Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN LỚP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.9 KB, 13 trang )

1
LỚP TC LLCT-HC K22
BCS LỚP

ĐÁP ÁN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
=============
Câu 1: Nội dung quy luật về sự phù hợp QHSX với trình độ phát triển LLSX.
Đáp án:
* Các khái niệm:
- Phương thức sản xuất: PTSX là cách thức con người con người thực hiện quá trình sản
xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Mỗi PTSX gốm hai mặt cấu
thành LLSX và QHSX.
- Lực lượng sản xuất: LLSX là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ
chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của phương thức sản suất. Là phương thức
kết hợp giữa người lao động vói tư liệu sản xuất tạo ra một sức sản xuất nhất định trong sản
xuất vật chất. Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và công cụ lao động.
- Quan hệ sản xuất: QHSX là mối quan hệ giữa người vói người trong sản xuất vật chất.
QHSX bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt
động với nhau; quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất giữ vai trò quyết định.
* Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.
Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. Trong mỗi phương thức sản xuất thì hai
mặt LLSX và QHSX gắn bó hữu cơ với nhau, thống nhất với nhau. Tính thống nhất này tạo
nên sự ổn định và phát triển bền vững của phương thức sản xuất chíh vì vậy trong quá trình
quản lý sản xuất, quản lý xã hội các nhà quản lý phải lấy việc xây dựng sự phù hợp QHSX và
LLSX làm nội dung cơ bản của quản lý. Trong mối quan hệ này thì LLSX quyết định QHSX
và QHSX tác động trở lại LLSX.
- LLSX quyết định quan hệ sản suất thể hiện: LLSX như thế nào thì quan hệ sản xuất
như thế ấy, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo, khi lực
lượng sản xuất cũ mất đi LLSX mới ra đời thì quan hệ sản suất cũ cũng mất đi, quan hệ sản


xuất mới ra đời để đảm bảo sự tương ứng.
- Quan hệ sản xuất tác động trở lai LLSX thể hiện ở chổ cả ba mặt của QHSX thích ứng
với trình độ phát triển của LLSX, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao
động và tư liệu sản xuất.
=> Với trạng thái phù hợp như vậy LLSX sẽ có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
Ngược lại không phù hợp (lạc hậu hơn hoặc tiến bộ giả tạo) nó sẽ kiềm hãm thậm chí phá hoại
cả LLSX ( song đây chỉ là sự tương đối vì sớm muộn gì QHSX cũng được điều chỉnh cho phù
hợp vói LLSX). Chính sự không phù hợp sẽ tạo ra trạng thái mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX,
mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt vì vậy đòi hỏi phải điều chỉnh QHSX cho phù hợp với
LLSX.
2
Đây là quy luật phổ biến tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế,
phát triển đi lên của lịch sử loài người qua các chế độ điều là do tác động của hệ thống các quy
luật xã hội, trong đó quy luật QHSX phù hợp với LLSX là quy luật cơ bản nhất.
* Sự vận dụng quy luật này trong đường lối đổi mới của Đảng ta.
- Tình hình thực tiễn của đất nước là xuất phát tự một nước nông nghiệp lạc hậu, tự cung
tự cấp đi lên chủ nghĩa xã hội, lại chịu hậu quả nặng nề cảu các cuộc chiến tranh, con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội lại hoàn toàn mới. Trong thời kỳ dầu chúng ta đã có những nhận thức chưa
đúng vì vậy đã dẫn đến sai lầm và khuyết điểm.
- Những sai lầm khuyết điểm cụ thể:
+ Xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất một cách ồ ạt trong khi nó còn lý do
để tồn tại, nó đang tạo địa bàn cho LLSX phát triển.
+ Xây dựng chế đọ công hữu về tư liệu sản xuất một cách tràn lan trong khi trình độ của
LLSX còn thấp, phát triển không đồng đều.
Từ những sai lầm chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan như vậy đã đẩy nền
kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ khủng hoảng.
- Để khắc phục những thiếu sót và sai lầm đó trong đường lối đổi mới Đảng và Nhà
nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển KT hàng hóa nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng
XHCN, đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến dại hội X tiếp tục khẳng định lại

quan điểm trên: “phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Đây chính là sự vận dụng quy luật một cách đúng
đắn, nhìn từ tình hình cụ thể của đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiều loại trình độ của
LLSX, do vậy để phù hợp phải có nhiều loại quan hệ sản xuất. Hiện nay như đại hội X chỉ ra
nước ta có 5 thành phần kinh tê. Các thành phần kinh tế đều hoạt động bính đẳng trước pháp
luật, đều là bộ phận hợp thành cảu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển
lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Với đường lối đổi mới đó đã làm cho đất nước đạt nhiều thành tựu quan trọng, thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng tạo đà cho sự phát triển trong kinh tế và ổn định trong chính trị.
3
Câu 2: Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Đáp án:
* Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
Giữa lý luận và thực tiễn thống nhất với nhau, bổ sung thâm nhập chuyển hóa cho nhau,
tác động qua lại lẫn nhau. Trình đọ lý luận càng cao nhận thức thực tiễn càng sâu sắc,thực tiễn
càng đa dạng, phong phú cáng làm cho lý luận càng phát triển.
Chính chủ nghĩa mác Lênin là tiêu biểu cho sự gắn bó mật thiết giữa lý luận và thực tiễn
trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Lý luận Mác Lênin là sự khái quát thực tiễn
cách mạng lịch sử- xã hội, là sự đúc kết những tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận trên các
lĩnh vực cụ thể để xây dựng nên hệ thống lý luân khoa học hoàn chỉnh. Sức mạnh và sức sống
của nó là ở chổ nó gắn bó hữu cơ với thực tiễn, được kiểm nghiệm sửa đổi bổ sung và phát
triển trong thực tiễn.
Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin để chỉ đạo
cho thực tiễn phong trào cách mạng Việt nam. Về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn, Người luôn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật. người luôn coi đây là nguyên tắc
cơ bản của củ nghĩa Mác Lênin là phương châm hành động của những người Mác xíc. Theo
Người: “thống nhất giữa lý luận và thự tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác
Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quán. Lý luận mà không
liên hệ liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

- Quan điểm thực tiễn:
+ Mọi nhận thức, đường lối chủ trương, chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, trên cơ
sở thực tiễn, nhu cầu thực tiễn. Lý luận như kim chỉ nam, soi đường dẫn lối, tránh mò mẩm.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào lý luận sẽ dẫn đến lý luận suông, không sát với thực tiễn. Lối tư duy
chỉ dựa vào lý luận là lối tư duy tư biện chủ quan, không khoa học. Thực tiễn còn là phương
tiện để con người nhận thức và cải tạo thế giới ngày càng sâu sắc hơn đúng đắn hơn. Một lý
luận khoa học là phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giả quyết được vấn đề trong thực tiễn
đặc ra. Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được goi là đúng
đắn, phù hợp khi nó đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với thực tiễn.
+ Thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng vì vậy phải thường xuyên tổng kết
thực tiễn, bổ sung và phát triển nhận thức nâng lên thành lý luận, để lý luận ấy quay lại phục vụ
cho thực tiễn. Hơn nữa tổng kết thực tiễn sẽ làm cho con người có thêm nhiều tri thức mới, bài
học kinh nghiệm. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nứơc ta phải luôn chú ý đến
việc tổng kết thực tiễn để có những định hướng phù hợp vớie tính hình đất nước và thời đại.
+ Thực tiễn còn là nơi kiểm nghiệm nhận thức của con người đúng hay sai. Phải luôn
tôn trọng thực tiễn, căn cứ vào thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức lý luận, cũng
như những đường lối chủ trương, chính sách…Một đường lối chủ trương là đúng đắn hay sai
lầm chỉ có thể nhân biết qua thực tiễn,vận dụng vào thực tiễn.
- Lý luận có vai trò rất cao trong mối quan hệ với thự tiễn, nó như cái kim chỉ nam, chỉ
phướng hướng cho chúng ta trong công việc thực tế, không có lý luận thì làm việc lúng túng,
chậm chạp, vấp váp. Lênin: “không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”,
4
“chỉv có một Đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến
sĩ tiền phong”.
* Phê phán bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo và quản
lý.
Nếu vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì thường dẫn đến hai căn
bệnh hoặc là kinh nghiệm hoặc là giáo điều.
- Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò của lý luận, coi nhẹ vai
trò của thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể. Biểu hiện của

bệnh giáo điều là chỉ biết học thuộc lòng sách vở, nghị quyết, chủ trương, chính sách , chứ
không biết vận dụng vào thực tiễn, hoặc vận dụng không phù hợp vì không nắm được bản chất
của vấn đề, chỉ làm một cách rập khuôn máy móc.
- Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm coi thường lý
luận khoa học. Biểu hiện của căn bệnh này là thường tự kiêu, tự mãn vói kinh nghiệm của bản
thân cho rằng mình đã giỏi,không học lý luận, coi khinh lý luận. Thực chất đó là biểu hiện của
kém lý luận và lý luận suông. Mà kém lý luận thì thường gọt đẽo lý luận, thông tục hóa, kinh
nghiệm hóa lý luận.Chính vì vậy để khắc phục bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm cần phải
nâng cao trình đọ lý luận và trình độ hiểu biết của cán bộ đảng viên.
* Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào công cuộc đổi mới
của nước.
Từ thực tiễn của cách mạng đòi hỏi phải đổi mới nhận thức đó là sâu khi nước nhà thống
nhất cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bước đầu đã đạt được những thành tựu tuy
nhiên vẫn còn một số sai lầm thiếu sót đã làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. thực trạng
đó đòi hỏi phải đổi mới nhận thức, tư duy, nhất là tư duy kinh tế.
Đổi mới còn là đòi hỏi của thời đại. Thời đại ngày nay đang có những biến đổi sâu sắc
về kinh tế, chính trị, xã hội… với quy mô toàn cầu. Điều đó ảnh hưởng nhanh chóng đến nhiều
nước trên thế giới trong đó có nước ta.
Từ thực tiễn đất nước và thời đại đói hỏi chúng ta phải vận dụng một cách đúng đắn và
sáng tạo các quy luật để đề ra đường lối đổi mới đúng đắn. Việc quán triệt tốt nguyên tắc thống
nhất giữa lý luân và thực tiễn là không thể thiếu.Tuy nhiên thực tiễn sau hơn 20 năm đổi mới
vẫn còn nhiếu vấn đề chưa giải quyết:
Thứ nhất lý luận của chúng ta còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Nhận thức về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ…tuy nhiên công tác
lý luận còn chưa làm sáng tỏ một số vấn đểtong công cuộc đổi mới, nhiều vấn đề đặc ra chưa
được lý gíải hoặc lý giải chưa thuyết phục…
Thứ hai trình độ lý luận của cán bộ đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động
lãnh đạo quản lý, của thực tiễn cuộc sống. biểu hiện của họ thường là rơi vào kinh nghiệm hay
giáo điều. Do vậy phải tiếp tục đổi mới tư duy tăng cường tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ
lý luận, quán triệt tốt yêu cầu của thực tiễn.

Thứ ba phải tiến hành đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng,
trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt ở các cấp, đổi mới nội dung và
phương pháp học tập, giảng dạy trong các trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả
của chương trình.
5
Câu 3: Nội dung của nguyên lý về sự phát triển
Đáp án:
Quan điểm của các nhà triết học siêu hình cho rằng phát triển của sự vật hiện tượng chỉ
là sự tăng giảm đơn thuần về lượng. quan điểm này xem sự phát triển là một quá trình diễn ra
liên tục không có những bước quanh co, phức tạp. Lênin phê phán đó là quan điểm “nghèo
nàn”, “khô khan”, “chết cứng”.
Triết học Mác – Lênin cho rằng sự vật hiện tượng không chỉ có mối liên hệ phổ biến mà
còn luôn luôn vận động phát triển không ngừng, phát triển là khuynh hướng chung của thế giới.
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên tự thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Vận động và phát triển không đồng nghĩa với nhau. Vận động diễn ra theo nhiều khuynh
hướng khác nhau: có khuynh hướng vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp;
có khuynh hướng vận động thụt lùi đi xuống: lại có khuynh hướng vận động vòng tròn khép
kín như “con đường vận động”…còn phát triển chỉ phản ánh một khuynh hướng của vận động
đó là vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Ở đây cần hiểu vận
động biện chứng bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận
động đi lên, vận động phát triển.
Phát triển là khuynh hướng chug có tính phổ biến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực từ tự
nhiên đến xã hội và tư duy:
Trong tự nhiên vô sinh: từ quá trình phân giả hóa hợp của các chất vô cơc đã hình thành
nên những sự vật đơn giản đến sự vật phức tạp, ròi hình thành nên các hành tinh trái đất và thế
giới nói chung.
Trong tự nhiên hữu sinh: Từ sự sống đơn bào đến đa bào đến các giống loài động thực
vật bậc thấp đến bậc cao (đặc biệt là sự xuất hiện con người với tư cách là loại động vật cao
nhất, là sự tiến hóa cao nhất trong giới tự nhiên).

Trong xã hội: Cho đến nay lịch sử xã hội loài người các chế độ xã hội từ thấp đến cao.
Đó là quá trình phát triển vận động của lịch sử xã hội loại người.
Trong tư duy: Tư duy con người ngày càng cao từ chổ nhận thức thế giới, nhận thức
ngày càng sâu sắc thế giới và đi đến chỗ cải tạo thế giới.
Tính khách quan của sự phát triển thể hiện qua nguồn gốc của sự phát triển, nguồn gốc
của sự vận động phát triền nằm ngay trong bản thân của sự vật, do mâu thuẩn của sự vật quy
định. Phát triển trong quan điểm duy vật là quá trình tự thân của mọi sự vật và hiện tượng. Do
vậy phát triển là một quá trình khách quan độc lập với ý thức con người.
* Ý nghĩa phương pháp luận: nguyên lý về sự phát triển có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống và trong nhận thức. nó là cơ sở trực tiếp của nguyên tắc phương pháp luận “phát
triển”. nguyên tắc này đòi hỏi:
- Một là khi xem xét, đánh giá sự vật phải đặc nó trong sự vận động, phát triển và thấy
rõ xu hướng phát triển tất yếu của nó. Trong nhận thức trong hoạt động thực tiễn không được
thành kiến định kiến khi xem xét đánh giá sự vật hiện tượng.
6
- Hai là phải phát hiện ra cái mới cái tiến bộ và tạo điều kiện cho nó phát triển. Quan
điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận nó đối lập với tư tưởng bảo thủ trì
trệ định kiến.
*Vận dụng nguyên lý này vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam.
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 nổ ra và giành thắng lợi mở ra một thời kỳ mới cho
nhân loại. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới,
mở ra một khả năng mới cho các nước nghèo nàn lạc hậu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở
Việt Nam sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đưa
đất nước thoát khỏi nô lệ, lầm than. Con đường mà Đảng và Bác xác định choc ho cách mạng
Việt Nam đó là con đường độc lập dân tộc gắn liến với chủ nghĩa xã hội. Bác cho rằng độc lập
dân tộc rồi dân phải được ấm no hạnh hạnh phúc vì vậy con đường đi lên chủ nghĩa là con
đường đáp ứng được yêu cầu đó.
Mặc dù trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn
quanh co phức tạp (xuất phát điểm thấp, chúng ta vừa khắc phục hậu quả sau chiến tranh, vừa
đấu tranh xòa bỏ tàn dư xã hội củ, các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội …). Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đã ra sức xây dựng chủ nghĩa mặc dù
có lúc cũng mắc phải những sai lầm thiếu sót song chúng ta đã cố gắng vượt qua. Sau hơn 20
năm đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn như trong văn kiện đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ X: “kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phát triển; kinh tế thị trưồng định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc đựôc củng cố và tăng
cường. Chính trị ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc
tế được nâng cao. Sức mạnh của quốc gia được tăng lên rất nhiều tạo ra thế và lực mới cho đất
nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”
Chúng ta tin tưởng vào con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn, tin tưởng vào cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và ra sức trau dồi năng lực, phẩm chất để góp phần xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Như vậy là ta đã quán triệt tốt nguyên lý phát triển của chủ
nghĩa Mác – Lênin.
7
Câu 4: Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Đáp án:
1. Lý luận mâu thuẫn
Triết học Mác –Lênin khẳng định rằng sự vật hiện tượng nào cũng đều chứa đựng mâu
thuẫn và mâu thuẫn là nguồn gốc của mọi sự vận động và biến đổi. Mâu thuẫn là sự tác động
qua lại của các mặt đối lập.
Các mặt đối lập là những mặt có thuộc tính hoặc có khuynh hướng vận động ngược
chiều nhau cùng tồn tại trong cùng một sự vật hay một hệ thống các sự vật, tác động qua lại lẫn
nhau tạo nên sự vận động phát triển của sự vật .
Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm cả sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động qua lại
lẫn nhau làm tiền đề cho nhau nhưng lại bài trừ phủ định lẫn nhau.
2. Nội dung cơ bản của quy luật
- Với tư cách là là những bộ phận tạo thành sự vật, các mặt đối lập trước hết phải thống
nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa chung nhất:
sự thống nhất của các mặt đối lập là sự kết hợp với nhau, sự nương tụă vào nhau và bổ sung

cho nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Nghĩa hẹp hơn là sự đồng nhất, phù hợp tác động ngang
nhau.
VD: Các sinh vật là thể thống nhất giữa hai mặt đối lập đồng hóa và dị hóa, xã hội có
đối kháng giai cấp là thể thống nhất của các mặt đối lập giai cấp thống trị và giai cấp bị trị…
các mặt đối lập nương tựa vào nhâu, không có mặt đối lập này thì cũng không có mặt đối lập
kia và do vậy cũng không tạo thành sự vật.
- Các mặt đối lập vừa thống nhất nhưng lại vừa đấu tranh. Sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập là sự tác động bài trừ phủ định lẫn nhau, là sự triển khai của các mặt đối lập. Sự vật khác
nhau thì phương thức đấu tranh khác nhau.
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các mặt đốic lập chuyển hóa
lẫn nhau. Nó diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau có thể làm thay đổi các yếu tố các bộ phận
của mặt đối lập, có thể làm cho cả hai mặt đối làm cho cả hai mặt đối lập chuyển lên một trính
độ cao hơn, cũng có thể làm cho hai mặt đối lập cũ mất di. Hình thành hai mặt đối lập mới.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập, chừng nào thể thống nhất này còn tồn tại
thì sự vật còn tồn tại. Đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá vỡ thể
thống nhất mới được xác lập, làm cho sự vật phát triển. Lênin viết : “Sự phát triển là một cuộc
“đấu tranh” của các mặt đối lập”.
VD: Trong tự nhiên đấu tranh giữa các mặt đối lập như: âm - dương; hút - đẩy; đồng hóa
– dị hóa làm cho sự vật phát triển. Trong xã hội đấu tranh giữa LLSX - QHSX làm cho xã hội
phát triển. Trong nhân thức đúng - sai; chân lý - phi lý…làm cho nhận thức phát triển.
- Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là
tương đối vì bất cứ sự thống nhất nào cũng là sự thống nhất có điều kiện tạm thời thoáng qua,
gắn liền với sự đứng im tương đối. Còn đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao
8
giờ ngừng, đấu tranh gắn liền với sự vận động, mà vận động là tuyệt đối. Chính sự đấu tranh
làm cho sự vật vận động phát triển không ngừng.
3. Một số loại mâu thuẫn
Sự vật hiện tượng có nhiều loại mâu thuẫn, vị trí vai trò của mỗi loại mâu thuẫn cũng
khác nhau.

Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa
các bộ phận, các mặt đối lập trong cùng một sự vật, còn mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn
giữa sự vật này với sự vật kia. Mâu thuẫn bên trong quyết định sự vận động phát triển của sự
vật, còn mâu thuẫn bên ngoài có tác dụng ảnh hưởng nhưng nó phảiv thông qua mâu thuẫn bên
trong.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đói kháng: Mâu thuẫn đối khấng là mâu
thuẫn giữa các giai cấp có lợi ích đối lập nhau vd: TS và VS, địa chủ và nông dân. Mâu thuẫn
không đối kháng là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội các bộ
phận dân cư về các lợi ích không có bản. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không
đối kháng là rất quan trọng để có biện pháp giải quyết cho phù hợp
Ngoài ra còn có các loai mâu thuẫn khác như: Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ
bản; Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu…
4. Vị trí và ý nghĩa của quy luật
- Vị trí: Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra
nguồn gốc động lức của sự phát triển, là hạt nhân củav phép biện chứng duy vật.
- Ý nghĩa: + Mâu thuẫn là cái khách quan vốn có của sự vật, là nguồn gốc đọng lực của
sự phát triển do vậy khi nghiên cứu sự vật phải nhận thức mâu thuẫn của nó.
+ Sự vật khác nhau thì có mâu thuẫn khác nhau,trong mỗi sự vật lại có nhiều
mâu thuẫn vì vậy phải xác định rõ từng loại mâu thuẫn và có quan điểm lịch sử cụ thể để có
những biện pháp, cách thức giải quyết cho phù hợp nếu không sẽ dẫn đến sai lầm, tránh nôn
nóng khi chưa có đủ điều kiện ( điều kiện chưa chín muồi), máy móc khi giải quyết mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh chứ không phải bằng
con đường điều hòa mâu thuẫn
* Vận dụng trong Cách mạng XHCN
Lịch sử xã hội loài người là quá trinh vận động từ thấp đến cao từ chế độ CSNT-CHNL
-PK-TBCN- CNXH là gia đoạn đầu của CSCN. Nguyên nhân của sự thay thế nhau qua các chế
độ xã hội là do mâu thuẫn trong kinh tế (Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX), biểu hiện về mặt xã
hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng nhau về lợi ích kinh tế cơ bản, mâu thuẫn ngày
càng gay gắt và dẫn đến đỉnh cao là cuộc cách mạng xã hội để thay thế một chế độ xã hội mới
cho một chế độ xã hội cũ.

Đến lượt mình CNTB cũng chứa đựng trong nó mâu thuẫn giữa LLSX ngày càng mang
tính xã hội hóa cao với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất,
biểu hiện mâu thuẫn về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản và
các cuộc đấu tranh liên tiếp nổ. Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển thành cuộc cách mạng xã hội
để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy chủ nghĩa xã hội ra tất yếu sau khi giải quyết mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư
9
bản chủ nghĩa, làm cho xã hội loài người tiến lên một nấc thang cao hơn trong lịch sử nhân
loại.
Câu 5: Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử.
Đáp án:
Con người sáng tạo ra lịch sử của mình. Song vai trò quyết định đối với sự phát triền của
xã hội là ở cá nhân đặc biệt hay quần chúng nhân dân đông đảo?
Theo các nhà duy tâm về lịch sử thường coi quần chúng nhân dân là lực lượng thừa
hành, thực hiện nên không thể là lực lượng sáng tạo, lực lượng quyết định sự phát triển xã hội.
Lực lượng quyết định này phải lầ những cá nhân, những tầng lớp ưu tú như vua chúa, học giả,
tướng soái…Quần chúng nhân dan chỉ là đám người hời hợt, quần chúng chỉ biết thực hiên tư
tưởng chứ không biết đề ra tư tưởng do đó lịch sử diễn ra như thế nào alf do hoạt động của lãnh
tụ, những nhà tư tưởng, những anh hùng cá nhân kiệt xuất…quyết định. Như vậy lịch sử là lịch
sử của cá nhân lãnh tụ, quần chúng chỉ là thực hiện tư tưởng của đáng bề trên. Qua đó ta thấy
họ không hiểu được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
Cũng có những tư tưởng đề cao vai trò của quần chúng nhân dân nhưng lại không nhận
thức một cáhc khoa học vai trò đó. Có người thấy được vai trò của quần chúng nhưng lại phủ
nhận hoàn toàn vai trò của cá nhân đặc biệt.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh một cách khoa học vai trò quyết định củav quần
chúng nhân trong lịch sửv và xác định đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò quần chúng với vai
trò của cá nhân trong sự phát triển xã hội.
* Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử.
Vai trò của quần chúng thể hiện ở những mặt sau đây:
- Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội: Con người muốn

sống, xã hôi muốn tồn tại thì trước phải ăn, ở, đi lại…để đáp ứng yêu cầu con người phải lao
động sản xuất ra của cải vật chất. Xã hội không thể tồn tại phát triển nếu không có quá trình sản
xuất và tài sản xuất xã hội. Trong sản xuất xã hội thì sản xuất ra của cải vật chất là giữ vai trò
quyết định nhất. Lực lượng sản xuất bao gồm cả lao đọng chân tay và lao động trí óc. Ngày nay
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp song vai trò của tri thức khoa học không thể
phát huy nếu không thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân mà nhất là đội ngũ
công nhân hiện đại và tri thức. Trong trưòng hợp đó khoa học cũng không thể phát triển được.
Đó là cơ sở để khẳng định hoạt động của quần chúng là điều kiện cơ bản quyết định sự tong tại
và phát triển của xã hội.
- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội: Trong xã
hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu
thuẫn đối khấng giữa các giai cấp( giữa giai cấp thống trị và giai cấp lao động bị trị. Khi quan
hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất thì cần có cuộc cáhc mạng xã hội để xía
bỏ quan hệ sản xuất cũ xác lập quan hệ sản xuất mới, gải phóng lực lượng sản xuất hình thành
phương thức sản xuất mới cao hơn. Thì quần chúng nhân dân bao giờ cũng là lực lượng cơ bản
của cách mạng, đóng vai trò quyết định của thắng lợi cách mạng. Trong cuộc cáhc mạng vĩ đại
làm thay đổỉ hình thái kinh tế xã hội, quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, tự giác, tích cực
thì cách mạng mới có thể thnắg lợi, cách mạng là ngày hội của quần chúng là sự nghiệp của
quần chúng chúe không phải sự nghiệp riêng của một số cac nhân.
10
- Qun chỳng nhõn dõn l ngi sỏng to ra nhng giỏ tr vn húa tinh thn. Qun
chỳng nhõn dõn úng vai trũ to ln trong sỏng to khoa hc ngh thut, vn hc ng thi ỏp
dng nhng thnh tu ú vo trong thc tin. Nhng sỏng to v tinh thn ú ca nhõn dõn va
l ci ngun va l iu kin thỳc y phỏt trin vn húa tinh thn ca cỏc dõn tc trong mi
thi i. Chớnh hot ng ca qun chỳng nhõn dõn ó l khi ngun cho mi sỏng to trong
i sng xó hi. Qun chỳng nhõn dõn cng l ngi lu truyn v gỡn gi cỏc giỏ tr tinh thn
qua cỏc thi i.
Nh vy t kinh t n chớnh tr, t hot ng vt cht n hot ng tinh thn qun
chỳng nhõn dõn luụn úng vai trũ quyt nh trong lch s.
Trong quỏ trỡnh sỏng to ra lch s qun chỳng nhõn dõn ph thuc vo nhng iu kin

nht nh: iu kin vt cht k thut, ch , phong tc tp quỏn, trỡnh qun chỳng. Do ú
mad tựy thuc vo lch s m vai trũ ch th ca qun chỳng nhõn dõn cú nhng biu hin khỏc
nhau.( trong chờs TBCN qun chỳng nhõn dõn l ngi bi tr, nhng trong ch XHCN
qun chỳng nhõn dõn l ngi lm ch).
*Vai trũ ca cỏ nhõn lónh t Qun chỳng nhõn dõn úng vai trũ l ngi sỏng to ra
lch s. Song theo quan im ca ch ngha duy vt lch qun chỳng nhõn dõn v lónh t cú
quan h mt thit khụng tỏch ri nhau. Cỏ nhõn lónh t l ngi ni bt nht trong phong tro
qun chỳng v c qun chỳng tin yờu. Vai trũ ca cỏ nh.jõn lónh t th hin:
- Cỏ nhõn lónh t l ngi c kt trớ tu, nhu cu nguyn vng ca qun chỳng nh
hng cho hot .ng ca qun chỳng, l ngi i din cho li ớch, ý chớ ca qun chỳng.
- Lónh t l ngi cú trỡnh tri thc cao, cú tm nhỡn xa, trụng rng, nm bt c xu
th ca lch s a ra nhng d oỏn thiờn ti, ch ng t chc cho qun chỳng tip nhn
xu hng ú.
- Lónh t l ngi giỏo dc thc tnh, t chc tp hp qun chỳng nhõn u tranh,
hng dn nhõn dõn u tranh, v em li li ớch cho nhõn dõn. H khụng ng bờn ngoi m
h chp nhn s tớn nhim ca qun chỳng. Nh vy lónh t cú vai trũ to ln i vi phong tro
qun chỳng.
Mc dự lónh t cú vai trũ to ln nh vy nhng theo chv ngha Mỏc Lờnin ũi hi phi
bi tr t sung bỏi cỏ nhõn.thn thnh húa cỏ nhõn kit xut dn n xem nh vai trũ ca qun
chỳng, tc b quyn lm ch ca qun chỳng. Nhng ngi sung bỏi cỏ nhõn thng ng
ngoi tp th, thng khụng tuõn theo ng li chớnh sỏch ca ng, phỏp lut ca nh nc,
thng gõy chia r ni bCh ngha Mỏc Lờnin coi sung bỏi cỏ nhõn l mt hin tng hon
ton xa l vi bn cht mc ớchlý tng ca giai cp vụ sn.
nhng thi k lch s nht nh cú nhng cỏ nhõn i din cho lc lng tin b, cú
nhng cỏ cm u lc lng xó hi phn tin b.
* Vn dng vo cỏch mng nc ta t cỏch mng dõn tc dõn ch nhõn dõn n
cỏch mng xó hi ch ngha.
Trong sự nghiệp cách mạng vì sự phát triển xã hội là do con ngi làm lên. Những lực
lng xây dựng và phát triển xã hội là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Công cụ và phng
thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng là Chính quyền nhân dân, chiến tranh nhân dân; cơ

cấu xã hội tạo lên sức mạnh phát triển xã hội là khối đại đoàn kết toàn dân: công nhân - nông
dân - trí thức và tất cả các tầng lớp nhân dân, các giới đồng bào trong nớc.
11
Hồ Chí Minh đã lựa chọn giải phóng dân tộc theo con đờng cách mạng vô sản, lựa chọn
con ng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải
phóng triệt để con ngời nhất, Lấy con ngời làm mục tiêu của sự phát triển xã hội, theo Hồ Chí
Minh đó chính là việc phát triển xã hội theo hng nhân văn nhằm đáp ứng mọi khát vọng của
con ngi, tạo điều kiện cho con ngời ngày càng phát triển toàn diện, hài hoà, nh một chủ thể
xã hội - chủ thể làm chủ vận mệnh, tơng lai của chính mình.
Nhân dân là gốc, nhân dân là nền tảng, đồng thời là mục đích của sự phát triển xã hội.
Một xã hội phát triển và nhân đạo phải là xã hội phát huy đợc toàn diện sức mạnh sáng tạo của
nhân dân, khả năng vô tận và vai trò to lớn của nhân dân trong tổ chức và trong xây dựng cuộc
sống mới.
Bên cạnh đó, xã hội lại do chính con ngời làm ra với t cách là chủ thể của lịch sử, là ngời
sáng tạo ra lịch sử, là động lực để thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển bởi trong bầu trời
không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lợng của nhân dân.
Con ngời đặt ra mục đích đồng thời cũng là những ngời thực hiện mục đích đó. Hồ Chí Minh
yêu cầu: Phải coi nhân tố con ngời là vấn đề số một.
Hồ Chí Minh khẳng định, mọi thành công, thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đều do
con ngời - do quần chúng nhân dân quyết định bởi vì lực lợng của nhân dân rất to, có dân sẽ có
tất cả. Cho nên "Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm
đợc việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm đợc tốt
Dễ mời lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong"
Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lợc của dân tộc ta, dới sự lãnh đạo của
Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố con ngời, vai trò của nhân dân đã đợc phát
huy tối đa. Dân chính là nguồn lực vô tận làm nên những thắng lợi vĩ đại.
Trong sự phát triển xã hội, trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - con ng-
ời luôn đóng vai trò quyết định nhất. Để đa đất nớc đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng
định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con ngời xã hội chủ nghĩa. Từ quan điểm coi

con ngời vừa là động lực của cách mạng, vừa là chủ thể xây dựng xã hội mới, để thúc đẩy sự
phát triển xã hội, giải phóng con ngời, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải phát huy tốt vai
trò động lực của con ngời. Ngời đã đa ra một số nội dung và biện pháp nhằm thúc đẩy tính tích
cực hoạt động của con ngời, thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Bờn cnh ú thng li ca cỏch mng Vit nam khụng ch dng li vai trũ ca qun
chỳng nhõn dõn m thng li ú cũn gn lin vi tờn tui ca ch tch H Chớ Minh, Ngi l
kt tinh nhng phm cht tiờu biu ca nht ca mt lónh t vụ sn. Thng li ca cỏch mng
Vit Nam ngút na th k nay gn lin vi tờn tui ca Ch tch H Chớ Minh, Ngi sỏng lp
v rốn luyn ng ta, Ngi khai sinh ra nn Cng hũa dõn ch Vit Nam, Ngi vun trng
khi i on kt dõn tc v xõy dng lc lng v trang cỏch mng, v lónh t thiờn ti ca
giai cp cụng nhõn v nhõn dõn ta, ngi anh hựng dõn tc v i, ngi chin s li lc cu
phong tro cng sn quc t.
Cõu 6: u tranh giai cp l mt trong nhng ng phỏt trin trong xó hi cú GC.
ỏp ỏn:
Theo Lờnin u tranh giai cp trong lch s v trong thi i ngy nay thc cht l cuc
u tranh ca qun chỳng b tc ht quyn, b ỏp bc v lao ng, chng bn cú c quyn,
12
đặc lợi, bọn áp bức và bọn văn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay
những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra dười nhều hình thức khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh
lịch sử, vào các giai cấp tham gia đấu tranh, vào giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh. Trong
thời đại ngày nay cuộc đấu tranh giai cấp càng ngày càng phong phú đa dạng.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì đấu tranh giai cấp là động lực cơ bản và trực
tiếp của sự phát triển xã hội, thể hiện:
Trong mỗi phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố động và cách mạng hơn
quan hệ sản xuất, tức là giữa hai mặt của phương thức sản xuất luôn có mâu thuẫn. Biểu hiện
về mặt xã hội của mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa hai giai cấp trong đó giai cấp bị trị gắn vliền
và đại diện cho lực lượng sản xuất còn giai cấp thống trị đại diện cho quan hệ sản xuất. Mâu
thuẫn tất yếu dẫn đến cuộc đáu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp phất triển đến đỉnh cao là cuộc
cách mạng xã hội, cách mạng là để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới,

mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thay thế hình thái thái kinh tế xã hội cũ bằng hình
thái kinh tế xã hội mới. Vì vậy đấu tranh giai cấp là động lực cơ bản phát triển xã hội ,tất nhiên
đấu tranh gia cấp không phải là đọng lực duy nhất.
- Ngay cả thời lỳ chưa diễn ra cách mạng xã hội thì đấu tranh giai cấp cũng ảnh hưởng
tới sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng cả xã hội nói chung. Chẳng hạn sự chống đồi
của giai cấp công nhân đố với thủ đoạn tăng lợi nhuận bằng cáhc kéo dài ngày lao động của
giới chủ đã buộc giới chủ phải cải tiến máy móc, hoàn thiện kỷ thuật,rút ngắn thời gian lao
động cần thiết nhờ đó mà nâng cao năng xuất lao động, phát triển lực lượng sản xuất.
- Cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị đã buộc giai cấp thống trị phải tiến hành những cải
cách mang tính chất tiến bộ như cải thiện quyền dân sinh, quyền tự do cho con người.Đồng
thời bản thân giai cấp cách mạng cũng tự cải tạo tự đổi mới mình trong thực tiễn đấu tranh.
Không những thế cuộc đấu tranh giai cấp cũng thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật,
khoa học, và các mặt khác của đời sống xã hội. Do đó đấu tranh giai cấp không chỉ là động lực
cơ bản và trực tiếp của xã hội có giai cấp đối kháng mà mà còn động lực phát triễn của xã hội
nói chung.
* Đấu tranh của giai cấp vô sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa ở Việt Nam.
Giai cấp vô sản là trung tâm đại biểu cho xu hướng phát triển của thời đại ngày nay.
Mục tiêu lý tưỏng của giai cấp vô sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ
nghĩa xã hội. Các đội tiên phong của giai cấp vô sản khi đề ra đường lối chiến lước và sách
lược cách mạng phải vận dụng quy luật đấu tranh giai cấp, phải xuất phát từ tình hình thực tế
của mìnhđể đưa cuộc đấu tranh giai cấp của của giai cấp vô sản đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Đấu tranh của giai cấp vô sản và tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội
có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử
bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi căn bánở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản diễn ran gay từ đầu và phát triển từ thấp đến cao, từ
tự phát đến tự giác. Trong thời kỳ chưa có chính quyền cuộc đấu tranh diễn ra dưới các hình
thức sau:đấu tranh kinh tế, đến đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng. Khi đã giành được chính
quyền thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đáu tranh cũng
13

thay đổi. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản diễn ra trong thời ký quá độ có nhiều vấn đề mới
so với khi chưa giành được chính quyền: vị trí của giai cấp vô sản lúc này là giai cấp lãnh đạo,
nội dung của cuộc đấu tranh lúc này là giữ và dùng chính quyền làm công cụ để tổ chức và xây
dựng xã hội mới, hình thức đấu tranh là hình thức tổng hợp.
Ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn
diễn ra và đó là tất yếu vì: giai cấp tư sản tuy bị đánh đỗ nhưng chưa bị tiêu diệt nó vẫn còn
mạnh và hòng giành lại thiên đường đã mất; khi giai cấp vô sản giành chính quyền thì cơ sở để
nảy sinh giai cấp và sự phân chia giai cấp vẫn còn; những tư tưởng tâm lý tập quán cũ vẫn còn,
sự chống phá của các thế lực thù địch. Nước ta tiến lên chủv nghĩa xã hội vừa tuân theo quy
luật chung vừa tuân theo quy luật đặc thù.
Qua đó Đảng ta xác định: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn
hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kếm phát triển; thực hiện công bằng xã hội,
chống áp bức bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu
cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh,
nhân dân hạnh phúc”. Hiện nay bên cạnh những quan điểm đúng đắn đã nêu ra từ trước Đại
hội IX, Đảng ta nhấn mạnh một vấn đề khác trong Đại hội X là: “Đại đoang kết dân tộc trên
nền tảng liên minh giai cấp nông dân với giai cấp nông dân đội ngủ tri thức dưới sự lãnh đạo
của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là nguồn sức mạnh động lực chủ
yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xay dựng và
bảo vệ tổ quốc”.

×