xfiod Cuậti tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpũ-Cà Nội 2
'ĩrần ‘Tíiị Oanh 1 Lớp: - %33<$. Ngữ' Vãn
ĐỌC HIẾU TÙY BÚT “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” -
NGUYỄN TUÂN VÀ BÚT KÍ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG
SÔNG” - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG THEO ĐĂC TRƯNG
THẺ LOẠI
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 2 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là nhiệm vụ của người sinh
viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt với sinh viên cuối khóa thì đây là một
cơ hội tốt để vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội trong quá trình học tập
và thực tế nghiên cứu, nhằm mở rộng kiến thức của bản thân.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với đề tài:
Đọc - hiếu tùy bút “Người lái đò sông Đà
99
- Nguyễn Tuân và bút kỉ “Ai đã đặt tên
cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thế loại. Đe hoàn thành
khóa luận này, người thực hiện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo trong tổ bộ môn phương pháp cũng như các thầy cô trong khoa Ngữ văn. Đặc
biệt là sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: Th.s - GVC. Vũ Ngọc Doanh - giáo
viên hướng dẫn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô -
những người đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 thảng 05 năm 2011 Người thực hiện
Trần Thị Oanh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,
xfiod Cuậti tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpũ-Cà Nội 2
'ĩrần ‘Tíiị Oanh 3 Lớp: - %33<$. Ngữ' Vãn
không trùng với tác giả khác. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và
chưa có trong một đề tài nào.
Hà Nội, ngày 08 thảng 05 năm 2011 Sinh viên
Trần Thị Oanh
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIỂT TẮT
Học sinh: HS
Giáo viên: GV
Phổ thông trung học: PTTH
Sách giáo khoa: SGK
Nhà xuất bản: Nxb
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN 2
Tôi xin chân thành cảm ơn! 2
LỜI CAM ĐOAN 2
xfiod Cuậti tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpũ-Cà Nội 2
'ĩrần ‘Tíiị Oanh 4 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIỂT TẮT 3
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẨN ĐÈ CHUNG 9
1.1.Cơ sở lí luận 9
2.1.Vài nét sơ lược về loại hình kí văn học 15
2.2.Đặc trưng thể loại kí 23
CHƯƠNG3 GIÁO ÁN THựC NGHIỆM 45
1.Mục tiêu bài học /. về kiến thức: 63
III.Tiến trình dạy học /. Ôn định lớp 63
KÉT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 5 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
Chương 2: Đọc - hiểu tùy bút “Người lái đòsông Đà” - Nguyễn Tuân và
bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ NgọcTường theo đặc
LỜI CẢM ƠN 2
Tôi xin chân thành cảm ơn! 2
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIỂT TẮT 3
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẨN ĐÈ CHUNG 9
1.1.Cơ sở lí luận 9
2.1.Vài nét sơ lược về loại hình kí văn học 15
2.2.Đặc trưng thể loại kí 23
CHƯƠNG3 GIÁO ÁN THựC NGHIỆM 45
1.Mục tiêu bài học /. về kiến thức: 63
III.Tiến trình dạy học /. Ôn định lớp 63
KÉT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
1.1. Đọc - hiếu tùy bút “Người lái đò sông Đà” (trích)- Nguyễn Tuân và bút
kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (trích) - Hoàng PhủNgọc Tường
26
1.1.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiện thực được phản ánh trong tác
LỜI CẢM ƠN 2
Tôi xin chân thành cảm ơn! 2
LỜI CAM ĐOAN 2
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 6 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIỂT TẮT 3
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẨN ĐÈ CHUNG 9
1.1.Cơ sở lí luận 9
2.1.Vài nét sơ lược về loại hình kí văn học 15
2.2.Đặc trưng thể loại kí 23
CHƯƠNG3 GIÁO ÁN THựC NGHIỆM 45
1.Mục tiêu bài học /. về kiến thức: 63
III.Tiến trình dạy học /. Ôn định lớp 63
KÉT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
MỞ ĐẦU
/. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một trong những bộ môn cơ bản của chương trình giáo dục trong
nhà trường PTTH. Những tác phâm văn học trong nhà trường phô thông chứa đựng
những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Nó không chỉ cung cấp tri thức, hiểu
biết về cuộc sống mà còn có tác dụng giáo dục nhân cách, đạo đức, thấm mĩ cho
học sinh. Bởi vậy, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên là vô cùng quan trọng.
Chương trình Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo hệ thống nguyên
tắc chặt chẽ trong đó có nguyên tắc thế loại. Các văn bản được lựa chọn sắp xếp
theo cụm thể loại. Trong mỗi thể loại, các văn bản vẫn được sắp xếp theo tiến trình
lịch sử . Vì thế cần dạy một cách thật kĩ lưỡng để học sinh thấy được vẻ đẹp cụ thế
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 7 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
của văn bản ấy, nhưng mặt khác giúp học sinh biết cách đọc, cách phân tích một
bài ca dao, một bài thơ, một truyện ngắn, hay một bài kí văn học, Vì vậy, vấn đề
thế loại trong thực tế giảng dạy ở trường phố thông đặt ra không những như một
vấn đề tri thức mà còn là một vấn đề phương pháp.
Thế kí đóng góp vào nền văn học dân tộc nhiều tên tuối nhà văn lớn với
những tác phấm có giá trị. Kí hiện đại nối bật với hai nhà văn lớn là Nguyễn Tuân
và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hai văn bản kí “Người lái đò sông Đà ” - Nguyễn
Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” - Hoàng Phủ Ngọc Tường là những văn
bản kí rất có giá trị, được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ văn 12. Hai nhà văn
với hai tác phẩm của mình đã thế hiện những sáng tạo mới mẻ, đóng góp quan
trọng cho quá trình đổi mới loại thể này. Với đề tài Đọc - hiếu tùy bút “Người lái
đò sông Đà ” - Nguyễn Tuân và bút kỉ “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” - Hoàng
Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thế loại, chúng tôi muốn góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học thế loại kí ở nhà trường phổ thông, mà cụ thể là hai văn
bản kí như đã nêu.
2. Lịch sử vấn đề
Người đầu tiên đề cập cụ thể tới đặc trưng và việc giảng dạy văn bản kí
trong nhà trường phổ thông là tác giả Trần Thanh Đạm trong công trình nghiên cứu
“Vẩn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thế loại”. Tiếp đó là tác giả Trần Đình
Chung trong “Dạy các văn bản theo đặc trưng thế loại”. Nhóm tác giả viết giáo
trình “Lí luận văn học ” của trường Đại học Sư phạm do Gs. Phương Lựu (chủ
biên), nhóm viết giáo trình “Lí luận van học ” của trường Đại học Sư phạm do Gs.
Hà Minh Đức (chủ biên).
về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và đặc biệt là bút kí “Ai đã đặt tên cho
dòng sông? ” có một số bài viết, bài báo, bài nghiên cứu, tạp chí như : bài viết “Ai
đã đặt tên cho dòng sông?, bút kỉ sử thỉ của Hoàng Phủ Ngọc Tường” của Gs.Trần
Đình Sử trong cuốn “Lí luận và phê bình vẫn học”, bài viết của Phạm Xuân
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 8 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
Nguyên và Hoàng Cát trong cuốn “Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyến tập ”, bài viết
“Hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông ? ” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường” của Th.s Bùi Minh Đức (tạp chí Dạy và học ngày nay (tháng 2,
2007)),
về Nguyễn Tuân và tùy bút “sông Đà” có: “Nguyễn Tuân và sông Đà” của
Nam Mộc ; “Cảm tưởng đọc “Sông Đà”” của Trương Chỉnh. Nhũng bài viết trên
đều tập trung thế hiện sự thay đối nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn
Nguyễn Tuần sau Cách mạng.
3. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, người nghiên cứu muốn góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học thế loại kí ở nhà trường phố thông, trong đó có tùy bút “Người
lái đò sông Đà ” của Nguyễn Tuân và bút kí trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường -
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?
xfiod Cuậti tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpũ-Cà Nội 2
'ĩrần ‘Tíiị Oanh 9 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy đọc - hiểu văn bản Ngữ văn nói
chung, văn bản kí nói riêng.
Từ việc xác định đặc trưng thể loại, kiếu văn bản và nhiệm vụ dạy học Văn
theo hướng đổi mới để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản kí ở bậc PTTH.
5. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy đọc hiểu văn bản kí ở bậc PTTH và
thực nghiệm thiết kế bài soạn.
Phạm vi nghiên cứu: Văn bản kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng
Phủ Ngọc Tường và “Người lái đò sông Đà ” - Nguyễn Tuân. ố. Phương pháp
nghiên cứu Phương pháp khảo sát.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp thực nghiệm.
7. Cấu trúc của
khóa luận Gồm 3
phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần kết luận
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẨN ĐÈ CHUNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học
1.1.1.1. Khải niệm
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề tiếp nhận văn học. Bởi lẽ, tiếp
nhận văn học là một vấn đề rộng, chứa trong nó nhiều khía cạnh khác nhau. Theo
Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên), “tiếp nhận” là đón nhận cái từ người
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 10 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
khác, nơi khác chuyển giao cho.
“Tiếp nhận văn học”, theo Từ điển thuật ngữ văn học là “hoạt động chiếm
lĩnh các giá trị tư tưởng, thấm mĩ của tác phắm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ
ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của tác
giả cho đến sản phấm sau khi đọc, cách hiếu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng
trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyến thê
Tiếp nhận văn học chính là cuộc trao đối ngầm giữa bạn đọc - tác giả văn
học. Thực chất của tiếp nhận văn học là hoạt động nhận thức của bạn đọc nhằm
lĩnh hội tri thức vốn tồn tại khách quan với chủ thế tiếp nhận. Những tri thức ấy sẽ
làm phong phú đời sống tư tưởng, làm nảy sinh những tình cảm thấm mĩ nơi bạn
đọc. Trong “Đọc và tiếp nhận văn chương”, Nguyễn Thanh Hùng khắng định:
“Tiếp nhận tác phấm vãn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và
hứng thủ trí tuệ hướng vào hoạt động đê củng cổ và phát trỉến một cách phong
phú những khả năng thuộc thế giới tỉnh thần và năng lực cảm xúc của con người
trước đời sổng”. Đi từ nhận thức đến tình cảm, cao hơn sẽ có những hành động
tương ứng ở mỗi cá nhân. Tất cả ảnh hưởng trục tiếp đến việc hình thành và phát
triến nhân cách mỗi người. Với dạy học Ngữ văn trong nhà trường PTTH cũng
vậy, mục đích cuối cùng là góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh trên cơ sở
các em hiếu và cảm thụ sâu sắc các tác phấm văn chương.
Tiếp nhận văn học trong nhà trường phố thông trong mối quan hệ với tiếp
nhận văn học trong đời sống mang đặc thù riêng: nếu trong đời sống, tiếp nhận văn
học thường do sự tự phát, bị chi phối bởi thị hiếu thẩm mĩ, mục đích tiếp nhận của
cá nhân là không giống nhau , thì tiếp nhận văn học trong nhà trường phố thông là
hoạt động mang tính tự giác cao và có mục đích rõ ràng.
1.1.1.2. Cơ sở tiếp nhận
* Con đường nhà văn làm ra tác phẩm.
Sáng tác văn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, theo phương
thức “cả thể” được diễn ra muôn màu muôn vẻ. Tố Hữu nói “mỗi người cỏ cách
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 11 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
làm của mình, cách sáng tạo của mình, không bắt chước của ai được”. Song, trong
sự đa dạng này, ta vẫn bắt gặp những nét chung cơ bản.
Yeu tố đầu tiên bắt nguồn cho sự ra đời của tác phẩm là chứng sảng tạo,
cảm hứng phải mãnh liệt. Bởi viết văn là gan ruột, tâm huyết, không thể cho ra
những sản phẩm của một tâm hồn bình lặng, vô vị, miễn cưỡng.
Khát vọng chủ quan của người nghệ sĩ, nung nấu ý định viết ra một tác
phấm khi bắt gặp cảm hứng sẽ hình thành ý đồ sáng tạo. Nó chỉ một ý định và động
cơ cụ thế có tác dụng xác định phương hướng chung cho một quá trình sáng tác cụ
thể . Ý đồ sáng tạo mang tính khả biến.
Ý đồ vốn đã phải dựa trên cơ sở ít nhiều tư liệu nhất định. Khi V đồ đã hình
thành thì tư liệu được tố chức lại và có sự bố sung. Đây chính là lúc nhà văn thu
thập tài liệu, hệ thống hóa và lập sơ đồ. Sơ đồ là bản phác thảo của nhà văn trước
khi viết.
Sau khi mọi sự chuẩn bị chu tất, nhà văn bắt đầu viết. Đây là công việc khó
khăn, phức tạp, một quá trình lao động căng thẳng với đầy đủ trạng thái cung bậc
cảm xúc cùng băn khoăn, suy tính “trong hàng tấn quặng chữ mới có một chữ
vàng
Chặng đường cuối - sửa chữa. Nó giúp nhà văn nhìn lại đứa con tinh thần
một cách bao quát, xem xét lại các yếu tố đế bố sung hoặc loại bỏ các chi tiết thừa.
Tác phẩm được hoàn thiện.
* Con đường bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm.
Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến một văn bản trong chỉnh thể. Tác
phẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng nên một
thế giới nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ: giữa
nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vô hình,
giữa văn bản và tiền văn bản
Có nhiều con đường đế tiếp nhận tác phẩm văn học. Đặc biệt trong thời đại
ngày nay, người ta có thể chiếm lĩnh tác phẩm văn học bằng cách xem các bộ phim
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 12 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
được chuyển thể từ các tác phẩm văn học, hoặc có thể nghe người khác đọc lại tác
phấm hay trực tiếp đọc tác phấm. Song, những cách tiếp cận khác có nhiều hạn chế,
chỉ có con đường đọc - hiểu mới đúng với bản chất của văn học - loại hình nghệ
thuật ngôn từ. Thông tin nghệ thuật trong tác phấm văn học được thế hiện ở hệ
thống ngôn từ tạo thành cấu trúc văn bản tác phẩm. Trong văn bản văn học bao giờ
cũng có những khoảng trống buộc người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng tạo cơ sở
hình thành tác phấm của riêng mình.
Đọc - hiểu là con đường đặc trưng để bạn đọc chiếm lĩnh giá trị thẩm mĩ, sự
muôn màu muôn vẻ của đời sống xã hội mà tác phấm mang tải. Điều này chi phối
đến dạy học Ngữ văn trong nhà trường phố thông. Trong dạy học, giáo viên phải
giúp học sinh đọc văn, từ đó hình thành năng lực đọc, dần dần nâng cao thành văn
hóa đọc cho học sinh. Và, tổ chức cho học sinh đọc văn đồng nghĩa với việc giáo
viên tố chức cho các em tìm hiếu thế giới nghệ thuật, nhận thức về đời sống tạo sự
đồng điệu, đồng sáng tạo giữa tác giả và bạn đọc. Đây cũng chính là cơ sở đế người
nghệ sĩ tìm được những tri âm, tri kỉ giữa đông đảo độc giả yêu mến tác phấm văn
chương của mình.
1.1.2. Loại thể và vấn đề tiếp nhận
1.1.2.1. Khải niệm loại thế
Loại thể (thể loại): Là một khái niệm kép bao gồm hai khái niệm có quan hệ
bao chứa.
Loại (loại hình): là phương thức người nghệ sĩ sử dụng để nhận thức, khám
phá đời sống khách quan, tái hiện đời sống và sáng tạo hình tượng nghệ thuật,
thông qua hình tượng nghệ thuật để biểu hiện tư tưởng, tình cảm.
Thể (thể tài): Là hình thức tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm.
Trong đời sống văn học, loại thế được dùng như một khái niệm kép. Trong
nghiên cứu, chúng được phân tách rạch ròi. Mỗi một loại bao gồm nhiều thể. Số
lượng thể nhiều hơn loại, sự biến động và thay đổi cũng lớn hơn.
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 13 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
1.1.2.2. Tiếp nhận văn học theo loại thế
Neu vấn đề thể loại văn học phụ thuộc phạm trù lí luận văn học thì hoạt
động tiếp nhận là cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học, thuộc về khoa học giáo
dục. Nói chung giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất kì một tác phẩm
nào cũng chuyển tải một nội dung nào đó và được tổ chức trong một hình thức đặc
thù nhất định. Nội dung và hình thức ấy qui định cách thức chiếm lĩnh của bạn đọc.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn PTTH được xây dựng hướng tới mục
tiêu người học Ngữ văn phải có năng lực học văn và làm văn. Đặc điếm này yêu
cầu trong dạy học, giáo viên phải bám sát đặc trưng loại thể, giúp học sinh vận
dụng tri thức từ một bài học cụ thể trở thành phương tiện để các em có thế khai
thác và lĩnh hội các tác phấm khác thuộc cùng thế loại. Khi đó giáo viên đã dạy cho
các em cách thức đế chiếm lĩnh tri thức chứ không đon thuần là dạy tri thức cho các
em.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Dạy học tác phẩm trong nhà trường PTTH
Nhận xét về thực trạng dạy học Ngữ Văn trong nhà trường phố thông trung
học, Phúc Nguyên trong báo văn nghệ - số 36 (ra ngày 09 / 09 / 2006) có viết:
“Theo một lối mòn quá cũ, giáo viên chỉ làm nhiệm vụ ” rót kiến thức vào bình
chứa học sinh mà không cần biết các em có tiêu hóa được kiến thức đó không. Học
sinh thì tiếp thu kiến thức một cách thụ động để rồi trả bài cho thầy một cách
nguyên si như thế và làm theo những ý tưởng của thầy, theo những bài mẫu khuôn
sáo. Cách dạy học kiếu này đã thủ tiêu vai trò chủ động sáng tạo của học sinh trong
học văn, không khơi dạy được tiềm năng văn học nơi các em.
Thực trạng ấy có căn nguyên một phần từ chỗ lâu nay giáo viên quen giảng
dạy các tác phẩm theo chủ đề, không bám sát vào đặc trưng loại thể. Tệ hại hơn,
một bộ phận không nhỏ giáo viên còn mơ hồ về đặc trưng của từng loại thể nói
chung và của thể kí nói riêng dẫn đến hệ quả giáo viên coi nhẹ giá trị thấm mĩ của
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 14 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
tác phấm, yêu cầu và rèn luyện kĩ năng cho học sinh chưa được quan tâm đúng
mực. Thực trạng ấy trái chiều với mục tiêu “dạy học văn không chỉ nhằm đạt đến
những rung động thẩm mĩ mà còn là quá trình phát trỉến về trí tuệ, về kiến thức, về
kĩ năng được qui định ” (Phan Trọng Luận).
Khắc phục thực trạng trên, hiện nay trong giáo dục đã thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học. Với việc dạy các tác phẩm văn chương, một yêu cầu cơ bản
đặt ra là phải bám sát đặc trưng thế loại, từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát huy
tài năng và sự sáng tạo.
1.2.2. Những hạn chế và hướng khắc phục trong việc tồ chức học sinh tiếp nhận
văn bản kỉ trong nhà trường PTTH
Văn học là phương thức phản ánh đời sống, song mỗi thế loại lại mang
những đặc điểm riêng không thể trộn lẫn. Chẳng hạn với thơ đặc trưng hàng đầu là
cảm xúc; với kịch là các mâu thuẫn, xung đột; thì ở kí là tính xác thực. Neu giáo
viên không nắm vững những đặc trưng ấy thì sẽ dẫn tói đồng nhất trong cách giảng
dạy các tác phấm dù bản thân chúng thuộc những loại thế khác nhau.
Một tồn tại khác nữa là hiện nay, trong khi yêu cầu cơ bản đầu tiên khi các
em tiếp nhận văn bản văn học là phải đọc văn bản thì học sinh lại đọc văn bản
không nghiêm túc. Hệ lụy tất yếu là khi đi vào tìm hiếu văn bản kí các em không
nắm được các chi tiết, hiện thực, những hình tượng được phản ánh trong tác phẩm.
Do đó việc tiếp nhận văn bản kí với các em càng trở nên khó khăn hơn.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả học Ngữ văn của học sinh PTTH.
Trước hết về phía giáo viên: bên cạnh yêu cầu về kĩ năng, nghiệp vụ sư
phạm, về mặt kiến thức, giáo viên phải nắm vững đặc trưng từng loại thể, từ đó dạy
học tác phấm văn chương phải bám sát các đặc trưng này đế có được sự định
hướng sát hợp và thực tế.
về phía học sinh: là chủ thể của hoạt động học tập, các em phải phát huy vai
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 15 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
trò chủ động tích cực của mình, phải có thái độ tiếp nhận nghiêm túc được thể hiện
trước tiên ở việc đọc và nắm vững tác phẩm. Từ những tri thức về đặc trưng loại
thể nói chung và đặc trưng của thể kí nói riêng các em có thể áp dụng vào việc tìm
hiểu các tác phẩm cụ thế. Có như vậy việc đọc - hiếu tác phẩm Ngữ văn nói chung,
tác phẩm kí nói riêng của các em mới có hiệu quả.
Như vậy, có thế thấy, giải pháp hữu hiệu đế khắc phục những hạn chế đó
chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh. Trong đó, học sinh đóng
vai trò là trung tâm, chủ động trong mọi hoạt động còn giáo viên chỉ là người tổ
chức, định hướng, hướng dẫn học sinh. Có như vậy, giờ học Ngữ văn nói chung
cũng như học tác phấm kí nói riêng mới đạt kết quả tốt. Và đọc - hiểu văn bản kí
theo đặc trưng thể loại là một phương pháp sẽ giúp học sinh cũng như giáo viên đạt
được mục tiêu bài học một cách tốt hơn, điều đó sẽ được lí giải rõ ở chương 2.
CHƯƠNG 2
ĐỌC HIẺU TÙY BÚT “NGƯỜI LẢI ĐÒ SÔNG ĐẢ ” -
NGUYỄN TUÂN VÀ BÚT KÍ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG
SÔNG?”- HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG THEO ĐẶC TRƯNG
THÉ LOẠI
2.1. Vài nét sơ lược về loại hình kí văn học
2.1.1. Sự hình thành loại hình kí
Trong văn xuôi, bên cạnh tiếu thuyết thì kí là thế loại văn học có tầm quan
trọng đặc biệt. Đây là thế loại cơ động, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực,
đáp ứng những nhu cầu bức thiết của thời đại song vẫn giữ được tiếng vang sâu sắc
của nghệ thuật.
Kí vốn là tên gọi của một thể văn đã xuất hiện từ trước đời Hán ở Trung
Quốc. Đời Đường có nhiều tác phẩm kí dùng để ghi việc xen lẫn với lời bình. Kí
ngày càng phát triển và được ý thức về đặc điểm thể loại. Theo học giả Ngô Nạp
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 16 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
đời Minh “thế kí nói chung nhằm ghi nhớ không quên sau khi kê việc, bàn qua
đế kết lại, đó là chỉnh thê” [11, tr.241].
Riêng ở Việt Nam tình hình cũng tương tự như vậy. Dù chủ yếu mang hình
thức kí đời Đường, Tống ví dụ như các tác phấm kí của thời Lý, Trần, đầu đời
Nguyễn hay đã có sự phá cách, sáng tạo như các loại tạp kí ở thế kỉ XVIII đến
XIX, các tác phấm kí, kí sự, lục, chí, tùy bút, thời trung đại Việt Nam đều thuộc
loại ghi chép, nặng tính chất lịch sử về nhân vật, sông núi, đền chùa, chuyện lạ,
tính chất văn học đậm đà hơn của thế kỷ thể hiện ở các tác phẩm như: “Vũ trung
tùy bút” của Phạm Đình Hỗ, “Thượng kinh kỉ sự” của Lê Hữu Trác
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, kí có mặt với các tác phẩm
phơi bày hiện thực của Ngô Tất Tố như phóng sự: Việc làng; Tập án cái
Đình của Vũ Trọng Phụng như: Cơm thầy cơm cô; Lục xì; Kĩ nghệ lấy Tây, Từ
sau cách mạng tháng Tám, kí giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhiều tác phẩm
kí có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn
học. Những tác phẩm ấy đã phản ánh kịp thời nhiều mặt của hiện thực đời sống bề
bộn, phong phú, xứng đáng là “Bộ đội tiền tiêu ” của văn học nghệ thuật. Trong
thời kì kháng chiến, các nhà văn - chiến sĩ đã ghi chép, miêu tả sự việc cũng như
con người có thật trong cuộc kháng chiến và cách mạng của dân tộc như: “Truyện
và kỉ” của Trần Đăng, “Ớ rừng ” của Nam Cao, “Kỉ sự Cao Lạng ” của Nguyễn
Huy Tưởng và sau này là “ Sông Đà”, “Hà Nội ta đảnh Mỹ giỏi” của Nguyễn
Tuân; “Những ngày nổi giận ” của Chế Lan Viên và rất nhiều tác phẩm kí có giá trị
khác. Nói chung, kí là những ghi chép nhanh, nhạy, nối liền cuộc sống với người
đọc.
Như vậy, trải qua một quá trình hình thành và phát triến lâu dài kí đã trở
thành thể loại quan trọng trong văn xuôi. Sự có mặt của các thể kí văn học đã góp
phần làm cho nền văn học trở nên cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu.
2.1.2. Khái niệm chung về thế kí văn học
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 17 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
Lí luận văn học hiện đại vẫn có những ý kiến khác nhau về khái niệm và đặc
trưng của thể kí. Có nhà nghiên cứu nhận xét kỉ, thực tế là không thế nói đến cái gì
xác định được đặc trưng của nó” [11, tr.275], lại có người cho kí là “Loại thế văn
học đặc biệt và phức tạp” [11, tr.277]. Các cuộc trao đổi về thể kí trên tạp chí văn
học, các bài báo, các công trình nghiên cứu, các giáo trình lí luận văn học cũng cho
thấy sự không đồng nhất trong quan niệm về kí.
Tuy nhiên kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó. Đó là các sự
kiện, hoàn cảnh lịch sử, đời sống xã hội cũng như cá tính sáng tạo của các tác giả.
Lê Minh trong “Nghệ thuật truyện ngan và kỉ” viết: “Với thế loại kí, từ sự thôi
thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu công bổ kịp thời những nhận xét, những
ý tưởng kỉ ghi được rất rõ những nét mang được những dấu ấn của một sự kiện,
của một thời kỳ, của một lớp người, một vùng miền Chính vì các tính chất nói trên
mà loại kí có một phạm vi biểu hiện đời sống rất rộng. Kí có thể thiên về ghi chép
sự việc, hiện tượng như: phóng sự, kí sự; có thế thiên về biếu hiện những cảm xúc
trữ tình như: tùy bút, tản văn; có thể nghiêng về nghị luận như chính luận; có thể
nghiêng về ghi chép kiến văn, tri thức như tạp kí lịch sử,
Theo “Từ điên thuật ngữ văn học” thì kí là: "Một loại hình văn học trung
gian nằm giữa bảo chỉ và văn học, gồm nhiều thế, chủ yếu là văn xuôi tự sự như:
Bút kỉ, hồi kí, du kỉ, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút, do tỉnh chat trung gian mà
có người liệt kí vào cận văn học” [14,tr.l65].
Nhưng không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm để
xác định thể loại. Chẳng hạn “Tây sương kỉ” của Vương Thực Phủ thực ra là một
vở kịch, “Tây du kí” của Ngô Thừa Ân là tiểu thuyết, “Nhật kỉ người điên ” của
Lỗ Tấn là truyện ngắn. Kí có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của
kí qui định.
Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá
nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 18 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí. Đối tượng
nhận thức thẩm mĩ của kí thường là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội (thể
hiện qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hay những
vấn đề xã hội nóng bỏng. Khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết,
kí có quan điếm thế loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư
cấu. Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống
được phản ánh trong tác phấm. Kí thường không có cốt truyện có tính hư cấu. Sự
việc và con người trong kí phải xác thực hoàn toàn, có địa vị hắn hoi. Đó là vì kí
dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng
các hình tượng mang tính khái quát. Tính khái quát do tác giả kí thể hiện bằng suy
tưởng.
2.1.3. Phân loại kỉ
a. Kí sự: Là một thể thuộc loại hình kí nhằm ghi chép một câu chuyện, một
sự kiện tương đối hoàn chỉnh, có quy mô gần với truyện ngắn hay truyện vừa. Kí
sự sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật để ghi lại xác thực
những diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua bức tranh toàn
cảnh của sự kiện, trong đó sự kiện và con người đan chéo vào nhau, cốt truyện
không chặt chẽ như trong truyện. Kí sự thiên về phản ánh sự kiện, sự việc hơn là
phản ánh con người. Tính cách và tâm hồn những người trong cuộc cũng có khi
hiện lên khá rõ nét nhưng đó chỉ là cách kí sự ghi việc, gây ấn tượng về sự việc. Kí
sự thường đậm yếu tố tự sự, giàu chất sống thực tế. Song ở kí sự, phần bộc lộ cảm
nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút kí, tùy
bút. Người viết kí sự có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói
của bản thân sự kiện, đời sống khách quan đang vận động, phát triển. Chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm toát lên từ việc ghi chép sinh động, cụ thể những sự kiện, hiện
tượng có thật. Tác giả kí sự thường chú ý phát hiện, chọn lọc đế làm nổi lên những
sự việc giàu sức khái quát và ý nghĩa xã hội.
Ví dụ: Thượng kỉnh kí sự của Lê Hữu Trác; Trận phố Ràng của Trần Đăng;
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 19 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng đều là những tác phẩm kí sự tiêu biếu.
Ngoài ra còn có: Họ sổng và chiến đẩu, Tháng Ba Tây Nguyên của Nguyễn Khải;
Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân; kí sự của Bùi Hiến; Không chỉ phản
ánh khá trọn vẹn phạm vi một sự kiện, kí sự còn có thể mở ra, dự đoán một sự kiện
khách quan tiếp theo.
b. Bút kí: “Là một thế loại phóng khoảng, tự do mà cá tỉnh nghệ sĩ trực tiếp
tham gia vào đặc điếm của thế loại” [12, tr.253], thường có qui mô tương ứng với
truyện ngắn. Nhưng bút kí khác với truyện ngắn ở chỗ, tác giả bút kí không sử
dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.
Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu,
nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thế hiện một tư tưởng nào đó.
Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát,
nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến
nhằm khám phá những khía cạnh có vấn đề, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong
va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh cá nhân và môi trường. Nói cách khác, giá trị
hàng đầu của bút kí là giá trị nhận thức.
Bút kí có thể thuộc về văn học, cũng có thể thuộc về báo chí tùy theo mức
độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng
tính chất tác động của nó đối với công chúng.
Trong bút kí văn học tác giả thường khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ
thuật đế tô đậm những phát hiện, những nhận thức riêng của mình, tác động đến
độc giả. Bút kí có thể thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống (chú
ý nhiều đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện, sử dụng
các yếu tố liên tưởng, trữ tình để điển hình hóa những tính cách), hoặc thiên về
chính luận (mô tả các hiện tượng đời sống một cách chính xác, sinh động, kèm theo
những nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh giá, cuộc sống
được mô tả; sử dụng yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước).
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 20 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
Ví dụ: Bút kí Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam của Thép Mới; Ai đã
đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Khi tác phấm nghiêng về yếu
tố trữ tình, bút kí có hướng chuyển sang tày bút.
c. Phóng sự. Là tiếu loại kí ghi chép kịp thời, cung cấp những tri thức chính
xác, phong phú, đầy đủ, nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự việc, một vấn đề
có ý nghĩa thời sự với địa phương hay toàn xã hội. Phóng sự được sáng tác nhằm
đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng về một vấn đề, một hiện tượng xã hội
nào đó. Phóng sự rất xác thực trong việc ghi chép, phản ánh sự viêc và chi tiết đời
sống đang diễn ra hay vừa kết thúc nhưng có khuynh hướng rõ rệt trong việc nêu
bật một kết luận, đề xuất những vấn đề xã hội nhất định, người viết phóng sự
thường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như: Điều tra, phỏng vấn, ghi
chép tại chỗ, các phương tiện ghi âm, ghi hình, Sự phân biệt báo chí hay phóng
sự văn học tày thuộc ở mức độ sử dụng một số phương tiện biếu đạt của văn học
như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới nội tâm của
nhân vật
Ví dụ: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô của “ông vua phóng sự đất Bắc”
Vũ Trọng Phụng. Ta cũng có thể hiểu thêm về tiểu loại phóng sự qua sáng tác của
nhiều tác giả khác: Ngô Tất Tố với các tập Việc làng và Tập án cái đình viết về
những hủ tục và tội ác của bọn hào lý trong đời sống nông thôn; Nguyễn Đình Lạp
với Ngoại ô và Ngõ hẻm viết về cuộc sống của người dân nghèo thành thị; Tam
Lang với Tôi kẻo xe viết về người phu xe Trong văn học hiện đại, nhịp độ chuyến
biến của xã hội rất đa dạng gấp gáp, phóng sự vẫn là một tiểu loại kí nhanh nhạy
đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng bạn đọc. d. Nhật kí, hồi kí
Nhật kí là thể loại kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của
chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiếu sử và thời đại của người viết.
Đó là những tập nhật kí nổi tiếng như nhật kí của những nhà văn lớn như Nhật kí
Đôstoievkỉ, Nhật kí Chekhov, Nhật kí Lỗ Tẩn, hoặc nhật kí của các nhân vật lịch sử
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 21 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
như Nhật kỉ Đặng Thùy Trâm, Nhật kí Nguyễn Văn Thạc, những người anh hùng
trên chiến trường chống Mỹ ghi lại những sự kiện ác liệt và những ước mơ cùng ý
chí kiên cường của người trong cuộc. Giá trị quan trọng nhất của nhật kí là tính
chân thật do ghi chép sự việc đang xảy ra.
Hồi kí là thế loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự thực
hiện, là một hình thức văn học mình tự nói về mình, là một kiểu tự truyện của tác
giả. Hồi kí cung cấp những tài liệu về quá khứ mà đương thới chưa có điều kiện nói
được. Tuy nhiên do thời gian lùi xa, nhiều sự kiện nhớ không chính xác, nhớ nhầm
hoặc tưởng tượng thêm. Hồi kí chỉ thực sự có giá trị khi người ghi có địa vị xã hội
được nhiều người quan tâm và có thái độ trung thực, không tô vẽ cho mình và thêm
thắt cho người khác. Ví dụ như các tập hồi kí của các nhà văn hóa và các nhà cách
mạng. e. Tùy bút
Đây là thế loại kí thiên về trữ tình. Nhà văn phóng bút mà viết, tùy theo cảm
hứng của mình, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét đánh giá, trình bày
“tùy bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ có cẩu trúc tự do, biếu thị những ấn tượng và
suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thế và hoàn toàn không tỉnh
tới việc đưa ra cách giải thích cổ định và đầy đủ về đổi tượng”. Nét nối bật của tùy
bút so với các tiếu loại kí khác là những chi tiết về con người và sự kiện cụ thế, có
thực được ghi chép trong tác phẩm thường chỉ là cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc,
suy tư và nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống. Mỗi tác phẩm
tùy bút có giá trị thường đem lại cho người đọc một điều gì đó mới mẻ trong cách
nhìn nhận, phát hiện và lí giải các hiện tượng của đời song. Yeu tố đóng vai trò
thống nhất tố chức của tác phấm, chi phối việc phản ánh trung thực cuộc sống, con
người, chi phối ấn tượng và sức tác động của tày bút là chất trữ tình, những yếu tố
suy tưởng, triết lí, chính luận, là mạch tư tưởng của tác giả. Cái hay của tùy bút là
qua tác phấm làm hiện lên một nhân cách, một chủ thế uyên bác, sắc sảo, tài hoa,
giàu có về tâm hồn, trí tuệ.
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 22 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
Cấu trúc của tùy bút nói chung ít bị ràng buộc câu thức bởi trình tự diễn biến
của sự việc hay quan hệ của những con người ngoài đời thực. Trong tùy bút, sự
kiện khách quan thường không được trình bày liên tục do sự xen kẽ của cảm xúc
chủ quan, các yếu tố trữ tình của người viết hoặc vì những sự kiện đó được khai
thác từ nhiều địa điểm và thời gian khác nhau tùy theo dòng liên tưởng, suy tưởng
của tác giả, nhằm triển khai một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.
Người viết tùy bút phải làm nổi bật trong tác phấm bản lĩnh riêng, cách cảm nghĩ
sâu sắc, độc đáo về cuộc sống và con người.
Ngôn tù’ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ. Tác giả tùy bút
thường dùng hàng loạt từ đồng nghĩa đế vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng
về những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Cùng nói về một hạt cát lọt vào lòng
trai biển, Nguyễn Tuân đã dùng đến hàng chục cách gọi: hạt cát, hạt bụi biển, hạt
bụi bặm khách quan, cái hạt buốt sắc, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình con, một
vết thương lòng (Tờ hoa). Câu văn tùy bút thường giàu nhịp điệu, âm điệu hài
hòa, trầm bổng. Mỗi tác phẩm tùy bút thường rất độc đáo cả về màu sắc thấm mỹ
và phong cách biếu hiện cần phải được cảm nhận và phân tích cụ thế. g. Du kí
Có thế hiếu du kí là thế loại ghi chép vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và
cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn,
du lịch. Du kí phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ
mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở
xa lạ, những nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức của du kí rất đa
dạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại thông
tin tri thức và cảm xúc tươi mới về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở còn
ít người biết đến, làm giàu cho nhận thức, kinh nghiệm, tình cảm của người đọc. Ví
dụ: Hành trình qua ba bể của nhà văn Nga Nikitin viết về Ấn Độ thế kỉ XV,
Chuyến đi thăm Bắc kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký; Những thưởng ngoạn,
nhận xét về danh lam thắng cảnh đất nước: Bao Thiên sơn kỉ của Vương An Thạch
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 23 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
đời Tống, Bút kí tháp Linh Te núi Dục Thúy của Trương Hán Siêu, Bài kỉ chơi núi
Phật Tích của Nguyễn Án; Các tác phẩm có tính chất du kí: Nhị Thanh đô, Song
Tiên sơn động kỉ của Ngô Thì Sỹ; nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân cũng đậm
màu sắc du kí
Tác giả du kí thường bộc lộ nỗi niềm say mê sơn thủy, thú phiêu liêu, khao
khát tìm hiếu, khám phá của mình. Du kí gắn với khả năng quan sát, phát hiện, với
độ xa rộng của tầm nhìn và trí tưởng tượng kì thú của tác giả. Quả thật, ruộng đồng
sông núi, những chốn danh lam thắng cảnh đã độc đáo, đặc sắc với các tác phẩm
du kí lại càng trở nên đẹp đẽ hữu tình.
2.2. Đặc trưng thể loại kí
2.2.1. Tôn trọng sự thật khách quan và tỉnh xác thực của đời sống
Tác phấm kí ra đời thường gắn với những biến cố lịch sử mang tính thời sự,
những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Vì thế, các nhà viết kí trước hết phải
hướng đến tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và ghi lại những “người thật, việc thật”
của cuộc sống. Chính điều này làm cho kí văn học gần với kí báo chí, đáp ứng yêu
cầu thời sự của con người trong một xã hội mà công nghệ thông tin rất phát triến.
Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng với thế kí “Cổ/ thực vốn là bản gốc của tác
phấm” [10, tr. 40]. Sức hấp dẫn, sức thuyết phục của tác phấm kí thường gắn chặt
với tính chất có thật, xác thực của việc được phản ánh trong tác phẩm.
Viết về cái có thật trong cuộc sống, kí văn học có khả năng mạnh mẽ trong
việc tạo ra niềm tin, sức thuyết phục với người đọc. Chang hạn, đọc tác phấm kí
“Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi chúng ta ngưỡng mộ, cảm phục đối với
người anh hùng mà ta biết rằng chị đã sống thực và đánh giặc ở một mảnh đất có
thực của Tố quốc - mảnh đất Trà Vinh. Nhiều tác phấm kí văn học có giá trị như
những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức của người đọc.
Vì thế sự bịa đặt, thêm thắt sẽ làm mất đi sức thuyết phục và cảm xúc thẩm mĩ đối
với độc giả. Do trần thuật người thật, việc thật, tác phẩm kí văn học có giá trị như
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 24 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn ngay với sự sáng tạo
nghệ thuật về sau.
Chi tiết, sự việc, con người được ghi lại trong kí đều có địa chỉ cụ thể và đều
có thể kiểm tra. Tuy nhiên, không thể coi viết kí như một công việc chụp ảnh và ghi
âm một cách máy móc, sao chép cuộc sống một cách nô lệ và vai trò của người viết
kí là hoàn toàn thụ động. Những người thật, việc thật, những vấn đề của đời sống
khách quan được tác giả kí lấy làm điếm tựa đều được nhìn nhận, được lựa chọn,
khái quát và được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội -
thẩm mĩ nào đó. Trong tác phẩm kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa giữ
được phấm chất cơ bản của sự thật, của điển hình xã hội, lại vừa được nhìn nhận,
cảm thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn.
Như vậy, trên cơ sở gắn bó với cuộc sống, tác giả kí văn học có thế vận dụng
sức tưởng tượng, hư cấu để sáng tạo chỉ có điều vấn đề hư cấu cần được đặt ra theo
đặc trưng riêng của thể loại kí. Tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả và
vận dụng hư cấu để hỗ trợ trong sáng tạo là những yêu cầu cần thiết và có thể kết
hợp được trong phạm vi của thể loại kí. Người viết kí không thế không loại bỏ
nhiều yếu tố của cái có thật và bù đắp thêm những giá trị sáng tạo mới. Hư cấu
nghệ thuật là sự vận dụng năng lực tưởng tượng để tổ chức, tái tạo lại hiện thực
được miêu tả nhằm xây dựng những hình tượng có ý nghĩa khái quát rộng rãi. Qua
hoạt động hư cấu, nghệ sĩ nhào nặn, tổ chức chất liệu được rút ra từ cuộc sống đế
tạo ra những tính cách, những số phận, những hiện tượng mới, những “Sinh Mệnh”
mới có giá trị điến hình, vừa biếu hiện tập trung chân lí cuộc sống vừa biếu hiện cá
tính sáng tạo của nhà văn. Vì vậy hư cấu là một trong những hoạt động cơ bản của
tư duy nghệ thuật. Hư cấu không phải là tưởng tượng chủ quan, thoát ly đời sống
thực tế để bịa đặt giả tạo như mĩ học tư sản thường đề xướng. Nhà văn Nguyễn
Tuân cũng viết “Hu- cấu nói cho nôm na dễ hiếu là tưởng tượng ra không có sức
tưởng tượng, hư câu lẩy gì mà sáng tác ( ). Hư cẩu không phải là tách rời thực
Xfioá Cuận tốt ngíiiệp Trường (ĐO-CScpO-Cà Nội 2
'Trần ‘Tíiị Oanh 25 Lớp: - TỢ3<3. Ngữ' Vãn
tiễn và thực tiễn đời sổng mà chính là gan bó với cuộc sống, vốn sống có bao nhiêu
thì càng hư cẩu được bẩy nhiêu, sức tưởng tượng càng mạnh, sâu, cao rộng hơn. ”
[2, tr.209]
Vấn đề hư cấu hay không hư cấu là tiêu chuẩn phân định ranh giới giữa
truyện và kí. Do đó, nếu người viết truyện thường bằng cách tống hợp nhiều
nguyên mẫu của các điến hình xã hội và trên cơ sở ấy sáng tạo ra những điến hình
văn học thì người viết kí cần phải săn tìm những con người, những sự việc, vốn đã
mang những giá trị điến hình trong thực tế đế đưa vào tác phấm.
Hư cấu trong kí là sáng tạo tích cực của chủ quan nhà văn không những
không làm mất làm nhòa địa chỉ và diện mạo ngoài đời của đối tượng phản ánh mà
còn là biện pháp làm cho hình tượng về cuộc sống trở nên sống hơn, thật hơn; các
chi tiết của đời sống liên kết với nhau, soi chiếu lẫn nhau dưới ánh sáng một tư
tưởng thẩm mĩ, một ý đồ nghệ thuật độc đáo mà tác giả muốn chuyển đến người
đọc. Vì thế mà tác phẩm có giá trị nhân sinh sâu rộng, mạnh mẽ.
Cũng vì đặc trưng này cho nên một cuộc sống bình thường, một con người
bình thường có thế là đối tượng sáng tác của người viết truyện, còn người viết kí
nếu bằng lòng một cách vội vã với những cái quá bình thường ai cũng thấy được,
cũng hiếu cả, ít cần phải chú ý đến thì bài kí sẽ khó tránh khỏi sự nhạt nhẽo. Lịch
sử văn học đã cho thấy là kí thường phát triến mạnh mẽ trong những thời kì mà xã
hội có nhiều biến động. Điều này cũng dễ hiểu vì trong những thời kì đó, bản sắc
của cuộc sống của con người được bộc lộ rõ rệt hơn mọi lúc khác.
Tóm lại, tôn trọng sự thật khách quan và tính xác thực của đời sống là đặc
trưng cơ bản của thể kí. Tác phẩm kí văn học có thể hư cấu nhưng nói chung là ít
và thường là ở những thành phần không xác định và với mục đích góp phần tái hiện
lại một cách xác thực người thật, việc thật.
2.2.2. Nhân vật trần thuật trong kí thường là chính tác giả
Hình tượng tác giả là sản phấm sáng tạo của người nghệ sĩ, được thế hiện
trong tác phẩm một cách đặc biệt. Trong tác phẩm kí thường xuất hiện một nhân