Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn Một số biện pháp dạy trẻ 5 tuổi làm quen chữ viết trương mẫu giáo tân tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.14 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI
TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 TUỔI
LÀM QUEN CHỮ VIẾT


Người viết : TRẦN THỦY THẢO NGUYÊN
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Mẫu Giáo Tân Tiến – Tổ Lá

Năm học : 2013 - 2014
I/ Lí do chọn đề tài:
Làm quen chữ viết là một trong những hoạt động rất quan trọng và cần
thiết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, là một trong những tiền đề cho sự phát
triển toàn diện của trẻ về mọi mặt như : trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ Mặt
khác, nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp
với mọi người. Có thể nói, hoạt động “Làm quen chữ viết” là cơ sở
vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường tiểu học với một tâm
thế tự tin, vững vàng, bởi vì chữ viết là một phương tiện đặc biệt quan
trọng không thể thiếu được ở trường tiểu học. Đọc và viết là ngôn ngữ cơ
bản góp phần cho sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ.
Chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ nói và viết nó tồn tại song song và có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ sẽ phát triển một cách tự
nhiên, theo chiều hướng tốt nếu như điều kiện môi trường xung quanh
thuận lợi, có sự tác động phù hơp trong giáo dục về phương pháp cũng
như hình thức tổ chức. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn – lứa tuổi bắt đầu
làm quen chữ viết. Vậy làm thế nào để trẻ học tốt, thuộc nhanh chữ cái?
Điều đó làm Tôi băn khoăn suy nghĩ. Tuy kinh nghiệm chưa nhiều trong
việc dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn, nhưng nắm được đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ : Trẻ rất thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, sinh động… Và để


trẻ tiếp thu tốt chữ cái, Tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp dạy
trẻ 5 tuổi làm quen chữ viết”, với mong muốn đưa những biện pháp mới
lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu chữ viết một cách dễ dàng, nhanh
chóng và đạt kết quả tốt.
II/ Khảo sát thực trạng:
Nhìn chung, việc cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ viết là một
hoạt động hết sức quan trọng, là cái cơ bản để một đứa trẻ khi bước vào
lớp 1 không quá ngỡ ngàng với các chữ cái.Bản thân Tôi và các đồng
nghiệp không ngừng học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với nhau
để có những biện pháp cũng như hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo để
trẻ có nhiều cơ hội nắm vững chữ viết. Thực tế ở lớp tôi phụ trách có
55% số trẻ nhận thức nhanh, 30% số trẻ nhận thức trung bình, số trẻ
nhận thức chậm chiếm 15%, có 60% số trẻ nhanh nhẹn linh hoạt, 30% số
trẻ nhút nhát, 10 % số trẻ còn thụ động.Trên cơ sở đó bản thân tôi đã
không ngừng suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu để làm thế nào để trẻ có
những giờ học làm quen chữ viết hay, hấp dẫn và mục đích sau cùng vẫn
là kết quả trên trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở các
Trường Mẫu Giáo còn gặp nhiều khó khăn do mong muốn bất hợp lí của
các bậc phụ huynh vượt quá sự cho phép của trường, của sở, của Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo và còn rất nhiều vấn đề bất cập khác, với một số
điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau :
1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho
việc dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất :
+ Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục
vụ hoạt động "Làm quen chữ viết".
+ Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên kịp thời về chuyên môn.
- Bản thân thường xuyên được tham dự những buổi thao giảng,
kiến tập môn làm quen chữ viết do trường tổ chức.

- Đa số phụ huynh đều quan tâm đến tình hình học tập của các
cháu.
2. Khó khăn :
- Một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới con em mình. Một phần
là do tình hình dân trí của phụ huynh còn thấp nên chưa tích cực phối
hợp với giáo viên trong việc dạy trẻ làm quen với chữ viết.
- Có một số trẻ nói ngọng, nói đớt nên ảnh hưởng đến việc phát âm
của trẻ khi làm quen chữ viết.
- Khoảng 2/3 số trẻ chưa mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tập
gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp thu kiến thức về chữ viết nói riêng do
cô truyền đạt chậm hơn rất nhiều so với trẻ đã qua mẫu giáo nhỡ.
- Một số trẻ quá hiếu động hoặc quá thụ động cũng ảnh hưởng đến
việc học tập nói chung cũng như việc làm quen với chữ viết.
- Qua khảo sát đầu năm 60% trẻ ở lớp nhận biết chữ cái chậm .
Do thấy được những thực tế đó, Tôi đã suy nghĩ và tìm ra các biện pháp
giúp trẻ nhận biết nhanh, ghi nhớ lâu các chữ cái một cách tích cực.
III/ Nội dung các biện pháp tiến hành:
 Tổ chức các hoạt động trong ngày ở Trường Mẫu giáo đều có thể
dạy trẻ 5 tuổi làm quen với chữ viết, việc sử dụng dụng cụ trực quan là
yếu tố không thể thiếu trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức tốt
khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Dụng cụ trực quan nếu càng
đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ hơn.
- Nắm bắt được điều này khi cho trẻ làm quen chữ viết tôi thường sử
dụng các đồ dùng trực quan để dạy trẻ, là vật thật với màu sắc đẹp, đạt
thẩm mỹ, kích thước phù hợp lý với trẻ.
+ Ví dụ: khi dạy trẻ làm quen với chữ cái h – k, chủ đề : “Thế giới
thực vật”, Tôi chọn đối tượng dạy trẻ là cho trẻ xem quả hồng– quả khế.
Với việc được quan sát vật thật là quả hồng và quả khế, trẻ rất tích cực
chú ý vì không những trẻ được học chữ h – k qua băng từ có chứa chữ h-
k từ hai quả này mà trẻ còn biết được đặc điểm, lợi ích của chúng. Thông

qua đó trẻ ghi nhớ 2 chữ h – k nhanh và khắc sâu hơn.
- Tổ chức hoạt hoạt động “Làm quen văn học” cũng tạo cơ hội cho trẻ
"Làm quen chữ viết":
+ Ví dụ : Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống” cô
kết hợp kể với rối, yêu cầu trẻ đặt tên cho câu chuyện, sau khi thống nhất
tên câu chuyện, cho trẻ xem băng từ và đọc lại tên câu chuyện, cô có thể
lồng ghép "Làm quen chữ viết", hỏi trẻ những chữ cái đã học có trong
băng từ hoặc giới thiệu những chữ cái mới mà trẻ chưa được học có
trong băng từ, qua đó giúp trẻ khắc sâu chữ cái đã học và ghi nhớ chữ cái
mới.
- Tổ chức hoạt động khám phá khoa học (xã hội) cũng giúp trẻ khắc sâu
chữ cái đã học và làm quen với những chữ cái mới:
Ví dụ : Khi cho trẻ làm quen với một số loại hoa, cô cho trẻ quan
sát hoa thật, trẻ đọc tên, nhận biết một số đặc điểm, mùi hương của hoa,
cho xem băng từ và nêu những chữ cái đã học và làm quen với những
chữ cái mới.
 Qua trò chơi khi tổ chức hoạt động "Làm quen với toán", "Giáo
dục âm nhạc" cũng giúp trẻ "Làm quen chữ viết" :
+ Ví dụ : Khi dạy trẻ “đếm đến 5, thêm bớt trong phạm vi 5, nhận
biết chữ số 5” chủ đề “Thế giới động vật”, với trò chơi “Tìm đúng tên
nhà” : mỗi trẻ cầm 1 thẻ số tùy ý( 3, 4, 5), cô với trẻ cùng đi chơi và hát,
khi có hiệu lệnh tìm đúng tên nhà các trẻ chạy nhanh tìm nhà có tên với
số chữ cái tương ứng với thẻ số của mình (trẻ cầm thẻ số 5 thì chạy về
nhà có tên “con gà”), sau khi cô cùng trẻ kiểm tra xem các bạn có tìm
đúng tên nhà hay chưa ?, cho trẻ đếm các chữ cái có trong tên ngôi nhà,
kết hợp hỏi trẻ những chữ cái đã học và làm quen những chữ cái mới có
trong tên từng ngôi nhà.
+ Ví dụ : Qua trò chơi sáng tạo của cô “ Ai giỏi nhất” cô cho trẻ
chơi lần 5 trẻ cùng đi chơi vòng tròn và cô bắt đầu hát, khi cô hát nhỏ thì
trẻ chạy nhanh về nơi có chữ các đã học, nếu cô hát to thì trẻ chạy nhanh

về nơi có chữ cái chưa học.Qua trò chơi trẻ khắc sâu hơn những chữ cái
đã học và làm quen được một vài chữ cái mới.
Hoặc sưu tầm một số trò chơi :
* Trò chơi 1 : “Ngôi sao may mắn”
Trò chơi này chơi ở chủ điểm : Thế giới động vật, ôn chữ cái o-ô-ơ
- Chuẩn bị : máy vi tính, các hình ảnh về các con vật : con bò, gà
trống, con lợn được lồng vào sau hình ảnh ngôi sao 5 cánh.
- Cách chơi : chia thành 2 đội ngồi ghế, trên màn hình là hình ảnh
1 ngôi sao có 5 cánh có số từ 1-5, trẻ sẽ chọn lần lượt từng cánh sao từ số
1đến số 5 cô nhấn chuột hiện lên hình ảnh, trẻ sẽ lắc xắc xô để trả lời tên
hình ảnh và tìm chữ o-ô-ơ có trong hình ảnh đó mỗi lần tìm đúng chữ cái
o-ô-ơ sẽ chuyển màu và đội đó sẽ được thưởng 1 bông hoa cứ như vậy
đến hết 5 cánh sao thì xuất hiện cả 5 hình ảnh->trẻ sẽ nói tên đó là các
con vật nuôi trong gia đình.
- Luật chơi : Đội nào lắc xắc xô trước sẽ được quyền trả lời.
*Trò chơi 2 :Vận chuyển hàng tết, chơi ở chủ điểm “ Tết và mùa xuân ”
chữ cái h-k .
- Chuẩn bị : Những gói quà tết có dán từ kèm theo như bánh
chưng, kẹo, dưa hấu, (Những mặt hàngtrong ngày tết do cô và trẻ làm
đóng gói ) kể cả những gói hàng không chứa chữ cái h-k để trẻ có sự so
sánh và tìm đúng.
- Cách chơi : chia trẻ làm 2 đội thi vận chuyển hàng tết, đội nào
vận chuyển được nhiều hàng có từ chứa chữ cái h-k theo yêu cầu sẽ
thắng cuộc.
- Luật chơi : Tiếp sức cho nhau.
* Trò chơi 3 : Đố bé biết?
- Chuẩn bị: Một miếng ghép lớn có hình, xung quanh là một số
miếng ghép nhỏ, miếng ghép lớn sẽ chứa một hình ảnh chính của chủ
điểm. Ví dụ chủ điểm “PTGT”, miếng ghép lớn sẽ là hình ảnh xe ô tô,
những miếng ghép nhỏ sẽ các bộ phận của xe ô tô (có từ kèm theo) như

bánh xe, dụng cụ của nghề giáo viên như bút, phấn, bảng,…
- Cách chơi: Cô sẽ đưa ra mỗi câu đố hoặc một gợi ý về miếng
ghép. Trẻ sẽ đoán đúng, mở miếng ghép ra, có hình ảnh kèm theo từ có
chứa chữ cái đã học, ví dụ “bánh xe” có chữ a, hay “vô lăng” có chữ ă…
Trẻ nào tìm đúng chữ cái đã học đó sẽ được thưởng một bông hoa. Khi
nào tất cả các miếng ghép nhỏ được mở ra sẽ hiện ra hình ảnh trong
miếng ghép lớn là xe ô tô, trẻ sẽ tìm chữ a trong từ “xe ô tô”.
- Luật chơi: Một miếng ghép nhỏ đoán đúng sẽ được thưởng một
bông hoa.
Một miếng ghép lớn đoán đúng sẽ được thưởng hai hoa.
- Cô và trẻ cùng chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi cho giờ học :
+ Ví dụ : Trẻ làm những chiếc bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cốm,
thiệp chúc mừng năm mới, trang trí hoa đào, hoa mùa xuân tô màu theo
ý thích cùng cô để dạy trẻ tiết "Làm quen chữ viết": l-m-n chủ điểm :
“Tết và mùa xuân ” .
Bởi với việc trẻ tự làm ra các sản phẩm hay cùng với sự giúp đỡ của cô
thì trẻ cũng rất thích vì đó là của trẻ, do trẻ tự làm ra trẻ khắc ghi nhanh
chữ cái và nhớ rất lâu .
+ Ví dụ : trong chủ điểm :”Gia đình” cho trẻ làm quen với chữ cái
e-ê.Trẻ tự vẽ chân dung mẹ mình tô màu đẹp, cô dán lên bìa viền xung
quanh và đã tạo thành một bức tranh đẹp có gắn từ :”Mẹ bé ” để trẻ làm
quen với “chữ e” hoặc trẻ sưu tầm những đồ dùng dán vào tranh cô gắn
chữ : Bếp ga” để trẻ làm quen với “chữ ê” một dụng cụ nhà bếp trong gia
đình.
 Việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết như thế nào
để phù hợp với trẻ, gây hứng thú cho trẻ đồng thời giúp trẻ nhớ nhanh
chữ cái lại là khó. Song Tôi xin được mạnh dạn trình bày một vài kinh
nghiệm nhỏ của mình khi xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết
ở lớp. Tôi trang trí lớp, các góc chơi theo chủ đề tạo được môi trường
trực quan sinh động và thường xuyên giúp trẻ có khả năng tiếp thu chữ

viết nhanh hơn, có sự thay đổi thường xuyên, kịp thời theo các chữ dạy,
từ đó trẻ làm quen chữ cái không chỉ trong giờ học mà còn ở mọi lúc,
mọi nơi. Bất kể một đồ dùng, đồ vật nào có trong lớp tôi đều dán các từ
chỉ tên kèm theo, từ đồ dùng học tập, vệ sinh của trẻ, đồ dùng trưng bày
theo chủ đề của cô.
+ Ví dụ : ở chủ đề “PTGT” cô trưng bày những PTGT, tranh ảnh
về PTGT, ở các góc đặc biệt là góc học tập cô dán các chữ “h-k” hoặc
đến chủ đề “ tết và các mùa” cô sẽ thay đổi bằng tranh về mùa xuân,
chưng dĩa bánh ngày tết thay đổi chữ cái ở góc học tập “s-x”, dán chữ
cái vào bảng bé ngoan, ca uống nước, khăn lau mặt của trẻ, dán tên vào
vở học, bàn chải đánh răng của trẻ.
 Tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động góc:
+ Ví dụ : qua sản phẩm trẻ làm được từ các nhóm chơi như : tranh
cát, tranh hột hạt, các loại vỏ sò, vỏ trứng, tranh từ lá cây…Cô gợi ý cho
trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình và gắn tên cho những bức tranh vừa
đặt tên, trẻ đọc tên và nêu được những chữ cái đã học và làm quen với
chữ cái mới có trong tên bức tranh.
+ Ví dụ : Trong góc học tập cho trẻ chơi đôminô các chữ cái hoặc
cho trẻ đếm các thẻ chữ cái, ghép các nét chữ cái.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tử
cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ tiếp thu bài học mà
trong đó có hoạt động LQCV :
Ví dụ : khi lên tiết dạy LQCV cô chuẩn bị những hình ảnh động đẹp,
sinh động, thu hút trẻ, cũng có thể là những đoạn phim có cả hình ảnh
động và âm thanh tạo cho trẻ sự tập trung chú ý.Từ những hình ảnh kết
hợp với những chữ cái sắc nét, trình chiếu sinh động giúp trẻ ghi nhớ tốt
hơn chữ cái.
 Sử dụng một số bài đồng dao mà trẻ đọc thường có những âm
điệu, vần điệu dễ nhớ mà qua đó có chứa nhiều các chữ cái như bài: Nu
na nu nống

- Tôi có thể vận dụng cho trẻ ôn chữ cái n để rèn cách phát âm n rất
nhiều thông qua bài này, đồng thời sửa được ngọng cho những trẻ nói
ngọng n – l.
Hay bài : “Đi cầu đi quán ”
“ Đi cầu đi quán Mua một đàn gà
Đi bán lợn con Về cho ăn thóc
Đi mua cái xoong Mua lược chải tóc
Đem về đun nấu Mua cặp cài đầu
Mua quả dưa hấu Đi mau về mau
Về biếu ông bà Kẻo trời sắp tối ”
Bài đồng dao này trẻ được luyện phát âm chữ đ
- Với thơ : Qua bài thơ : "Bé làm bao nhiêu nghề ” trẻ gạch chân chữ cái
u-ư ở chủ đề "Một số ngành nghề"
“Bé làm bao nhiêu nghề Chữa bệnh cho mọi người
Bé chơi làm thợ nề Bé chơi làm cô nuôi
Xây nên bao nhà cửa Xúc cơm cho cháu bé
Bé chơi làm thợ mỏ Một ngày ở nhà trẻ
Đào nên thật nhiều than Bé làm bao nhiêu nghề
Bé chơi làm thợ hàn Chiều mẹ đến đón về
Nối nhịp cầu đất nước Bé lại là cái cún ”
Bé chơi làm thầy thuốc
- Và còn rất nhiều bài đồng dao khác nữa có thể giúp trẻ tiếp thu chữ cái
dễ dàng và nhớ lâu.
+ Ví dụ : qua bài thơ "bé ơi" bé gạch chân chữ cái "a-ă-â" ở chủ đề
"bản thân"
"Bé này bé ơi Đừng chơi đất cát
Hãy vào bóng mát Khi trời nắng to
Sau lúc ăn no Đừng cho chân chạy
Mỗi sớm ngủ dậy Rửa mặt đánh răng
Sắp đến bữa ăn Rửa tay đã nhé

Bé ơi bé này."
+ Ví dụ : qua bài thơ "Cây thược dược" bé gạch chân các chữ cái
"b-d-đ" ở chủ đề "Thế giới thực vật"
" Cây thược dược Mới ra hoa
Trận gió qua Cây đổ rạp
Có đau lắm Tôi đỡ nào
Kẻo cuối lâu Lưng sẽ mỏi
Tay bé đỡ Bông hoa cười
Mắt bé tươi Như hoa nở."
IV/ Kết quả thực hiện:
- Với việc áp dụng những biện pháp dạy trẻ làm quen chữ viết, trẻ lớp
Tôi học tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu và khắc sâu
những chữ cái đã được học.
Qua khảo sát của lớp, tôi thấy 90% trẻ nhớ nhanh, chính xác các chữ cái,
phát âm chính xác các chữ cái, 87% trẻ tìm nhanh, chính xác các chữ cái
trong từ trọn vẹn, 85% trẻ tìm nhanh, chính xác các chữ cái thông qua
các bài thơ, câu truyện, 100% trẻ hứmg thú trong giờ học. Giờ học "Làm
quen chữ viết" diễn ra vui vẻ, nhẹ nhàng, trẻ tiếp thu các chữ cái một
cách nhanh nhẹn, linh hoạt, ngôn ngữ của trẻ có nhiều tiến bộ, những câu
trả lời của trẻ rõ ràng, mạch lạc, điều này cũng góp phần cho những hoạt
động khác đạt kết quả tốt hơn.
- Về bản thân, qua quá trình thực hiện, tôi cảm thấy mình nắm vững và
nâng cao hơn về chuyên môn, đặc biệt là có thêm nhiều biện pháp
phương pháp dạy trẻ hấp dẫn, linh hoạt, sáng tạo và tự tin hơn rất nhiều
trong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ.
V/ Hiệu quả và khả năng phổ biến :
Bài học kinh nghiệm :
Để có nhiều biện pháp dạy trẻ nắm bắt nhanh và khắc sâu các chữ cái,
bản thân cần :
- Nắm vững phương pháp dạy môn làm quen chữ viết.

- Có đủ bộ chữ cái chuẩn về mẫu.
- Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả.
- Xây dựng môi trường chữ viết đẹp, hấp dẫn, phù hợp với trẻ.
- Sưu tầm các trò chơi hay, mới lạ, hấp dẫn trẻ .
- Luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những điều mới lạ nhằm gây hứng
thú cho trẻ.
- Luôn gần gũi, quan sát trẻ để nắm bắt được tình hình, khả năng
của trẻ để có những biện pháp hợp lí trong việc dạy trẻ đảm bảo tính
khoa học, tính sư phạm.
- Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Đầu tư soạn giáo án và chuẩn bị giáo cụ chu đáo hơn trước khi lên
tiết dạy. - Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen chữ
cái theo chủ đề một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với khả năng
trẻ và điều kiện cụ thể của địa phương để phát huy hết tính tích cực
ở trẻ.
- Không ngừng quan sát, ghi chép để theo dõi đánh giá quá trình
phát triển những kĩ năng cần thiết cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điều
chỉnh kịp thời các biện pháp giáo dục cụ thể đến với từng cá nhân trẻ.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh.
- Phải yêu nghề, yêu trẻ, có tâm huyết với nghề.
Trên đây là một số kinh nghiệm của Tôi trong năm học vừa qua. Kinh
nghiệm đã được phổ biến cho các bạn đồng nghiệp trong trường cùng
tham khảo, có thể còn rất nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của cấp trên
cũng như của các bạn đồng nghiệp để Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn
trong việc dạy trẻ làm quen chữ viết.

Tân Tiến, ngày 28 tháng 11 năm
2013
Người viết
Trần Thủy Thảo Nguyên



*Ý KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC HỘI THI GVDG CẤP THỊ
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………



Điểm đánh giá:…….
Tân Tiến,
ngày… tháng… năm 2013
TRƯỞNG BAN

×