Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề cương công tác giám sát dự án cải tạo, sửa chữa Nhà văn hóa quạn Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.96 KB, 17 trang )

Công ty cổ phần ccn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

đề cơng CÔNG TáC GIáM SáT
phần i: cơ sở và nội dung
I. C S THC HIN CễNG TC GIM ST
1. Khỏi quỏt v d ỏn v gúi thu:
1.1 Giới thiệu về dự án:
Tên dự án: Cải tạo, sửa chữa Nhà văn hóa quận Hai Bà Trng.
Địa điểm xây dựng: Phờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trng.
Chủ đầu t: UBND quận Hai Bà Trng.
Đại diện chủ đầu t: Ban QLDA quận Hai Bà Trng (đợc CĐT ủy quyền)
Mục tiêu đầu t: Cải thiện cơ sở vật chất góp phần nâng cao các hoạt động Văn hóa
Chính trị Xã hội của các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhân dân trên địa bàn quận
Hai Bà Trng, phù hợp với cảnh quan kiến trúc khi đờng Thanh Nhàn đợc đầu t nâng
cấp mở rộng.
Quy mô đầu t (công suất thiết kế): Cải tạo, sửa chữa nâng cấp phần kiến trúc của toàn
nhà cho phù hợp với cảnh quan xung quanh khu vực, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Nguồn vốn đầu t : Vốn Ngân sách quận Hai Bà Trng.
1.2 Giới thiệu về gói thầu:
Tên gói thầu: T vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình.
Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu.
Loại hợp đồng: Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm.
Thời gian thực hiện hợp đồng: Theo tiến độ thi công công trình.
2. Cỏc quy nh ca Nh nc:
2.1 Lut xõy dng ca nc Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam s 16/2003/QH11 ngy
26/03/2003, c thụng qua ti k hp th 4 Quc hi khoỏ 11.
2.2 Ngh nh s 209/2004/N-CP ngy 16/12/2004 ca Chớnh Ph v qun lý cht
lng cụng trỡnh xõy dng.
2
2.3 Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị


định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất l-
ợng công trình xây dựng;
2.4 Ngh nh s 12/2009/N-CP ngy 12/02/2009 ca Chớnh Ph v qun lý d ỏn u
t xõy dng cụng trỡnh;
2.5 Thông t số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ trởng Bộ Xây dựng về Hớng dẫn
một số nội dung về Quản lý chất lợng công trình xây dựng;
2.6 H thng cỏc tiờu chun, quy chun xõy dng Vit Nam hin hnh.
Tập 1: Ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD - CSXD ngày 14 tháng 12 năm
1996.
Tập 2: Ban hành kèm theo Quyết định số 439/BXD - CSXD ngày 25 tháng 9 năm
1997.
Tập 3: Ban hành kèm theo Quyết định số 439/BXD - CSXD ngày 25 tháng 9 năm
1997.
Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-95,
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình TCXD 45-78,
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574-91,
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thépTCVN 5573-91,
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN 5575-1991,
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình Yêu cầu chung TCXDVN 309-2004,
Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng TCXD 79-1980,
Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447-1987,
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và BTCT toàn khối TCVN 4453-
95,
TCXD 170-1989 Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật,
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu gạch đá TCVN 4085-85,
TCXDVN 239- 2006: Bê tông nặng chỉ dẫn đánh giá cờng độ bê tông trên kết cấu
công trình,
Bê tông nặng - Đánh giá chất lợng bê tông Chỉ dẫn phơng pháp xác định vận tốc
xung siêu âm TCXD 225-1998,
Tiêu chuẩn bê tông nặng - Phơng pháp xác định cờng độ nén bằng súng bật nẩy

TCXDVN 162-2004,
3
TCXD 240-2000 Kết cấu bê tông cốt thép - Phơng pháp điện từ xác định chiều dày lớp
bê tông bảo vệ, vị trí và đờng kính cốt thép trong bê tông,
Lớp phủ mặt kết cấu xây dựng Phơng pháp kéo đứt thử độ bám dính nền TCXD
236-1999,
TCVN 6355-1:1998 Xắc định độ bền nén của gạch xây,
TCVN 3121:2003 Thử cơ lý của hỗn hợp vữa và vữa trong xây dựng,
TCVN 3118:1993 Xắc định cờng độ nén của bê tông,
Tiêu chuẩn bê tông - Kiểm tra và tính độ bền - Qui định chung TCVN 5440-91,
TCVN 5718-1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ
thuật chống thấm nớc,
TCXD 25:1991 Đặt đờng dây điện trong nhà ở và CTCC. Tiêu chuẩn thiết kế,
TCXD 27:1991 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và CTCC. Tiêu chuẩn thiết kế,
TCVN 4519-1988 Hệ thống cấp thoát nớc bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi
công và nghiệm thu,
TCVN 5760-1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng,
TCVN 5738-2001 Hệ thống báo cháy tự động Yêu cầu kỹ thuật,
TCXD 46-2007 Chống sét cho các công trình xây dựng,
TCXD 232-1999 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh Chế tạo, lắp
đặt và nghiệm thu,
TCVN 5639-1991 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong Nguyên tắc cơ bản,
TCVN 4756-1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện,
TCVN 4510-1988 Studio âm thanh Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh kiến trúc,
TCVN 4511-1988 Studio âm thanh Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng,
TCVN 5637-1991 Quản lý chất lợng xây lắp công trình xây dựng,
TCXD 204-1998 Bảo vệ công trình xây dựng Phòng chống mối cho công trình xây
dựng mới,
An toàn điện trong xây dựng Yêu cầu chung TCVN 4086 : 1985,

Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 : 1991,
TCVN 4091-1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng,
TCVN 303:2004,2006 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu,
TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu chất lợng thi công công trình xây dựng,
TCXDVN 318-2004 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Hớng dẫn công tác bảo trì,
4
• Vµ c¸c Tiªu chuÈn hiÖn hµnh kh¸c cña ViÖt Nam …
3. Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên:
3.1 Hợp đồng kinh tế thực hiện công tác Tư vấn giám sát ký kết giữa Chủ đầu tư (CĐT)
và Đơn vị TVGS. Các phụ lục kèm theo hợp đồng.
3.2 Hồ sơ thiết kế (TK) bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt bằng quyết định và đóng
dấu “Bản vẽ thi công đã phê duyệt” theo quy định.
3.3 Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và hồ sơ dự thầu thi công xây lắp của nhà thầu trúng
thầu thi công xây dựng công trình (NT), kèm theo hợp đồng thi công xây dựng và các tài
liệu khác liên quan đến hợp đồng ký giữa CĐT và NT.
3.4 Hồ sơ mời thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị, hồ sơ dự thầu, chào thầu cung cấp thiết bị
và lắp đặt thiết bị của Nhà thầu thực hiện, kèm theo hợp đồng và các tài liệu liên quan
khác.
3.5 Những yêu cầu riêng của CĐT quy định cho công trình.
II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư:
a) CĐT là người quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến dự án.
b) Quan hệ chính thức với tất cả các NT khác có liên quan đến dự án, bằng hợp đồng
kinh tế, hoặc thoả thuận riêng trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
c) Thay đổi hoặc yêu cầu đơn vị TVGS thay đổi người giám sát trong trường hợp người
giám sát không thực hiện đúng quy định.
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với đơn vị TVGS theo quy định trong hợp
đồng kinh tế và theo pháp luật.
e) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của KS TVGS.
g) Xử lý kịp thời những đề xuất của KS TVGS.

h) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng với đơn vị TVGS.
k) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả
giám sát.
l) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình.
2. Tư vấn giám sát:
a) Tư vấn giám sát (và các NT khác) có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ vai trò trách nhiệm của
mình như đã ký kết (hoặc thoả thuận bằng văn bản) với CĐT bằng Hợp đồng kinh tế.
b) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng TK, theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng.
c) Từ chối nghiệm thu công trình không đạt yêu cầu chất lượng.
5
d) Đề xuất với CĐT xây dựng công trình những bất hợp lý về TK nếu phát hiện ra để kịp
thời sửa đổi.
e) Yêu cầu NT thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng thi công xây lắp ký với CĐT.
g) Bảo lưu các ý kiến của đơn vị TVGS đối với công việc giám sát do mình đảm nhận
trên cơ sở tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
h) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên liên quan.
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT
Yêu cầu chung đối với tư vấn giám sát:
- Thực hiện ngay từ khi khởi công công trình.
- Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng.
- Căn cứ vào TK được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. Các hồ
sơ tại liệu liên quan khác.
- Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
A. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG:
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72
của Luật Xây dựng:
1.1 CĐT cùng NT TK bàn giao mặt bằng xây dựng cho NT thi công xây dựng công trình,
có thể bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do CĐT và NT thi công
xây dựng công trình thoả thuận. Với sự tham gia chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát.

1.2 Kiểm tra, xem xét và cho ý kiến về hồ sơ do CĐT cung cấp bao gồm:
1.2.1 Giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây
dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm C khoản 1 điều 68 của Luật xây dựng, trường hợp
này do CĐT tự quyết định và tự chịu trách nhiệm.
1.2.2 Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt. Bản vẽ bắt
buộc phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT” của CĐT theo quy định. Trong trường
hợp toàn bộ bản vẽ chưa được CĐT triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì
các phần này cũng buộc phải được đóng dấu phê duyệt theo quy định.
1.2.3 Có biện pháp thi công, biện pháp để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường,
PCCN, an toàn cho các công trình lân cận trong quá trình thi công xây dựng do NT thi
công xây dựng công trình lập và được CĐT phê duyệt hoặc trong hồ sơ trúng thầu.
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự
thầu và hợp đồng xây dựng. Bao gồm:
2.1 Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của NT thi công xây dựng công trình đưa vào
công trường:
2.1.1 Kiểm tra nhân lực của NT theo đúng hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các
trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản.
6
2.1.2 Thiết bị thi công của NT phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình
theo hồ sơ trúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu
đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản.
2.1.3 Toàn bộ nhân lực và thiết bị máy móc của Nhà thầu huy động cho công trình đều
phải được mua bảo hiểm theo quy định.
2.2 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của NT thi công xây dựng công trình.
2.2.1 Hệ thống quản lý chất lượng của NT phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nếu
trong hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT xây dựng cung
cấp.
2.2.2 Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của NT không đúng như trong hồ sơ trúng
thầu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu, nếu NT
có thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được CĐT chấp thuận bằng văn bản.

2.3 Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ
thi công xây dựng công trình.
2.3.1 Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy
chứng nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do
cơ quan có thẩm quyền cấp.
2.4 Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng phục vụ thi công xây dựng công trình.
2.4.1 NT phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ
sơ trúng thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS)
2.4.2 Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của
NT trong hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất
lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp).
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình
do NT thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của TK.
3.1 Trước khi đưa vật tư vật liệu vào công trường, NT trình danh mục vật tư vật liệu theo
TK đã được CĐT phê duyệt và kiểm soát NT đưa đúng những vật tư vật liệu đó vào công
trường.
3.2 Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị
vào công trình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, của các tổ
chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.
3.3 Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình
do NT cung cấp thì KS TVGS kiến nghị CĐT thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu
và thiết bị lắp đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định
và KS TVGS chấp nhận.
3.4 Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm
trong ngày được ghi trong nhật ký công trình.
7
4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.
4.1 Kiểm tra biện pháp thi công của NT thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự

thầu đã được CĐT chấp thuận.
4.1.1 KS TVGS kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ
trúng thầu. Các biện pháp thi công này NT xây dựng công trình phải có tính toán, đảm
bảo an toàn cho người, thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách
nhiệm về kết quả tính toán đó.
4.1.2 Đối với các biện pháp thi công được CĐT chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải
có TK riêng. KS TVGS có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng
theo biện pháp được duyệt.
4.2 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình NT thi công xây dựng công
trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký
công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
4.2.1 Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau:
Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, KS TVGS sẽ có mặt
tại hiện trường, để kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có
phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu. Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký
công trình diễn ra theo một quy trình nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá
trình xây dựng công trình. Được gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống.
4.2.2 CĐT yêu cầu NT thi công xây dựng công trình lập sổ Nhật ký thi công xây dựng
công trình.
Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay
hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của NT thi công xây dựng, trao đổi
thông tin giữa CĐT, NT thi công xây dựng, NT TK xây dựng công trình.
Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của
CĐT, NT thi công theo quy định hiện hành.
4.2.3 Quy định về mẫu và ghi chép trong sổ nhật ký thi công xây dựng công trình:
Trang 1 là trang bìa ghi rõ “Nhật ký thi công xây dựng công trình” (hoặc hạng mục
công trình), tên công trình, hạng mục công trình, quyển số, bìa mầu.
Trang 2 ghi thông tin chung về công trình (thông tin vắn tắt) bao gồm: Tên công
trình, địa điểm xây dựng, chiều cao tầng, diện tích xây dựng, diện tích sàn … Một số
thông tin vắn tắt khác.

Trang 3 ghi thông tin chung về:
NT thi công, tên và chữ ký của những cán bộ, kỹ sư trực tiếp tham gia xây dựng
công trình, điện thoại liên hệ (Giám đốc điều hành, chủ nhiệm công trình, kỹ sư thi
công…)
CĐT: Tên, chữ ký của các cán bộ có liên quan tham gia điều hành xây dựng công
trình, điện thoại liên hệ.
8
Tư vấn TK: Tên, chữ ký của Chủ nhiệm đồ án TK xây dựng công trình, chủ trì các
bộ môn, điện thoại liên hệ.
KS TVGS: Tên, chữ ký của Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn Tư vấn giám
sát, điện thoại liên hệ.
Tất cả những người có tên trong danh sách và có chữ ký trong sổ nhật ký thi công
xây dựng công trình mới được ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Các chữ
ký không đăng ký sẽ không có giá trị pháp lý.
NT thi công xây dựng công trình ghi Nhật ký thi công xây dựng công trình, diễn
biến tình hình thi công hàng ngày; tình hình thi công từng loại công việc; những sai lệch
so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao ca
thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của cán bộ quản lý chất lượng tại hiện
trường về chất lượng thi công xây dựng.
CĐT, Tư vấn TK, KS TVGS, ghi kết quả kiểm tra và giám sát tại hiện trường;
những ý kiến về xử lý các công việc, thay đổi tại hiện trường, các yêu cầu NT thi công
khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng;
4.3 Xác nhận bản vẽ hoàn công:
4.3.1 Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành,
trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước TK, được lập trên cơ sở bản vẽ thi
công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với TK được duyệt phải được thể hiện trên bản
vẽ hoàn công.
4.3.2 Các sửa đổi trong quá trình thi công đều phải có ý kiến của TK, trong trường hợp
sửa đổi TK không làm thay đổi lớn đến TK tổng thể công trình, người chịu trách nhiệm
TK (chủ trì TK, chủ nhiệm đồ án TK) ghi trong nhật ký công trình (hoặc phiếu xử lý

TK), những sửa đổi bổ sung này nhất thiết phải có ý kiến đồng ý của CĐT, là cơ sở để
NT lập bản vẽ hoàn công, phần sửa đổi bổ sung này được vẽ riêng thành một bản kèm
theo ngay sau bản hoàn công theo bản vẽ thi công (có ghi chú vẽ từ nhật ký hoặc phiếu
xử lý TK), chi tiết sửa đổi trong bản vẽ thi công được khoanh lại và chỉ dẫn xem ở bản
chi tiết nếu trong bản vẽ thi công không thể hiện được (bản vẽ chi tiết này mang số của
bản vẽ thi công mà nó thể hiện chi tiết nhưng đánh thêm dấu (*) ở sau số bản vẽ).
4.3.3 NT thi công xây dựng công trình có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công xây dựng
công trình. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn
công. Người đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình phải ký tên và
đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì công trình.
4.3.4 Bản vẽ hoàn công được KS TVGS ký tên xác nhận.
4.4 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại điều 23; 24; 25; 26 của
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 26/12/2004 của Chính Phủ.
4.4.1 Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công tác nghiệm thu:
a) Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng.
Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng tại Việt Nam theo luật định nếu thiết kế có
quy định.
9
b) Các tiêu chuẩn sau đây bắt buộc phải áp dụng (tùy từng công trình mà quy định áp
dụng cho phù hợp):
- Điều kiện khí hậu
- Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn.
- Phân vùng động đất
- Phòng chống cháy nổ
- Bảo vệ môi trường
- An toàn lao động.
4.4.2 NT thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt
là các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và
công trình, trước khi yêu cầu CĐT nghiệm thu. Các bộ phận bị che khuất của công trình
phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Đối với một số công việc nhất định nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay hoặc đối
với một số vị trí có tính đặc thù, thì trước khi thi công tiếp theo phải tổ chức nghiệm thu
lại.
Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển NT
khác thực hiện tiếp thì phải được NT thực hiện giai đoạn tiếp theo cùng tham gia nghiệm
thu và ký xác nhận.
4.4.3 NT phải lập “Phiếu nghiệm thu nội bộ” hoặc “Biên bản nghiệm thu nội bộ” của nhà
thầu. Hình thức phiếu nghiệm thu này được trình lên CĐT phê duyệt trước khi ban hành.
Phiếu nghiệm thu của NT buộc phải có các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu sau
đây:
- Kỹ sư thi công trực tiếp,
- Tổ trưởng Công nhân trực tiếp thi công,
- Đại diện bộ phận kỹ thuật của Ban Chỉ huy công trường.
- Đại diện kỹ thuật của NT thi công xây dựng công trình (cấp công ty).
4.4.4 Sau khi nghiệm thu nội bộ đạt yêu cầu, NT thi công xây dựng lập “Phiếu yêu cầu
nghiệm thu” gửi CĐT. Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu này được trình lên CĐT phê duyệt
trước khi ban hành.
4.4.5 Nghiệm thu công việc xây dựng:
4.4.5.1 Các căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng: (Các căn cứ này khi nghiệm thu
được ghi rõ trong biên bản nghiệm thu)
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ KC-10 hoặc KT-09…) và những thay
đổi TK số… đã được CĐT chấp thuận ngày …./…./….
10
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách và
chủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Vd: Trần thạch cao Thái Lan…)
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối

tượng nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu.
g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi công xây
dựng.
h) Bản sơ họa hoàn công cấu kiện, công việc (áp dụng cho phần khuất lấp).
4.4.5.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt
tĩnh tại hiện trường.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà NT thi công xây dựng phải thực hiện để
xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình.
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với TK, tiêu
chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật.
d) Kết luận: Chấp thuận (hay không chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các
công việc tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có).
4.4.5.3 Thành phần nghiệm thu: Bắt buộc có những thành phần sau:
a) KS TVGS hoặc người giám sát thi công xây dựng của Tổng thầu đối với hình thức
Tổng thầu.
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Kỹ
sư thi công)
c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT TK cùng
tham gia nghiệm thu.
4.4.5.4 Trong trường hợp Tổng thầu, KS TVGS tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu
công việc của Tổng thầu đối với NT phụ.
4.4.6 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử
liên động có tải:
Trước khi nghiệm thu giai đoạn, hạng mục công trình xây dựng, phải kiểm tra hồ sơ
nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.

11
4.4.6.1 Phân chia giai đoạn thi công xây dựng như sau (Các công trình, hạng mục công
trình có thêm các phần kết cấu phức tạp độc lập thì việc phân chia cụ thể do KS TVGS ấn
định và được CĐT chấp thuận):
a) Giai đoạn thi công cọc khoan nhồi.
b) Giai đoạn thi công tầng hầm, đài, dầm giằng móng và kết cấu ngầm khác
c) Giai đoạn thi công kết cấu thân
d) Giai đoạn thi công cơ điện và hoàn thiện
4.4.6.2 Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 …) và những thay
đổi TK số … đã được CĐT chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào)
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách và
chủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao Thái Lan …)
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu.
g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi công xây
dựng công trình.
h) Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai
đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu.
k) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng.
m) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
4.4.6.3 Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Bộ phận công trình xây dựng, giai
đoạn thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải tại hiện

trường.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do NT thi công xây dựng đã thực hiện.
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các
công việc tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)
12
4.4.6.4 Thành phần trực tiếp nghiệm thu
a) Trưởng đoàn KS TVGS, hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của
Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng
do NT phụ thực hiện.
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Chủ nhiệm
công trình)
c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT TK cùng
tham gia nghiệm thu.
4.4.6.5 Trong trường hợp Tổng thầu, Trưởng đoàn KS TVGS tham dự để kiểm tra công
tác nghiệm thu công việc của Tổng thầu với các NT phụ.
4.4.7 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử
dụng:
Trước khi nghiệm hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử
dụng, phải kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
4.4.7.1 Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa
vào sử dụng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số theo quyết định số … và những thay đổi TK số
… đã được CĐT chấp thuận ngày …/…/…
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng.

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu.
g) Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã
được nghiệm thu.
k) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
m) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
4.4.7.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra hiện trường hạng mục công trình, công trình xây dựng.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công
nghệ.
13
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
d) Kiểm tra các Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về
phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành.
e) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng.
g) Chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để
đưa vào sử dụng.
h) Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về
quyết định nghiệm thu này.
4.4.7.3 Thành phần trực tiếp nghiệm thu
4.4.7.3.1 Phía CĐT
a) Người đại diện theo pháp luật của CĐT
b) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của CĐT (Trưởng ban quản lý dự
án hoặc tương đương)
c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc đơn vị TVGS
d) Trưởng đoàn KS TVGS.

4.4.7.3.2 Phía NT thi công xây dựng công trình.
a) Người đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình (Người ký hợp
đồng thi công xây dựng công trình với CĐT)
b) Người phụ trách thi công trực tiếp công trình xây dựng (Chủ nhiệm công trình)
4.4.7.3.3 Phía NT TK xây dựng công trình :
a) Người đại diện theo pháp luật của NT TK xây dựng công trình (Người ký hợp đồng
TK xây dựng công trình với CĐT)
b) Người phụ trách trực tiếp với đồ án TK công trình xây dựng (Chủ nhiệm TK xây dựng
công trình)
4.5 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công
trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng
mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
4.5.1 Tài liệu phục vụ nghiệm thu bộ phận công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu
bộ phận công trình.
4.5.2 Tài liệu phục vụ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình như nêu trong
căn cứ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình.
14
4.5.3 Tài liệu phục vụ nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử
dụng, như Phụ lục 7 Kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ
Xây dựng về Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng, kèm theo
Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu Phụ lục số 1 theo Quyết định số 122 /
2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND thành phố Hà Nội.
- Phần A Hồ sơ pháp lý : Do CĐT thực hiện, KS TVGS có trách nhiệm nhắc nhở
CĐT thực hiện phần việc này.
- Phần B Hồ sơ quản lý chất lượng : Do KS TVGS cùng NT thi công xây dựng thực
hiện
4.6 Phát hiện sai sót, bất hợp lý về TK để điều chỉnh hoặc yêu cầu CĐT đề nghị TK điều
chỉnh.
Trong quá trình giám sát thi công xây dựng công trình, nếu NT thi công hoặc KS
TVGS phát hiện trong TK có vấn đề cần điều chỉnh theo cách nghĩ chủ quan của mình,

thì đề nghị CĐT có ý kiến với cơ quan TK để cho ý kiến điều chỉnh nếu cơ quan TK thấy
yêu cầu đó là đúng.
4.7 Đề nghị CĐT tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công
trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
Trong quá trình xây dựng, tất cả các khâu đều đã có các quy trình và kết quả kiểm
định chất lượng vật tư vật liệu đầu vào, nhưng nếu KS TVGS thấy nghi ngờ chứng chỉ
chất lượng nào của NT cung cấp, thì đề nghị CĐT yêu cầu NT kiểm định lại dưới sự
chứng kiến của KS TVGS, tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định, KS
TVGS chấp thuận.
4.8 Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công
xây dựng công trình.
Nguyên tắc về việc phối hợp các bên trong giải quyết những vấn đề vướng mắc,
phát sinh trong quá trình thi công xây dựng là: CĐT chủ trì tổ chức giải quyết, các đơn vị
tham gia xây dựng công trình đưa ra ý kiến của mình, sau đó trên cơ sở ý kiến của các
bên liên quan CĐT là người đưa ra quyết định cuối cùng.
B. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
1 Khối lượng theo hồ sơ TK:
1.1 Khối lượng theo dự toán TK: Thông thường các công trình xây dựng đều có dự toán
TK được phê duyệt bởi CĐT, các công trình đấu thầu đều có dự toán dự thầu được phê
duyệt bởi CĐT, do vậy khối lượng theo TK là các khối lượng nêu trên.
1.2 Khối lượng do TK tính thừa, thiếu: Đối với khối lượng do TK tính thừa hoặc thiếu, thì
nguyên tắc xác nhận khối lượng như sau:
- Khối lượng TK tính thừa so với bản vẽ thi công thì xác nhận khối lượng thi công
đúng theo thực tế thi công.
- Khối lượng TK tính thiếu thì xác nhận khối lượng thi công đúng theo dự toán thi
công, phần khối lượng do TK tính thiếu được NT đề nghị lên KS TVGS xác nhận riêng,
việc thanh toán khối lượng này sẽ do CĐT quyết định (CĐT sẽ căn cứ vào hợp đồng thi
15
công xây dựng với NT để làm căn cứ thanh toán sau khi có xác nhận của cơ quan TK về
việc tính thiếu trên).

2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK:
2.1 Khối lượng phát sinh tăng: Với khối lượng phát sinh tăng phải có TK bản vẽ thi công
bổ sung đã phê duyệt bởi CĐT. KS TVGS xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên cơ sở
TK bản vẽ thi công bổ sung được phê duyệt.
2.2 Khối lượng phát sinh giảm: Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối lượng
phát sinh giảm được xác nhận sau khi được TK đồng ý và CĐT phê duyệt.
3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK.
3.1 Các sửa đổi do TK: Các sửa đổi do TK đối với công trình làm thay đổi khối lượng
tính toán ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh
tăng giảm nêu ở mục 1.2.
3.2 Các sửa đổi do yêu cầu của CĐT về chủng loại vật tư, vật liệu, đều phải thông qua và
được phép của TK mới có hiệu lực thi hành. Nguyên tắc tính toán xác nhận khối lượng
này cũng như phần đã nêu ở mục 1.2
4. Khối lượng thi công khác
4.1 Khối lượng thi công lán trại, văn phòng công trường: Đối với các công trình CĐT
yêu cầu NT thi công lập dự toán chi phí lán trại tạm và nhà ở và điều hành thi công trên
công trường, sau khi có TK các công trình trên do NT lập, CĐT sẽ phải phê duyệt TK và
dự toán này, KS TVGS chỉ xác nhận khối lượng thi công sau khi có phê duyệt bởi CĐT.
4.2 Khối lượng của các biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện
pháp khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ
bản, do vậy để được coi là biện pháp thi công đặc biệt NT cần có thỏa thuận trước với
CĐT trước khi lập biện pháp này, nếu được đồng ý NT thiết kế và lập dự toán cho biện
pháp đó và trình để CĐT phê duyệt trước khi yêu cầu KS TVGS xác nhận khối lượng.
KS TVGS chỉ xác nhận khối lượng khi có văn bản chính thức phê duyệt của CĐT.
4.3 Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường KS
TVGS không xác nhận khối lượng.
C. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ
a) KS TVGS theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình căn cứ tiến độ thi công chi tiết
do NT lập và đã được CĐT phê duyệt. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo
dài thì kiến nghị CĐT báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh

tổng tiến độ của dự án.
b) KS TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về tiến độ thi công xây
dựng công trình. Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, KS
TVGS cũng phải báo cáo với CĐT để CĐT giải quyết và có quyết định cụ thể, (điều
chỉnh tiến độ nếu CĐT thấy cần thiết).
D. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
16
a) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
b) KS TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy
cơ mất an toàn lao động trên công trường:
b.1 Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của NT áp dụng cho toàn công trình.
b.2 Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng công
trình, các tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị.
b.3 Đối với Người lao động:
- Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả
công nhân tham gia xây dựng công trình.
- Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công và trong suốt
quá trình thi công xây dựng công trình.
b.4 Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao động
của NT trong phạm vi toàn công trường.
c) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn về vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
d) KS TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy
cơ ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh công
trường. Kiểm tra biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây
dựng bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu
cầu khác về vệ sinh môi trường.
E. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP
1. Chế độ báo cáo:

1.1 Phân kỳ báo cáo: Chế độ báo cáo của KS TVGS được thực hiện ở các giai đoạn sau
đây (ngoài ra nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, CĐT phải có yêu cầu bằng văn bản):
a) Giai đoạn thi công phá dỡ
b) Giai đoạn thi công móng và kết cấu ngầm khác
c) Giai đoạn thi công kết cấu thô thân
d) Giai đoạn thi công cơ điện và hoàn thiện
đ) Sự cố công trình xây dựng (nếu có)
1.2 Nơi nhận báo cáo: CĐT sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục
trên. Đồng thời báo cáo được gửi về lưu Công ty.
2. Tổ chức các cuộc họp:
2.1 Quy định tổ chức: Tất cả các cuộc họp liên quan đến công trình đều do CĐT tổ chức,
KS TVGS cùng các NT tham dự và cho ý kiến nếu được yêu cầu và xét thấy cần thiết.
17
2.2 Định kỳ tổ chức: Theo định kỳ hàng tháng, CĐT sẽ họp với KS TVGS và các NT thi
công xây dựng về chất lượng công trình xây dựng.
2.3 Thành phần tham dự các cuộc họp: Các cuộc họp định kỳ hàng tháng Trưởng đoàn
KS TVGS tham dự.
Ngoài ra theo yêu cầu của CĐT trong các trường hợp đặc biệt sẽ tổ chức riêng và
được báo trước ít nhất 03 ngày bằng giấy mời. Thành phần, thời gian, địa điểm cụ thể
theo giấy mời.
2.4 Địa điểm tổ chức: Các cuộc họp được tổ chức tại công trường là chính, CĐT có thể tổ
chức tại một nơi khác được ấn định trước.
F. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc chung:
1.1 Đề cương tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình này sau khi được CĐT hoặc
đại diện CĐT phê duyệt, sẽ là tài liệu pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong Hợp đồng
kinh tế đối với các việc và các bên liên quan.
1.2 Đơn vị TVGS sẽ cử một đoàn cán bộ Tư vấn giám sát để thực hiện việc giám sát thi
công xây dựng công trình bằng quyết định sau khi hợp đồng giám sát được ký kết với
CĐT.

1.3 Tiến độ cung cấp nhân sự giám sát của Đơn vị TVGS sẽ được trình lên CĐT khi có
tiến độ chi tiết của tất cả các hạng mục công trình.
2. Quan hệ của Đoàn TVGS với các Đơn vị, Công ty:
2.1 Tại văn phòng Công ty, đơn vị bố trí một đội ngũ các Kỹ sư làm việc tại văn phòng,
theo dõi thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo
cần thiết, cung cấp các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các Kỹ sư hiện trường
hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành Hợp đồng.
2.2 Phòng Quản lý kỹ thuật hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thực hiện hợp đồng giám
sát của các đơn vị trong toàn Công ty theo quy định quản lý nội bộ riêng.
3. Quan hệ của Đoàn TVGS tại công trường:
3.1 Trưởng đoàn KS TVGS chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các
quy định của Pháp luật hiện hành về Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, chịu
trách nhiệm trước Công ty hoặc người được uỷ quyền về mọi hành vi của mình trên công
trường, điều động các KS TVGS khác trong Quyết định theo tiến độ thi công xây dựng
nhằm bảo đảm chất lượng công trình và chất lượng công tác tư vấn giám sát.
Chịu trách nhiệm quan hệ với CĐT và các NT trong mọi công việc thuộc lĩnh vực
giám sát thi công xây dựng công trình trên công trường. Khi cần thiết các quan hệ này
được xây dựng thành một bản điều lệ hoặc nội quy riêng để các bên cùng thực hiện.
3.2 KS TVGS chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các quy định của
Pháp luật hiện hành về Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, chịu trách nhiệm
trước Công ty về mọi hành vi của mình trên công trường. Chịu sự phân công công việc và
18
điều động của Trưởng đoàn, thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn giao nhằm thực
hiện thành công Hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình.
4. Phân công trách nhiệm:
4.1 Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu: KS TVGS.
4.2 Biên bản bàn giao mặt bằng, tim, mốc, và các biên bản thuộc công việc chuẩn bị khởi
công công trình: Trưởng đoàn KS TVGS.
4.3 Biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận công trình: Trưởng đoàn KS TVGS hoặc KS
TVGS.

4.4 Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp: Trưởng đoàn KS TVGS.
4.5 Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng: Giám đốc
hoặc Phó giám đốc Công ty. (Trưởng đoàn KS TVGS tham gia).
4.6 Các thư báo kỹ thuật và các văn bản công trường khác: KS TVGS.
4.7 Báo cáo định kỳ của Tư vấn giám sát: Trưởng đoàn KS TVGS
4.8 Báo cáo hoàn thành công trình: Trưởng đoàn KS TVGS lập báo cáo trình Giám đốc
hoặc Phó Giám đốc phụ trách ký.
4.9 Các báo cáo không định kỳ khác theo yêu cầu của CĐT: Trưởng đoàn KS TVGS.
4.10 Báo cáo sự cố công trình (nếu có) do Trưởng đoàn giám sát lập, Giám đốc hoặc Phó
Giám đốc phụ trách ký.
19

×