Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vận dụng quan điểm của thuyết lợi thế so sánh, hãy lựa chọn mặt hàng tập trung chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu của Việt Nam..doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.11 KB, 13 trang )

Nội dung thuyết trình
Chính sách tương mại Quốc tế
Nhóm 1 lớp A10: Lê Quốc Anh
Bùi Thị Hòa
Hoàng Thị Minh Ngọc
Trần Thị Thảo
Đỗ Thị Tuyết
Đề tài:
Vận dụng quan điểm của thuyết lợi thế so sánh, hãy lựa chọn mặt hàng tập trung
chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu của Việt Nam.
I. Cơ sở lý thuyết:
1. Định nghĩa
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi
quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng
hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu
quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu
những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương
đối không hiệu quả bằng các nước khác).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ
thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả
bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa
2.Giới thiệu “Lý thuyết lợi thế so sánh” của David Ricardo
2.1 Lý thuyết lợi thế so sánh
Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã nghiên cứu và
chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết
quả này là quy luật lợi thế so sánh. Ông đã phân tích như sau:
Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất
Sản phẩm Tại Anh (giờ công) Tại Bồ Đào Nha (giờ công)
1 đơn vị lúa mỳ 15 10
1 đơn vị rượu vang 30 15
Trong ví dụ này Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản


xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần
Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy
nghĩ thông thường, trong trường hợp này Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu
mặt hàng nào từ Anh cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận
hoàn toàn khác:
• 1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi
phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để
sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào
Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi
phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị
rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang
rẻ hơn tương đối so với ở Anh.
• Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ
Đào Nha (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ
Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào
Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang còn Anh có lợi thế so sánh
về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập
trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ
sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại
với nhau, Ricardo đã làm như sau:
• Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn
của Bồ Đào Nha là 180 giờ công lao động.
• Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và
theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra
như sau:
Bảng 2 - Trước khi có thương mại
Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang
Anh 8 5
Bồ Đào Nha 9 6
Tổng cộng 17 11

• Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi
trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ
là:
Bảng 3 - Sau khi có thương mại
Đất nước Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang
Anh 18 0
Bồ Đào Nha 0 12
Tổng cộng 18 12
Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất
hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và
rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc
hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai
loại sản phẩm).
Tuy nhiên phân tích của Ricardo phải kèm theo những giả định sau:
 Không có chi phí vận chuyển hàng hoá.
 Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô.
 Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.
 Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
 Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo.
 Không có thuế quan và rào cản thương mại.
 Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết
nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế.
2.2 Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia
o Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc
gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ
tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có
lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất
những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân
bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân
bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định.

o Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước
khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân
tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh
không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn
có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn
tương tự.
Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu
thương mại quốc tế.Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul
Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là
một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia
không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức
sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
3.Công thức RCA
“RCA” – Lợi thế so sánh biểu hiện ( The co-efficient of Revealed
Comparative Advantage ) dùng để đo lường lợi thế so sánh của sản phẩm này
với sản phẩm khác và nước này với nước khác.Đến nay RCA được các nước sử
dụng như là một chỉ số để đo lường lợi thế so sánh . Hệ số RCA chỉ ra khả năng
cạnh tranh xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm xác định trong mối
tương quan với mức xuất khẩu thế giới của sản phẩm đó.

Công thức :
RCA = (Exa/ Ea) : (E xw/ E w)
Trong đó:
• Exa : kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của nước A
• Ea : tổng kim ngạch xuất khẩu của nước A
• Exw : kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của thế giới
• Ew: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Hệ số:
• RCA>2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao
• 1<RCA< 2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh

• RCA<1: Sản phẩm bất lợi thế so sánh
II. Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng GẠO của Việt Nam
1. Chứng minh lợi thế so sánh mặt hàng xuất khẩu GẠO:
Ta có bảng số liệu sau:
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007
Năm Số lượng (triệu tấn) Kim ngạch (triệu USD)
2000 3.476 667.000
2001 3.550 588.000
2002 3.241 726.000
2003 3.892 721.000
2004 4.055 941.000
2005 5.202 1.399.000
2006 4.749 1.306.000
2007 4.500 1.454.000
(Nguồn tài liệu: Tổng công ty lương thực Việt Nam và Tổng cục thống kê)
Từ đó ta có đồ thị sau:
Theo bảng số liệu cũng như đồ thị trên về tình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
từ năm 2000 – 2007 , thì lượng gạo xuất khẩu của Viêt Nam không ngừng tăng
lên qua các năm. Từ mức 667 triệu tấn vào năm 2000 và đến đỉnh điểm ở mức
4500 triệu tấn chỉ qua có 7 năm vào năm 2007.Từ đó ta thấy rõ thế mạnh của
mặt hàng gạo của Viêt Nam trên thị trường Quốc tế.
Tuy nhiên, để chứng minh lợi thế so sánh mặt hàng gạo của Viểt Nam, thì thông
qua bẳng số liệu trên là chưa đủ. Ở dây, chúng ta sế dùng công thứ lợi thế so
sánh biểu hiện RCA để chứng minh .
Xét bảng số liệu:
Áp dụng công thức RCA ta có:
RCA = (Exa/ Ea) : (E xw/ E w)
=(950/26000) : (8970/12440000)
=49,93
Vậy, với chỉ số RCA=49,93, dã cho ta thấy một sưn thật hiển nhiên rằng,

Việt Nam có lợi thế so sánh vô cùng lớn về mặt hàng gạo xuất khẩu.

×