THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội.
3. Tác giả:
Họ và tên: Đặng Thị Quyên
Ngày tháng/ năm sinh: 15/ 06/ 1983.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm chuyên ngành mầm non.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại.
Điện thoại: 01684.102.184
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Đơn vị: Trường mầm non Nhiệt điện Phả Lại
Địa chỉ: Phường Phả lại - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0320. 3881. 390
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Lớp 5 tuổi A – Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại
Địa chỉ: Thạch Thủy – Phả Lại – Chí Linh – Hải Dương
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trẻ mầm non ở độ tuổi 5 - 6 tuổi.
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, linh hoạt, sáng tạo có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy.
- Sự quan tâm và phối kết hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh.
- Cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng đảm bảo theo thông tư 02.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/ 2014 đến 1/ 2015.
HỌ TÊNTÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
Đặng Thị Quyên
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Khác với các đồng chí giáo viên khác khi nảy sinh sáng kiến các đồng chí
nảy sinh trong hoàn cảnh thực tế của học sinh. Còn tôi đã nảy sinh sáng kiến khi
gặp một tình huống: Một trẻ bị lạc bố mẹ khi đi khám bệnh trong khi trẻ không
biết số điện thoại, địa chỉ gia đình của mình, nhờ người khác giúp đỡ,... Từ đó
tôi có suy nghĩ kỹ năng sống rất cần thiết đối với trẻ vì khi thiếu kỹ năng sống
thì trẻ sẽ không tự lập, thiếu tự tin, không xử lý được những tình huống khi gặp
phải. Chính vì vậy mà giáo viên là người sẽ giúp học sinh có được những kỹ
năng tốt nhất để trẻ có thể bước đi trên bằng chính đôi chân của mình mà không
lệ thuộc vào người khác.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Để áp dụng được sáng kiến này tôi cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh.
- Phòng học đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động.
- Đồ dùng đồ chơi đa dang, phong phú về chủng loại. Đảm bảo đầy đủ để
phục vụ cô và trẻ hoạt động trong các chủ đề.
- Thời gian áp dụng sáng kiến: 9/ 2014 đến tháng 1/2015.
- Đối tượng áp dụng: Trẻ 5 - 6 tuổi.
3. Nội dung sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Nếu như ở những năm trước tôi chỉ dừng lại ở mức lồng ghép để giáo dục
kỹ năng sống mà không cần để ý tới mức độ trẻ đạt được thì ở sáng kiến lần này
tôi đã áp dụng một cách thiết thực hơn. Những kỹ năng đơn giản tôi có thể lồng
ghép với tiết học hay dạy mọi lúc mọi nơi còn những kỹ năng khó cần rèn từng
cá nhân tôi đã xây dựng thành hoạt động cụ thể để dạy trẻ vào buổi chiều. Tôi đã
chú ý tới kết quả trẻ đạt được và phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để nhận
được thông tin để từ đó rút ra những kinh nghiệm để dạy trẻ.
- Sáng kiến được áp dụng cho tất cả những trẻ trong độ tuổi mầm non, cụ
thể là trẻ 5 -6 tuổi. Tôi đã áp dụng như sau:
2
- Xác định những kỹ năng cơ bản để dạy trẻ như: Kỹ năng sống tự tin; kỹ
năng hợp tác; kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép; kỹ năng ứng xử phù hợp với
mọi người xung quanh; kỹ năng tự phục vụ; kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội.
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học; Hình thành thói quen
tốt cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi; Dạy kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi
nơi; Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động chiều; Tuyên truyền tới các
bậc phụ huynh nội dung và cách rèn kỹ năng cho trẻ.
- Lợi ích của sáng kiến: Trẻ đến lớp nhanh nhẹn hơn, trẻ tự giải quyết được
những tình huống đơn giản khi gặp phải. Trẻ tự lập hơn khi đến lớp, giáo viên
không cần thúc dục trẻ nhiều khi tham gia các hoạt động. Phụ huynh thấy yên
tâm hơn với con em mình. Nhiều phụ huynh cảm thấy tự hào khi con mình tuy
nhỏ nhưng đã có tính tự lập.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Khi áp dụng sáng kiến đã mang lại cho giáo viên chúng tôi nói chung và
bản thân tôi nói riêng những giá trị tinh thần vô giá. Khi nhìn các cháu đến lớp
vui vẻ, tự tin, kết quả học tập của trẻ được ban giám hiệu cũng như các bậc phụ
huynh đánh giá cao, đặc biệt được thể hiện rõ nhất ở hội thi "Cháu tài năng khỏe
ngoan" vừa qua các cháu tham gia đã đạt giải nhất cấp cụm.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.
Nhà trường cũng như các cấp đầu tư thêm cơ sở vật chất cho trẻ. Mở rộng
các chuyên đề về dạy kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp giáo viên được trao đổi
và học hỏi lẫn nhau, tích lũy thêm kinh nghiệm để chăm sóc giáo dục trẻ tốt
hơn.
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Lý do về mặt lý luận.
Trong di chúc của Bác Hồ, Người nói " Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì
lợi ích trăm năm trồng người". Câu nói của Bác dường như đã trở thành khẩu
lệnh của nền giáo dục nước ta. Từng ngày, nền giáo dục của nước ta có nhiều
đổi mới để đào tạo ra những con người mới phát triển toàn diện trong tương lai.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một bước đột phá của khoa học giáo dục.
Các công trình nghiên cứu về giáo dục sớm trên thế giới đều cho rằng: Một thời
thơ ấu an toàn và hạnh phúc không chỉ là quyền của trẻ em, mà nó còn cung cấp
các cơ hội cho trẻ để khai mở và phát triển hết các khả năng và tài năng của trẻ
khi chúng lớn lên.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng
giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của
mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ
bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập
của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất nhiều
trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập
thông qua các giao tiếp tích cực với những người lớn, với bạn bè xung quanh trẻ
1.2. Lý do về mặt thực tiễn.
Tôi đã từng được nghe câu nói " Trẻ em như tờ giấy trắng người lớn đững
vẽ lên những gì mình muốn, chỉ định hướng chứ đừng ép buộc". Có lẽ câu nói
này đã làm tôi nảy sinh ra rất nhiều suy nghĩ, cần phải làm gì để con mình, học
sinh của mình có thể tự lập khi ra khỏi sự bao bọc của bố mẹ và gia đình. Tôi
cũng như tất cả những người mẹ khác luôn che trở cho con mình trong khuôn
khổ. Vì trong suy nghĩ, các con luôn bé nhỏ, luôn cần sự chăm sóc, nâng đỡ.
Suy nghĩ đó đã thay đổi khi: Một ngày, đưa con đi bệnh viện, tôi đã được chứng
kiến một đứa trẻ bị lạc trong khi cháu không có một chút kỹ năng nào: Địa chỉ
gia đình, số điện thoại, nhờ người khác giúp đỡ.....Tôi nghĩ, có lẽ con mình và
học sinh của mình cùng vậy, khi bị lạc các con sẽ không biết làm gì để xử lý tình
4
huống. Chính vì vậy mà cần phải dạy trẻ của mình có những kỹ năng sống thiết
thực để trẻ có thể tự lập và xử lý được một số tình huống khó khăn khi gặp phải.
Hãy để trẻ bước đi bằng chính đôi chân của mình không lệ thuộc vào người lớn.
Kỹ năng sống là “sức đề kháng” tốt nhất cho trẻ, đó là hành lang giúp trẻ vững
bước trên con đường trẻ sẽ đi. Trên thế giới, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ luôn
là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Và ở Việt Nam hiện nay, đề tài dạy kỹ năng
sống cho trẻ đang là vấn đề rất nóng bỏng, luôn được sự quan tâm của nhiều bậc
phụ huynh, của xã hội, của các cấp học. Đặc biệt là lứa tuổi mầm non nói chung
và ở trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là điều không thể thiếu để chuẩn bị cho trẻ
hành trang tốt nhất để bước tiếp vào những thử thách mới . Vì vậy tôi đã chọn
đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi”.
1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Sáng kiến được áp dụng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong các trường
mầm non.
1.4. Mục đích nghiên cứu.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ giúp cho trẻ biết tự lập, tự tin, giao tiếp với mọi
người xung quanh tốt hơn, tích lũy được kinh nghiệm sống, xử lý được những
tình huống khi gặp phải. Đồng thời, qua dạy trẻ giáo viên biết xây dựng các tiết
học linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép kỹ năng sống vào các tiết học phù hợp mang
lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài và qua quá trình giảng dạy cho học sinh tại
lớp, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng.
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
5
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong
cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ biết hợp
tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết
yêu thương, chia sẻ, lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của
mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin, chủ động và biết
cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền
tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương
lai; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ trong các hoạt
động hàng ngày như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, lễ hội, tham quan,...
Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng sống cần thiết
đối với cuộc sống của trẻ. Để có được những kỹ năng sống, trẻ cần có thời gian
và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn
bè.
3. Thực trạng của vấn đề.
Thực tế cho thấy các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc làm sao kích
thích được con em mình tích cực học tập, ai cũng muốn cho con được học đọc,
học viết ngay trong những năm tháng đầu tiên học ở lớp mẫu giáo, đặc biệt là
các bậc cha mẹ có con học lở lớp 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Nhưng vấn đề
làm thế nào để trẻ có những kỹ năng sống tốt thì bố mẹ dường như không quan
tâm nhiều.
Đối với giáo viên mầm non thường lo lắng rèn cho trẻ làm thế nào để lĩnh
hội kiến thức tốt nhất, đặc biệt là những trẻ hiếu động, khả năng tập chung kém.
Lý do mà khiến trẻ tập chung kém chính là do trẻ không biết chú ý lắng nghe,
không có khả năng chờ đến lượt. Điều này khiến cho trẻ không thể tập chung
lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Chính vì vậy mà vào đầu năm học, giáo viên
phải mất rất nhiều thời gian để giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản ở trường mầm
non. Đó là những kỹ năng biết tự phục vụ bản thân như: Tự cởi, mặc quần áo;
gấp quần áo; đánh răng; rửa mặt; tránh những nơi nguy hiểm; biết kêu cứu khi
gặp nguy hiểm; cần chuẩn bị những gì trước khi ra khỏi nhà,...
3.1. Thuận lợi:
6
- Đầu năm học nhà trường đã có những định hướng cho giáo viên lên kế
hoạch dạy kỹ năng sống cho trẻ, đây chính là những định hướng giúp giáo viên
thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc
sống, thói quen và kỹ năng làm việc, làm viêc theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và
ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông; phòng chống
thiên tai, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử
văn hóa, các kỹ năng tự lập...
- Trường mầm non nơi tôi công tác có đội ngũ cán bộ giáo viên tương đối
đồng đều nên việc nắm bắt thực hiện chương trình, sáng tạo trong giảng dạy,
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá dễ dàng .
- Trường có cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang có thể đáp ứng tốt nhất cho
công việc chăm sóc và giáo dục trẻ .
- Nhà trường luôn được sự quan tâm và ủng hộ của các đoàn thể xã hội.
- Giáo viên luôn được tham gia tập huấn theo lịch của phòng, Sở giáo dục.
- Về phía nhóm lớp tôi chủ nhiệm:
+ Học sinh phát triển khá đồng đều.
+ Được sự quan tâm và giúp đỡ của nhà trường cũng như của phụ huynh về
mọi mặt.
3.2. Khó khăn
- Về phía các bậc phụ huynh: Vì quá quan tâm tới con nên các bậc làm cha
làm mẹ luôn làm hết mọi việc cho con, không để con mình tự lập, chưa ý thức
được rằng cần phải dạy con những kỹ năng sống đầu đời như: biết tự phục vụ
bản thân. Trời nóng thì biết cởi áo, lạnh biết lấy áo mặc. Trẻ đến lớp đã mạnh
dạn giao tiếp cùng cô và các bạn chưa. Khi gặp nguy hiểm thì làm gì.....Điều đặc
biệt phụ huynh quan tâm là con mình đã biết đọc, biết viết chưa?
- Đối với giáo viên mầm non: Giáo viên đã định hướng được việc lồng
ghép kỹ năng sống vào các hoạt động của trẻ song chỉ dừng lại ở mức tích hợp
chứ chưa chú ý đến rèn kỹ năng cho trẻ. Đặc biệt là chưa đánh giá được những
kỹ năng dạy trẻ đạt hiệu quả đến đâu, những trẻ nào đạt và những trẻ nào chưa
đạt.
7
- Về phía học sinh: Mọi kỹ năng cơ bản ở trường mầm non của trẻ còn rất
hạn chế: Trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp xung quanh; chưa có kỹ năng
hợp tác, chia sẻ với các bạn trong nhóm chơi; trẻ còn e dè, chưa mạnh dạn bày
tỏ ý kiến của mình; Khi đến lớp chưa biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy
định, khi cởi quần áo vẫn cần sự hỗ trợ của người lớn....
Từ cơ sở lý luận và thực trạng, từ những thuận lợi và khó khăn. Tôi đã suy
nghĩ, nghiên cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp bản thân, các bậc cha
mẹ dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống qua đề tài : “Một số biện pháp dạy kỹ
năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi”
3.3. Điều tra thực trạng
Để đạt được kết quả cao thì việc điều tra thực trạng và việc nhìn lại để đánh
giá kết quả của học kỳ trước là vô cùng quan trọng. Vì đó là thước đo, từ đó
giúp ta điều chỉnh và định hướng được việc làm cần thiết cho học kỳ tới sao cho
đạt kết quả tốt hơn.
Vì vậy khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tại lớp
mẫu giáo 5 tuổi do tôi phụ trách đầu năm học 2014 - 2015 với số lượng là 35 trẻ
như sau:
Nội dung
Kỹ năng mạnh dạn tự tin
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự lập
Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng tuân thủ các quy tắc
xã hội
Tổng số
Kết quả đạt được trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
trẻ
35
35
35
35
35
10 = 29%
7 = 20%
10 = 29%
8 = 23%
12 = 34%
25 = 71%
28 = 80%
25 = 71%
27 = 77%
23 = 66%
35
9 = 25%
26 = 74%
Nhìn nhận từ kết quả khảo sát trên tôi thấy trẻ chưa đủ tâm thế để sẵn sàng
bước vào tiểu học. Điều đáng lo lắng hơn khi gặp các tình huống xảy ra với trẻ
mà trẻ không biết xử lý như thế nào.
8
Từ những thực tế trên tôi đã mạnh dạn đưa một số biện pháp dạy kỹ năng
sống cho trẻ vào các hoạt động giảng dạy của mình và được áp dụng chính trên
nhóm lớp mình chủ nhiệm.
4. Các biện pháp thực hiện.
4.1. Xác định rõ kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lớp.
Để dạy được trẻ có những kỹ năng tốt trước hết tôi cần xác định những kỹ
năng cơ bản để dạy trẻ:
- Kỹ năng sống tự tin: Sự tự tin, lòng tự trọng giúp trẻ cảm nhận được
mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với bạn bè, mọi người
xung quanh.
- Kỹ năng hợp tác: Thể hiện sự thân thiện, hòa thuận với các bạn, chia sẻ và
giúp đỡ bạn khi cần; cùng bạn hoàn thành một số công việc đơn giản, tìm kiếm
sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: Trẻ cần có kỹ năng lắng nghe (nghe
chăm chú, không ngắt lời, không nói leo); kỹ năng thân thiện (chào hỏi khi gặp
gỡ, cảm ơn khi nhận quà hay được giúp đỡ, tạm biệt khi chia tay, xin lỗi khi có
lỗi, lễ phép với người trên, tôn trọng bạn, nhường nhịn em nhỏ bằng những cử
chỉ đúng mực ); kỹ năng bày tỏ ý kiến ( mạnh dạn nói lên ý kiến, đề nghị của
mình).
- Kỹ năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh: Lễ phép với
người trên, nhường nhịn em nhỏ, quan tâm giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức.
Biết từ chối những điều không thích, những đề nghị của người lạ.
- Kỹ năng tự phục vụ: Tự cởi áo, mặc áo, sử dụng nhà vệ sinh, xếp dọn đồ
dùng cá nhân và những đồ dùng chung của lớp.
- Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội: Quy tắc nơi công cộng: đi nhẹ, nói
khẽ, không làm ồn, không chen lấn sô đẩy, chờ đợi đến lượt, không làm phiền
bạn khác; không vứt rác bừa bãi, không bứt hoa, bẻ cành,... Quy tắc về giao
thông: đi bộ đi trên vỉa hè; đi bên phải đường; không chơi dưới lòng đường;
tránh xa ao, hồ...; Quy tắc khi là khách: Trò chuyện lễ phép, chơi vui vẻ với bạn,
không nói to, không tự ý xử dụng, di chuyển đồ đạc của nhà bạn...; ý thưc văn
9
hóa trong ăn uống, kỹ năng lao động tự phục vụ và rèn cho trẻ tính tự lập như:
Biết rửa tay trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết sử dụng đồ dùng đúng
cách, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ, không gây tiếng ồn, biết
mờ trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát, thìa đúng nơi quy định...
4.2. Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua lồng ghép vào các
hoạt động học
Hoạt động học là hoạt động mà giáo viên cung cấp kiến thức cần thiết cho
trẻ. Ở hoạt động này tôi luôn sử dụng mọi hình thức để truyền đạt kiến thức một
cách nhẹ nhàng, linh hoạt. Trẻ vừa được học , vừa được chơi cùng với những kỹ
năng được lồng ghép một cách phù hợp.
Ví dụ : Giờ KPKH ở chủ để bản thân " Bé cùng tìm hiểu các giác quan".
- Khi cho trẻ tìm hiểu tác dụng của các giác quan xong, tôi hỏi trẻ " Muốn
giữ cho các giác quan trên khuôn mặt chúng mình luôn sạch sẽ các con sẽ làm
gì?"
- Sau khi trẻ thảo luận xong câu hỏi tôi giáo dục trẻ và cho trẻ làm động tác
mô phỏng về cách rửa mặt. Quan đó tôi có thể rèn được cho trẻ kỹ năng rửa mặt
và các giữ gìn các giác quan.
Ví dụ: Trong giờ LQVH với tiết thơ " Giữ vòng gió thơm"
Kết thúc tiết học tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi " Bé pha nước cam cho bà"
Thông qua trò chơi cung cấp cho trẻ kỹ năng pha nước cam, giáo dục trẻ
biết yêu thương ông bà, giúp đỡ ông bà những lúc ông bà cần.
Ví dụ: Khi dạy trẻ quan sát các loại rau, củ, quả... tôi đã chuẩn bị những
loại rau, củ quả ngon lẫn những loại không ngon. Khi cho trẻ chơi chọn rau, củ
quả theo yêu cầu thì trẻ hãy chọn những loại rau củ quả nào trẻ nên mua và cho
trẻ giải thích vì sao trẻ không nên chọn những loại rau, củ, quả đã bị héo. Từ đó
cung cấp được cho trẻ những kỹ năng chọn hoa, quả tươi, không nên ăn hoa quả
đã bị héo hay dập nát.
4.3. Hình thành thói quen tốt cho trẻ qua hoạt động vui chơi.
Hoạt động vui chơi là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và
tích cực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ, trong thế giới đồ vật trẻ
10
được tha hồ vui chơi, sáng tạo. Việc tổ chức hoạt động vui chơi không chỉ giúp
trẻ hình thành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những
kỹ năng sống cho trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề giao thông, chơi ở góc phân vai khi trẻ chơi trò chơi
"bố mẹ chở con đi học" tôi dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm đúng và an toàn: yêu
cầu trẻ đội mũ và cài dây dưới cằm trước khi ngồi trên xe. Cứ như vậy cho trẻ
lặp đi lặp lại 2 -3 lần để nhớ các thao tác, từ đó hình thành kỹ năng đội mũ bảo
hiểm cho trẻ một cách tự nhiên.
Ví dụ : Hay trong các trò chơi ở góc “Xây dựng” : Các thành viên trong
nhóm chơi sẽ cử ra một bạn có khả năng làm thủ lĩnh ( phát triển kỹ năng “lãnh
đạo” ).
- Các thành viên còn lại sẽ làm theo sự phân công nhiệm vụ của bạn thủ
lĩnh đó ( rèn cho trẻ kỹ năng lắng nghe).
- Trẻ được làm việc theo nhóm và luôn cố gắng cùng nhau hoàn thành
nhiệm vụ tốt nhất (kỹ năng chia sẻ và hợp tác).
Ví dụ : Trong trò chơi “Đóng vai”
Có lẽ trò chơi “Đóng vai” là trò chơi được trẻ rất yêu thích và đây cũng là
trò chơi hình thành được rất nhiều kỹ năng sống cho trẻ như: trò chơi “ mẹ con,
“bác sĩ”, “cô giáo”, “bán hàng”…Thông qua những trò chơi này tôi đã hình
thành và rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lắng nghe, chăm sóc và chia sẻ…
Ở mỗi một vai chơi đều hình thành và phát triển cho trẻ được những kỹ
năng nhất định như:
- Trò chơi “Bán hàng” : trẻ học được cách giao tiếp giữa người bán và
người mua, thái độ vui vẻ, niềm nở của người bán hàng. Người mua biết nói lời
cảm ơn khi nhận được hàng.
- Trò chơi “Bác sĩ khám bệnh”: Trẻ sẽ được tham gia các vai: Bác sĩ, bệnh
nhân, y tá. Thông qua trò chơi giáo dục cho trẻ kỹ năng biết lắng nghe, chia sẻ,
sự ân cần khi chăm sóc bệnh nhân.
- Trò chơi đóng vai “Mẹ con”: Trẻ được vào vai người mẹ và con, mẹ cho
con đi chơi, đi học, cho con ăn, …con biết vâng lời mẹ và biết thể hiện tình cảm,
11
thái độ dúng mực với mẹ. Như vậy trẻ đã học cách quan tâm, chăm sóc người
thân của mình…
- Trò chơi “Bác làm vườn”: Khi tham gia đóng vai người làm vườn trẻ sẽ
được chăm sóc cây, tưới cây, biết nhặt lá úa, biết vun đất vào gốc, …Qua đó
hình thành cho trẻ kỹ năng lao động, trẻ biết trân trọng thành quả của mình làm
ra và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Ví dụ : Trong buổi dạo chơi ngoài trời, vừa quan sát trẻ chơi tôi vừa hướng
dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách trèo lên xuống thang, cách cầm chắc xích đi
khi chơi, khi có bạn đang chơi xích đu không đứng gần phía trước, cách quay
xích đu không qua nhanh, hướng dẫn trẻ kiên trì chờ đến lượt mình chơi, không
xô đẩy, tranh giành đồ chơi của bạn.
Trong hoạt động vui chơi tôi luôn quan sát kỹ những hoạt động vui chơi
của trẻ và thấy rất nhiều tình huống xảy ra. Tôi phát hiện kịp thời để điều chỉnh
hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm và cái nào
không nên làm. Lâu dần những hành vi, thói quen ấy sẽ được tích lũy và trở
thành kỹ năng sống đối với trẻ.
4.4. Dạy kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc , mọi nơi
Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ không phải một sớm một chiều, mà
nó phải có quá trình thời gian để rèn luyện. Đó là sự lặp lại một thao tác, một
hành vi nào đó, dần dần sẽ trở thành kỹ năng của trẻ.
Tôi luôn tận dụng mọi tình huống thuận lợi để dạy trẻ nói lời “cảm ơn” khi
nhận được sự giúp đỡ của người khác. Bên cạnh đó trong khi giao tiếp với đồng
nghiệp, giữa cô với trẻ, cô và những người xung quanh, tôi luôn chú ý tới cử chỉ,
hành động và lời nói của mình, nói lời cảm ơn khi cần ngay cả khi trẻ giúp cô
việc gì đó tôi cũng nói lời cảm ơn với trẻ. Bởi lẽ nếu cô không nói lời “cảm ơn”
thì trẻ không thể hình thành được ý thức về việc cảm ơn người khác là một hành
động cần làm.
* Giờ ăn:
- Trước khi bước vào giờ ăn: Thay vì việc cô giáo tự kê bàn ăn, chuẩn bị
khăn, lấy thức ăn cho trẻ, …Tôi đã “sai vặt” cho trẻ làm những công việc phù
12
hợp và có sự luân phiên giữa các trẻ trong lớp để tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều
được tham gia và trẻ sẽ phát triển đồng đều, tránh tình trạng chỉ những trẻ thông
minh, nhanh nhẹn cô cho làm.
+ Trẻ sẽ có kỹ năng tự phục vụ biết chia sẻ và giúp đỡ nhau trong mọi hành
động: cùng nhau kê bàn, cùng bê rổ đựng bát, cùng chia bát, …
- Giáo dục trẻ ghi thức ăn uống :
+ Biết mời trước khi ăn: Trước khi trẻ ăn tôi không nhắc nhở trẻ mời cô mà
tôi sẽ nói với trẻ " Cô mời cả lớp ăn cơm". Ở độ tuổi mẫu giáo lớp khi đã nhận
thức được thấy cô giáo mời trẻ sẽ biết mời lại cô, cứ như vậy 3 - 4 lần trẻ sẽ biết
tự mời cô trước khi ăn.
+ Sử dụng đồ dùng ăn uống đúng cách, tiết kiệm
+ Có hành vi văn minh trong bữa ăn : ngồi ngay ngắn, không nói chuyện,
nhai nhỏ nhẹ, ngậm miệng khi nhai,….
+ Giúp cô giáo cất dọn đồ dùng sau khi ăn.
* Giờ đón - trả trẻ :
- Khi tới lớp trẻ biết chào cô, khi về nhà chào ông bà, bố mẹ, ra đường chào
người lớn tuổi,…
- Thái độ, tư thế trong cách chào hỏi : Tôi đã dạy trẻ chào cô như thế nào?
Khi chào phải nhìn vào mặt người cần chào, tư thế chào ngay ngắn. Đối với
người lớn phải khoanh tay chào lễ phép còn với các bạn phải tôn trọng bạn khi
chào.
* Hoạt động lao động:
Khi thấy rác trên sân trường hay trong lớp cô giáo đi qua và bảo : “Con hãy
nhặt rác bỏ vào thùng đi”. Trẻ sẽ nhặt nhưng trẻ làm vì bị sai khiến .
Nhưng trong tình huống đó tôi sẽ cúi xuống nhặt rác và bỏ vào thùng. Tôi
quay lại hỏi trẻ : “Con có biết tại sao cô lại làm như vậy không?”. Sau đó tôi giải
thích cho trẻ hiểu việc làm này giúp cho trường lớp sạch sẽ để các con học và
chơi. Lần sau, thấy rác trẻ lớp tôi sẽ tự nhặt bỏ vào thùng vì trẻ biết đó là hành
động bảo vệ môi trường.
13
- Trong giờ lao động tự phục vụ: Cô giáo phân công công việc cho từng tổ
lau và sắp xếp lại các giá đồ chơi.
4.5. Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động chiều.
- Ở những hoạt động khác tôi thường lồng ghép các kỹ năng để dạy trẻ thì
ở hoạt động chiều tôi xây dựng các tiết học " Dạy kỹ năng sống cho trẻ". Tôi
xây dựng những hoạt động cụ thể tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia, thảo
luận một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ : Với hoạt động " Bé làm gì khi người lạ rủ đi chơi"
Tôi kể cho trẻ nghe một tình huống: Bạn Nam đang chờ mẹ đến đón nhưng
tự ý chạy ra cổng. Có một bác đến gần, đưa cho Nam một gói bim bim và nói ăn
đi rồi bác đưa về. Cô dừng lại hỏi trẻ: Các con thử đoán xem bạn Nam có về
cùng với bác không? Nếu là con thì con sẽ làm gì? Cô cho trẻ trao đổi và bày tỏ
ý kiến của mình. Sau đó tôi kể phần kết của câu chuyện: Bạn Nam nhớ lời cô và
mẹ dặn nên đã không ăn bim bim mà còn biết nói to lên " Không! cháu không đi
đâu, cháu đợi mẹ đến đón cơ. Nói xong bạn Nam bỏ đi vào lớp và kêu lên" Cứu
con với, có người muốn bắt con"
Sau khi kể cho trẻ nghe câu chuyện, trẻ được bày tỏ ý kiến của mình, tôi tổ
chức cho trẻ đóng kịch theo nội dung câu chuyện, hướng dẫn trẻ thực hành nói
to lên những câu cần thiết trong các tình huống tương tự.
Ví dụ: Với tiết "Thảo luận về quy tắc xử lý tình huống khi ngập lụt xảy
ra".
- Với tiết học này tôi giúp trẻ hiểu được các rủi do khi có ngập lụt và biết
một số quy tắc an toàn để ứng phó với ngập lụt. Trẻ biết khi gặp mưa bão phải
trú vào nơi an toàn, không trú dưới gốc cây to hay dưới cột điên.( Giáo án minh
hoa: 4.5.1 Trang 22).
Ví dụ: Tiết " Bé cần chuẩn bị những gì trước khi đi học"
- Tôi xây dựng tiết học với mục đích giúp trẻ hình thành những kỹ năng tự
lập, biết chuẩn bị những đồ dùng cần thiết trước khi đi học hay đi chơi như:
quần áo, mũ, kính, khẩu trang, nước,... Ngoài ra còn giáo dục trẻ biết gập quần
áo, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
14
- Hay vào những buổi chiều tôi cho trẻ xem những clip về chương trình "
Con đã lớn khôn". Đây là một chương trình dành cho trẻ mầm non trên truyền
hình đã thu hút được đông đảo các cháu thiếu và các bậc phụ huynh. Ở chương
trình đó đã hình thành cho trẻ được rất nhiều tính tự lập như: đưa đồ giúp mẹ, đi
chợ giúp mẹ, chấp hành luật lệ giao thông khi đi trên đường... Trẻ rất hào hứng
khi xem xong chương trình trẻ lại được thảo luận cùng cô và các bạn. Sở dĩ tôi
cho trẻ xem chương trình này vì có thể ở nhà trẻ cũng được xem nhưng thường
xem xong phụ huynh không giáo dục con, không giải thích cho trẻ hiểu những
việc làm đó nên trẻ xem xong không để lại ấn tượng gì cho trẻ hết. Nhưng ở trên
lớp tôi thấy trẻ vô cùng hào hứng khi xem xong và tôi còn xây dựng những tình
huống tương tự để trẻ thực hành.
4.6. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh nội dung và cách rèn kỹ năng
sống cho trẻ.
Để tạo được sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các
hoạt động giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên cần biết lắng
nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dưng mối quan hệ tốt với phụ huynh,
tu vấn và tuyên truyền các kiến thức về việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
- Tuyên truyền để phụ huynh không phải lo rằng để trẻ làm việc sẽ không
hiệu quả sẽ mất thời gian như: lau bàn không sạch, vắt khăn không khô, bê đồ sẽ
đổ,...Nếu như vậy chúng ta đã vô tình ngăn cản việc học kỹ năng của trẻ. Vì vậy
cần thường xuyên hướng dẫn trẻ làm và cho trẻ thời gian để hoàn thành công
việc. Cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ bản thân như: Tự rửa mặt, đánh
răng, thay quần áo, chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị đi học...Cho phép
trẻ vui chơi và bày đồ chơi theo ý thích của trẻ, đừng cấm đoán hay la mắng trẻ.
Điều quân trọng là nhắc nhở trẻ và cho trẻ thời gian để trẻ tự thu dọn đồ chơi
sau khi chơi xong.
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ hiểu được rằng để giáo dục trẻ được tốt và có
hiệu quả thì cha mẹ hãy là “bạn” của con mình, cùng chơi với chúng, trò chuyện
một cách cởi mở về những mối quan hệ của con mình khi ở lớp và gợi mở cho
con rủ bạn về nhà chơi, mối quan hệ này sẽ được trẻ duy trì khi tới lớp.
15
- Cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ
biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và
năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải
quyết các vấn đề quan trọng “đọc”, “làm toán”, thử nghiệm một số kỹ năng khoa
học khi chơi với nhau.
- Tạo điều kiện để phụ huynh tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên,
tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, chỉ bằng cách đó
thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu học là phải học cả đời.
5. Kết quả đạt được.
Qua nghiên cứu tài liệu, sách báo cùng kinh nghiệm của bản thân và sự
đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ
đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ 5 -6 các kỹ năng sống cơ
bản thể hiện ở các kết quả đạt được sau :
5.1. Về phía giáo viên :
- Tôi đã phát huy được hết khả năng của mình, trò chuyện với trẻ cởi mở
hơn, thân thiện hơn, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải
quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp mình.
- Trong giảng dạy, chú ý đến tính tích cực của từng cá nhân trẻ, tạo mọi
tình huống để trẻ tham gia hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
- Mạnh dạn, tự tin hơn trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết phối
hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với các bậc phụ huynh.
- Trong hai năm qua, nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào, hội thi, lễ hội
dành cho trẻ như: Ngày hội đến trường của bé, bé vui đón tết Trung Thu, hội thi
“Chung tay bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam”, hội thi “Cháu tài năng
khỏe ngoan”…
- Kết quả các lần tổ chức, phát động các phong trào, nhà trường đã nhận
được sự tham gia của các bậc phụ huynh, của các công ty, doanh nghiệp đóng
trên địa bàn. Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của
cha mẹ trẻ em, của các tổ chức, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục văn hóa
truyền thống cho trẻ, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng sống.
16
5.2. Kết quả từ các bậc phụ huynh.
- Các bậc phụ huynh luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt
động giáo dục trẻ cũng như các phong trào ở nhà trừơng .
- Phụ huynh quan tâm và phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ
các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng
thông tin dành cho cha mẹ , bảng đánh giá trẻ ở lớp.
- Giao tiếp giữa bố mẹ và con cái tốt hơn , đa số cha mẹ dịu dàng, ít la
mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không
nuông chiều trẻ thái quá, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô,
tự đi lên cầu thang cất đồ dùng đi vào lớp, tự xúc cơm ăn hết xuất...
- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả
giáo dục của nhà trường. Có những phụ huynh đã chia sẻ: ở nhà bố mẹ đã sai vặt
được con em mình như: mua rau giúp mẹ, mua cháo cho em... Có những cháu
có thể mua được 3 đến 4 thứ đồ mà mẹ dặn. Tôi vô cùng phấn khởi với những gì
phụ huynh đã chia sẻ với mình.
5.3. Kết quả trên trẻ
Kết quả trên trẻ được thể hiện qua bảng so sánh đối chứng sau:
Nội dung
Kỹ năng mạnh dạn
tự tin
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự lập
Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng tuân thủ các
Kết quả đạt được
Số trẻ
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Đạt
Chưa đạt Đạt
Chưa đạt
35
10 = 29%
25 = 71%
34= 97%
1 = 3%
35
35
35
35
7 = 20%
10 = 29%
8 = 23%
12 = 34%
28 = 80%
25 = 71%
27 = 77%
23 = 66%
33 = 94%
35= 100%
34 = 97%
33 = 94%
2 = 6%
0
1 = 3%
2 =6%
35
9 = 25%
26 = 74% 32 = 91% 3 = 9%
quy tắc xã hội
Nhìn vào bảng trên thấy khi áp dụng sáng kiến kết quả đạt được trên trẻ
tăng lên rõ rệt:
- Kỹ năng mạnh dạn tự tin số trẻ tăng 69% so với khi chưa áp dụng sáng
kiến.
- Kỹ năng hợp tác tỷ lệ trẻ tăng 74% so với khi chưa áp dụng sáng kiến.
17
- Kỹ năng giao tiếp tỷ lệ trẻ tăng 71% so với khi chưa áp dụng sáng kiến.
- Kỹ năng tự lập tỷ lệ trẻ tăng 74% so với khi chưa áp dụng sáng kiến.
- Kỹ năng ứng xử tỷ lệ trẻ tăng 60% so với khi chưa áp dụng sáng kiến.
- Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội tỷ lệ trẻ tăng 66% so với khi chưa áp
dụng sáng kiến.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Để sáng kiến được áp dụng trong tất cả các trường mầm non thì cần phải
đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Giáo viên phải nhiệt tình, năng động, sáng tạo, luôn đổi mới phương pháp
giảng dạy của mình.
- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia đầy đủ các
lớp tập huấn của phòng giáo dục và sở giáo dục.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh.
- Phòng học đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động.
- Đồ dùng đồ chơi đa dang, phong phú về chủng loại. Đảm bảo đầy đủ để
phục vụ cô và trẻ hoạt động trong các chủ đề.
- Đầy đủ đồ dùng theo thông tư 02.
18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1- Kết luận:
Để dạy trẻ kỹ năng sống, chính cô giáo hãy tỏ ra rằng mình là người sống
có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành
ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành vi trong giao tiếp cũng như trong
việc bảo vệ chính bản thân mình. Giáo viên mầm non là những người đặt nền
móng đầu tiên cho việc hình thành con người mới, hãy tạo những cơ hội tốt nhất
cho trẻ lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm sống và hình thành những kỹ năng cơ
bản làm tiền đề cho sự phát triển ở những lứa tuổi tiếp theo.
Ở độ tuổi nào, thời đại nào, lĩnh vực nào cũng cần có kỹ năng sống cho phù
hợp, để đáp ứng cho bản thân và đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Việc rèn kỹ
năng sống cho trẻ không phải là việc làm một sớm, một chiều mà có sự lặp đi,
lặp lại một cách thường xuyên. Bởi vậy cần có sự phối kế hợp giữa ba môi
trường giáo dục đó là: gia đình, nhà trường, và xã hội để việc rèn kỹ năng sống
cho trẻ đạt hiệu quả và thực sự có ý nghĩa.
Trong phạm vi để áp dụng đề tài này, tôi đã nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của
trẻ. Kết quả đó đã được sự đánh giá rất cao của ban giám hiệu nhà trường và các
bậc phụ huynh trong học kỳ I vừa qua, đó là niềm động viên rất lớn cho giáo
viên mầm non nói chung và bản thân tôi nói riêng.
2- Khuyến nghị:
2.2.1 . Đối với ngành
- Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy và học.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình
độ chuyên môn.
2.2.2 . Đối với nhà trường
- Tổ chức các chuyên đề dạy trẻ kỹ năng sống đặc biệt là phương pháp để
áp dụng và học hỏi, cung cấp thêm sách báo, tài liệu có liên quan.
- Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình thống nhất phương pháp dạy kỹ năng
sống cho trẻ để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
19
Trên đây là “Một số biện pháp dạy trẻ mầm non kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi” tôi xin giới thiệu để chị em đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp
thêm ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy.
Tôi xin trân thành cảm ơn./.
20
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập san giáo dục mầm non.
2. Tuyển tập " Những kỹ năng sống cần dạy cho trẻ mầm non"
3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5
- 6 tuổi.
4. Tài liệu " Tâm lý học trẻ em".
GIÁO ÁN MINH HỌA (4.5.1)
Đề tài: Thảo luận về quy tắc xử lý tình huống khi gập lụt.
Đối tượng: Trẻ 5 -6 tuổi
Thời gian thực hiện: 30 phút
I, Mục đích:
- Trẻ hiểu được các rủi do khi có ngập lụt và biết một số quy tắc an toàn để ứng
phó với ngập lụt. Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi " Di chuyển đến nơi
an toàn".
- Hình thành cho trẻ kỹ năng phòng tránh khi gặp mưa bão, ngập lụt. Phát triển
sự nhanh nhẹn và linh hoạt của trẻ qua trò chơi.
- Giáo dục trẻ nghe lời người lớn, không ra đường khi mưa to, gió lớn.
II, Chuẩn bị:
- Clip về hình ảnh mưa bão và clip về hình ảnh ngập lụt.
- Đồ dùng, đồ chơi.
III, Tiến hành:
Hoạt động của cô
Thảo luận về quy tắc xử lý tình huống
Hoạt động của trẻ
khi ngập lụt xảy ra.
* Gây hứng thú:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi " Trời Trẻ chơi.
mưa".
- Khi trời mưa chúng mình phải làm gì?
Che ô, chạy vào trong
- Các con ạ, thời tiết có lúc nắng, lúc nhà...
21
Ghi chú
mưa và còn có cả dông bão nữa đấy.
Hôm nay cô cùng các con hãy nhìn lại
một số hình ảnh mưa bão trong năm
2014 nhé.
* Đàm thoại:
Trẻ xem hình ảnh
- Cho trẻ xem clip về mưa bão.
+ Các con vừa được xem hình ảnh gì?
Trẻ trả lời
+ Các con thấy trong khi mưa bão xảy
ra có những hiện tượng gì?
+ Vì sao lại có hiện tượng mưa bão?
+ Nếu gặp mưa bão chúng mình phải
làm gì?
+ Bạn nào có thể chia sẻ cho cô và các Trẻ trả lời theo ý hiểu
bạn cùng biết khi gặp mưa bão con sẽ
làm gì?
+ Cô hỏi 2 -3 trẻ.
+Cô khái quát lại: Khi gặp mưa bão thì Trẻ lắng nghe
các con phải tìm chỗ an toàn để trú như:
Vào trong nhà. Không nên trú dưới gốc
cây to hay trú dưới cột điện.
+ Cho trẻ chơi " Trời nắng, trời mưa"
Ngập lụt.
+ Khi mưa bão xảy ra nhiều ngày kéo
theo hiện tượng gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh ngập lụt.
Mưa, ngập lụt.
+ Các con vừa được xem hình ảnh gì?
Do mưa nhiều.
+ Vì sao lại có hiện tượng ngập lụt?
Không đi lại được
+ Khi ngập lụt xảy ra thì ảnh hưởng đến
con người như thế nào?
Trẻ trả lời theo ý hiểu.
+ Chúng mình sẽ làm gì khi gặp ngập
lụt?
22
+ Cho trẻ thảo luận cách xử lý khi gặp Trẻ tự thảo luận
ngập lụt.( không ra đường, khi đi đường
không đi vào nơi có vùng đất trũng,
những nơi gần ao, hồ,...)
+ Khi có ngập lụt chúng mình phải cùng Trẻ lắng nghe
người lớn đến các vị trí an toàn như: lên
tầng nhà cao hơn, những chỗ đất cao,
những chỗ xa bờ sông,...
* Trò chơi: "Di chuyển đến nơi an toàn"
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội,
nhiệm vụ của các con là hãy bật qua Trẻ chơi hứng thú.
những chiếc vòng và di chuyển đồ vật
đến nơi an toàn. Thời gian chơi là 1 bản
nhạc, khi bản nhạc kết thúc, đội nào
chuyển được nhiều đồ vật sẽ dành chiến
thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô nhận xét và chuyển hoạt
động.
23