những trung tâm kinh tế lớn của miền bắc. Bởi vậy nhu cầu công chứng các
hợp đồng, giao dịch là rất lớn.Trong quá trình cải cách hành chính, hoàn
thiện quy chế “một cửa”, hoạt động công chứng, chứng thực ở Hải Phòng nói
riêng và cả nước nói chung đang phát triển theo xu hướng xã hội hoá. Với
mong muốn phản ánh được thực tế quá trình xã hội hoá hoạt động công
chứng, chứng thực đang diễn ra từng ngày tại địa phương cùng với những
thành quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục, chuyên đề này
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
xin được đề cập tới vấn đề: Thực trạng hoạt động công chứng - chứng thực
các giấy tờ hành chính liên quan tới công tác hộ tịch trong quá trình hoàn
thiện cơ chế “một cửa”.
Do điều kiện tại khách quan của nơi thực tập nên chưa thể đi sâu vào
phần công tác hộ tịch. Vì vậy,mục đích của chuyên đề là nghiên cứu tác
động của hoạt động công chứng, chứng thực đến đời sống nhân dân Hải
Phòng. Tìm ra tác động tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực, nguyên nhân
vì sao? Để tìm ra biện pháp khắc phục trên cơ sở nghiên cứu thực trạng
nhằm nâng cao hoạt động công chứng trong những năm tới.
Chuyên đề có kết cấu gồm 5 phần:
- Phần I : Giới thiệu chuyên đề.
- Phần II : Quá trình thu thập thông tin.
- Phần III : Kết quả xử lý thông tin.
- Phần IV : Nhận xét, giải pháp và kiến nghị.
- Phần V : Kết luận.
- Phần : Danh mục tài liệu tham khảo.
Trong khuôn khổ một chuyên đề thực tập với hiểu biết còn hạn chế nên
không tránh khỏi thiếu sót. Mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Tư pháp quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng cùng các thầy, cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
hoàn thành chuyên đề này !
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
PHẦN II : QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời gian thu thập thông tin
Với khoảng thời gian thực tập không phải là ngắn từ 12/1/2009 đến
24/4/2009 tại phòng Tư pháp quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng em đã
từng bứơc làm quen với công tác thực tiễn và dần thu được một lượng kiến
thức nhất định với những bài học bổ ích cho bản thân.
Đó là nhờ sự giúp đỡ và tạo điều kiện của trường Đại học Luật Hà Nội,
Đại diện trưởng đoàn là cô Nguyễn Kim Ngân phụ trách đoàn thực tập sinh
Hải Phòng. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo quận Ngô Quyền,
cán bộ phòng Tư pháp quận cộng với sự nỗ lực bản thân đã giúp em hoàn
thành chuyên đề này.
2. Phương pháp thu thập thông tin
2.1. Phương pháp tổng hợp thống kê:
Phương pháp này dựa trên những số liệu từ các báo cáo, tờ trình, các đề
tài nghiên cứu khoa học, sau đó tổng hợp những số liệu liên quan đến chuyên
đề, từ đó phân loại các số liệu cho mỗi mục nhỏ để làm dẫn chứng. Phương
pháp này giúp em hiểu được khái quát hoạt động công chứng, chứng thực
trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đây là một phương pháp quan trọng nên
không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề này.
2.2. Phương pháp so sánh:
Từ số liệu đã được thống kê, tổng hợp đem so sánh qua từng thời kỳ, từng
năm…Để thấy được nhu cầu thực tế cũng như tốc độ gia tăng của nhu cầu
công chứng, chứng thực. Ngoài ra chúng ta so sánh quy định các văn bản
pháp luật qua từng thời kỳ để tìm ra điểm mới, điểm tiến bộ của pháp luật
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
đồng thời thấy được tồn tại chưa thể khắc phục. Trên cơ sở đó đưa ra đánh
giá khách quan chính xác về thực tiễn cũng như những ý kiến đề xuất hợp lý
nhằm khắc phục những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.
2.3. Phương pháp phân tích:
Đi sâu vào phân tích hoạt động công chứng, chứng thực để thấy những
tác động tích cực, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nguyên nhân
chủ quan, nguyên nhân khách quan. Đánh giá chi tiết chất lượng hoạt động
công chứng, chứng thực trên toàn quận.
2.4. Phương pháp điều tra khảo sát:
Qua thực tế tìm hiểu hoạt động công chứng, chứng thực tại phòng Tư
pháp quận Ngô Quyền lấy ý kiến của người dân đến công chứng cũng như ý
kiến của các công chứng viên làm việc tại đây để đánh giá khách quan về
hoạt động công chứng cũng như hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân
dân. Đồng thời tham khảo thêm báo cáo của sở tư pháp Hải Phòng để có thể
đánh giá chính xác nhất thực trạng công chứng,chứng thực trên toàn thành
phố
2.5. Phương pháp khác:
Lấy ý kiến của các chuyên viên - Người có chuyên môn cao cũng như
kinh nghiệm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực công chứng, chứng thực để
giúp em hiểu sâu hơn về hoạt động công chứng đến đời sống nhân dân.
3. Nguồn thu thập thông tin:
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp tiếp xúc thực tiễn và được
sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Tư pháp quận Ngô Quyền các dữ liệu được
em sử dụng để phục vụ chuyên đề từ các nguồn sau đây:
• Văn bản pháp luật:
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
Nghị định 75/2000/NĐ - CP của Chính Phủ ngày 08/12/2002 về hoạt
động công chứng, chứng thực.
Chỉ thị số 01/2001/CT – TTG ngày 05/3/2001 của Thủ tướng Chính
Phủ về triển khai thi hành nghị định 75.
Chỉ thị số 07/2001/CT – UB của UBND thành phố Hải Phòng về triển
khai thi hành nghị định 75.
Luật dân sự 2005.
Luật công chứng 2006.
Nghị đinh số 79/2007/NĐ – CP ngày 18/5/2007 của Chính Phủ về cấp
bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
ký.
Thông tư số 03/2008/TT – BTP ngày 25/8/2008 của Bộ tư pháp về
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ – CP
ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực
bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020.
Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 01/6/2005 về chiến lược xây dựng
pháp luật đến năm 2020.
• Các báo cáo về hoạt động công chứng, chứng thực
• Các công văn:
Công văn trả lời hướng dẫn các sở, ban ngành huyện, quận thành phố
về những vứng mắc trong quá trình thực thi luật công chứng.
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
Công văn của Sở tư pháp về đề xuất vụ hành chính tư pháp về thẩm
quyền công chứng, chứng thực.
• Các nguồn khác:
Các đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở, đề tài cấp nhà nước về xã hội
hoá hoạt động công chứng( thuộc dự án VIE ).
Các bài viết trên báo, tạp chí, chuyên trang pháp luật về luật công
chứng như: Báo pháp luật Việt Nam, báo pháp luật thành phố Hồ Chí
Minh.
Đặc san tuyên truyền chuyên đề công chứng, chứng thực số 14.
Giáo trình tìm hiểu luật công chứng.
4. Các thông tin thu thập được.
Trong thời gian thực tập tại phòng Tư pháp dưới sự chỉ bảo của các cán
bộ sở tư pháp nói chung và phòng công chứng nói riêng em đã thu được kết
quả thực tế về hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh như sau:
4.1. Khái niệm về công chứng.
Trong từ điển Tiếng việt đã định nghĩa: “ công chứng là việc chứng thực
và quản lí các khế ước”.Khi luật công chứng năm 2006 ra đời cũng đã đưa ra
dịnh nghĩa một cách toàn diện: Công chứng là việc công chứng viên chứng
nhận tính xác thực,tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch khác( sau đây gọi
là hợp đồng giao dịch )bằng văn bầnm theo quy định của pháp luật phải công
chứng hoặc cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
4.2. Các lĩnh vực chuyên môn của công tác tư pháp( phòng Tư pháp quận Ngô
Quyền – Hải Phòng )
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
Với chức năng nhiệm vụ được pháp luật quy định phòng Tư pháp quận
Ngô Quyền thục hiện các chức nâng nhiệm vụ sau đây:
• Công tác hộ tịch.
• Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
• Công tác kiểm tra văn bản.
• Công tác trợ giúp pháp lý.
• Công tác công chứng, chứng thực.
4.3. Vị trí vai trò của hoạt động công chứng
• Giúp nhà nước quản lí các hợp đồng giao dịch trong xã hội.
Mặc dù hoạt động công chứng ở nước ta trong những năm qua vẵn
còn mới mẻ nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc xong chưa
thể coi là phát triển như một số nước tư bản. Bỏi vì điểm xuất phát của
nền kinh tế nước ta thấp dẫn đến thành tựu kinh tế thấp. Trước thực
trạng đó đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã nghiêm khắc kiểm
điểm tự phân tích và đề ra đường lối đổi mới toàn diện mở ra bước
ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Theo nghị định số 45 tổ chức và hoạt động phòng công chứng nhà
nước, kể từ đó các phòng công chứng đã được tổ chức sắp xếp một
cách chặt chẽ hơn, đối tượng được mở rộng hơn giúp cho người dân
có thể tin tưởng lựa chọn công chứng như một sự đảm bảo của nhà
nước về mặt an toàn pháp lí đối với các giao dịch của mình, từ đó thúc
đẩy sự tăng trưởng về số lượng giao dịch, hợp đồng góp một phần rất
lớn vào sự phát triển đất nước.
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
• Sự phát triển hoạt động công chứng Nhà nước góp phần thúc đẩy hoạt
động công chứng địa phương:
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của ĐH Đại biểu toàn quốc lần
thứ 8, đất nước ta đã có những khởi sắc, tăng trưởng kinh tế khá, các
ngành xã hội phát triển mạnh mẽ từ những thành tựu đó kéo theo
những quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, nhất là
trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tê hiện nay. Trước nhu cầu bức
thiết đó Luật công chứng 2006 đã được ban hành cùng một loạt các
văn bản hướng dẫn kèm theo nâng cao vai trò của các phòng công
chứng.
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN
Từ những nguồn thông tin trên,qua việc phân loại thông tin và tổng kết
các số liệu ,tôi đã thu được những kết quả đáng ghi nhận đẻ đánh giá đúng
tình hình thục tế tại địa phương , từ đó cho thấy thực trạng hoạt động công
chứng trên địa bàn Hải Phòng. Qua đây thấy được tác động của nó tới đời
sống nhân dân trong đó có tác động tiêu cực, những ảnh hưởng tiêu cực
nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
1. Tình hình chung về công chứng ,chứng thực trên cả nước.
Tổ chưc công chứng nhà nước tuy ra đời muộn so với các nước Châu Âu-
thiết chế công chứng từ hàng trăm năm nay nhưng may măn thay gặp được
môi trường thuận lợi đẻ phát triển đó là nền kinh tế thị trường ở nước ta.Nền
kinh tế thị trường vừa là đối tượng phục vụ vừa là điều kiện phát triển thiết
chế công chứng.
Đến nay cả nước có 128 phòng công chứng với tổng số 380công chứng
viên, hơn 150 nhân viên nghiệp vụ và khoảng 800 nhân viên khác. Tính
trung bình mỗi tỉnh, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi có
6 phòng công chứng đã được xây dựng khang trang và được hiện đại hoá
một bước, đặc biệt là đã tiến hành tin học hoá. Hoạt động chứng thực tại các
UBND cấp huyên, cấp xã và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng
được triển khai thực hiện.
2. Thực trạng công tác công chứng thực ở Hải Phòng.
Sau 5 năm triển khai thực hiện NĐ 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ và
triển khai luật công chứng 2006 cùng với NĐ 79 và các văn bản hướng dẫn
về công chứng, chứng thực nhìn chung đã được dư luận xã hội hoan nghênh
và đánh giá cao công tác này. Phạm vi công chứng, chứng thực được mở
rộng, thông thoáng hơn. Có nhiều quy định mới, tiến bộ về cả chuyên môn
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội
nghiệp vụ cũng như công tác quản lí. Vì thế cho nên hoạt động công chứng ở
thành phố đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây:
2.1. Kết quả hoạt động của thành phố trong những năm qua:
a. Số liệu thống kê từ năm 2005 đến năm 2007:
Bảng 1. Hoạt động của thành phố từ năm 2005 đến năm 2007
STT Mục ĐVT 2005 2006 2007
Chứng nhận hợp đồng mua bán Hợp đồng 127 77 55
Chứng nhận hợp đồng tăng cho
tài sản
Hợp đồng 257 63 24
Chứng nhận hợp đồng thuê nhà Hợp đồng 01
Chứng nhận hợp đồng uỷ quyền Hợp đồng 246 78 69
Chứng nhận hợp đồng cầm cố
TC
Hợp đồng 454 564 1560
Chứng nhận hợp đồng bảo lãnh
TS
Hợp đồng 81 141 25
Chứng nhận văn bản thừa kế Văn bản 495 518 138
Chứng nhận bản dịch Bản dịch 2457 2558 3315
Chứng nhận bản sao
Bản sao 408,615 386,909 406,269
Chứng nhận chữ ký Chứng thực 15 6 51
Chứng nhận khác 39 21 34
Lệ phí công chứng Triệu đồng 903.4 267.7 2797.3
b. Số liệu thống kê năm 2008
Bảng 2. Hoạt động của thành phố năm 2008
STT Mục Đơn vị Năm 2008
Sinh viên Lê Đức Minh – HS30D Page 10