Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

lí luận về thị trường hàng hóa sức lao động của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.81 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Theo C.Mác hàng hóa sức lao động chỉ hình thành sau khi chủ nghĩa tư bản tiến
hành cuộc cách mạng về công nghệ sản xuất, nhằm xây dựng một nền sản xuất đại
công nghiệp. Nước ta là một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa tức
là tiến tới xây dựng một nền đại công nghiệp với chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất vì thế thị trường hàng hóa sức lao động nước ta cũng đang trên đà phát triển
để đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay. Vậy muốn biết thị
trường lao động nước ta hiện nay đang phát triển theo chiều hướng nào:tích cực
hay tiêu cực thì chúng ta phải đối chiếu thực tế thị trường lao động nước ta với lí
luận về thị trường hàng hóa sức lao động của chủ nghĩa Mác-Lênin.
NỘI DUNG
I Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác
1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.
Theo C.Mác: “sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể
một con người,trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con
người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”
Trong bất cứ xã hội nào,sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng
không phải trong bất kì điếu kiện nào, sức lao động cũng trở thành hàng hóa.Sức
lao động chỉ trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử sau đây:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức
lao động của mình tức là có khả năng chi phối sức lao động của mình và có quyền
bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư
liệu sinh hoạt, tức là họ không còn tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện
lao động và cũng không của cải nào khác, họ trở thành người “vô sản”, để tồn tại
buộc người đó phải bán sức lao động của mình để sống.
2 Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa sức lao động
1
Giống như hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và
giá trị sử dụng.
a Giá trị của hàng hóa sức lao động


Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Nhưng sức lao động của công nhân có
hạn, nó chỉ tồn tại như năng lực sống của con người. Vì vậy muốn tái tạo lại sức
lao động công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn,
mặc, ở, học nghề... Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu
của gia đình và con cái họ nữa. Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất
sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt hay nói cách khác giá trị sức lao động được quy về giá trị của
toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, duy
trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.
Tuy nhiên, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ
nó bao hàm cả yếu tố lịch sử, tinh thần. Nhưng đối với mỗi quốc gia và một thời
kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là
một đại lượng nhất định do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao
động do những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản
xuất sức lao động, duy trì đời sống cá nhân để tái sản xuất sức lao động,duy trì đời
sống của bản thân người công nhân.
Hai là,phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái, gia
đình người công nhân.
b Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng
sức lao động tức là quá trình lao động của công nhân để sản xuất ra một hàng hóa,
2
một dịch vụ nào đó. Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao
động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ: hàng hóa thông
thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó
đều tiêu biến mất theo thời gian, trái lạitrong quá trình lao động, sức lao động tạo
ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần dôi ra so với giá trị

sức lao động là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử
dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá
trị, tức là nó có thể sinh ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó chính là đặc
điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.
II Sự vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào thị trường hàng
hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay
1 Thực trạng
Trong lý luận hàng hóa sức lao động có thể thấy thị trường sức lao động với
quan hệ cung cầu về lao động và giá cả hàng hóa sức lao động chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,...
Việc phát triển thị trường sức lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được
những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát
triển kinh tế-xã hội. Nhưng nước ta đang trong thời kỳ quá độ, hơn nữa nước ta là
một nước nông ngiệp lạc hậu và đã trải qua nhiều năm chiến tranh trình độ lao
động còn thấp kém. Hiện nay mới bước vào những năm đầu tiên của thời kỳ mới-
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì vậy lao động nước ta
đang mang những sắc thái đặc thù, gắn chặt với trình độ phát triển của quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất. Về mặt phát triển kinh tế nước ta đang chuyển từ
sản xuất hàng hóa giản đơn lên sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa có vận dụng
những thành tựu của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Yếu tố cơ bản để phân
biệt sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa với sản xuất hàng hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa là khả năng phát huy vai trò tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản
3
thân của hàng hóa sức lao động. Đây là vấn đề then chốt trong việc vận dụng lý
luận hàng hóa sức lao động của C.Mác để có thể xây dựng một quan hệ lao động
tốt đẹp hơn.
Nền kinh tế thị trường nước ta vận động và phát triển gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa vì vậy khi vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động vào thị
trường lao động nước ta chính là giải quyết vấn đề nguồn lao động chất lượng cao
cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Mặt khác, trong nền xu thế hội nhập

quốc tế nền kinh tế các nước phát triển là nền kinh tế tri thức. Đây là nền kinh tế
đòi hỏi trí tuệ cao vì vậy người lao động phải biết nắm bắt và xử lí nhanh nhạy đặc
biệt là trong ngành công nghiệp mới vì vậy cần nâng cao giá trị sử dụng của hàng
hóa sức lao động. Tuy nhiên quá trình nhận thức và vận dụng lý luận hàng hóa sức
lao động của C.Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình toàn cầu hóa
kinh tế cụ thể là: về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động còn thấp hạn chế
phần nào sự cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới, giá trị hàng hóa sức
lao động còn bất cập, chưa bao quát hết những yếu tố đáp ứng yêu cầu tái sản xuất
mở rộng sức lao động cho một bộ phận lớn những người làm công ăn lương, hệ
thống thông tin lao động việc làm chưa được quản lí chặt chẽ, hệ thống giáo dục-
đào tạo chưa đủ khả năng cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Theo quan điểm của C.Mác cần phải chăm lo cho công nhân và người thân
của họ, về việc này thì nước ta cũng đã làm được: đời sống công nhân ngày càng
được nâng lên nhất là về đời sống tinh thần công nhân được Công Đoàn tổ chức
các hoạt động giao lưu văn nghệ, trao đổi kinh nghiệm lao động, khuyến khích,
khen thưởng các công nhân có thành tích tốt trong lao động, có nhiều sáng kiến
trong việc sản xuất...Đời sống của người thân công nhân cũng được chú trọng
hơn. Trong các khu công nghiệp, đã xây dựng các trường học cho con em các
4
công nhânnhư các trường mầm non, nhà giữ trẻ, khu vui chơi dành cho thiếu
nhi...Đời sống của công nhân và người thân của họ được đáp ứng đầy đủ hơn về
các dịch vụ khác. Việc làm này giúp cho công nhân có thể yên tâm làm việc, cống
hiến hết mình cho công việc
Nhà nước ta cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực,
trình độ cho người công nhân. Ngày càng có nhiều trường đào tạo nghề được
thành lập nhằn phục vụ cho việc học nghề của nhân dân và nâng cao tay nghề của
công nhân. Các nhà máy, xí nghiệp cũng tạo điều kiện cho công nhân nâng cao
trình độ của mình như cử một số công nhân đi học tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên

tiến, tổ chức các lớp tập huấn cho công nhân, nhằm nâng cao tay nghề từ đó tăng
năng suất lao động.
Tuy nhiên, thị trường lao động nước ta vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Lực
lượng công nhân Việt Nam dù là dồi dào nhưng tay nghề chưa cao lao động chủ
yếu bằng cơ bắp, ít lao động trí óc. Mặc dù các trung tâm, các trường đào tạo nghề
được thành lập nhiều nhưng có một số cơ sở vẫn hoạt động không có hiệu quả
công nhân học xong không thể làm việc có hiệu quả, hơn nữa chi phí học tập còn
cao nên không phải ai cũng có điều kiện để có thể theo học được. Công nhân và
gia đình họ cũng còn gặp khó khăn trong việc thỏa mãn các nhu cầu cá nhân chính
đáng của mình như khó tiếp cận với các dịch vụ, việc đăng kí học cho con cái. Và
một điều đáng lưu ý đó là lao động nước ta tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp. Cụ thể theo FAO số lao động 2010 của nước ta trong nông nghiêp là
29,63 triệu trong tổng số 46,91 triệu lao động ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-
2010 mức tăng toàn bộ lực lượng lao động là 1,9%/năm trong đó nông nghiệp là
1,22%/năm. Cơ cấu nông nghiệp tính bằng phần trăm của tổng lao động vẫn ở
mức cao và giảm rất chậm từ 69,37% năm 1995 giảm xuống 67,33% năm 2005 và
đến năm 2010 là 63,17%. Nói cách khác, suốt các thời kỳ này cơ cấu lao động
nông nghiệp nước ta giảm cao nhất ở mức 0,66%/năm.
5

×