Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở CƠ QUAN BHXH QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.97 KB, 37 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở CƠ QUAN
BHXH QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI.
I.Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam và BHXH Quận Hai Bà
Trưng.
1.BHXH Việt Nam.
1.1. Thời kỳ 1945- 1960.
Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính
sách xã hội nên ngay từ sau Cách mạng tháng 8/1945 thành công, mặc dù gặp
muôn vàn khó khăn nhưng Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách BHXH
để áp dụng cho người lao động cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở
từng thời kỳ. Riêng đối với công nhân viên chức Nhà nước và quân nhân ,
Chính phủ đã nhiều lần ban hành các chính sách BHXH gồm các chế độ trợ
cấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, già yếu chế độ trợ cấp gia đình khi
công nhân viên chức từ trần để đảm bảo đời sống cho họ và gia đình, góp
phần đảm bảo ổn định xã hội.
Thực tế này được nhận thấy ngay từ những năm đầu của kháng chiến
chống Pháp, Chính phủ ta đã áp dụng chế độ hưu trí cũ của Pháp để giải quyết
quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp, sau đó đi theo
kháng chiến và đã già yếu. Sau cách mạng tháng 8 thành công, do điều kiện
kinh tế rất khó khăn, nên chế độ này thực hiện đến năm 1949 thì không còn
nữa.
Đến năm 1950, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950
ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành
quy chế công nhân. Theo Sắc lệnh này, thì quyền lợi công chức, công nhân về
chế độ hưu trí như sau:
- Sắc lệnh số 76/SL: Điều 92 ghi rõ: “Công chức có ngạch bậc thuộc
hạng thường trú được về hưu khi đủ 30 năm công tác hay đủ 55 tuổi; đối với
1
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


công chức thuộc hạng lưu động được về hưu khi đủ 50 tuổi hay 25 năm công
tác”.
- Sắc lệnh số 77/SL: Điều 42 quy định: công nhân làm việc 30 năm
hay đủ 55 tuổi được về hưu.
Nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, nên việc thực hiện những quy
định trên cho công nhân viên chức già yếu về nghỉ chỉ được hưởng trợ cấp 1
lần, với mức một năm công tác tương ứng một tháng lương và phụ cấp, tối đa
không quá 6 tháng lương theo điều 35 (77/SL) quy định.
Đối với những người bị mất sức lao động, sau ngày hoà bình lập lại
(7/1954) công nhân viên chức mất sức lao động do ốm yếu được trợ cấp 1 lần
theo quy định tại Nghị định số 594/TTg ngày 11/12/1957.
Nhìn lại các chế độ đã ban hành ở giai đoạn này thấy rằng:
Do chính sách BHXH được ban hành ngay sau khi giành độc lập và sau
ngày hoà bình lặp lại, trong hoàn cảnh kháng chiến, kinh tế còn thiếu thốn nên
chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ mới được một số chế độ cơ bản với mức độ
cấp thấp nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân viên chức nhà
nước. Mức hưởng còn mang tính bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ,
chưa có tính chất lâu dài. Các khoản chi về hưu trí mất sức lao động còn lẫn
lộn với tiền lương nên rất khó khăn trong việc hạch toán, chính sách BHXH
chưa có quỹ riêng để thực hiện; 100% nguồn chi lấy từ ngân sách. Tuy vậy,
chính sách BHXH ở giai đoạn này có ý nghĩa giải quyết khó khăn cho công
nhân viên chức khi tuổi già hoặc mất sức lao động.
1.2. Thời kỳ 1961-1/1995.
Sau ngày hoà bình lập lại, từ năm 1960, sau khi hoàn thành kế hoạch 3
năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội; miền Bắc đã bước vào kế
hoạch năm năm lần thứ nhất. Lực lượng công nhân viên chức lúc này ngày
càng đông hơn để phục vụ cho yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, trước tình hình này, Nhà nước thấy cần thiết bổ sung chính sách BHXH
cho phù hợp với tình hình và đáp ứng được mục tiêu không ngừng cải thiện
2

2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đời sống cho công nhân viên chức. Vì vậy, ngày 27/12/1961 Chính phủ đã
ban hành Điều lệ tạm thời theo Nghị định số 218/Chính phủ về các chế độ
BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước. Điều lệ quy định:
+ Đối tượng tham gia BHXH là công nhân viên chức Nhà nước, lực
lượng vũ trang.
+ Đã hình thành nguồn để chi trả các chế độ BHXH trong ngân sách
nhà nước. Nguồn được hình thành trên cơ sở đóng góp của xí nghiệp, còn lại
do ngân sách Nhà nước cấp. Mức đóng của các xí nghiệp là 4,7% so với tổng
quỹ lương. Trong đó 1% để chi 3 chế độ dài hạn và 3,7% chi cho 3 chế độ
ngắn hạn. Đối với phần ngân sách Nhà nước, hàng năm Quốc hội thông qua
ngân sách cấp cho việc thực hiện chính sách BHXH cho công nhân viên chức
làm việc trong khu vực Nhà nước.
+ Áp dụng 6 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất cho công nhân viên
chức.
Tiếp đến, ngày 18/9/1985, cùng với việc cải tiến chế độ tiền lương,Hội
đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT về việc bổ sung, sửa
đổi chế độ BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang
trong giai đoạn này thể hiện những vấn đề trọng tâm sau:
- Thứ nhất, đối tượng tham gia BHXH là công nhân viên chức Nhà
nước và lực lượng vũ trang. Lực lượng này đến năm 1985 chiếm khoảng 12%
lực lượng lao động xã hội. Còn lại 88% làm việc trong đơn vị sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh chưa được tham gia.
- Thứ hai, nguồn tài chính để thực hiện các chính sách BHXH một
phần do các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng và phần còn lại do ngân sách
Nhà nước cấp. Mức đóng góp theo quy định Nghị định số 218/CP là 4,7% nay
được nâng lên 13% so với tổng quỹ lương của xí nghiệp. Trong đó, Bộ lao
động – Thương binh xã hội được giao quản lý 8% để chi trả 3 chế độ mất sức

lao động, hưu trí và tử tuất, còn 5% do Tổng Liên đoàn Lạo động Việt Nam
3
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quản lý để chi trả 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp. Mặc dù Nghị định số 236/HĐBT quy định khá chặt chẽ trách nhiệm
đóng góp của xí nghiệp, nhưng thời gian này do các đơn vị sản xuất gặp khó
khăn, làm ăn thua lỗ, nên hầu hết nộp thiếu hoặc không nộp được, dẫn đến
tình trạng thu không đủ chi, phần ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm
trước. Đến năm 1993 trở đi, ngân sách Nhà nước cấp bù tới 92,7% trong tổng
số tiền chi BHXH.
Bảng 1: Tình hình Ngân sách Nhà nước cấp để chi BHXH.
(Đơn vị:
%)
Năm Doanh nghiệp đóng
để chi BHXH
Ngân sách Nhà nước cấp
để chi BHXH
1964 95,3 4,7
1968 45,2 54,8
1970 29,7 70,5
1980 15,8 84,3
1990 26,18 73,29
12/1993 7,3 92,7
Nguồn BHXH Việt Nam
Như vậy, có thể thấy do cơ chế tạo nguồn chưa được xác định rõ ràng
nên quỹ BHXH chưa được tính đúng, tính đủ làm cho thu không đủ chi, ngân
sách Nhà nước phải cấp bù ngày càng lớn.
- Thứ ba, về tổ chức quản lý BHXH năm 1986 theo hành chính Nhà
nước do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội theo hệ thống quản lý 3 cấp:

Ở Trung ương đơn vị tài chính cấp 1 của Bộ là Vụ Kế hoạch tài chính
có nhiệm vụ tổng hợp, cấp phát và quyết toán tài chính từ ngân sách Nhà
nước cấp với các đơn vị tài chính cấp hai là Sở lao động - TBXH tỉnh và sau
đó Sở quyết toán với đơn vị tài chính cấp 3 trực thuộc trên cơ sở quỹ BHXH
do Bộ tài chính cấp hàng năm.
- Thứ tư, theo Nghị định 236/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, thì trong
chính sách BHXH có 6 chế độ áp dụng cho người lao động trong các trường
4
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp, mất sức lao động
hoặc chết. Đối với lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, làm
việc ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi hải đảo và lực lượng vũ trang chiến đấu
ở chiến trường được quan tâm, ưu tiên trong trong việc tính thời gian công
tác, như: quy định quy đổi thời gian công tác 1 năm làm việc thực tế được
tính thành 1 năm 2 tháng để nghỉ hưu (nếu lao động nặng nhọc độc hại), tính
1 năm 4 tháng (nếu làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh) hoặc tính thành 1 năm 6
tháng (nếu trực tiếp chiến đấu ở chiến trường gian khổ).
Mức trợ cấp BHXH được tính theo tỷ lệ (%) trên mức lương cơ bản khi
nghỉ hưu. Mức lương hàng tháng đối với nam đủ 30 năm công tác và nữ đủ 25
năm công tác được tính bằng 75% lương chính và các khoản phụ cấp theo
lương, sau đó cứ một năm làm việc lại tính thêm 1% tối đa lương hưu là 95%
lương chính thức và các khoản phụ cấp (nếu có).
Riêng đối với chế độ mất sức lao động hàng tháng được quy định để áp
dụng cho công nhân viên chức có đủ 15 năm công tác trở lên bị ốm đau, tai
nạn lao động bị mất khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc hết tuổi lao động.
Mức trợ cấp mất sức lao động được hưởng theo quy định là 40% tiền lương
áp dụng nếu có đủ 15 năm công tác, sau đó cứ thêm một năm thì được thêm
1%. Nếu chưa đủ 15 năm công tác quy đổi, thì được hưởng trợ cấp một lần,
cứ một năm công tác được hưởng một tháng lương và các khoản phụ cấp (nếu

có).
- Thứ năm, Quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách BHXH theo
Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng bộ trưởng thì Bộ lao
động -TBXH có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách
BHXH. Còn tổ chức thực hiện chính sách giao cho 2 cơ quan:
Bộ Lao động - TBXH quản lý 8% quỹ BHXH để trả trợ cấp mất sức lao
động, hưu trí và tử tuất; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý 5% quỹ
BHXH và tổ chức trả trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
5
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tổng số công nhân viên chức làm công tác BHXH của ngành Lao
động-TBXH tính đến cuối năm 1992 có hơn 3000 người, ở Trung ương: 25
người; tỉnh, thành phố có khoảng 530 người và ở quận huyện có 2500 người.
Tổng số cán bộ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm công tác
BHXH khoảng 1800 người chủ yếu là cán bộ nhân viên phục vụ nhà nghỉ, an
dưỡng (có 1244 người).
- Đến cuối năm 1993, do thay đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, chính
sách BHXH cũng bắt đầu thay đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hoạch
toán, gắn quyền lợi với trách nhiệm đóng BHXH của người lao động, thì tổ
chức quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp BHXH đã bộc lộ một số tồn tại,
không đáp ứng yêu cầu về xây dựng, bổ sung chính sách cũng như tổ chức
thu, chi và quản lý quỹ BHXH đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới hệ thống tổ chức
quản lý Nhà nước và sự nghiệp BHXH.
1.3. Từ 1995 tới nay.
Chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN,
đòi hỏi chính sách BHXH phải thay đổi và dần dần hoà nhập với cơ chế

BHXH của thế giới.
Năm 1995, Bộ luật lao động ra đời, đánh dấu bước tiến mới về các vấn
đề lao động. Trong đó, các nguyên tắc về BHXH được quy định khá rõ như:
Hình thức BHXH (bắt buộc, tự nguyện); đối tượng tham gia BHXH; mức
đóng BHXH; trách nhiệm của chủ sử dụng lao động và người lao động trong
đóng BHXH; các chính sách BHXH.v.v… Dựa vào Bộ luật lao động, ngày
26/1/2995, điều lệ BHXH bắt buộc được ban hành, kèm theo Nghị định số
12/CP của Chính phủ, áp dụng cho công nhân viên chức Nhà nước và doanh
nghiệp có sử dụng 10 lao động trở lên và điều lệ BHXH kèm theo Nghị định
số 15/CP áp dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ
quân đội nhân dân và công an nhân dân.
6
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3.1. Đặc điểm.
Quỹ BHXH được thành lập độc lập với ngân sách Nhà nước và được
Nhà nước bảo hộ. Hoạt động của quỹ dựa trên cơ sở thu chi quỹ BHXH, đánh
dấu bước tiến quan trọng nhất của hệ thống BHXH Việt Nam. Quỹ BHXH
được dùng nguồn chưa sử dụng để đầu tư cho tăng trưởng và bảo toàn hoạt
động NSNN đảm bảo và hổ trợ cho một số khoản:
- Chi BHXH cho những người đang nghỉ hưu, hưởng BHXH trước
ngày 1/1/1995 (theo CV số 267/CP-VX, ngày 15/3/1995 vì tại thời điểm ngày
1/1/1995 BHXH Việt Nam chưa ra đời, NSNN vẫn phải bảo đảm chi BHXH
đến thời điểm 30/9/1995).
- Số người mà NSNN đảm bảo chi BHXH ( đến 30/9/1995 gồm
1.762.167 người, mất sức lao động 399.253 người; tai nạn lao động 6.419
người; công nhân cao su 1.356 người; phục vụ tai nạn lao động 288 người;
tuất hưởng định suất cơ bản 164.973 người và tuất định suất nuôi dưỡng
3.091 người ) và số này giảm dần do chết theo các năm ( Báo cáo quyết toán
của BHXH Việt Nam trong các năm từ 1995- 2002, mỗi năm giảm khoảng

1,8-2% ). Dự báo tới năm 2022 hết số hưởng chế độ hưu chí. Năm 2026 hết
số hưởng tai nạn lao động và công nhân cao su và năm 2045 sẽ hết đối tượng
hưởng trợ cấp tuất. Đến lúc đó NSNN mới hết chi trả các chế độ BHXH.
1.3.2. Những mặt tồn tại.
Chế độ BHXH hiện nay còn rất nhiều hạn chế như:
- Đối tượng tham gia BHXH mới trên 4,73 triệu người, chiếm khoảng
11,6% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Đến năm 2002 tổng số thu
BHXH mới đạt 6.793 tỷ đồng.
- Chính sách BHXH không ổn định, mà thường xuyên được bổ sung
điều chỉnh, như điều chỉnh điều kiện hưởng, phương pháp tính lương hưu:
Giảm tuổi nghỉ hưu… (ví dụ: giảm 5 tuổi đối với chế độ nghỉ hưu, dẫn đến
giảm 5 năm thu BHXH, tăng số đối tượng hưởng và mức chi tiền hưu trí; do
tăng lương tối thiểu kéo theo mức hưu trí tăng lên…). Ngoài ra, BHXH vẫn
7
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đang thực hiện đan xen với nhiều chính sách xã hội khác, làm ảnh hưởng tới
quỹ và cân đối lâu dài của quỹ BHXH.
- Theo chế độ NSNN hỗ trợ phần quỹ BHXH chi trả cho những người
có thời gian công tác trước 1/1/1995 mà về hưu sau năm 1995. Nhưng thực tế
Nhà nước vẫn chưa hỗ trợ phần quỹ này mà vay nguồn mới thu của quỹ, vì
vậy không tác động tốt đến cân đối quỹ. Nếu không có sự chuyển hướng
mạnh mẽ trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH; nếu không đổi mới tư
duy, hình thành quan điểm mới phù hợp với cơ chế thị trường có sự lãnh đạo
của nhà nước và giải quyết hài hoà quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao
động và người lao động, thu hút các lực lượng tham gia BHXH, tiến tới tách
khỏi sự bao cấp của Nhà nước trong thời gian ngắn, thì sẽ không cân đối được
quỹ, dẫn đến mất khả năng chi trả.
2.Tổng quan về Quận Hai Bà Trưng.
2.1.Khái quát chung về Quận Hai Bà Trưng.

Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành nằm ở phía Đông nam thành
phố Hà Nội. Quận Hai Bà Trưng giáp với các Quận Hoàn Kiếm, Quận Đống
Đa, Quận Hoàng Mai( là một Quận mới thành lập của TP Hà Nội). Với diện
tích gần 123km
2
, mật độ dân số cao. Quận Hai Bà Trưng là một quận có tốc
độ đô thị hoá nhanh về mọi mặt. Quận Hai Bà Trưng là nơi tập trung nhiều
doanh nghiệp may mặc, da giầy, thực phẩm, xây dựng. Khối kinh tế ngoài
quốc doanh phát triển khá cao.
Đại bộ phận dân cư Quận Hai Trưng là người lao động trong cơ quan
Nhà nước, cơ quan hành chính, các doanh nghiệp, các công ty …, thu nhập
của người dân tương đối ổn định. Quận Hai Bà Trưng là một quận có bề dày
lịch sử về truyền thống yêu nước đã được Đảng và Nhà nước trao danh hiệu
cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
2.2.Khái quát về BHXH Quận Hai Bà Trưng.
2.2.1.Ngày thành lập cơ quan BHXH quận Hai bà Trưng.
8
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
BHXH Quận Hai Bà Trưng được thành lập năm 1995. Trụ sở của cơ
quan BHXH Quận Hai Bà Trưng được đặt tại 434 Trần Khát Chân. (Cơ quan
chưa có trụ sở chính hiện tại vẫn phải ở nhờ nhà của Toà án nhân dân quận
Hai Bà Trưng để làm trụ sở).
BHXH Quận Hai Bà Trưng hiện có 23 cán bộ bao gồm một giám đốc,
hai phó giám đốc, bộ phận thu có 10 cán bộ, bộ phận chính sách có 4 cán bộ,
bộ phận kế toán có 6 cán bộ. Trước đây có 30 cán bộ nhưng đã có 7 cán bộ
chuyển sang Quận Hoàng Mai là quận mới thành lập.
2.2.2.Chức năng nhiệm vụ.
Cơ quan BHXH Quận Hai Bà Trưng là cơ quan BHXH trực tiếp tiếp
xúc với đơn vị tham gia bảo hiểm trong Quận. Do vậy, cơ quan BHXH có

những nhiệm vụ sau:
Thu BHXH là công tác lớn nhất của cơ quan BHXH. Trước năm 2002
thì cơ quan BHXH Quận phải thu số tiền phí BHXH là 20% (chỉ thu mình phí
BHXH) quỹ lương của đơn vị. Từ năm 2003 thì cơ quan BHXH Quận phải
thu 23% quỹ lương của đơn vị ( bao gồm cả 20% phí BHXH như trước đây
bây giờ có thêm 3% phí BHYT )
BHXH Quận phải cử cán bộ xuống nắm danh sách đóng BHXH của
đơn vị. Yêu cầu của danh sách đó gồm chủ yếu những phần sau: Họ và tên,
ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số sổ BHXH, mức lương…
Cơ quan BHXH Quận hàng tháng phải tiếp nhận báo cáo hàng tháng
của đơn vị về số lao động, mức lương gửi lên cho cơ quan.
Đốc thu và theo dõi số tiền đã nộp của đơn vị, trên cơ sở đó hàng quý
làm đối chiếu cùng với đơn vị về mức đóng số tiền đóng BHXH.
Hướng dẫn cấp cấp sổ BHXH cho người lao động, thường xuyên kiểm
tra và hướng dẫn đơn vị ghi tiếp sổ BHXH.
Đôn đốc kịp thời đơn vị chốt sổ BHXH theo định kỳ hoặc cho những
người chuyển đi, cho những người nghỉ chế độ.
9
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tượng hưu trí
và trợ cấp BHXH thông qua uỷ ban nhân dân các phường. Thanh toán mai
táng phí và giải quyết chế độ tử tuất cho các đối tượng hưu và trợ cấp BHXH.
Chi trả trợ cấp khác: ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho người lao
động tham gia BHXH trên địa bàn quận thông qua chủ sử dụng lao động.
Làm thủ tục tiếp nhận, chuyển đi, quản lý các đối tượng hưu trí và trợ
cấp BHXH.
Quản lý hồ sơ hưu và trợ cấp BHXH.
2.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH quận Hai Bà Trưng.


Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Bộ phận kế toán Bộ phận thu Bộ phận chính sách
(1).Giám đốc: Là thủ trưởng cơ quan BHXH quận phụ trách chung
và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa
bàn Quận, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, chính sách, tổ chức, công tác
đối ngoại, tổng hợp.
(2).Phó giám đốc: Là người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho
giám đốc. Phó giám đốc thay thế cho giám đốc điều hành cơ quan khi giám
10
10
Hồ

Quản

Chế
độ
BHXH
Thanh
Toán
Theo
Thẻ
BHYT
Đổi
Sửa
Cấp
mới
Thẻ
BHYT

Kế
Toán
Chi trả
Lương
Hưu

Trợ cấp
BHXH
Thủ quỹ
Chi ba
chế độ:
ốm
đau,
thai
sản,
dưỡng
sức
H nh chính trung à ương, Doanh
nghiệp th nh phà ố, doanh nghiệp
ngo i quà ốc doanh, khối công lập
Doanh nghiệp
Trung Ương, H nh chính sà ự
nghiệp th nh phà ố, h nh chínhà
sự nghiệp quận
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đốc đi vắng. Phó giám đốc trực tiếp phụ trách phụ trách bộ phận thu của
BHXH Quận.
(3).Bộ phận thu: Là những cán bộ làm nghiệp vụ thu BHXH. Bộ phận
thu có những nhiệm vụ sau:
Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm.

Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng
BHXH,BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng.
Vào sổ theo dõi kết quả thu BHXH, BHYT đến từng người lao động,
từng cơ quan, đơn vị hàng tháng.
Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH
Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động
khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc.
Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Thành phố theo quy định.
(4).Bộ phận chi: là những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH. Nhiệm vụ
là:
Chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về
hưu và trợ cấp BHXH cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động
bệnh nghiệp, tuất. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH thì BHXH Quận giao cho
UBND phường trực tiếp chi. Hàng tháng BHXH quận Hai Bà Trưng chi trên
31 tỷ đồng Việt Nam.
Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho các đơn vị.
Từ năm 2003 tiến hành chi trả tiền khám chữa bệnh cho những người
có thẻ BHYT vì lý do nào đó mà bệnh viện không thanh toán, các trường hợp
ngoại lệ.
(5).Bộ phận chính sách. Bộ phận chính sách bao gồm những cán bộ
quản lý chế độ chính sách, những cán bộ lưu trữ hồ sơ và những cán bộ thuộc
bộ phận BHYT
- Cán bộ quản lý chế độ chính sách gồm những nhiệm vụ sau:
11
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tiếp nhận hưu mới từ thành phố chuyển về. Tiếp nhận hưu và các đối
tượng hưởng BHXH từ các quận huyện khác chuyển về và hưu từ các tỉnh
khác chuyển về khi đã qua BHXH Thành phố.
Làm thủ tục cho đối tượng trên chuyển đi các quận huyện khác. Nếu

chuyển qua tỉnh khác thì phải qua BHXH Thành phố.
Theo dõi ghi biến động các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp
BHXH (do chết, chuyển đi, tức theo dõi số giảm).
Thanh toán mai táng phí cho những đối tượng trên.
- Bộ phận lưu trữ hồ sơ. Các cán bộ thuộc bộ phận này có nhiệm vụ:
Quản lý hồ sơ của tất cả các đối tượng hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH.
Hồ sơ phải phân theo tổ dân phố, theo phường để dễ tìm, dễ thấy.
Trong điều kiện biên chế hiện nay, do thiếu nhân lực nên bộ phận lưu
trữ hồ sơ kiêm cả quản lý con dấu.
- Bộ phận BHYT. Các cán bộ thuộc bộ phận này có các nhiệm vụ sau:
nhận thẻ BHYT trên Thành phố (theo danh sách đóng BHYT do bộ phận thu
tập hợp chuyển lên).
Cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua Phường hoặc chủ sử
dụng lao động.
Đổi, sửa, bổ sung thẻ cho những trường hợp phát sinh.
Từ năm 2003 trở đi phải thanh toàn tiền khám chữa bệnh cho những
người có thẻ BHYT vì lý do nào đó mà bệnh viện không thanh toán như khám
chữa bệnh vượt cấp, trái tuyến.
2.2.4.Kết quả hoạt động:
Qua bảng số liệu số 2 cho kết quả hoạt động của cơ quan BHXH quận
Hai Bà Trưng ngày một phát triển.
Bảng số 2: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện qua các năm.
NĂM SỐ SỐ LAO
TIỀN
THU
SỐ HƯU TRÍ
VÀ HƯỞNG TIỀN LƯƠNG HƯU
SỐ SỔ
BHXH
12

12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐƠN
VỊ
ĐỘNG BHXH
(TRIỆU
ĐỒNG)
TRỢ CẤP
BHXH
(NGƯỜI)
VÀ TRỢ CẤP BHXH
(ĐỒNG)
(TÍNH
ĐẾN
THỜI
ĐIỂM)
1996 382 58.304 47.121 42.192 110.863.945.41
8
427 Bằng khen UBNDTP
1997 452 60.452 50.690 43.290 114.004.469.89
5
10.070 Bằng khen BHXHVN
1998 567 63.478 57.953 43.440 146.283.504.29
0
24.531 Bằng khen BHXHVN và UBND TP
1999 586 67.133 59.846 43.820 150.928.120.66
5
39.034
Bằng khen Thủ tướng và UBND, cờ
t/c cơ sở Đảng vững mạnh xuất sắc.

2000 693 69.713 76.287 44.437 186.057.971.30
7
50.109 Bằng khen UBNDTP
2001 745 72.045 95.144 45.336 224.604.440.82
3
62.706 Giấy khen UBND Quận HBT
2002 886 77.109 98.858 45.885 231.808.589.09
3
70.013 Giấy khen UBND Quận – Cờ tổ chức
cơ sở Đảng vững mạnh tiêu biểu.
2003 1.04
4
88.322 157.900 46.627 352.306.000.00
0
75.536 Giấy khen UBND Quận
(Nguồn BHXH Quận Hai
Bà Trưng)
13
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 1996 tới năm 2003 thì số đơn vị tham gia
BHXH tăng xấp xỉ 3 lần. Chính vì số đơn vị tham gia bảo hiểm tăng đã kéo theo
số lao động tham gia BHXH, do vậy số tiền thu BHXH cũng tăng nhanh chóng.
Tính tới năm 2003 số thu từ BHXH là 157.900.000.000 đồng. Cũng đồng thời với
việc tăng số thu thì số chi cho các chế độ của BHXH cũng tăng theo qua các năm.
Số hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH tính đến năm 2003 là 46.627 người, số tiền chi
cho các chế độ năm 2003 là 352.306.000.000 đồng. Người lao động tham gia
BHXH ngày một yên tâm hơn do việc thực hiện giải quyết các chế độ ngày một
nhanh hơn đáp ứng được yêu cầu của những người lao động khi gặp phải rủi ro.
Hơn nữa, số sổ do cơ quan tiến hành cấp cho người lao động ngày một tăng. Tính

đến cuối năm 2003 cơ quan tiến hành cấp được trên 75.000 sổ cho người lao động.
Nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự phấn đấu không ngừng của các cán bộ
trong cơ quan do vậy mà cơ quan đã hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất
sắc đã được nhận nhiều giấy khen và bằng khen của cơ quan cấp trên.
Bước sang năm 2003, năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2001-2005), thực
hiện Nghị quyết trung ương 5 Đại hội Đảng lần thứ IX, tiếp tục thực hiện Chỉ thị
15/CT-TW của Bộ chính trị và cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số
01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ. BHXH quận có những
thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
Luôn luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của
BHXH Thành phố Hà Nội, sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy, Uỷ ban Nhân dân
quận, sự phối hợp và ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, của các phường và các
đơn vị tham gia BHXH.
Đội ngũ cán bộ công chức được bổ xung do tiếp nhận BHYT chuyển sang,
từ chỗ có 20 cán bộ, công chức nay tăng lên là 30 người đa số là cán bộ trẻ, khoẻ
có bằng cấp.
14
14

×