Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hãy chỉ ra mục tiêu của chúng và phận biệt nét đặc trưng của mục tiêu nội dung phương pháp của bậc học cấp học mà bạn quan tâm nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.98 KB, 12 trang )

Trong hệ thống giáo dục có các cấp học bậc học
trong loại hình giáo dục Hãy chỉ ra mục tiêu của
chúng và phận biệt nét đặc trưng của mục tiêu nội
dung phương pháp của bậc học cấp học mà bạn
quan tâm nhất
BÀI LÀM
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam gồm
có bậc học là giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và
giáo dục thường xuyên. Mỗi bậc học có nét đặc
trưng và mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu và
chiến lược phát triển của đất nước. Dựa vào điều
kiện làm việc thực tế đang làm việc tại một Trung
tâm GDTX cấp huyện, tôi xin trình bày khái quát
mục tiêu của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và
đi sâu phân tích mục tiêu, nội dung, phương pháp
của bậc học giáo dục thường xuyên.
* Mục tiêu của giáo dục mầm non:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em
phát triển về thể chất, tình cảm , trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
* Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào


cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức, tri tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và cách kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh
củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục
tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình đọ cơ sở và
những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng
nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố
và phát triển những kết quả của giáo dục trung học
cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những
hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng
nghiệp, có điều hiện phát huy năng lực cá nhân để
lựa chọn hướng phát triển, tieps tục học đại học,
cao đẳng, trug cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc
sống lao động.
* Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo
người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công
nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người
lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm
hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao
động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của
một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính
sáng tạp, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tọa nhân lực kỹ thuật trực tiếp
trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề
tương xứng với trình độ đào tạo.
* Mục tiêu giáo dục đại học
1. Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo người học
có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ
nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề
nghiệp tươg xứng với trình độ đào tạo, có sức
khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến
thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để
giải quyết những vấn đề thông thường thuộc
chuyên ngành được đào tạo.
3. Đào tạo trình độ đại hoc giúp sinh viên nắm
vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực
hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạp và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên
ngành được đào tạo.
4. Đào tạo trình độ thạc sỹ giúp học viên nắm
vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có
khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, phát hiện và
giải quyết những vấn đề mới thuộc chuyên ngành
đào tạo.
5. Đào tạo trình đọ tiến sỹ giúp nghiên cứu sinh có

trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực
nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải
quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ,
hướng dẫn nghiên cứu khoahocj và hoạt động
chuyên môn.
* GDTX: mục tiêu, nội dung và phương pháp.
+ Mục tiêu GDTX: “Phát triển GDTX giúp mọi
người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt
đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu
biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm
việc làm và thích nghi với đời sống xã hội;
Trung tâm GDTX là một bộ phận của hệ thống
giáo dục quốc dân có chức năng quan trọng làm
tiền đề để xây dựng xã hội học tập”.
Từ xưa, phương thức giáo dục truyền thống
mà ta quen dùng thuật ngữ “Giáo dục chính quy”
với những quy định nghiêm ngặt về trình độ đầu
vào, về độ tuổi, về thời gian đào tạo, về đặc điểm
học tập, về sự hiện diện lớp học, …luôn được coi
trọng và ăn sâu vào tiềm thức của con người. Nếu
có văn bằng ghi chữ “ chính quy” thì cơ hội xin
việc làm dễ dàng hơn, dễ có điều kiện thăng tiến
trong công tác. Song, trước sự phát triển ngày
càng cao của xã hội , nhu cầu được học của các
tầng lớp nhân dân lao động ngày càng tăng thì
phương thức
“Giáo dục chính quy” chỉ dành cho những người
có điều kiện theo học liên tục, điều kiện thuận lợi
để đáp ứng được các yêu cầu có thể tham gia. Để

thực hiện công bằng trong giáo dục “ai cũng được
học hành”, đáp ứng nguyên lý “Giáo dục cho mọi
người, mọi người cho giáo dục” cũng như “học
suốt đời” thì phương thức giáo dục truyền thống
không đủ điều kiện về mọi nguồn lực để đáp ứng,
mà bên cạnh đó nó phải có một phương thức giáo
dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với cách
thức tổ chức linh hoạt, mềm dẻo, với một cơ chế
đào tạo “mở” mới đủ khả năng đáp ứng như cầu
đó của xã hội, đó là giáo dục thường xuyên.
Giáo dục thường xuyên còn mang ý nghĩa
nhân văn và xã hội sâu sắc, nó là phương thức học
tập hữu hiệu cho mọi người trong thời đại mới, nó
trở thành con đường đào tạo không trùng lặp với
những quy định của giáo dục chính quy, nhằm tạo
cơ hội cho những người không có điều kiện học
chính quy khi còn trẻ tuổi hoặc đã ra khỏi giáo dục
chính quy mà còn muốn tiếp tục học tập.Cụ thể
như: những người mới thoát nạn muc chữ, mới
biết đọc, biết viết; những người không được học
tập trung trong các nhà trường chính quy; những
người đã học xong phổ thông rồi tham gia vào sản
xuất và công tác cần được bồi dưỡng các kiến thức
nghiệp vụ ngành nghề để hoàn thành các việc
được phân công; những người cần được tiêu chuẩn
hoá về nghề nghiệp, đặc biệt trong giáo dục, trong
các cấp hành chính từ xã, phường trở lên; những
người đã được đào tạo nghề nay có xu hướng đổi
nghề để xin việc làm hoặc đổi nghề nghiệp; những
người có hoàn cảnh khó khăn, đời sống thấp cần

được học các kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt,
lao động thủ công để tăng thu nhập, nâng cao mức
sống gia đình; những người đã có cuộc sống ổn
định, mức sống tương đối cao có nhu cầu trang bị
thêm kiến thức về kinh tế, xã hội…nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của mình.
Như vậy loại hình giáo dục thường xuyên đã
và đang góp phần bảo đảm cho mọi người dân đã
và đang có thể vừa học vừa làm, học liên tục, học
suốt đời góp phần nâng cao trình độ, mở rộng hiểu
biết để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm và thích nghi với đời sống xã hội đúng như
mục tiêu mà loại hình giáo dục này đề ra.
+ Nội dung GDTX:
- Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục
sau khi biết chữ;
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người
học; cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công
nghệ;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao
trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ
thống giáo dục quốc dân.
Nội dung giáo dục của các chương trình GDTX
phải đảm bảo tính thiết thực, giúp người học nâng
cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất
lượng cuộc sống. Chương trình giáo dục để lấy
văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân phải
đảm bảo các yêu cầu về nội dung của chương trình
giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo.

+ Phương pháp GDTX: Phải phát huy vai trò chủ
động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi
trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng
phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để
nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

×