Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ THEO CÁCH CỦA CHÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.73 KB, 125 trang )

TIẾN SĨ C.THOMAS ANDERSON
TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ THEO CÁCH
CỦA CHÚA
Cuốn sách được thực hiện bởi Công ty Sách Alpha
Nông Thanh Nga dịch
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
LỜI GIỚI THIỆU
(cho bản tiếng Việt)
Những ai muốn trở thành triệu phú? Có lẽ câu trả lời sẽ là tất cả chúng ta đều muốn
trở thành triệu phú. Vậy làm thế nào để trở thành triệu phú? Sẽ thật sai lầm nếu bạn
cho rằng chỉ có các doanh nhân mới có cơ hội trở thành triệu phú. Bạn cũng không
cần thiết phải trông chờ vào những tấm vé số may mắn để phút chốc hưởng thụ giàu
sang. Cuốn sách Trở thành triệu phú theo cách của Chúa sẽ giúp bạn khám phá ra một
điều thú vị rằng bạn hoàn toàn có thể trở thành triệu phú. Cuốn sách không chỉ truyền
cảm hứng cho độc giả để tìm hiểu về tài chính mà còn trang bị cho họ những công cụ
hành động giúp họ tự tin khi thực hiện ước mơ trở nên giàu có của mình.
Tác giả cuốn sách - Thomas Anderson - là một mục sư cấp cao và là người sáng lập
Nhà thờ truyền giáo ở Mesa, bang Arizona, nước Mỹ. Ông trưởng thành từ nghèo khổ
và từng phải vật lộn với khó khăn để sống qua ngày. Thế rồi, năm này qua năm khác,
ông đã học được những nguyên tắc Kinh Thánh và cuối cùng ông không những thoát
khỏi đói nghèo mà còn thành công trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chính vì vậy,
chia sẻ những nguyên tắc thành công đã trở thành mục tiêu trong cuộc đời và sự
nghiệp mục sư của ông.
Trong cuốn sách này, ông đã chia sẻ những nguyên tắc Kinh Thánh về tiền bạc, kinh
doanh và đầu tư. Thông điệp của ông là:
• Chúa muốn bạn giàu có. Kinh Thánh dạy: Chúa phù hộ cho công việc của bạn
nhưng nếu bạn không làm việc thì chẳng có gì để Ngài phù hộ.
• Bạn không chỉ phải làm việc chăm chỉ mà còn phải làm việc thông minh.
• Bạn nên biết xác định giá trị tài sản của bạn và học cách quản lý tiền của mình.
• Bạn nên học để có kiến thức tài chính.
• Bạn nên đọc sách về đầu tư, học kế toán cơ bản và tìm hiểu về thuế.


• Bạn nên học cách mua cổ phiếu: Mua rẻ, bán đắt!
• Hãy bắt đầu đầu tư 10% thu nhập. Hãy mua những tài sản có thể gia tăng giá
trị.
• Bạn phải có tính kỷ luật và tập trung vào bất cứ việc gì bạn làm.
• Bạn phải ngay thẳng, công chính…
Với những lời khuyên rất thiết thực, Trở thành triệu phú theo cách của Chúa là một
cuốn sách nên đọc cho bất cứ ai mong muốn tìm kiếm sự thịnh vượng cho mình.
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn.
Tháng 8-2007
CÔNG TY SÁCH ALPHA
LỜI TỰA
TÔI KHÔNG THÍCH NHÀ THỜ GIA ĐÌNH tôi thường đi lễ. Mặc dù mục sư và giáo
dân đều rất tốt, nhưng ở đây vẫn luôn tiềm ẩn cảm giác tiền bạc và ham muốn tiền bạc
là tội lỗi. Nếu bạn muốn giàu có và dư dả tài chính, người ta sẽ khiến bạn cảm thấy tội
lỗi vì những ham muốn đó. Tôi muốn trở nên giàu có và tôi bắt đầu cảm thấy có tội.
Tôi không có vấn đề gì với những giáo lý khác của nhà thờ, nhưng đơn giản là tôi
không thể chấp nhận tội lỗi người ta áp đặt cho tiền và sự tôn thờ đồng tiền.
Người cha nghèo của tôi tỏ ra đồng tình với quan điểm trên; có thể đó là lý do ông
không ngần ngại khi trở thành thành viên của nhà thờ đó. Người cha giàu của tôi
không đi lễ ở nhà thờ này; ông dạy cho tôi một quan điểm khác về tiền và về Chúa.
Ông nói: “Tiền không phải là tội lỗi, nhưng là nô lệ của tiền mới là tội lỗi. Vì không
được giáo dục về tài chính ở gia đình, trường học và nhà thờ nên nhiều người trở
thành nô lệ của tiền bạc, để tiền chỉ ra những hạn chế trong cuộc sống của họ, tuy
nhiên chỉ cần một chút am hiểu tài chính có thể khiến cho anh trở thành chủ nhân của
tiền”.
Người cha giàu không tin tiền có sức mạnh làm cho con người trở nên tội lỗi:
Tiền không làm hư hỏng anh. Tiền chỉ cho anh biết thực sự anh là ai. Nếu anh tham
lam, nhiều tiền sẽ chỉ làm cho anh tham lam hơn. Nếu anh keo kiệt, nhiều tiền sẽ chỉ
làm cho anh keo kiệt hơn. Nếu anh là một kẻ lừa đảo, nhiều tiền sẽ chỉ làm cho anh
lừa đảo nhiều hơn. Nếu anh hào phóng, nhiều tiền sẽ khiến anh hào phóng hơn. Nếu

anh nghèo khó, nhiều tiền cũng chỉ làm anh nghèo khó hơn (đó là lý do hầu hết những
người trúng số sớm phá sản). Nếu anh là một kẻ khờ dại, nhiều tiền sẽ chỉ làm anh trở
thành một kẻ khờ dại hơn. Và nếu anh là chủ nhân của tiền, tiền của anh sẽ sinh lời và
làm giàu cho bản thân anh cũng như những người xung quanh bởi vì tiền của anh
đang thực hiện sứ mệnh của Chúa.
Như vậy, thà rằng tôi học cha giàu cách làm chủ tiền bạc và cách sử dụng cả lao động
và tiền bạc của mình để thực hiện sứ mệnh của Chúa còn hơn là tiếp tục cảm thấy tội
lỗi vì lòng ham muốn giàu có. Hiện nay, tôi vẫn làm bạn với những gia đình tham dự
lễ ở nhà thờ mà tôi không thích. Tôi để ý thấy, nhiều người trong số bạn bè của tôi
tiếp tục chịu đựng cảm giác tội lỗi đó, và họ cũng lo sợ rằng ham muốn giàu có sẽ làm
hư họ. Thay vì học cách trở thành chủ nhân của tiền, hầu hết họ đã trở thành nô lệ của
tiền - họ làm việc cực nhọc nhưng vẫn nợ nần, và họ để tiền chỉ ra những điểm yếu
của mình.
Mẹ của một người bạn học cùng lớp dạy giáo lý Chủ nhật thậm chí nói với tôi:
“Robert, chúng tôi không giống cậu. Chúng tôi không bán linh hồn vì tiền”. Bà ấy còn
nói linh hồn của họ trong sạch hơn linh hồn tôi bởi vì họ không bị đồng tiền cám dỗ.
Rõ ràng, người ta cảm thấy tổn thương khi bị quy tội vì trở nên giàu có.
Cha giàu dạy tôi khác hẳn. Nhiều lần chúng tôi trò chuyện về việc anh có thể giàu có
mà không cần phải bán linh hồn mình. Trên thực tế, nếu biết sự thật này, sẽ có nhiều
người nghèo và người trong tầng lớp trung lưu bán linh hồn vì tiền. Họ làm những
công việc giết chết tâm hồn họ nhưng chẳng bao giờ giàu có. Cha giàu nói: “Tiền chỉ
là tiền mà thôi. Bản thân tiền không tốt cũng không tội lỗi. Cách chúng ta đòi hỏi hay
sử dụng đồng tiền của mình sẽ phản ánh chúng ta là người tốt, tội lỗi, tham lam,
không thật thà, ngốc nghếch, ngu dốt, hay là chủ nhân của tiền bạc. Tuy nhiên, trở nên
giàu có để thực hiện sứ mệnh của Chúa là điều hoàn toàn có thể. Trên thực tế, nhiều
người thực sự giàu có bằng cách đó, và họ không bao giờ bán linh hồn của mình. Chỉ
bởi vì một người giàu có không có nghĩa là họ xấu xa, dối trá, hay tham lam.
Sau khi cuốn Rich dad, Poor dad (Cha giàu Cha nghèo) được xuất bản, tôi hết sức
ngạc nhiên bởi số nhà thờ và những người đứng đầu tôn giáo cảm ơn tôi vì cuốn sách.
Thậm chí tôi còn ngạc nhiên hơn khi biết một số nhà thuyết giáo đã trích dẫn cuốn

sách của tôi trong bài bài giảng của họ! Tôi bắt đầu nhận ra những học thuyết tôn giáo
từ thời trẻ đã ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế nào, mặc dù tôi nghĩ là không. Tôi vẫn
cảm thấy có tội. Tôi vẫn tin một điều hoang đường rằng tất cả các nhà thờ phản đối
việc con người giàu có. Tôi mang mặc cảm tội lỗi ấy trong nhiều năm. Tôi không biết
rằng vẫn có nhiều nhân vật quan trọng của nhà thờ đang dạy con người trở thành chủ
nhân hay người quản lý tốt của tiền, chứ không tuyên bố tội lỗi là ở tiền bạc hay vì
tiền bạc.
Nhờ những nhân vật như Tom Anderson, cuối cùng tôi cũng hiểu ra. Bây giờ, tôi nhận
ra có những nhà thuyết giáo giàu và những nhà thuyết giáo nghèo, những nhà thờ giàu
và những nhà thờ nghèo.
Đức cha Tom Anderson là một trong những nhà thuyết giáo đầu tiên liên hệ với tôi
sau khi cuốn sách xuất bản. Ông cũng là nhà thuyết giáo đầu tiên từng mời tôi nói
chuyện tại nhà thờ của ông. Tôi đã nghĩ rằng nhà thờ của tôi ở Hawaii sẽ mời tôi đến
nói chuyện bởi vì thông điệp của tôi về Chúa và tiền có thể không phù hợp với họ.
Vậy nên, tôi rất vinh dự khi viết lời tựa này cho cuốn sách của Đức cha Tom. Tôi viết
lời tựa này không phải vì Đức cha đã sử dụng cuốn sách của tôi hay mời tôi đến nói
chuyện tại nhà thờ của ông. Tôi viết lời tựa này vì con người thực sự của Đức cha. Tôi
sẽ không bao giờ tán thành một cuốn sách được viết bởi một người không chân chính.
Tuy nhiên, Đức cha Tom là một người chân chính, và luôn làm đúng với những gì ông
thuyết giáo. Trong xã hội ngày nay, điều đó thật hiếm.
Tom Anderson là chủ nhân của tiền bạc và ông dạy các giáo dân cách trở thành chủ
nhân của tiền bạc. Ông là một người giàu có và hào phóng cả về vật chất lẫn tinh thần.
Ông không kết tội người khác vì họ giàu có. Ông không che mắt mọi người trước
quyền lực của tiền bạc. Ông không để cho mọi người thiếu hiểu biết về quyền lực của
tiền bạc bởi những mặc cảm tội lỗi. Ông không khuyến khích các giáo dân của ông trở
thành những kẻ keo kiệt, ông tán dương họ trở nên hào phóng. Thay vì kết tội đồng
tiền, ông dạy các giáo dân sử dụng quyền lực của tiền bạc theo ý muốn của họ, chứ
không chống lại họ. Khi nói đến tiền bạc, Đức cha Tom Anderson dẫn ra bài nói
chuyện của ông và làm theo điều ông thuyết giáo… và đó là sự đánh giá cao nhất tôi
có thể dành cho bất kỳ ai.

ROBERT T. KIYOSAKI
LỜI GIỚI THIỆU
NHIỀU NGƯỜI ĐANG DẠY CÁC GIÁO DÂN của tôi rằng họ sẽ giàu có, nhưng
không ai chỉ cho họ nên làm giàu bằng cách nào. Trên đường đến Dallas, tôi dành thời
gian để nghiên cứu và cầu nguyện như tôi vẫn thường làm. Chúa thường xuất hiện
trong những chuyến đi như thế, và Ngài đã trò chuyện với tôi. Ngài bảo tôi giảng dạy
những điều trên và viết nên cuốn sách này.
Câu chuyện bắt đầu trong lần tôi ghé thăm một cửa hàng bán hàng lưu niệm tại sân
bay. Tôi bắt gặp cuốn sách Cha giàu Cha nghèo của Robert T. Kiyosaki. Cuốn sách đã
thay đổi đáng kể những suy nghĩ của tôi về tiền bạc. Trong suốt chuyến bay, tôi đọc
toàn bộ cuốn sách và nội dung của nó đọng lại trong tâm trí tôi khi tôi cầu nguyện.
Kiyosaki viết rất thẳng thắn về những nhận thức khác biệt của hai người cha của ông.
Cha nghèo của ông là người cha thực, người đã nuôi dưỡng ông bằng quan điểm
truyền thống của người Mỹ về sự thành đạt. Ông có một khoản tiền lương khá khẩm,
một căn nhà đẹp, và nhiều khoản phúc lợi lớn. Ông làm việc vất vả cả đời vì tiền
nhưng vẫn luôn nợ nần và không bao giờ thực sự dư dật. Cha giàu của Kiyosaki thực
ra là cha của người bạn thân nhất của ông, đã cố vấn cho ông trong quá trình đầu tư và
đạt được giàu có. Cha giàu làm điều đó bằng cách giúp Robert học được cách nhìn
nhận tiền của những người giàu có.
Điều khiến tôi chú ý nhất là Kiyosaki nhấn mạnh một sự thật rằng, giàu có không phải
là được tăng lương hay có một công việc tốt hơn - giàu có khởi đầu bằng việc học
cách nhìn nhận khác về tiền. Điều này kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức,
và là một quan điểm hoàn toàn mới về kinh doanh và đầu tư. Đây là khác biệt trong
nhận thức về sự giàu có giữa người giàu và người nghèo.
Cha giàu cha nghèo không phải là một cuốn sách “Cơ đốc giáo”, nhưng nó tràn ngập
các nguyên tắc Kinh Thánh. Tôi biết ơn Kiyosaki về nguồn cảm hứng của ông. Tôi tin
ông đã viết dưới chỉ dẫn của Chúa cho một thời đại như hiện nay. Cuốn sách của ông
mở ra cho tôi một lối suy nghĩ mới giúp tôi chuẩn bị sẵn sàng cho những gì sẽ đến, để
tôi lắng nghe khi Chúa trò chuyện với tôi trên chuyến bay từ Dallas.
Tôi nhận ra rằng, nếu một người bình thường nhìn nhận sai lầm về giàu có thì sẽ có

biết bao nhiêu người theo đạo Cơ đốc cũng sẽ sai lầm như thế, những người không
hiểu cách thức đầu tư, nhưng lại thực sự tin Chúa muốn thần dân của Ngài sống nghèo
khổ? Không có gì đáng ngạc nhiên khi quá nhiều người theo đạo Cơ đốc bị phá sản!
Không có gì ngạc nhiên khi Chúa nói với tôi “Không ai dạy cho họ cách làm giàu”.
Những lời này tác động mạnh tới tôi. Tôi là một nhà thuyết giáo thành công, và tôi
dành một phần lớn trong sự nghiệp 20 năm làm mục sư của mình giảng dạy cho mọi
người rằng, Chúa không bao giờ muốn thần dân của Ngài nghèo khổ, đau ốm, hay vô
dụng. Tôi không chỉ thuyết giáo về giàu có mà chính tôi đang sống một cuộc đời như
vậy.
Bạn cần biết rằng, không hẳn thế. Tôi trưởng thành trong nghèo khổ. Tôi đã trực tiếp
kinh qua cảnh nghèo nàn. Một tinh thần nghèo khổ truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Cha tôi là một người tốt, ông làm lụng vất vả cả đời mà vẫn nghèo. Ông làm rất
nhiều nghề như: sửa chữa giày dép, bán kem, trông coi trường học, lái xe buýt. Nhưng
khi qua đời, tất cả tài sản của ông chỉ đáng giá 10.000 đô la - được chia đều cho bốn
đứa cháu. Ông chẳng có gì để chứng tỏ cuộc đời làm việc vất vả của mình.
Tôi tự lập từ bé và tôi làm theo những gì mà cha tôi làm. Lúc năm tuổi, tôi đã làm việc
cùng ông. Từ rất sớm, tôi đã học đạo lý làm việc thiện và hiểu nguyên tắc làm việc
chăm chỉ. Kinh Thánh dạy rằng, con người được sinh ra để làm việc. Trước khi phạm
tội, Adam được giao trông coi vườn và làm việc. Prov. 10: 4 miêu tả người siêng năng
và kẻ lười biếng như sau: “Cánh tay lười biếng gây nên nghèo khổ, nhưng bàn tay
siêng năng làm cho giàu có”. Trong một số chương sau, chúng ta được dạy rằng:
“Linh hồn kẻ lười biếng luôn khát khao nhưng chẳng được gì, còn linh hồn người
siêng năng sẽ được đầy đủ” (Prov. 13: 4). Làm việc chăm chỉ là một điều tốt, không ai
có thể thực sự thỏa mãn trong cuộc sống mà không làm việc chăm chỉ, nhưng tôi cũng
biết tâm lý nghèo khổ. Tôi lớn lên, làm việc chăm chỉ nhưng chỉ đủ sống qua ngày, và
rồi cũng sẽ chết mà chẳng có gì cả, giống như cha tôi, cha anh và cả cha anh nữa. Đó
là cách vận hành của thế giới này. Khi Chúa bắt đầu có ảnh hưởng trong cuộc đời tôi,
tôi nhận ra làm việc chăm chỉ thôi là không đủ. Nghèo khổ là một đức tin trong trái
tim, chứ không phải là tình trạng không có tiền. Tôi nghèo khổ vì tôi tin thế giới này
nói với tôi rằng tôi chỉ đủ sống qua ngày. Qua nhiều năm, Chúa thay đổi hệ thống đức

tin của tôi và dạy tôi không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn phải thông minh nữa.
Tôi sẽ chia sẻ những bài học đó trong cuốn sách này. Tuy nhiên, bài học đầu tiên thực
sự là bài học quan trọng nhất. Đầu tiên, tôi và Maureen vợ tôi, áp dụng Kinh Thánh.
Chúng tôi rất nghèo. Chúng tôi phải vật lộn với cuộc sống để cố gắng sống qua ngày.
Sau đó, chúng tôi nghe được thông điệp về giàu có, Chúa muốn chúng tôi giàu có.
Chúng tôi bắt đầu làm một việc gì đó.
Vì điều duy nhất thực sự thay đổi bất kỳ ai là Kinh Thánh, nên chúng tôi lắng nghe
thông điệp của Chúa. Maurreen đã ghi băng tất cả những đoạn trích nói về giàu có
trong Kinh Thánh. Chúng tôi bật băng liên tục, 24 giờ một ngày, trong nhà và trong xe
ô tô, thậm chí cả khi đi ngủ. Cuốn băng được mở ngay bên tai tôi. Chúng tôi chẳng
nghe thấy gì ngoài những từ: giàu có, giàu có, giàu có. Maureen còn làm thêm những
cuốn băng ghi giọng của cô ấy và tôi cũng làm những cuốn băng ghi giọng của mình
vì chúng ta thường tin chính giọng nói của mình trước khi tin người khác.
Tôi bắt đầu thay đổi, trong tôi không còn tâm lý nghèo khổ nữa. Chúng tôi bắt đầu
nếm trải sự giàu có của Chúa. Nhiều năm nay, chúng tôi thuyết giáo thông điệp này.
Đây là một thông điệp hay. Nhiều người tin rằng Chúa phản đối sự giàu có, Ngài
muốn chúng ta nghèo khổ. Chúng ta thường tự bảo mình, rằng tiền không thuộc về
tinh thần, tiền là của bất nhân, là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Khi chúng ta ốm đau,
chúng ta an ủi bản thân bằng đức tin rằng Chúa đang dạy chúng ta kiên nhẫn, Ngài
đang lợi dụng tính yếu đuối của chúng ta để tôn vinh bản thân Ngài, chúng ta phải
chịu đựng vì Ngài.
Tuy nhiên, suy nghĩ này không hề có yếu tố Kinh Thánh. Sự thật là, chúng ta nghèo
khổ và bệnh tật vì chúng ta luôn nghĩ đến cái nghèo, chúng ta ăn uống kham khổ, và
chúng ta sống nghèo nàn, chứ không phải vì Chúa muốn chúng ta như vậy. Chúng ta
không vượt qua được những thói quen xấu của chính mình. Chúng ta không vượt qua
được quá khứ. Chúng ta không vượt qua được sự kháng cự của kẻ thù. Nói tóm lại,
chúng ta không có niềm tin. Chúng ta luôn cố gắng biện minh cho thất bại của mình
bằng cách thuyết phục bản thân: đau khổ là về tinh thần, là theo ý muốn của Chúa.
Đó là tổn thất của chính chúng ta khi không nhận chút trách nhiệm nào về những thiếu
sót của mình. Chúng ta không nỗ lực thay đổi suy nghĩ mà tiếp tục chịu đựng và cố

gắng tìm cách nào đó để cảm thấy tình trạng đó tốt hơn. Thay đổi suy nghĩ là một
trong những thách thức lớn nhất tôi phải đối mặt khi là một mục sư. Thế nhưng, cho
đến khi mọi người suy nghĩ khác, họ vẫn tiếp tục nghèo khổ và ốm đau.
Thật đáng tiếc, thông điệp về giàu có chưa làm nên điều gì, mặc dù nó rất xác đáng.
Vâng, chúng tôi dạy mọi người về lễ vật phần mười và lễ vật dâng hiến. Chúng tôi
dạy họ rằng, Chúa có thể ban phát thần diệu cho những nhu cầu của họ. Tuy nhiên,
trong phước lành Chúa ban có một khía cạnh chúng ta dường như không biết đến là:
Chúng ta không dạy con người cách thức trở nên giàu có. Chúng ta dạy họ rằng họ sẽ
giàu có, nhưng không dạy họ bằng cách nào. Đây là lúc thực hiện bước tiếp theo.
Khi người Do Thái rời Ai Cập, Chúa ban ma-na cho thần dân của Ngài vào mỗi buổi
sáng. Họ luôn đủ ăn trong ngày đó… tất cả những việc họ phải làm là hái quả! Nhưng
Chúa chỉ ban đủ cho ngày đó thôi, sau đó thì chẳng có gì cả. Nếu thần dân Do Thái cố
gắng tích trữ nhiều hơn họ cần, ma-na sẽ bị hỏng trong chốc lát. Họ có thể không bao
giờ khá lên được.
Sự giàu có, cuộc sống đầy phước lành là ở Miền đất hứa. Đó là nơi người Do Thái
muốn đến, nhưng phải mất 40 năm những thần dân của Chúa mới đến được đó. Lý do
mất nhiều thời gian như vậy là vì họ phải học cách suy nghĩ khác đi. Ở Ai Cập, họ là
những nô lệ trắng tay và cũng không bao giờ trông đợi có được thứ gì. Họ là nô lệ mà
nô lệ thì chỉ được ban phát chừng ấy thôi. Xã hội này vận hành như thế đấy.
Ở vùng hoang dã, họ phải tự giải thoát cho mình khỏi tâm lý nô lệ và tâm lý nghèo
khổ. Thần dân của Chúa phải biết tin tưởng hoàn toàn vào Ngài và Lời của Ngài. Chỉ
khi biết Ngài có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của họ, họ mới sẵn sàng đến miền đất
của sự giàu có - miền đất hứa đối với họ. Mặc dù, họ nhìn thấy những điều thần diệu ở
vùng hoang dã và nhu cầu của họ được đáp ứng nhưng cuộc sống của họ vẫn chẳng
dư dả. Chỉ đến khi họ nắm giữ những lời hứa của Chúa và đến Miền đất hứa, họ mới
thoát khỏi kiếp nô lệ. Họ là những người đi chinh phục hất cẳng những gã khổng lồ ở
nơi trú ngụ! Họ đã suy nghĩ khác hẳn.
Tuy nhiên, có một điều thú vị xảy ra khi người Do Thái đặt chân đến Miền đất hứa.
Khi họ ăn sản vật của mảnh đất, sự ban phát thần diệu của Chúa ngừng lại: “Một
ngày, sau khi họ ăn thực phẩm của xứ ấy, ma-na không sa xuống nữa; từ đó, người

dân Do Thái không còn được hưởng chút ma-na nào nữa, mà trong năm ấy họ ăn thổ
sản của xứ Canaan” (Joshua 5: 12). Ma-na ngừng sa xuống. Người dân không còn
phải đi ra ngoài buổi sáng và nhặt thực phẩm cho ngày hôm đó. Năm đó, người dân ăn
thực phẩm của xứ ấy; họ trở nên giàu có. Mặc dù nay họ phải làm việc để có được
mọi thứ, phải cày xới đất đai, gieo hạt và thu hoạch, nhưng cuối cùng họ cũng khá lên
được và có nhiều thực phẩm hơn chứ không chỉ đủ cho một ngày.
Tuy nhiên, muốn giàu có, họ cần phải học cách làm ra của cải. Chúa phù hộ công việc
của họ, nhưng họ phải làm việc, và họ không những phải chăm chỉ mà còn phải thông
minh. Họ phải biết một số điều. Miền đất hứa tràn đầy sữa và mật ong, nhưng để lấy
sữa từ một con bò, họ phải biết cách vắt sữa bò và hàng ngày phải tự giác đi làm và
vắt sữa. Để lấy mật ong, họ phải hiểu biết về các loài ong. Thần dân của Chúa thường
nghĩ tất cả những gì họ phải làm là cầu mong giàu có và chờ đợi giàu có. Chúa nói
Ngài sẽ dạy chúng ta cách làm ra của cải, và Ngài sẽ phù hộ những nỗ lực của chúng
ta, nhưng chúng ta vẫn phải làm một việc gì đó để sinh ra của cải (Duet.29: 9, 30: 9,
James 2: 17).
Điều Chúa nói với tôi trên chuyến bay tới Dallas là, đây là lúc thần dân của Chúa thực
hiện bước tiếp theo. Nhiều người vượt ra khỏi Ai Cập nghèo khổ tới vùng hoang dã và
bắt đầu biết về sự ban phát thần diệu của Chúa. Có những bằng chứng cho thấy, Chúa
không thể thay đổi được mọi tình trạng và đáp ứng những nhu cầu khi không thể.
Nhiều người biết tin tưởng hoàn toàn vào Ngài. Họ biết về lễ vật phần mười, dâng
hiến và trông đợi Chúa đáp ứng mọi nhu cầu của họ- nhưng họ chỉ có đủ cho ngày đó.
Đã đến lúc phải biết kiếm tiền để đủ cho tương lai cũng như cho hôm nay.
Chúa không mang sự giàu có ra khỏi thiên đường. Điều đó chỉ xảy ra ở vùng hoang
dã và những gì Ngài ban phát sẽ không bao giờ vượt quá nhu cầu của ngày hôm đó.
Ngài cũng sẽ không làm tiền giả cho bạn. Và bạn không thể cầu nguyện cho ai đó để
đổi lại họ cho bạn tiền - đó là suy nghĩ mông muội. Để giàu có, bạn phải thay đổi. Bạn
phải học những đức tính, phẩm chất và kỹ năng giúp bạn trở nên giàu có. Để những
lời hứa của Chúa có hiệu quả trong cuộc đời bạn, bạn phải thay đổi chính mình. Cuốn
Cha giàu Cha nghèo chỉ ra những khác biệt trong nhận thức giữa người giàu và người
nghèo. Cuốn Trở thành triệu phú theo cách của Chúa chỉ ra những vấn đề tương tự

trong nhận thức khi đề cập đến nhà thờ.
Loài người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa (Gen. 1: 26-27). Nếu bạn tin Chúa
muốn bạn nghèo khổ, rồi sau đó lại nói, bạn là hình ảnh phản chiếu của Chúa, và Ngài
cũng nghèo khổ. Như vậy, trong khi bạn có thể tin Ngài sở hữu tất cả gia súc trên
hàng ngàn mảnh đồi, bạn cũng xác nhận Ngài không muốn thần dân của Ngài sẻ chia
của cải đó. Những nhận thức như thế là của một đức chúa nghèo. Nếu Chúa nghèo
như thế thì thật khó có niềm tin nơi Ngài. Nếu nhận thức của bạn về Chúa là Người
giàu có, bạn sẽ giàu có như Chúa. Chúng ta cần thay đổi nhận thức để nhận thức giống
Chúa hơn. Và nhận thức của Ngài không nghèo nàn (Rev 3: 18).
Hãy cân nhắc lễ vật dâng tặng của chúng ta. Lễ vật phần mười là một phần lợi tức
chúng ta dâng cho Chúa. Khi chúng ta dâng nó cho Chúa, đó là cách chúng ta bảo vệ
mọi thứ mà chúng ta có (Mal.3: 11). Nó giống như một hợp đồng bảo hiểm. Còn lễ
vật dâng hiến là bất cứ thứ gì khác ngoài lễ vật phần mười. Lễ vật dâng hiến trong
Kinh Thánh được gọi là hạt giống. Chúng ta trồng hạt giống trên Nước trời bằng cách
dâng tặng Chúa nhiều hơn lễ vật phần mười Ngài đòi hỏi. Hạt giống này có thể sản
sinh ra gấp 30, 60 và 100 lần. Không may, chúng ta lại không nhìn thấy lễ vật dâng
hiến là hạt giống được trồng ở thế giới tinh thần. Hạt giống luôn sản sinh theo cách
riêng của chúng; lợi ích của một lễ vật dâng hiến là phước lành tinh thần.
Tuy nhiên, đối với một lễ vật dâng hiến có ảnh hưởng tới của cải vật chất của chúng
ta, chúng ta phải gieo hạt giống ở thế giới vật chất - đó chắc hẳn là một vài kiểu đầu
tư. Phước lành tinh thần của một lễ vật dâng hiến sẽ sinh sôi nảy nở hạt giống vật chất
của một sự đầu tư, nhưng nếu không đầu tư, sẽ chẳng có cái gì sinh lợi cả. Tiền là một
thứ vật chất sẽ không từ thiên đường trút xuống giống như phước lành tinh thần. Lễ
vật dâng hiến là một phần quan trọng của quá trình này, nhưng phải kết hợp với gieo
trồng hạt giống ở đâu đó trên thế giới này.
Khi Chúa dạy tôi điều này, Ngài đã ban cho tôi 12 chủ đề được chuyển thành một bộ
bài giảng trong 12 tuần. Tôi thuật lại những lời dạy này cho các bạn với mục đích
giúp các bạn thực hiện bước kế tiếp. Khi cầm cuốn sách này lên, có thể các bạn sẽ bị
thuyết phục rằng Chúa muốn bạn thành công, chỉ có điều các bạn chưa tìm ra cách
nào mà thôi.

Điều này chúng ta sẽ đọc trong 12 chương sách sau đây. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng
việc biết mình hiện đang ở đâu. Chúng ta sẽ thực hiện các bước xây dựng lòng nhiệt
tình và niềm say mê để có kiến thức tài chính. Chúng ta sẽ học cách thay đổi thái độ
và những thói quen xấu. Đồng thời, chúng ta sẽ xem xét những cách kiếm tiền để đầu
tư. Cuối cùng, chúng ta sẽ nói về tiến trình đầu tư. Chúa đã giải thoát cho tôi khỏi tâm
lý nghèo khổ. Trong nhiều năm từ sau sự giải thoát ấy, từ kinh nghiệm của chính tôi
và cả của người khác tôi may mắn hiểu biết nhiều hơn về tiền. Với kiến thức tài chính
tốt hơn, tôi thực sự mong muốn được chia sẻ những gì tôi biết. Có thể tất cả những ai
sẵn sàng bước vào sự giàu có của Chúa sẽ đọc và học được cái họ cần biết, và có thể
họ cũng sẽ đặt chân được đến nơi Chúa muốn họ đến.
1. Tự chủ
BƯỚC ĐẦU TIÊN ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ LÀ trả lời một câu hỏi đơn giản: “Hiện
tôi đang ở đâu”?
Câu hỏi này có thể gây ra một chút lúng túng, nhưng nó rất quan trọng bởi hai lý do.
Trước hết, đa số mọi người không đạt tới vị trí tài chính mà đáng lẽ họ nên đạt tới.
Không cần bận tâm về thực tế này, nhưng bạn phải nhận thức được. Đừng thất vọng
bỏ cuộc mà thay vì thế, hãy để thực tế này truyền cảm hứng cho bạn để bạn có một vài
thay đổi. Về mặt này, hãy lưu ý rằng bạn có một số công việc phải làm - điều này có
nghĩa là bạn phải kiểm soát tài chính của mình để có thể làm một việc gì đó.
Thứ hai, quan trọng hơn, nếu bạn không biết mình đang ở đâu, bạn cũng sẽ không biết
mình cần bắt đầu từ đâu. Đa số mọi người thậm chí không biết họ có bao nhiêu tiền
trong sổ séc của mình, rất ít người biết tiền được tiêu vào cái gì. Nhiều người thậm chí
không biết làm thế nào để cân đối sổ séc của mình. Hãy tìm ra điểm xuất phát của
bạn.
Để bắt đầu tiến trình này, bạn cần lập vốn ròng. Đơn giản là liệt kê tất cả tài sản của
bạn và xem chúng đáng giá bao nhiêu. Nếu quy đổi mọi thứ bạn có thành tiền mặt thì
bạn sẽ có bao nhiêu?
Ban phải rất khách quan để có được một con số chính xác. Đánh giá thổi phồng và
không thực tế về tài sản của mình sẽ khiến bạn cảm thấy tự mãn, nhưng nó sẽ không
giúp bạn đạt được mục đích trở nên giàu có. Hãy khách quan và thực tế:

Ví dụ, nếu cách đây một tháng bạn mua một chiếc tủ lạnh trị giá 1.000 đô la, bạn
không thể tính nó cũng 1.000 đô la vào hôm nay. Nếu cố gắng bán nó đi, bạn cũng chỉ
thu được 300 đô la mà thôi, nên trong thực tế nó là một tài sản trị giá 300 đô la. Nếu
bạn đang thanh toán tiền chiếc tủ lạnh và vẫn còn nợ 500 đô la, nó sẽ không được tính
là một tài sản.
Xác định giá trị tài sản bạn có trong ngôi nhà, đồ đạc, xe ô tô và mọi thứ bạn sở hữu.
Khi bạn cộng tất cả những con số này vào, đây là vốn ròng của bạn.
Bây giờ xác định vào thời điểm này trong cuộc đời vốn ròng bạn cần có là bao nhiêu.
Lấy thu nhập có thể bị đánh thuế của bạn năm ngoái và nhân nó với số tuổi của bạn.
(Nếu tính toán những con số này cho hai vợ chồng cùng một lúc, thì sử dụng tuổi của
một trong hai người, nhưng tốt hơn nên sử dụng tuổi của người lớn hơn). Chia con số
đó cho 10 và bạn sẽ có tổng số vốn ròng bạn cần có tại thời điểm này trong cuộc đời.
Trừ đi vốn ròng thực sự của bạn, bạn có thể biết bạn còn lại bao nhiêu.
Nhìn chung kết quả sẽ thấp hơn tiềm năng của bạn. Mặc dù, một số người đang khởi
đầu tại con số này, nhưng phần lớn vẫn còn kém xa. Và thậm chí nếu bạn bắt đầu với
con số thấp hơn nữa thì bây giờ mục đích của bạn sẽ là tiến lên. Tuy nhiên, vốn ròng
của bạn chỉ là điểm khởi đầu mà thôi, đừng để nó trở thành một giới hạn. Không có lý
do gì bạn không thể đạt được gấp hàng trăm lần con số đó.
Câu hỏi tiếp theo cần xem xét là: “Tôi biết tôi đang ở đâu, nhưng tôi đã đến đó bằng
cách nào”? Đây là trọng tâm của phần còn lại trong chương này. Số phận không quyết
định vị trí hiện tại của bạn. Tình hình tài chính hiện tại của bạn là kết hợp của các
quyết định bạn đã thực hiện trong quá khứ. Nếu bạn không thay đổi những lựa chọn
trong quá khứ, bạn cũng sẽ kết thúc ở vị thế tương tự trong tương lai. Nếu bạn không
hài lòng với vị trí hiện tại của mình, bạn phải thay đổi một số điều. Nếu không, bạn sẽ
vẫn tiếp tục như thế này và sẽ duy trì vị trí đó trong tương lai. Prov. 23: 7 nói rất đơn
giản: “Bạn nghĩ về mình như thế nào, bạn sẽ trở thành người như thế đó”. Sau cùng,
suy nghĩ của bạn ngày hôm qua sẽ đặt bạn vào vị trí của bạn ngày hôm nay. Nếu hôm
nay bạn sống trong nghèo khổ, đó là bởi vì hôm qua bạn đã nghĩ và chấp nhận nghèo
khổ. Nếu bạn muốn ngày mai trở thành triệu phú, bạn phải bắt đầu suy nghĩ như một
triệu phú từ ngày hôm nay.

Một triệu phú suy nghĩ như thế nào? Một triệu phú mất toàn bộ số tiền anh ta có, ngay
lập tức sẽ bắt đầu tìm cách kiếm lại toàn bộ số tiền ấy. Suy nghĩ đầu tiên của anh ta là:
anh ta có thể đầu tư vào đâu. Một triệu phú hôm nay bị phá sản sẽ kiếm lại gấp nhiều
lần hơn trước. Chúng ta nghe thấy việc một người mất tiền ở thị trường chứng khoán
và đã nhảy qua cửa sổ, nhưng không nghe thấy việc nhiều người, thậm chí hàng trăm
người kiếm lại toàn bộ số tiền vào ngày hôm sau hay tuần sau. Một triệu phú nghĩ về
việc anh ta sẽ kiếm được bao nhiêu, chứ không nghĩ về việc đã mất bao nhiêu.
Môi trường gia đình
Biết được điểm xuất phát của mình sẽ giúp bạn có những thay đổi cần thiết. Kiểu suy
nghĩ tiêu cực của bạn ngày hôm nay thực sự chỉ là thói quen mà thôi. Mặc dù những
suy nghĩ như thế tồn tại trong một thời gian dài đến mức bạn nghĩ chúng là tự nhiên,
bạn cũng không sinh ra cùng với chúng. Bạn học được chúng từ đâu đó, chủ yếu là từ
cha mẹ, gia đình, và những trải nghiệm của bạn. Những kiểu suy nghĩ đó bắt nguồn từ
thời thơ ấu và có ảnh hưởng tới những lựa chọn trong cuộc đời bạn và thậm chí công
việc bạn tìm kiếm.
Trong bài học này, chúng ta sẽ xác định sáu kiểu gia đình thời thơ ấu hay những môi
trường gia đình có ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều người. Hầu hết chúng ta đều có thể
tìm thấy kinh nghiệm của chính mình ở một trong những kiểu sau.
1. Kiểm soát
Nếu bạn trưởng thành trong một gia đình kiểm soát, có thể bạn sẽ không được phép
làm bất cứ điều gì cho chính mình. Những cha mẹ hay kiểm soát con cái sẽ không để
cho con cái họ tự mặc, tự ăn hay lựa chọn hoạt động cho chính chúng. Đến tuổi đi
học, những đứa trẻ này thường không thể tự buộc giày hay tự phết bơ lên bánh mỳ.
Những đứa trẻ này không bao giờ học cách nhận trách nhiệm và khi trở thành người
lớn, chúng thường cảm thấy chúng không thể. Những người trưởng thành trong môi
trường gia đình này sẽ lẩn tránh trách nhiệm suốt toàn bộ cuộc đời họ. Họ không thể
ra quyết định bởi vì họ không bao giờ được phép ra quyết định. Họ tránh bất cứ công
việc nào mang nhiều trách nhiệm. Họ sẽ nghĩ và sẽ nói: “Tôi không thể làm được việc
này. Tôi không biết làm thế nào”.
Những cha mẹ kiềm chế kiểu này thường có ý thức về giá trị bản thân bằng việc làm

cho con cái họ cảm thấy họ đang làm những việc có ích và hy sinh bản thân bằng việc
chăm sóc chúng. Không may, những cha mẹ này cũng hạn chế khả năng đảm nhận
trách nhiệm cần thiết để vươn lên trong cuộc sống của con cái họ.
2. Sợ hãi
Một kiểu gia đình tương tự được xây dựng trên nền tảng của sự sợ hãi. Những đứa trẻ
trưởng thành trong sợ hãi thông thường không có động lực thúc đẩy. Chúng sợ làm
hay thử làm bất cứ việc gì có thể dẫn đến thất bại. Chúng không bao giờ quyết định
việc gì, vì chúng sợ mắc sai lầm.
Trẻ con cần học cách chịu trách nhiệm cho bản thân từ lúc còn nhỏ. Chúng tôi có hai
cậu con trai là Scot và Jason. Lúc chúng hai, ba tháng tuổi, tôi nâng chúng đứng lên và
giữ chúng, để chúng có thể giơ chân lên và làm cho cơ bắp khỏe hơn. Khi tròn bảy
tháng tuổi, chúng bắt đầu biết đi. Lúc lên hai tuổi chúng tự buộc giầy và tự mặc quần
áo. Thỉnh thoảng, chúng mặc ngược quần áo và đi giầy nhầm chân, nhưng chúng đã
được rèn luyện để đón nhận thử thách mà không sợ hãi. Từ bé, chúng đã chịu trách
nhiệm về bản thân.
Chúng tôi không bao giờ gặp rắc rối khi bảo chúng đi ngủ. Chúng tôi tập cho chúng
biết khi nào là giờ ngủ và thế là chúng nghe lời. Chúng không bao giờ cãi lại. Thậm
chí, nếu chúng tôi không bảo thì khi đến giờ là chúng đi ngủ. Chúng tôi không bao giờ
phải gọi chúng dậy dù là khi chúng đi học hay khi chúng đi làm. Hiện nay, Scot và
Jason gánh vác một trách nhiệm rất lớn. Chúng điều hành nhà thờ truyền giáo. Chúng
không cảm thấy mệt mỏi vì trách nhiệm mà ngược lại rất phấn khởi. Chúng tìm thấy
trách nhiệm. Tôi không khoe khoang đâu. Tôi đang nêu ra cho bạn một ví dụ để thấy,
việc trẻ em học cách chịu trách nhiệm về bản thân từ bé có ý nghĩa quan trọng như thế
nào. Điều này thực sự ảnh hưởng to lớn đến tương lai của chúng.
3. Bất ổn
Kiểu môi trường gia đình thứ ba là gia đình bất ổn, thường xảy ra khi cha mẹ ly hôn,
hay ly thân. Tiền bạc trở thành vấn đề và cha mẹ thường nói đi nói lại với những đứa
trẻ rằng mọi việc đang tồi tệ như thế nào. Chúng phải lo lắng liệu cuộc sống có được
no đủ hay không. Đây là điều có lẽ chúng sẽ không nhận thấy nếu không được nhắc
đi, nhắc lại nhiều lần. Khi chúng lớn lên, chúng liên tục cố gắng để được yên ổn. Nếu

có một ít tiền gửi ở ngân hàng, đủ tiền sống qua ngày, có một công việc ổn định mang
lại một khoản lương hưu nho nhỏ, họ sẽ cảm thấy ổn rồi. Toàn bộ cuộc đời họ cố gắng
để yên ổn và không bao giờ họ dám mạo hiểm. Họ không bao giờ có niềm tin, bởi họ
không thể thoát ra ngoài sự yên ổn đó và làm một việc không chắc chắn và không
quen thuộc với họ.
Để trở nên giàu có đòi hỏi phải mạo hiểm. Khi bạn hiểu biết tài chính, bạn sẽ tránh
được những mạo hiểm ngớ ngẩn. Tuy vậy, không có đầu tư nào là chắc chắn. Rủi ro
luôn có thể xảy ra. Năm 1806, Napoleon đã nói: “Vinh quang chỉ giành được ở nơi có
hiểm nguy”. Những người tìm kiếm an toàn, yên ổn sẽ rất khó giàu có thực sự.
4. Ngược đãi
Một số đứa trẻ trưởng thành trong những gia đình có sự ngược đãi về thể chất, giới
tính, hoặc tình cảm. Đứa trẻ bị ngược đãi cảm thấy nó chẳng có chút giá trị gì. Chúng
thường nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, hoặc bất cứ thứ gì ngược đãi cơ thể. Chúng nổi
loạn để chống lại những chuẩn mực xã hội và chúng thấy khó mà tin rằng chúng có
thể làm được bất cứ điều gì quan trọng để thực sự phù hợp với xã hội. Chúng không
thể làm giàu, bởi vì mọi thứ chúng kiếm được đều phung phí vào những hành động
ngược đãi bản thân mà chúng tin rằng chúng đáng được hưởng. Chúng không hòa
nhập với xã hội.
5. Thể hiện
Kiểu gia đình thứ năm là kiểu thể hiện. Bạn chỉ được yêu quý nếu làm tốt công việc
của mình. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường này luôn cố gắng làm
vừa lòng cha mẹ, thầy cô và ông chủ nói chung là làm vừa lòng mọi người. Tôi
thích thuê những người này. Họ luôn làm việc chăm chỉ, nhưng họ không bao giờ biết
kính trọng những người họ cố gắng làm vừa lòng. Họ không bao giờ học cách xây
dựng. Họ cũng không bao giờ liều lĩnh vì họ sợ thất bại. Nếu họ đầu tư và không
thành công, họ tin rằng họ sẽ không còn được yêu quý nữa.
6. Quá nhiều trách nhiệm
Kiểu thứ sáu là gia đình nơi những đứa trẻ được giao quá nhiều trách nhiệm từ lúc bé.
Chúng ta đã nói về tầm quan trọng của rèn luyện trẻ em chịu trách nhiệm về bản thân.
Vấn đề nảy sinh khi chúng bị ép buộc phải có trách nhiệm với cả những người khác ở

độ tuổi quá nhỏ. Ví dụ, khi cha mẹ vụ ly dị, cậu con trai có thể sẽ trở thành người đàn
ông của gia đình vào lúc 8 hay 10 tuổi. Hoặc là, bà mẹ phải làm việc suốt ngày và một
trong những đứa con (thường là đứa lớn nhất) phải chăm sóc các em của mình. Trong
xã hội của chúng ta, gia đình hạt nhân truyền thống có cả bố và mẹ sống chung một
nhà chỉ chiếm gần 25% và đây có thể là một vấn đề đáng chú ý.
Những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tuổi thơ. Chúng trưởng thành quá sớm và thường
phản ứng theo một trong hai cách sau: Hoặc là chúng dành cả cuộc đời của để cố gắng
sống lại thời trẻ con, hoặc là chúng trở nên có trách nhiệm quá mức khiến chúng
không thể nắm bắt cơ hội của mình. Chúng không thể liều lĩnh đầu tư, bởi vì chúng
nghĩ đầu tư là vô trách nhiệm.
Bạn có thể nhận ra bản thân mình ở một trong những kiểu gia đình trên. Quan trọng là
bạn nhận ra bạn không nhất thiết phải chấp nhận con đường tuổi thơ chỉ ra cho bạn.
Lúc này, bạn nhận ra vấn đề và bạn có thể giải quyết nó. Nhiều cha mẹ làm tổn
thương con cái của họ, nhưng bạn không buộc phải sống với sự tổn thương ấy. Kinh
Thánh dạy chúng ta kính trọng và yêu quý cha mẹ mình, nhưng chúng ta không phải
kính trọng thứ thuốc mê họ đưa cho chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi. Sự thực là
chúng ta phải thay đổi.
Vượt qua quá khứ
Trong Kinh Thánh có rất nhiều ví dụ về những người con xuất sắc của Chúa, những
người đã vượt qua sự giáo dục tồi. Trong Gen. 25-27, chúng ta biết một số điều về
thời thơ ấu của Jacob. Anh ta trưởng thành trong một gia đình bất ổn. Cha anh yêu
quý anh trai Esau của anh ta hơn và luôn đối xử thiên vị với Esau. Mẹ và cha anh ta
luôn tranh cãi về tôn giáo. Bà muốn phước lành được ban cho người con trai thứ,
người con mà Chúa muốn. Cha anh ta lại theo quan điểm truyền thống và muốn ban
phước lành cho người con trai trưởng. Jacob và mẹ anh ta phải lừa Isaac khi ông tuổi
cao, mù loà và ốm đau đến mức không thể phân biệt được cánh tay đầy lông và bộ da
dê.
Người anh trai căm ghét Jacob đến mức muốn giết anh. Jacob phải trốn chạy để bảo
toàn cuộc sống. Thật khó tưởng tượng ra bất kỳ ai ít có khả năng giàu có hơn anh ta.
So với những người bạn đồng môn, anh ta được cho là người ít có khả năng

thành công nhất. Tuy nhiên, trong lúc yếu đuối nhất, anh ta hứa nguyện với Chúa.
Jacob khấn nguyện: “Nếu Đức Chúa Trời ở bên con, giữ con đi đúng con đường con
đang đi, cho con đủ ăn đủ mặc, và đưa con trở về nhà cha con bình an vô sự, thì chúa
sẽ là Đức Chúa Trời của con. Còn tảng đá kỷ niệm này sẽ trở thành nhà Chúa và con
sẽ dâng lại cho Chúa một phần mười mọi vật Chúa ban cho”. (Gen. 28: 20-22)
Jacob hứa dâng cho Chúa lễ vật phần mười. Đây là khởi đầu của sự thay đổi trong
anh, nhưng trong suốt 14 năm, anh ta không làm được gì. Anh làm việc bảy năm để
lấy một người vợ và đây là một sai lầm. Anh ta lại làm việc bảy năm nữa để lấy một
người vợ khác. Anh ta vẫn không có tiền để dâng lễ vật phần mười. Cuối cùng, anh ta
đến nhà cha vợ, Laban, cũng là ông chủ của anh ta và phàn nàn.
Suốt hai mươi năm trời tôi phục vụ trong nhà cậu; cũng vì muốn cưới hai cô con gái
cậu mà phải lao công mười bốn năm, còn sáu năm cũng chỉ vì mấy bầy súc vật, thế
mà cậu còn tráo trở, thay đổi tiền công của tôi cả mười lần. (Gen. 31: 41)
Nhiều người có thể phàn nàn như vậy về ông chủ của họ. Ông chủ của bạn đang vắt
kiệt bạn, chỉ trả cho bạn mức lương thấp nhất trong khi bạn làm giàu cho ông ta. Đây
là một lời phàn nàn thường gặp. Jacob đã có thay đổi lớn trong suy nghĩ. Anh ta bắt
đầu làm việc thông minh hơn. Trở lại Gen. 30, chúng ta thấy anh ta đưa ra yêu cầu với
ông chủ.
Sau khi Rachel sinh Joseph, Jacob yêu cầu Laban: “Xin cậu cho tôi về quê. Tôi đã tận
tình phục vụ cậu, xin cậu cho tôi đem vợ con lên đường!” (Gen. 30: 25-26)
Nói cách khác, “Tôi làm việc ở đây suốt thời gian qua. Nhưng tôi chẳng có gì để
chứng tỏ điều này. Tôi cũng không được chút lợi lộc gì, thậm chí không đủ tiền dâng
lễ vật phần mười. Tôi mệt mỏi vì lãng phí thời gian. Tôi muốn rời khỏi đây”.
Ở câu 28, Laban nói: “Cháu muốn cậu tăng lương bao nhiêu, cậu cũng bằng lòng trả!”
Nhưng Jacob đã trở nên thông minh. Anh ta nói với Laban, “Hãy cho cháu tất cả gia
súc có tật. Cậu cũng chẳng cần chúng nữa. Cậu giữ lại tất cả những gia súc khác”.
Jacob không còn chỉ làm việc chăm chỉ nữa và cũng không còn suy nghĩ như quãng
thời gian đầu đời. Anh ta suy nghĩ như một triệu phú. Thay vì tìm kiếm sự an toàn và
chỉ đủ sống qua ngày, anh ta quyết định làm một điều gì đó, nắm bắt một số cơ hội,
thay đổi một số thứ và cuối cùng Chúa cũng có cái gì đó để ban phước cho anh ta.

Jacob bóc vỏ cây và để trước máng nước của gia súc. Chúa ban phước cho sự vâng lời
và nỗ lực của Jacob, và bầy gia súc đã sinh ra những con có rằn, có đốm. Kinh Thánh
cho thấy rõ ràng rằng, cuộc đời anh ta đã thay đổi: “Chính vì vậy, anh ta trở nên cực
kỳ giàu có” (Gen. 30: 43).
Jacob vượt qua quá khứ bằng cách bắt đầu suy nghĩ khác. Anh ta có triển vọng mới
trong cuộc đời. Sau đó, anh ta cho rằng thay đổi này là nhờ một giấc mơ.
Việc xảy ra thế này: khi bầy vật giao hợp, tôi nằm mộng thấy các con dê đực giao hợp
trong bầy đều là những con có sọc, có rằn, có đốm. Lúc ấy, thiên sứ của Chúa liền báo
mộng cho tôi. Thiên sứ gọi: “Jacob”! Tôi thưa: “Có tôi đây”! Thiên sứ bảo: “Con hãy
nhìn lên! Các dê đực đang giao hợp kia đều sinh ra những con có sọc, có rằn, có đốm,
vì ta biết cách Laban đối xử với con. Ta là Đức Chúa Trời đã hiện ra gặp con tại
Bethel, là nơi con xức dầu trên trụ đá và hứa nguyện với Ta”. (Gen. 31: 10-13)
Phương thức làm giàu của Jacob được thể hiện ở những câu này. Trước hết, anh ta tự
cam kết về lễ vật phần mười. Mặc dù cam kết này không làm anh ta giàu có nhưng
chính lúc đó Chúa chú ý đến hoàn cảnh của anh ta. Từ đó trở đi, Chúa giúp đỡ anh ta.
Nhưng anh ta phải vượt qua nhiều điều. Vì anh ta làm việc chăm chỉ, mà không có cái
gì chứng tỏ điều này. Sau đó, anh ta nắm bắt cách nhìn mới từ Chúa trong một giấc
mơ và kết quả là, anh bắt đầu suy nghĩ như một triệu phú. Anh ta tìm mọi cách thay
đổi địa vị của mình và Chúa phù hộ cho anh ta.
Nhiều nhân vật khác trong Kinh Thánh cũng vượt qua quá khứ bằng cách đó. Moses
bị gia đình bỏ rơi, thả trôi lềnh bềnh trên một cái thúng. Anh ta bị đuổi khỏi Ai cập
như một kẻ giết người và sống nhiều năm ở vùng hoang dã. Còn Joseph bị các anh trai
bán làm nô lệ. Anh ta ngồi tù nhiều năm bởi những lời nói dối của một người đàn bà
hay thù oán, mặc dù không làm gì sai. Abraham, David và Solomon đều có những khó
khăn. Tuy nhiên, tất cả họ đều đã vượt qua. Paul nói về điều này như sau:
Thưa anh chị em, tôi không nghĩ rằng tôi đã vượt qua được. Nhưng tôi chỉ chú tâm
vào một điều: Quên đi những điều đã qua, theo đuổi những điều phía trước, nhằm mục
đích đoạt được giải thưởng là sự kêu gọi thiên thượng của Đức Chúa Trời trong Chúa
Cứu Thế Jesus. (Phil. 3: 13-14)
Nói cách khác, để thành công, bạn phải quên đi những đối xử ngược đãi, không công

bằng mà bạn phải chịu đựng, kể cả cảm giác bất an và sợ hãi. Bạn phải tiến lên. Niềm
tin không đặt ở quá khứ. Bạn không thể thay đổi quá khứ. Thậm chí bạn không thể
thay đổi hiện tại. Nhưng bạn có thể thay đổi tương lai. Tuy nhiên, bạn phải bỏ lại quá
khứ để tiến lên phía trước. Cản trở lớn nhất đối với giàu có là quá khứ của chúng ta.
Tầm nhìn hướng tới tương lai
Giống như Jacob, chúng ta phải có tầm nhìn hướng tới tương lai Chúa muốn dành cho
chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn thấy cái gì có thể và không bị quá khứ cản trở.
Nó là khả năng nhìn thấy cơ hội rõ ràng.
Một số người giàu có nhất trong lịch sử nước Mỹ như John Rockefeller, J.C.Penney,
Frank Woolworth và LeTourneau đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Tất cả họ đều có
một điểm chung với những nhân vật giàu có nhất trong Kinh Thánh. Họ có tầm nhìn
từ Chúa và bỏ lại quá khứ. Các châm ngôn cũng nói về tầm nhìn. Bản dịch King
James quen thuộc nhất với chúng ta - “Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng
túng”. (Prov. 29: 18).
Nói cách khác, không có tầm nhìn cho tương lai, không đặt ra mục đích để theo đuổi,
bạn sẽ bị tụt hậu và chẳng đạt được gì. Bạn có thể làm nhiều việc. Không ai không có
kỹ năng và kiến thức và không ai không thể học hành. Đầu óc bạn giống như cơ bắp.
Bạn càng sử dụng nhiều, nó càng hoạt động tốt. Bạn chỉ cần nhìn ra nơi bạn sẽ đến,
như vậy bạn có thể khởi hành. Bạn cần tự chủ, không chỉ về tài chính mà còn về suy
nghĩ. Bước đầu tiên đến với giàu có là phải suy nghĩ khác.
Lúc này, nhiều người liền nghĩ: “Thật sự tôi không nhìn trước được điều gì, có chăng
chỉ là khái niệm mơ hồ về giàu có”. Bạn cần bắt đầu nhìn vào khả năng của mình. Khi
bạn tìm kiếm Chúa, bạn sẽ tìm thấy nhiều việc bạn muốn làm, thậm chí yêu thích làm,
bởi vì với những công việc đó bạn có thể thể hiện tài năng. Hãy tìm ra việc bạn thích
làm và học làm việc đó tốt hơn bất cứ ai khác. Khi bạn làm được như vậy, sẽ có người
sẵn sàng trả tiền cho bạn.
Tôi nhận ra tôi thích thuyết giáo. Tôi thích dạy học. Tôi thích trở thành mục sư. Mỗi
ngày tôi cố gắng làm tốt hơn ngày hôm trước. Tôi muốn là người giỏi nhất ở lĩnh vực
tôi có khả năng. Và mọi người trả tiền cho tôi làm việc đó.
Ngoài ra, Kinh Thánh có nhắc đến một tầm nhìn mà tất cả chúng ta cần có. Đó là ở

Prov. 13: 22. Chúng ta đều biết phần thứ hai của câu đó: “Nhưng của cải của kẻ tội lỗi
được tích trữ cho người công chính”. Chúng ta rất phấn khởi vì điều này, nhưng
chúng ta cần nhận ra đây chỉ là một nửa của một tình huống hai mặt. Câu này là một
ví dụ về dạng cấu trúc thơ Do Thái gọi là Tithetical parallelism (đối ngữ song song).
Đây là hình thức thơ đưa ra một tình huống ở dòng đầu tiên, rồi đưa ra tình huống sau
trái ngược với tình huống trước. Nói một cách đơn giản là đưa ra một tình huống tích
cực và theo sau là một tình huống tiêu cực. Phần chúng ta vừa đọc là tình huống tiêu
cực. Phần đầu tiên của Prov. 13: 22 là phần quan trọng để hiểu đầy đủ cả câu này:
“Người lành để gia tài cho con cháu mình, nhưng của cải của kẻ tội lỗi được tích trữ
cho người công chính”.
Nói cách khác, tất cả chúng ta đều mong để lại gia tài cho con cháu mình. Nếu chúng
ta “tốt” và “công chính”, chúng ta sẽ cố gắng để thực hiện được điều đó. Nếu chúng ta
không cố gắng, của cải của chúng ta sẽ bị trao cho người khác. Xác định tầm nhìn để
tự chủ là bước khởi đầu tốt.
Nếu hôm nay bạn sống trong nghèo khổ, đó là bởi vì hôm qua bạn đã nghĩ và chấp
nhận nghèo khổ.
Nếu bạn muốn ngày mai trở thành triệu phú, bạn phải bắt đầu suy nghĩ như một triệu
phú từ ngày hôm nay.
2. Thái độ
MỘT NGÀY NỌ, MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐI ngang qua một hiệu xăm Trung
Quốc và tình cờ chú ý một người khách đang xăm dòng chữ “Sinh ra để mất mát” trên
cánh tay. Tò mò, anh ta chờ cho đến khi người khách kia xăm xong và đi khỏi, rồi tìm
người chủ cửa hiệu và hỏi: “Tại sao ai cũng xăm dòng chữ ‘Sinh ra để mất mát’ trên
cánh tay”?
Người đàn ông Trung Quốc nhìn anh ta rồi nói: “Vì họ đã xăm dòng chữ đó trong tim
mình trước khi xăm lên cánh tay”.
Đây là một thực tế của cuộc sống, điều gì ở trong trái tim cuối cùng cũng sẽ bộc lộ ra
ngoài. Tất cả chúng ta đều thích thể hiện mặt tốt đẹp cho mọi người thấy, nhưng nó
chỉ là bề ngoài mà thôi. Thái độ ẩn sau nó sẽ sinh ra kết quả và giới hạn tiềm năng của
bạn. Thái độ của bạn sẽ quyết định tầm cao của bạn. Bạn sẽ không bao giờ thành công

hoặc đạt được điều gì trong cuộc sống lớn hơn thái độ của bạn.
Hãy xem xét những suy nghĩ về thái độ. Nguồn gốc của thái độ nằm ở lời nói còn kết
quả của nó nằm ở hành động. Những điều chúng ta nói không chỉ phản ánh thái độ
của chúng ta mà còn giúp chúng ta uốn nắn thái độ. Sớm hay muộn, thái độ sẽ bộc lộ
ra thành hành động. Cách cư xử của bạn liên quan trực tiếp đến điều bạn nghĩ trong
lòng. Nếu bạn có một thái độ tốt, bạn sẽ có một hành động tốt. Nếu bạn có một thái độ
xấu, bạn sẽ có một hành động xấu. Điều bạn nghĩ trong lòng sinh ra hành động của
đôi tay và trực tiếp phản ánh thái độ của bạn. Điều bạn nghĩ chính là thái độ của bạn.
Thái độ không bao giờ là nội dung nếu chúng không được thể hiện. Bạn có thể che
giấu trong một thời gian, song thái độ sẽ tìm cách bộc lộ ra ngoài. Bạn không thể lờ
chúng đi. Bạn phải thay đổi chúng. Thái độ của bạn sẽ đưa bạn đến vị trí bạn muốn
đạt đến, hoặc giữ bạn ở vị trí hiện tại. Khi bạn gặp ai đó được giới thiệu bằng câu:
“Đây là George. Anh ấy là một nhà đầu tư”, ngay lập tức bạn sẽ có suy nghĩ khác về
anh ta. Bạn nghĩ đến sự giàu có vì một nhà đầu tư chắc hẳn phải giàu có. Tại sao
chúng ta tiếp tục vật lộn khó khăn, thay vì học trở thành một nhà đầu tư? Một thái độ
đúng đắn sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta vượt ra ngoài khuôn mẫu định sẵn và thử
làm một điều gì đó mới mẻ.
Thái độ là người bạn tốt nhất và cũng là kẻ thù tồi tệ nhất của bạn. Thái độ trở thành
bạn hay thù là do bạn lựa chọn. Bạn không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bạn có thể biện
hộ cho một thái độ xấu, bạn kể ra cách người ta đối xử với bạn hoặc những khó khăn
bạn phải chịu đựng, nhưng nó vẫn là một thái độ xấu và sẽ ảnh hưởng đến tương lai
của bạn. Hãy thay đổi nó trước khi nó ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Thái độ của
bạn sẽ kéo mọi người xích lại gần hoặc đẩy họ ra xa bạn.
Thái độ là phản ánh quá khứ, là tiếng nói của hiện tại và lời tiên tri về tương lai của
bạn. Thái độ của bạn nói lên nhiều điều về những trải nghiệm bạn có được trong quá
khứ. Nó còn chỉ ra vị trí hiện tại và báo hiệu về vị trí tương lai của bạn nếu bây giờ
bạn không thay đổi nó. Thái độ cũng là thước đo sự chín chắn. Khi bạn nhận ra bạn
chịu trách nhiệm về thái độ của mình, lúc đó bạn đã trưởng thành.
Nếu tóm tắt lại tất cả những điều trong Kinh Thánh, bạn sẽ thấy một điều cơ bản nhất:
Chúa quan tâm tới những suy nghĩ, thái độ và mục đích trong trái tim. Ngoại trừ

Noah, gia đình anh ta và những loài vật ở trên thuyền, tất cả muôn loài, đều bị phá hủy
bởi vì thế giới này đã trở nên xấu xa đến nỗi mọi suy nghĩ và thái độ đều tội lỗi. Chúa
quan tâm tới thái độ. Không phải là chúng ta không biện hộ cho thái độ xấu. Chúng ta
thường làm vậy. Đó không phải là vấn đề. Thái độ xấu sẽ ngăn bạn đến vị trí bạn
muốn đạt đến, cho dù bạn có biện hộ thế nào đi nữa.
Joseph chắc chắn có nhiều lý do để hình thành thái độ xấu. Các anh em của Joseph
căm ghét anh. Đối với hầu hết chúng ta, riêng điều đó là đủ. “Gia đình tôi không thích
tôi. Cuộc sống khó khăn. Lòng tự trọng của tôi thấp”. Trong hoàn cảnh của Joseph, họ
ghét anh ta đến mức họ ném anh ta vào một cái hố và bán anh ta làm nô lệ. Anh ta
dừng chân tại nhà của Potiphar, ở đó, nhờ có thái độ tốt, anh được giao trông nom mọi
thứ.
Tuy nhiên, vợ của Potiphar buộc tội Joseph vì cưỡng hiếp và chẳng bao lâu sau anh ta
phải vào tù. Joseph sẽ biện hộ nếu anh ta có thái độ xấu. Dường như, anh ta phải chịu
một lời nguyền. Nhưng thay vì thế, cuối cùng Joseph trốn khỏi trại giam.
Anh ta có cơ hội trốn thoát khi lý giải giấc mơ của anh hầu rượu, anh này hứa sẽ kể
hoàn cảnh của anh cho Pharaoh. Nhưng khi tự do, anh ta quên luôn Joseph trong hai
năm. Joseph chắc hẳn cảm thấy bị bỏ rơi và có lẽ sẽ hình thành một thái độ xấu được
biện minh hoàn hảo. Thế nhưng, anh ta không làm như vậy và cuối cùng, Chúa không
chỉ thả tự do cho anh ta mà còn làm cho anh ta trở thành một trong những người
quyền lực nhất trên thế giới, nguồn gốc của sự cứu vớt linh hồn cho chính gia đình
của anh ta và cho toàn thể đất nước.
Nếu Joseph có lý do cho thái độ xấu, thì Jesus thậm chí còn có nhiều hơn. Ngài không
bao giờ làm bất kỳ điều gì sai trái, nhưng tất cả mọi người ghét Ngài và cố giết hại
Ngài. Nhưng Ngài vẫn hạnh phúc. Trong mọi hoàn cảnh, Ngài đều mong chờ điều tốt
lành. Ngài tự tin. Ngài khoan dung. Ngài đầy lòng trắc ẩn. Ngài mãn nguyện. Ngài có
động cơ thúc đẩy. Ngài là người hòa giải. Khi có chuyện phiền muộn, Ngài cố gắng
lại gần Chúa chứ không đổ lỗi cho Chúa. Ngài siêng năng, tập trung và linh hoạt. Ngài
không phải là người quan liêu. Ngài có tấm lòng trong sáng. Ngài hay giúp đỡ mọi
người. Ngài đầy lòng nhân từ. Jesus đã chứng minh thái độ không bao giờ lệ thuộc
vào ngoại cảnh. Ngài lựa chọn thái độ tốt. Thiếu nó, Ngài sẽ không bao giờ hoàn

thành được sứ mệnh trong cuộc đời.
Thái độ đúng đắn
Thái độ tốt hết sức cần thiết cho cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên nhìn nhận kỹ lưỡng
thái độ của chúng ta đối với tiền bạc. Chúng ta thực sự nghĩ gì về tiền? Dường như
chúng ta biết chúng ta không thể sống thiếu tiền, nhưng trong suốt cuộc đời mình,
chúng ta đã được dạy rằng tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Không ngạc nhiên lắm
khi những người theo đạo Cơ đốc trải qua một thời kỳ khó khăn về tiền. Chúng ta
muốn cao cả và không vướng bận tất cả những thứ trần tục, nhưng chúng ta dường
như không thể tìm ra bất cứ cách nào khác thực tế hơn để sống. Hãy kiểm tra thái độ
của chúng ta về giàu có. Hãy hỏi bản thân: “Tiền quan trọng như thế nào”. Câu trả lời
của bạn sẽ nói lên nhiều điều về thái độ của bạn.
Người ta có xu hướng coi tiền không quan trọng chút nào. Chúng ta yêu thích sự cao
quý khi tuyên bố “Tôi không làm việc đó vì tiền”. Câu này nghe thật ngoan đạo và
cao cả. “Bạn không thể phụng sự cả Chúa lẫn tiền tài”. “Tiền là của bất nhân”. Có thể
chúng ta không biết tiền tài và lợi lộc là gì, nhưng chúng ta biết nó chắc hẳn rất đáng
sợ. Tuy nhiên, khi lương của chúng ta thiếu một vài đô la, tính nông cạn của kiểu suy
nghĩ này sẽ bộc lộ ra ngay lập tức. Chúng ta trở nên buồn chán. Chúng ta phàn nàn về
sự ngớ ngẩn của phòng làm bảng lương. Chúng ta công kích ông chủ. Chúng ta kể với
mọi người, họ sẽ lắng nghe để rồi họ biết chúng ta đã sai.
Điều ngược lại thật thú vị. Một người bình thường có thể thốt lên rằng tiền không là
vấn đề, nhưng anh ta vẫn làm việc chăm chỉ vì tiền. Anh ta biết thiếu tiền anh ta
không thể có nhà, có xe, có quần áo, thậm chí là thực phẩm. Anh ta nỗ lực hết mình
để kiếm tiền và hết sức lo lắng khi không có đủ tiền. Thái độ thực của anh ta biểu thị
trong hành động của anh ta.
Bạn có thể nói: “Ồ, nhưng đối với nhà thờ, người ta tin rằng mọi thứ cao cả hơn. Ở đó
tiền không quan trọng”. Tôi nghĩ khi nhà thờ không thanh toán hóa đơn tiền điện thì
không có một công ty điện nào chấp nhận điều đó. Nhà thờ cần tiền để xây dựng, mua
sắm đồ đạc thắp sáng. Nhà truyền giáo cần tiền. Mục sư cũng cần tiền. Công việc của
nhà thờ không thể thực hiện được nếu thiếu tiền.
Tiền quan trọng như thế nào? Nó cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta cố nói là không, thì

thái độ của chúng ta là nông cạn, và trong phần lớn trường hợp, đó đích thực là đạo
đức giả. Chúng ta cần một thái độ mới.
Tại sao điều đó lại quan trọng đến thế? Cách đây vài năm, Peter Daniels, một trong
những người giàu có nhất thế giới, tổ chức một hội thảo chuyên đề tại Nhà thờ truyền
giáo. Anh ta dành một số buổi dạy về cách làm giàu. Một buổi trưa, giữa phiên hội
thảo, một trong số nhân viên của chúng tôi nói chuyện với một người đàn ông trẻ
trong giáo đoàn và hỏi xem anh ta thấy buổi hội thảo này như thế nào? Với giọng bề
trên, anh ta giải thích rằng anh ta không quan tâm chút nào đến buổi hội thảo, bởi vì
anh ta không quan tâm đến tiền. Đó không phải là nơi Chúa dẫn dắt anh ta đến.
Đúng 24 giờ sau, anh ta trở lại nhà thờ với đôi mắt đẫm lệ, hỏi liệu nhà thờ có thể giúp
ít tiền cho người hàng xóm của anh ta. Một đám cháy phá huỷ mọi thứ bà ta có. Bà trở
nên túng thiếu với một vài đứa trẻ cần chăm sóc. Đột nhiên, tiền trở thành vấn đề. Giá
như người đàn ông trẻ này nhìn thấy tầm quan trọng của tiền bạc sớm hơn trong cuộc
đời anh ta, anh ta đã có thể ở một vị trí tốt hơn để giúp đỡ người hàng xóm mà không
cần nhờ người nào khác hỗ trợ, không phải phụ thuộc vào những người thực sự quan
tâm tới tiền bạc.
Thái độ của chúng ta đối với tiền bạc khiến cho chúng ta không thể thực sự tham gia
giúp đỡ hiệu quả. Chúng ta phải vượt qua thái độ coi tiền là xấu. Thực tế là, Kinh
Thánh không bao giờ dạy thế. 1 Tim. 6: 10 nói: mê tham tiền bạc là cội rễ mọi điều
gian ác, chứ không phải bản thân tiền bạc. Nếu bạn ham mê tiền thì bạn có thái độ sai,
nhưng nếu bạn mong muốn có tiền để làm được những việc Chúa kêu gọi, bạn có
quyền được ưu tiên. Chúa muốn phù hộ bạn. Nếu bạn nghĩ cuốn sách này được viết ra
để đem lại sự giàu có cho bạn, và bạn có thể ngồi đấy và cảm thấy thoải mái thì bạn
nhầm rồi, hãy nhận ra rằng Chúa muốn bạn hưởng thụ sự giàu có. Ngài không muốn
tiền bạc kiểm soát bạn. Ngài muốn bạn có thái độ đúng.
Hiểu biết lễ vật phần mười và lễ vật dâng hiến
Trong phần giới thiệu, tôi nói đến khái niệm lễ vật phần mười. Ở phần này, tôi muốn
giải thích chi tiết hơn. Một người bạn tốt đã mở mang kiến thức lịch sử cho tôi, đó là
Del LeTourneau. Những hiểu biết sâu sắc của anh rất có giá trị đối với việc hình thành
cuốn sách này. Anh chia sẻ hiểu biết của mình với tôi trong một buổi chơi gôn gần

đây.
Xã hội trải qua thời kỳ nông nghiệp và nông thôn rất dài. Hầu hết mọi người đều từng
làm nghề nông. Khi Jesus kể những truyện ngụ ngôn về gieo trồng hạt giống, mọi
người hoàn toàn hiểu Ngài. Ngài dạy cách gieo hạt giống xuống đất để có tiềm năng
sản sinh ra 100 hạt giống từ một hạt. Tùy thuộc vào thời tiết, điều kiện đất đai và hạt
giống được chăm bón tốt như thế nào, nó có thể chỉ sản sinh ra 30 hoặc 60 lần, nhưng
tất cả những ai đang nghe Ngài đều hiểu tiềm năng sinh lợi của một hạt giống: một hạt
giống sản sinh ra nhiều hạt giống cùng loại với nó. Nếu một người nông dân trồng
một bao tải hạt giống, anh ta có thể trông đợi thu hoạch 100 tải.
Một người đàn ông trong Kinh Thánh luôn biết anh ta phải làm gì với vụ thu hoạch để
đảm bảo vụ thu hoạch nữa vào năm tới. Trước hết, anh ta mang lễ vật phần mười, một
phần mười hoa lợi hàng năm của nông trại, những quả đầu mùa vào trong kho, mà
Kinh Cựu Ước gọi là Thánh đường và dâng cho Chúa. Điều này đảm bảo Chúa sẽ bảo
vệ mọi thứ anh ta có. Lễ vật phần mười là điều duy nhất Chúa yêu cầu ở anh ta.
Tiếp theo, anh ta cũng có thể chọn dâng lễ vật dâng hiến. Bằng cách này, anh ta sẽ
trồng hạt giống trên Nước trời. Ngoài lễ vật phần mười anh ta có thể dâng bất kỳ thứ
gì hơn. Chúa không chỉ rõ tỉ lệ chính xác cho một lễ vật dâng hiến. Hạt giống này sẽ
được ban phước để sinh lợi. Lễ vật phần mười không bao giờ dành cho hạt giống được
gieo trồng trên Nước trời. Lễ vật dâng hiến phục vụ mục đích đó.
Đối với việc dâng tặng cũng thế. Lễ vật phần mười của chúng ta là thứ đầu tiên thuộc
về Chúa. Nó không phải là hạt giống. Khi chúng ta dâng nó, tức là chúng ta bảo vệ
toàn bộ phần tài sản còn lại của chúng ta. Dựa vào lễ vật phần mười này, Chúa sẽ
trừng phạt bất cứ kẻ nào phá hoại của cải của chúng ta (Mal. 3: 11). Lễ vật phần mười
giống như một hợp đồng bảo hiểm.
Khi chúng ta chọn dâng lễ vật dâng hiến ngoài lễ vật phần mười, là chúng ta đang
trồng hạt giống có khả năng sinh lợi gấp 30, 60 và 100 lần. Chúng ta trông đợi điều gì
sẽ xảy ra sau đó. Chúng ta nghe thấy thông điệp “Tiền đến rồi”. Chúng ta tin các cửa
sổ trên trời sắp mở ra và Chúa sẽ đổ phước xuống nhiều đến nỗi không có chỗ chứa.
Kinh Thánh củng cố niềm tin đó của chúng ta.
Thật không may, phước lành đổ xuống không phải là phước lành sinh lợi hạt giống

chúng ta trồng trên thế gian này. Người nông dân hiểu rằng, lễ vật phần mười và lễ vật
dâng hiến anh ta mang đến Thánh đường không trực tiếp sản sinh ra bất kỳ thứ gì.
Anh ta không thể trở lại Thánh đường sau một vài tháng và thu hoạch vụ mùa. Lễ vật
phần mười bảo vệ mọi thứ của anh ta và lễ vật dâng hiến sinh lợi về tinh thần, nhưng
nếu anh ta không trồng gì trên đất đai, sẽ không có cái gì để sinh lợi. Một trăm lần 0
cũng chỉ bằng 0 mà thôi.
Sau khi dâng lễ vật phần mười và lễ vật dâng hiến, tất cả phần còn lại của hạt giống là
để cho người nông dân để ăn. Nhưng nếu anh ta ăn hết phần còn lại đó, năm sau sẽ
không có vụ thu hoạch nào hết. Chính vì vậy, ngoài lễ vật phần mười và lễ vật dâng
hiến, anh phải luôn giữ lại một túi hạt giống để trồng. Lễ vật phần mười sẽ cho vào
kho. Lễ vật dâng hiến được trồng trên Nước trời. Các hạt giống khác được trồng trên
đất đai. Về mặt nào đó lễ vật dâng hiến là hạt giống tinh thần và việc trồng trọt là hạt
giống vật chất. Nhưng chúng có mối quan hệ với nhau. Lễ vật dâng hiến về mặt tinh
thần dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của hạt giống trồng trên đất đai. Để thành công, người
nông dân cần cả hai.
Khi hôm nay chúng ta dâng hiến một lễ vật, nó sẽ đem lại phước lành tinh thần đối
với mọi việc chúng ta làm. Nhưng nếu chúng ta không trồng bất cứ thứ gì trên đất đai,
không đầu tư bất cứ cái gì vào bất cứ đâu, sẽ chẳng có gì để phước lành tác động tới.
Chúng ta phải cho Chúa một điều gì đó để ban phước. Ở Malachi 3, nơi có những lời
hứa để mở cánh cổng Trời, người ta nói về sự ban phước cho những vật trồng trên đất
đai như cây trồng, cây nho và hoa trái, chứ không phải những thứ mang đến Thánh
đường hay cất trong kho.
Khi lịch sử bước sang thời đại công nghiệp, nhiều người trong số chúng ta bắt đầu
thay đổi thái độ. Chúng ta bắt đầu nhận tiền lương thay vì hạt giống. Chúng ta biết
cách tiêu từng đồng xu. Chúng ta tiêu nhiều đến nỗi gần như không thể thu về lễ vật
phần mười. Thực tế là, nếu có dịp, hầu hết mọi người đều né tránh và thậm chí còn
quên luôn lễ vật phần mười vì không đủ tiền. Thỉnh thoảng, chúng ta mang về một lễ
vật dâng hiến, nhưng hiếm khi chúng ta suy nghĩ nghiêm túc về việc tiết kiệm một vài
hạt giống hoặc một ít tiền lương để đầu tư.
Kết quả là, thậm chí khi chúng ta có được phước lành tinh thần, thì không có gì thực

sự được trồng trên ruộng đất để Chúa có thể giúp chúng ta sinh lợi. Chúng ta băn
khoăn tại sao chúng ta nhận ra sự giàu có mà Kinh Thánh nói đến, nhưng chúng ta vẫn
ăn hết hạt giống, thay vì gieo trồng nó.
Khi Đức Jesus kể truyện ngụ ngôn về mười nén bạc, Ngài chứng minh thái độ đối với
tiền bạc. Câu chuyện được tìm thấy ở Luke 19: 11-27. Một thái tử đi phương xa để
được phong vương. Ông gọi mười đầy tớ đến, giao cho mỗi người một nén bạc (đơn
vị đo tiền tương đương với ba tháng lương của một người bình thường) để đầu tư khi
ông đi vắng. Vị vua đưa cho các đầy tớ lời chỉ dẫn cụ thể ở câu 13 về những việc phải
làm với số bạc đó: “Hãy kinh doanh cho đến khi ta về”. Bản dịch quốc tế mới diễn đạt
thế này: “Hãy để số tiền này sinh lợi” - ông ta nói - “cho đến khi ta trở lại”.
Khi vị vua đi rồi, một số đầy tớ nói rằng họ không muốn ông ta trị vì họ. Thế nhưng,
dù thế nào ông cũng đã trở thành vua. Khi trở về, ông cho gọi những đầy tớ đến để
xem họ đã làm gì với số tiền ông đưa:
Hai trong số mười đầy tớ đầu tư và sinh lợi. Người thứ nhất sinh lợi được mười nén.
Người thứ hai được năm nén. Cả hai đều được vua khen: “Tốt lắm, các người là
những đầy tớ giỏi và trung thành”. Thật thú vị khi nhận thấy đây là lúc duy nhất Jesus
nói những lời này, trong hoàn cảnh liên quan đến việc sử dụng tiền.
Phản ứng của vị vua đối với người đầy tớ thứ ba khác hẳn. Người đàn ông này mang
nén bạc anh ta đã được vị vua giao cho và giải thích việc anh ta làm với nó, hay đúng
hơn là anh ta chẳng làm gì cả:
Một đầy tớ khác đến thưa: “Thưa, đây là nén bạc của ngài, con đã gói cất trong khăn.
Vì con sợ ngài, bởi ngài là người nghiêm ngặt, lấy những gì không để, gặt những gì
không gieo” (Luke 19: 20-21)
Nói cách khác, người đầy tớ thứ ba vì sợ hãi và cảm thấy bất an nên chẳng làm gì với
số tiền ấy. Thái độ của anh ta là giữ an toàn cho số tiền đó và không bị mất gì cả. Anh
ta không mạo hiểm và cũng không đầu tư. Vị vua thất vọng với anh ta.
Vua phán: “Ta căn cứ vào lời ngươi mà xét xử ngươi, tên đầy tớ gian ác kia. Ngươi đã
biết ta nghiêm nhặt, lấy những gì ta không đặt, gặt những gì ta không gieo, phải
không? Thế sao ngươi không gửi bạc ta cho hàng bạc, để khi ta về, ta có thể thu lại cả
vốn lẫn lời” (Luke 19: 22-23)

Người đầy tớ sợ mạo hiểm và đầu tư bị coi là người đầy tớ gian ác. Ở câu 24, vị vua
bất mãn: “Hãy lấy nén bạc của nó cho người có mười nén bạc”.
Bảy người đầy tớ còn lại còn tồi tệ hơn. Họ thậm chí không mang nén bạc trở lại. Rõ
ràng, họ đã tiêu hết rồi. Vị vua cho rằng có thể họ không muốn ông trị vì họ. Họ ăn
hết hạt giống và thay vì đối mặt với ông chủ, họ nổi loạn chống đối. Số phận của họ
tồi tệ nhất trong tất cả: “Còn những tên chống nghịch, không muốn ta cai trị, hãy giải
chúng đến đây mà xử tử trước mặt ta” (Luke 19: 27).
Một câu quen thuộc khác là ở 2 Tim. - “Hãy cố gắng chu toàn nhiệm vụ trước mặt
Đức Chúa Trời để được Ngài khen ngợi, như một công nhân không bao giờ hổ thẹn,
ngay thẳng giảng dạy lời chân lý” (2: 15). Chúng ta thường nhìn vào câu này và nói
chúng ta cần học Kinh Thánh nhiều hơn để Chúa hài lòng. Nhưng có một số từ ở đây
chúng ta cần xem xét kỹ hơn một chút. Trước tiên, lưu ý từ “chu toàn nhiệm vụ”. Nó
có nghĩa là làm việc chăm chỉ và trung thành, siêng năng và sôi nổi. Một từ nữa ở
dòng đó là “công nhân”, công nhân phải nỗ lực làm việc và kiên định.
Từ “chân lý” trong ngữ cảnh này rất dễ bị bỏ sót. Nó không thực sự mang ý nghĩa
Kinh Thánh. Nó đề cập đến chân lý trong Kinh Thánh, một sự phân biệt tuy khó thấy
nhưng quan trọng. Đến trước Chúa để được khen ngợi có nghĩa là có sự chuẩn bị chu
đáo và có suy nghĩ.
Trong số 10 đầy tớ được nói đến ở trên, hai người đầu tiên được vị vua khen ngợi. Họ
là những người dành thời gian làm việc siêng năng, suy nghĩ và chuẩn bị chu đáo
trước khi vua trở về bằng cách làm chu đáo những gì ông bảo họ làm, trước khi ông
trở về (để đồng tiền làm việc). Họ đầu tư cái họ có và họ đã thu được lời. Chính vì
vậy, họ được khen ngợi là “những đầy tớ giỏi và trung tín”.
Truyện ngụ ngôn này có nhiều cách áp dụng, nhưng tất cả chúng đều chỉ ra một thực
tế: Jesus rời khỏi trái đất để trở thành vua. Ngài mong đợi đầy tớ của Ngài giải quyết
thông minh các công việc khi Ngài đi vắng. Đó là thông điệp giống như Prov. 13: 22.
Ngài công chính để dành gia tài cho con cháu mình. Không khó để hiểu được một
điều rằng Chúa muốn thần dân của Ngài quan tâm tới tiền bạc.
Suy nghĩ như một triệu phú
Thái độ của người giàu có đối với tiền rất khác với thái độ của người bình thường.

Dưới đây là một số điều then chốt để hiểu cách suy nghĩ của người giàu có:
Người bình thường làm việc vì tiền
Người giàu có bắt tiền phải làm việc cho họ. Chúng ta rất thất vọng khi tiền lương của
mình bị lấy đi. Chúng ta không thể sống thiếu tiền. Trong bài thuyết giáo, Jesus phát
biểu rất xác đáng.
Không ai có thể làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét chủ này và thương chủ kia, hoặc sẽ trọng
chủ này mà khinh chủ kia. Các con không thể phục vụ vừa Đức Chúa Trời lẫn tiền tài.
(Matt. 6: 24)
Jesus đã nói, bạn không thể làm tôi hai chủ. Chúng ta luôn nghĩ: bất kỳ nỗ lực nào để
giàu có là phục vụ sự phú quý hay tiền tài. Nếu chúng ta nghèo khổ và có quá ít tiền,
chúng ta không thể phục vụ tiền tài.
Tuy nhiên, mặc dù có niềm tin đó, chúng ta vẫn phụ thuộc quá nhiều vào tiền lương
cuối tuần đến nỗi toàn bộ cuộc sống của chúng ta được lên kế hoạch để kiếm tiền,
thanh toán các hóa đơn và kiếm đủ ăn. Chúng ta phục vụ số tiền này. Nó kiểm soát
thời gian, suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Người giàu có biết cách đầu tư kiếm tiền mà không bị kiểm soát từng phút trong kế
hoạch của mình. Họ bắt tiền làm việc cho họ, để họ tự do theo đuổi những mối quan
tâm khác, như phục vụ Chúa. Người bình thường làm việc để sản xuất ra cái gì đó.
Người giàu có không chỉ sản xuất và trở thành những người sinh lời, đó là những đầy
tớ biết cách sinh lời nén bạc và họ được coi là “giỏi và trung tín”.
Tôi không nói bạn nên đi chơi và từ bỏ công việc để đầu tư vào chứng khoán. Nếu bạn
không dành thời gian tìm hiểu tài chính, bạn sẽ chỉ làm cho tình trạng của bạn tồi tệ
hơn mà thôi. Thay vì điều này, bạn cần bắt đầu học đầu tư và lập kế hoạch tận dụng
kiến thức, như vậy bạn có thể khiến mình trở thành một người đầy tớ giỏi và trung tín.
Chúa muốn thần dân của Ngài bắt đầu phục vụ vương quốc của Ngài thay vì phục vụ
tiền bạc.

×