Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐỀ BÀI
1. Dưới quyền bạn có 4 nhân vật sau đây?
Hoạch Kế + -
+
A Kế(+)
Hoạch(+)
B Kế(-)
Hoạch(+)
-
C Kế(+)
Hoạch(-)
D Kế(-)
Hoạch (-)
A bị cấp trên điều đi. Chọn 1 người làm phó cho mình chọn ai? Chọn
B hay C? Tại sao?
2. Dưới quyền bạn có 4 nhân vật sau đây?
Trí
tuệ
Thái độ lao động
+ -
+
I. Trí tuệ(+)
Thái độ lao
động(+)
II. Trí tuệ(-)
Thái độ lao
động(+)
-
III. Trí tuệ(+)
Thái độ lao


động(-)
IV. Trí tuệ(-)
Thái độ lao
động(-)
Bạn là hiệu trưởng bạn không được loại ai? Bạn sử dụng họ vào công
việc gì? Chán ai nhất? Ngại nhất ai?
3. Có 4 loại thủ trưởng sau đây.
Đầu
Con tim
Nóng Lạnh
Nóng
X. Đầu nóng
Tim nóng
Y. Đầu lạnh
Tim nóng
Lạnh
Z. Đầu nóng
Tim lạnh
T. Đầu lạnh
Tim lạnh
Bạn sẽ ứng xử với những thủ trưởng này như thế nào?
Bạn thích nhất ai tại sao?
Bạn ngại nhất ai tại sao?
4. Cô giáo ra bài tập:
Tìm diện tích và chu vi hình vuông có cạnh là 1m
HS A: DT: 1m
2
CV: 4m
CG: Em làm khá lắm
HSB: mét vuông lớn hay mét thường lớn

CG: 1m
2
= 4m thường
Bạn là hiệu trưởng đang ngồi dự giờ bạn sẽ xử lý thế nào?
5. Có 7 tri nếu chọn cho mình2 tri thì chọn 2 tri nào cho mình? Tại
sao? Liên hệ với bản thân?
6. Có 4 trường sau đây?
Đời
Đạo
+ -
+
M/ +
+
N/ -
+
-
O/ +
-
P/ -
-
Với 2 trường N và O theo quan niệm của đồng chí thì trường nào tốt
hơn? (Bạn yên tâm hơn về trường nào? Bạn có kế hoạch gì giúp 2 loại
này?
BÀI LÀM
1. Trong trường hợp A – người giỏi cả kế và hoạch bị cấp trên
điều đi nơi khác, là hiệu trưởng tôi sẽ chọn B là người làm phó
cho mình.
Một người quản lí giỏi là người giỏi cả “kế” và “hoạch”.
Kế hoạch = kế + hoạch. Trong đó: “kế” là mưu kế, tính toán để tìm ra
nội dung công việc; “hoạch” là hoạch định để tìm ra phương pháp

thực hiện.
Nếu người hiệu trưởng giỏi về “kế” thì có thể chọn B làm phó cho
mình. Nếu hiệu trưởng giỏi “hoạch” có thể chọn C làm phó.
Trong trường hợp giả định hiệu trưởng là người giỏi cả kế và hoạch
tôi chọn B làm phó cho mình.
- Lí do: Bản thân người hiệu trưởng phải là người biết nhìn xa trông
rộng, biết tìm ra nội dung công việc cần làm của mỗi nhà trường và
biết chỉ đạo những người dưới quyền mình làm theo những mục tiêu,
định hướng mà người hiệu trưởng đề ra. Người hiệu trưởng giỏi là
người không làm thay công việc của người khác.Như vậy trong bản
thân người hiệu trưởng phần “kế” luôn đóng vai trò quan trọng và trội
hơn, vì vậy khi chọn phó cho mình thì chọn B là thích hợp nhất. Bởi B
là người không giỏi về “kế” nhưng “hoạch” lại tốt nên có khả năng
triển khai và truyền đạt tốt những nội dung công việc mà người hiệu
trưởng định hướng, yêu cầu.
2. Là hiệu trưởng, trong trường hợp không được loại ai, tôi sẽ sử
dụng 4 người trên vào các công việc sau:
- I (Trí tuệ(+), Thái độ lao động (+)): Người này sẽ được sử dụng làm
hiệu phó, bởi với quan điểm cá nhân người lãnh đạo nói chung, hiệu
phó nói riêng phải là người hơn những người dưới mình “một cái đầu”
về tầm trí tuệ và phải có thái độ lao động tích cực để làm gương cho
những người dưới mình noi theo. Không những vậy người lãnh đạo có
trí tuệ tốt, thái độ lao động tốt sẽ giúp đem lại hiệu quả cao trong việc
tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả và nhanh chóng.
- II (Trí tuệ(-), thái độ lao động(+)): người này sẽ được sử dụng làm
bảo vệ với quan điểm, bảo vệ chính là “bộ mặt bên ngoài” của một cơ
quan, những người làm ở bộ phận này không cần đòi hỏi quá cao ở
năng lực trí tuệ mà quan trọng là thái độ làm việc, ý thức trách nhiệm
với công việc của nhà trường để đảm bào an toàn về con người và tài
sản công. Bên cạnh đó thái độ tiếp đón niềm nở, kịp thời với khách

khi đến cơ quan là một trong những yêu cầu quan trọng tạo cảm giác
và thái độ tốt với khách khi đến làm việc. Tuy nhiên, đây cũng là mẫu
người “chán nhất” bởi chỉ thái độ làm việc tốt, nhiệt tình trong khi
phẩm chất trí tuệ kém sẽ dẫn đến những việc làm không cần thiết,
hoặc giao việc không đáp ứng được những yêu cầu mà mọi người
không mong muốn do thiếu tư duy, khoa học dẫn đến phản tác dụng.
- III (Trí tuệ(+), thái độ lao động(-)): người này sẽ được sử dụng làm
bí thư đoàn thanh niên, bởi một người có trí tuệ tốt, đứng đầu một tổ
chức đoàn thể sẽ biết cách hoạch định được công việc, cách tổ chức
hoạt động phong trào và biết giao việc cho cấp dưới làm theo những
mục tiêu, kế hoạch đề ra. Tuy nhiên để BCH Đoàn hoạt động có hiệu
quả và phát triển toàn diện cần bố trí cho người bí thư đoàn này một
phó bí thư có thái độ làm việc tốt để đảm nhiệm và triển khai công
việc. Đây cũng là mẫu người đáng “ngại nhất” vì trong công việc có
thể xảy ra tình trạng người này chỉ nói mà không làm, hoặc việc làm
diễn ra theo hình thức, chiếu lệ dẫn đến hiệu quả công tác đoàn thể
không đạt được theo yêu cầu mong muốn.
- IV (Tri tuệ(-), thái độ làm việc(-)): người này sẽ được sử dụng trong
công tác thư viện, bởi hoạt động đặc thù của lĩnh vực này không cần
đòi hỏi cao về trí tuệ, công việc thư viện trong nhà trường ít và hiện
nay nhìn chung còn đơn điệu nên sử dụng người này cho công tác thư
viện là hợp lí.
3. * Cách ứng xử với thủ trưởng:
- Trường hợp thủ trưởng X (Đầu nóng, tim nóng): Với những thủ
trưởng này, ta không nên quá xu nịnh, cần có thái độ ứng xử kịch sự
để thủ trưởng thấy mình được tôn trọng; Biết cách kìm chế hành
độngcuar mình khi thấy thủ trưởng nóng giận và cố gắng hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đặc biệt không vì thấy thủ trưởng nóng
giận mà quay sang nói xấu thủ trưởng với đồng nghiệp, mặc dù nóng
tính nhưng thủ trưởng là người có lòng yêu thương, vị tha có thể mắng

mỏ, quát tháo nhưng thường không để bụng. Vì vậy khi đến một
chừng mực nhất đinh ta cần trao đổi, góp ý bằng tình cảm với thủ
trưởng vào thời gian thích hợp.
- Trường hợp thủ trưởng Z (đầu nóng, tim lạnh); Những thủ trưởng
này thường có phản ứng tức thời khi có không hài lòng về việc gì đó
và thường đưa ra những quyết định “tồi tệ” một cách lạnh lùng, không
khoan nhượng với cấp dưới. Vì vậy với thủ trưởng này ta cần hết sức
chú ý, không nên có hành động quá khích, tránh cuộc chạm mặt trực
tiếp bởi điều này có thể khiến bạn càng có ấn tượng xấu về thủ trưởng
và tạo áp lực cho mình. Để công việc được tiến hành thuận lợi cách tốt
nhất là nên giữ khoảng cách với họ để tránh những điều đáng tiếc xảy
ta với mình.
- Trường hợp thủ trưởng Y (đầu lạnh, tim nóng): Đây là mẫu thủ
trưởng cương quyết, nhất quán trong công việc, biết cách cân nhắc
công việc và sử dụng con người, có lòng yêu thương, lòng vị tha nhân
ái. Với thủ trưởng này ta nên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về công
việc vì thủ trưởng là người biết lắng nghe các ý kiến của bạn; mạnh
dạn đảm nhận công việc đặc biệt là những việc khó của cơ quan sẽ tạo
được niềm tin của thủ trưởng. Bởi nếu chưa thành công ngay thì thủ
trưởng luôn là người ủng hộ và tạo cơ hội để ta làm tốt hơn.
- Trương hợp thủ trưởng T (đầu lạnh, tim lạnh): Mẫu lãnh đạo
cương quyết, độc đoán trong công việc, lãnh lẽo vô cảm khi đưa ra
quyết định. Với sếp có tính cách bá đạo như trên, bạn cần cho họ cảm
thấy giá trị tồn tại của bạn. Đặc biệt là khi thủ trưởng dùng lời nói to
tát, bạn cần phải suy xét kĩ trước khi trả lời. Điều quan trọng là bạn
không cảm thấy sợ hãi, dũng cảm kiên trì và cố gắng hoàn thành tốt
công việc được giao sẽ giúp bạn có kết quả như ý.
* Mẫu thủ trưởng thích nhất là thủ trưởng Y. Vì mẫu thủ trưởng
thường rất đứng đắn, cởi mở, điềm tĩnh và là một con người biết lắng
nghe người khác, nhưng khi cần,thủ trưởng này lại là một người thực

hiện kỷ luật rất công bằng với nhân viên.Họ không ngại đưa ra những
quyết định dũng cảm,kiên quyết nhưng rất hợp lòng cấp dưới vì thế họ
thường nhận được sự trung thành tuyệt đối của các nhân viên.
* Mẫu thủ trưởng ngại nhất là thủ trưởng Z. Những thủ trưởng này
thường phản ứng tức thời một cách gay gắt, dù quyết định đó đúng
hay sai cũng đều đem lại những ức chế tức thời cho cấp dưới. Bên
cạnh đó mẫu thủ trưởng này cũng rất khó tiếp xúc, khó khuyên giải
bởi họ dường như có trái tim sắt đá và bảo thủ. Với thủ trưởng này
thường tạo ra cho ta cảm giác ngại gần gũi, xa lánh và không mấy cảm
tình.
4. Cách ứng xử của người hiệu trưởng khi dự giờ:
1. Bình tĩnh và không có phản ứng tức thời để giờ học diễn ra
bình thường cho đến khi kết thúc;
2. Gặp ngay giáo viên sau giờ dạy để chỉ rõ lỗi cơ bản về kiến
thức trong giờ dạy;
3. Yêu cầu giáo viên chuẩn xác lại kiến thức đã dạy sai cho học
sinh vào tiết học sau đó;
4. Phân công tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra giáo án, dự
giờ, rút kinh nghiệm đối với giáo viên.
5. * Trong động lực quản lý và nhân tố thúc đẩy động lực quản lý
có 7 tri, gồm:
- Biết mình (tri kỷ).
- Biết người (tri bỉ).
- Biết tình thế (tri thế).
- Biết thời cơ, nguy cơ (tri thời).
- Biết cách biến đổi (tri biến).
- Biết đến đây là đủ (tri túc).
- Biết lúc nào phải dừng (tri chỉ).
* Chọn cặp tri: Tri kỷ - Tri biến
Biết được mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì, năng lực đến

đâu trước khi tiến hành cân nhắc, lựa chọn làm một việc gì đó sẽ giúp
chúng ta lựa chọn được những công việc vừa sức, đem lại hiệu quả
cao trong công việc. Đồng thời lựa được sức mình sẽ giúp đưa ra được
những khó khăn, trở ngại trong công việc và đề ra được các giải pháp
để khắc phục những khó khăn đó.
Biết cách biến đổi (dĩ bất biến, ứng vạn biến); bí quyết này đòi
hỏi chúng ta phải lấy cái bất biến, cái nguyên tắc để ứng phó với các
sự việc, các tình huống xảy ra muôn hình vạn trạng. Do đó phải đắn
đo, cân nhắc, xem xét nhiều phương án khác nhau và tìm ra những
giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mình, có như
vậy sẽ giúp ta chủ động và giải quyết mọi việc một cách đúng đắn và
khoa học.
Việc lựa chọn cho mình được những động lực phù hợp với bản
thân giúp chúng ta tự tin và lựa chọn, giải quyết được mọi công việc
trong cuộc sống và công việc
* Liên hệ bản thân:
Trong thực tế cuộc sống và công việc, bản thân đang cố gắng hoàn
thiện bản thân, cân nhắc kĩ những điểm mạnh và điểm của mình và đặt
ra những khó khăn những tình huống giả định để chủ động giải quyết
nó. Những câu hỏi luôn được đặt ra là:
- Mình có khả năng làm được những gì?
- Làm được đến đâu?
- Có khó khăn gì khi làm điều đó?
- Cần giải quyết những tình huống đó như thế nào?
Tuy nhiên thực tế cho thấy mọi việc diễn ra muôn hình vạn trạng và
không phải lúc nào chúng ta cũng đánh giá đúng và giải quyết chúng
một cách trọn vẹn. Song phương châm của tôi là hãy biết mình và biết
biến đổi theo thời thế, tình huống sẽ giúp đem lại những kết quả tốt
đẹp.
6. * Theo quan niệm của bản thân, trường O tốt hơn so với N

Hiện nay, cả xã hội luôn hướng tới xây dựng một mô hình nhà
trường văn hóa, xây dựng văn hóa học đường hay xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực.Ở các mô hình nhà trường đó các kết
quả giáo dục, sản phẩm giáo dục đều đạt tới cái chân – thiện – mĩ.
Đây là kết quả mà cả xã hội đang mong đợi ở các nhà trường trong
việc đào tạo thế hệ trẻ tương lai.
Mô hình trường O là môi trường rất quan trọng để rèn luyện
nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất
nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp,
có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh. Vì vậy vấn đề xây
dựng các nhà trường như trường O phải được coi là có tính sống còn,
tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu một nhà
trường chỉ chú trọng và phát phát triển theo mô hình trường N mà
đánh mất đi những giá trị Chân – thiện - mĩ thì không thể làm tốt được
chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ
trẻ. Tuy nhiên, để có thể đạt tới mức độ phát triển nhanh chóng và
toàn diện như cả xã hội mong muốn thì một sự kết hợp giữa mô hình
trường N và trường O sẽ là một mô hình lí tưởng.
Mô hình trường N, nếu chỉ chú trọng và đến hiệu quả mà quên
vai trò của việc giáo dục cái chân – thiện – mĩ cho học sinh thì kết quả
sẽ tạo ra một thế hệ học sinh khô cứng, thờ ơ với những giá trị đạo
đức và truyền thống tốt đẹp của nhân loại và như vậy các em sẽ trở
thành những người lệch lạc trong nhận thức cuộc sống.
* Kế hoạch giúp trường N và O:
Kết hợp đồng bộ và linh hoạt các biện pháp nâng cao hiệu quả
toàn diện cho học sinh cả về kết quả học tập và các giá trị chân – thiện
– mĩ nhằm tạo ra các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, vừa giỏi về
kiến thức chuyên môn vừa biết cảm nhận, tiếp thu và phát huy các giá
trị truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của con người.

×