Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đồng chí hãy lựa chọn một lý thuyết quản lý mà mình tâm đắc với tổ chức của mình Giải thích vì sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.22 KB, 4 trang )

Đồng chí hãy lựa chọn một lý thuyết quản lý mà mình tâm đắc với tổ
chức của mình Giải thích vì sao
BÀI LÀM
Trong các học thuyết quản lý dù là trường phái cổ điểm hay trường
phái hiện đại với những nguyên tắc quản lý khác nhau, có những ưu nhược
điểm khác nhau khi áp dụng trong quá trình quản lý thì chúng đều bổ sung
cho nhau, chúng vẫn có những giá trị cơ bản, những nguyên tắc chung trong
quản lý.
Trong các học thuyết quản lý cá nhân tôi tâm đắc với một số nội dung
và nguyên tắc trong “thuyết quản lý khoa học” của Frederick Winslow
Taylor; “thuyết quản lý bàn giấy” của Max Weber và “thuyết hành vi” vì mỗi
học thuyết quản lý trên có những đặc điểm tương đồng với tình hình thực tế
tổ chức và hoạt động của đơn vị mình công tác.
Thực tế đơn vị công tác của tôi hiện đang có những đặc điểm như sau:
- Công tác tổ chức điều hành công việc trong một năm học được tiến
hành theo một “quy tắc” và có “cấu trúc thứ bậc” rõ ràng, trong đó có chú ý
đến việc “phân chia công việc và trách nhiệm cho từng cấp quản lý”. Thủ
trưởng đơn vị là người lập kế hoạch hoạt động chung của đơn vị trong năm
học, các hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn và đoàn thanh
niên lập kế hoạch và triển khai kế hoạch cụ thể cho từng tuần, hàng tháng và
theo năm học, từ đó triển khai đến cấp dưới. Những người đứng đầu mỗi bộ
phận lập kế hoạch, triển khai thực hiện và ra các quyết định cần thiết để duy
trì và đảm bảo kết quả như mong muốn, đồng thời phải chịu trách nhiệm
hoàn toàn về những công việc mà mình làm trước thủ trường đơn vị và nhà
trường. Giáo viên và nhân viên trong cơ quan là người phải tuân thủ theo
đúng những công việc mà mỗi người quan lý của bộ phận đó đề ra.
- Sau khi đã thống nhất về nội dung và kế hoạch, việc tổ chức, tiến
hành, triển khai và đánh giá các hoạt động của đơn vị được tiến hành theo
một nguyên tắc “ khách quan – lạnh lùng”. Thủ trưởng đơn vị đánh giá các
phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, các tổ chức đoàn thể theo việc
thực hiện nội quy và theo hiệu quả công việc đã được xây dựng từ đầu năm


học (các chỉ tiêu phấn đấu, mức độ hoàn thành công việc…), lấy kết quả thực
hiện mục tiêu kế hoạch làm thước đo đánh giá và đề xuất các danh hiệu thi
đua. Việc làm này nhiều khi mang tính chất “duy lí” của thủ trưởng, bởi
nhiều khi việc đánh giá, xem xét nguyên nhân của những công việc chưa đạt
được hiệu quả như mong muốn chưa được xem xét kĩ lưỡng. Điều này nhiều
khi gây ức chế cho cán bộ giáo viên trong quá trình hoạt động và điều hành
công việc, không tạo được động lực cho cán bộ giáo viên trong những năm
học tiếp theo khi họ phải nhận những quyết định quá cứng nhắc.
- Trong phạm vi quyền hạn của một trường cấp THPT hiện chưa được
giao quyền tự chủ trong việc tuyển chọn cán bộ giáo viên, tuy nhiên thủ
trưởng luôn là người quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn và
nhận thức của cán bộ giáo viên. Việc động viên, khuyến khích và ủng hộ cán
bộ giáo viện học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tiến
hành thường xuyên và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của giáo viên. Điều
này phần nào giúp cho cán bộ giáo viên ủng hộ, đáp ứng những yêu cầu công
việc của người quản lý sau khi hoàn thành việc học tập nâng cao trình độ vì
họ được thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình.
- Việc phân công lao động được tiến hành công bằng, đảm bảo mặt
bằng lao động giữa tất cả mọi người. Tuy nhiên việc phân công lao động
luôn được tiến hành theo nguyên tắc “công bằng nhưng không cào bằng”,
đảm bảo ngoài công tác chuyên môn những người có năng lực được bố trí,
sắp xếp và đảm nhiệm các cương vị quản lý khác nhau trong các tổ chuyên
môn và các tổ chức đoàn thể xã hội. Song, việc phân công này cũng dẫn đến
tình trạng nhiều cán bộ giáo viên trẻ ít có cơ hội được thể hiện năng lực của
mình, dần dần dẫn đến thui chột sự nhiệt tình và suy giảm tính sáng tạo của
họ.
- Các chế độ chính sách đãi ngộ với cán bộ giáo viên được chi trả kịp
thời, đảm bảo công bằng theo vị trí trách nhiệm và mức độ đóng góp, hoàn
thành công việc. Thủ trưởng đơn vị không gò ép cán bộ giáo viên về mặt thời
gian tại cơ quan mà luôn tạo điều kiện để họ có thể làm việc thêm bên ngoài

theo thời gian và khả năng cho phép, với phương trâm “miễn sao hoàn thành
công việc được giao của nhà trường”. Chính vì chủ trương này mà cán bộ
giáo viên có thể tiến hành làm thêm, dạy thêm bên ngoài nhà trường để tăng
thu nhập, nâng cao mức sống nếu có nhu cầu sau khi hoàn thành nhiệm vụ
được giao của cơ quan. Thậm chí nhà trường còn ủng hộ và tạo điều kiện cho
giáo viên mượn địa điểm trường lớp để tiến hành dạy thêm mà không thu
phí. Điều này phần nào có tác động tích cực đến thái độ của cán bộ giáo viên,
giúp họ có động lực và buộc phải hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao
trong phạm vi công việc của nhà trường.
- Với mong muốn cán bộ giáo viên cam kết phục vụ suốt đời cho đơn
vị nhằm tạo nên sự ổn định và nâng cao hiệu quả công việc. Song thủ trưởng
luôn tạo điều kiện để những người ở xa, nếu có nhu cầu được thuyên chuyển
công tác về gần nhà, thay vào đó thủ trưởng là người thường xuyên kiến nghị
với cấp trên trong việc xin những cán bộ giáo viên có hộ khẩu thường trú tại
địa phương về công tác tại đơn vị để tạo nên sự gắn bó lâu dài của cán bộ
giáo viên với đơn vị mình công tác.
Qua việc phân tích một số nét tương đồng của các học thuyết khoa học
ở trên có thể nhận định rằng; mọi học thuyết khoa học đều có những ưu
nhược điểm chính trong công tác quản lý, song nó vẫn luôn mang lại những
giá trị quan trọng cho người quản lý trong mỗi cơ quan, đơn vị. Bản thân đơn
vị của tôi cũng có những đặc điểm không hoàn toàn giống một học thuyết
khoa học nào, nhưng ở những nội dung, những nguyên tắc nhất định có
những điểm tương đồng cả về mặt ưu điểm cũng như tồn tại.
Việc phân tích những các học thuyết khoa học, tìm ra những điểm
tương đồng này sẽ giúp cá nhân tôi thấy được những mặt đã làm được,
những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý, điều hành hiện nay tại đơn
vị. Từ đó có những tham mưu, những điều chỉnh trong nội dung công việc
mình được phân công đảm nhiệm nhằm phát huy những mặt đã đạt được, hạn
chế những thiếu sót để đưa công tác quản lý điều hành được hoàn thiện hơn
trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào sự thành công của đơn vị.

×