Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bằng thí dụ cụ thể chứng minh đánh giá là một khoa học và đánh giá là công cụ quan trọng của quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.13 KB, 20 trang )

Bằng thí dụ cụ thể chứng minh đánh giá là một khoa học và đánh giá là
công cụ quan trọng của quản lý?
BÀI LÀM
Đánh giá giáo dục vừa là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học quản lý giáo
dục, vừa là công cụ quản lý hữu hiệu của quản lý giáo dục nhằm phán đoán
giá trị của sự nghiệp giáo dục để điều chỉnh, kiểm nghiệm trình độ phát triển
của sự nghiệp giáo dục và cải tiến để giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của cộng đồng xã hội.
Đánh giá vừa là một lĩnh vực của khoa học quản lí giáo dục, vừa là một công
cụ của quản lý giáo dục. Nhận định này được thể hiện qua những dấu hiệu
cụ thể sau:
- Đánh giá là một khoa học là nhờ nó có các hệ thống khái niệm, phạm trù
gắn liền với nó.
+ Đánh giá và giá trị: Khái niệm đánh giá luôn gắn liền với khái niệm giá trị
vì thực chất của đánh giá là sự phán đoán giá trị của hiện tượng. Quan điểm
về giá trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đánh giá, phải
thống nhất được cách hiểu khái niệm này mới có thể có được sự đồng thuận
trong đánh giá, trong nhận định kết quả đánh giá…
+ Đánh giá và nhận thức: Đánh giá nói chung là một hoạt động của nhận
thức. Thông qua đánh giá con người nhận thức được bản chất của thế giới
khách quan, xác định được thái độ của con người với thế giới khách quan
đó, để rồi chấp nhận hoặc cải tạo nó phục vụ cho lợi ích của con người.
Chỉ khi có một nhận thức luận đúng đắn, một luận điểm khoa học lịch sử
khách quan trong đánh giá mới có thể đảm bảo xác định được tính chỉnh thể
của giá trị sự vật, mới có được những kết luận đánh giá có giá trị, có tác
dụng đổi mới, cải tạo hoặc thích ứng với các sự vật, hiện tượng.
1
+ Đánh giá và thực tiễn: Quá trình nhận thức bắt đầu từ thực tiễn và rồi quay
trở lại kiểm nghiệm qua thực tiễn. Hoạt động đánh giá phải trải qua việc
nghiên cứu, nhận thức đối tượng đánh giá và kết quả của quá trình nhận thức
đó phải được kiểm nghiệm trong thực tiễn.


+ Mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và khách thể của đánh giá:Việc xác
định rõ mối quan hệ này là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sự công bằng trong đánh giá. Trong đánh giá sự nghiệp giáo dục chủ
thể và khách thể đánh giá là tương đối và có thể hoán đổi vị trí cho nhau tùy
mục đích đánh giá.
+ Chức năng đánh giá trong giáo dục: là sự tác động của quá trình đánh giá
lên đối tượng đánh giá, được phát huy trước, trong và sau đánh giá theo
chiều hướng mà chủ thể đánh giá mong muốn.
+ Các loại hình đánh giá trong giáo dục: có nhiều loại hình đánh giá trong
giáo dục. Mỗi loại nhằm tới một đối tượng đánh giá, mục đích đánh giá nhất
định. Một vài cách phân loại; Phân loại theo phạm vi đối tượng đánh giá,
phân loại theo tiêu chuẩn đánh giá, phân loại theo chức năng đánh giá, phân
loại theo nội dung đánh giá….
- Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu đánh giá giáo dục
+ Đối tượng nghiên cứu của đánh giá giáo dục: là loại hình hoạt động giáo
dục, mối quan hệ giữa chúng, các chức năng của hoạt động giáo dục và nhu
cầu thực thi của chức năng ấy trong hệ thống giáo dục.
+ Nội dung nghiên cứu của đánh giá trong giáo dục: Nghiên cứu cơ sở lí
luận và thực tiễn của hoạt động đánh giá; nghiên cứu tcác phương pháp thực
thi cụ thể; nghiên cứu các loại hình đánh giá cụ thể…
- Các phương pháp nghiên cứu trong đánh giá giáo dục: những phương pháp
thường dùng đánh giá hoạt động giáo dục bao gồm: Phương pháp lịch sử,
2
phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát,
phương pháp thống kê.
- Thành tựu của khoa học đánh giá: Các bộ chuẩn về tiêu chí đánh giá, quy
trình đánh giá (chuẩn cơ sở giáo dục, chuẩn chức danh, chuẩn kiến thức, kĩ
năng…); các mô hình đánh giá trong giáo dục.
- Những vấn đề đang tồn tại của khoa học đánh giá: Nhiều tiêu chí đánh giá
chưa rõ ràng, một số kết quả của công tác đánh giá còn mang nặng tính hình

thức, …
* Ví dụ chứng minh
- Đánh giá là một khoa học: Khi nghiên cứu một đề tài về “Biện pháp Quản
lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trường”
chúng ta cần đi làm rõ các nội dung khoa học sau:
+ Các khái niệm: Quản lý, biện pháp quản lý, phát triển, phát triển đội ngũ
giáo viên theo chuẩn.
+ Các tiêu chí đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
+ Đối tượng nghiên cứu là giáo viên, các biện pháp quản lý phát triển đội
ngũ giáo viên của nhà quản lý.
+ Nội dung nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cơ sở lí luận thực tiễn của
việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, Thực trạng
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cuả đơn vị;
Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
+ Phương pháp nghiên cứu tập trung vào: phương pháp nghiên cứu lí luận,
phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế,
phương pháp xử lí số liệu, …
+ Việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo
các tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên được coi là những thành tựu
cuả khoa học đánh giá. Tuy nhiên cũng như bản thân khoa học đánh giá mỗi
3
đề tài nghiên cứu khoa học đều mang những nhược điểm thiếu sót nào đó
trong quá trình triền khai nghiên cứu nó với tư cách là một khoa học đánh
giá.
- Ví dụ đánh giá là một công cụ quản lý
Việc thanh tra, kiểm tra trong nội bộ trường học là công việc được tiến hành
thường xuyên trong suốt năm học của mỗi nhà trường. Các nhà quản lý là
người xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá đối với giáo viên, nhân viên và
học sinh. Cán bộ, giáo viên và học sinh là những đối tượng được kiểm tra
đánh giá. Thông qua việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên

môn, giờ dạy, hồ sơ chuyên môn người quản lí nắm bắt được hiệu quả việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị nhà trường của mỗi cán bộ giáo viên. Giáo viên
thực hiện kiểm tra đánh giá sẽ nắm bắt được trình độ nhận thức của học sinh
để từ đó, các nhà quản lí luôn quản lí được hiệu quả công việc, điều chỉnh
cách quản lí ; người giáo viên điều chỉnh cách dạy và học của học sinh, từ đó
hướng hoạt động của toàn thể thành viên trong nhà trường theo một đích
chung mong muốn.
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
Môn Địa lý – Lớp 10
I. Cơ sở ra đề
1. Mục đích kiểm tra
- Đối với học sinh: Việc kiểm tra, đánh giá nhằm động viên, khích lệ các em
có động lực thúc đẩy học tập. Giúp học sinh tự đánh giá mức độ đạt được
mục tiêu học tập, từ đó điều chỉnh cách học và rút ra kinh nghiệm học tập
cho bản thân.
4
- Đối với giáo viên: Thông qua việc kiểm tra, giáo viên đánh giá, theo dõi
được sự tiến bộ của học sinh, dự báo được những khó khăn và thuận lợi
trong quá trình giảng dạy tiếp theo, từ đó điều chỉnh cách dạy sao cho phù
hợp trình độ nhận thức của từng nhóm học sinh nhằm đạt kết quả dạy học
cao nhất. Thông qua việc kiểm tra này cũng giúp giáo viên có được kinh
nghiệm trong việc kiểm tra lần sau thông qua kết quả bài làm của học sinh.
- Đối với nhà quản lý: Kết quả kiểm tra sẽ giúp các nhà quản lý theo dõi
được sự tiến bộ của thầy và trò trong quá trình dạy học, từ đó có được những
biện pháp giúp đỡ hỗ trợ trong quá trình dạy học của giáo viên học sinh.
2. Hình thức kiểm tra
- Thi viết
- Trắc nghiệm khách quan
3. Nội dung kiểm tra và bậc nhận thức
3.1. Những nội dung cần kiểm tra

ND1: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời
ND2: Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
ND3: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
ND4: Hệ quả chuyển động quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
3.2. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Ma trận đề kiểm tra được xây dựng theo tỉ lệ 4 – 4 – 2
5
Bậc nhận thức
Nội dung
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Tổng
Nội dung 1 1 0 0 1
Nội dung 2 1 1 0 2
Nội dung 3 1 2 0 3
Nội dung 4 1 1 2 4
Tổng 4 4 2 10
4. Viết câu hỏi
Bậc nhận thức Mục tiêu Nội dung câu
hỏi
Điểm
Bậc 1
- Nêu được khái niệm Vũ Trụ. Vẽ
lại được quỹ đạo chuyển động các
hành tinh trong Hệ Mặt Trời
- Vẽ lại được vị trí và khoảng cách
của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Vẽ lại được sơ đồ chuyển động
tự quay quanh trục của Trái Đất và
các múi giờ trên Trái Đất.
- Kể được nguyên nhân sinh ra

ngày đêm trên Trái Đất và vẽ được
sơ đồ đường biểu diễn chuyển
động biểu kiến của Mặt Trời trong
một năm.

Phần trắc
nghiệm:
Câu 1, câu 2
Câu 3, câu 4
Câu 5, câu 6
Câu 7, câu 8
4
Bậc 2 Phần tự luận
6
- Giải thích được tại sao chỉ ở vị
trí số 3 trên Trái Đất mới tồn tại sự
sống.
- Giải thích được sự khác biệt về
múi giờ giữa các nước trên thế
giới.
- Giải thích được sự tác động của
lực Côriolit đến các vật thể tự
nhiên trên Trái Đất như dòng
sông, đường đạn bay…
- Giải thích được hiện tượng mùa
trên Trái Đất.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

4
Bậc 3
Vận dụng kiến thức để bình luận,
đánh giá được hiện tượng tự nhiên
trong năm.
Câu 5 2
II. Đề kiểm tra
A. Phần trắc nghiệm khác quan (4 điểm).
Câu 1: Vũ Trụ là:
a. Khoảng không gian chứa vô vàn các phân tử khí đậm đặc.
b. Khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà.
c. Khoảng không gian chứa các thiên thể, khí bụi và bức xạ điện tử.
d. Khoảng không gian chứa các hành tinh và các vệ tinh.
7
Câu 2: Hướng chuyển động của các hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời
là:
a. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh.
b. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh.
c. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh.
d. Thuận chiều kim đồng hồ.
Câu 3: Vị trí của Trái đất so với Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời là vị trí:
a. Số 2 b. Số 3
c. Số 4 d. Số 5
Câu 4: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:
a. 149,6 nghìn km b. 149,6 triệu km
c. 149,6 tỉ km d. 140 triệu km
Câu 5: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong
khoảng thời gian:
a. Một năm b. Một mùa
c. Một tháng d. Một ngày

Câu 6: Giờ quốc tế được lấy theo giờ của:
a. Múi giờ số 23 b. Múi giờ số 7
c. Múi giờ số 1 d. Múi giờ số 0
Câu 7: Có hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất là do:
a. Trái Đất hình cầu
8
b. Trái Đất tự quay quanh trục
c. Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục.
d. Mặt Trời chỉ chiếu một phía của Trái Đất.
Câu 8: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở:
a. Nội chí tuyến b. Chí tuyến Nam và chí tuyến Bắc
c. Cực Bắc và Nam d. Ngoại chí tuyến
B. Phần tự luận (6 điểm):
Câu 1: Giả sử Trái Đất không nằm ở vị trí số 3 trong Hệ Mặt Trời mà ở vị
trí số 2 hoặc số 4 thì trên Trái Đất có tồn tại sự sống không? Tại sao?
Câu 2: Một trận bóng đá tổ chức ở Anh lúc 19 giờ 30 ngày 01/10 thì ở Việt
Nam phải xem trực tiếp lúc mấy giờ?ngày nào?
Câu 3: Tại sao ở hai bên bờ các con Việt Nam lại có tình trạng bờ bên phải
theo hướng dòng chảy thường bị lở, còn bờ bên trái thì lại được bồi đắp phù
sa?
Câu 4: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung
quanh Mặt Trời thì trên Trái Đất có hiện tượng mùa trong năm không?Một
năm có mấy mùa? Tại sao?
Câu 5: Vận dụng kiến thức đã học, hãy bình luận câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
9
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
…… HẾT……
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
KĨ NĂNG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ BẰNG PHẦN MỀM

MAPINFO
1. Phân tích nhu cầu
1.1. Xu thế phát triển của ngành
Những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã và đang đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
một số hạn chế đòi hỏi toàn ngành giáo dục phải không ngừng nỗ lực để giải
quyết.
Trước bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi nước ta đang
đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định
hướng phát triển trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng giáo dục từ bậc học mầm non đến THPT; xây dựng mạng
lưới đồng bộ gắn với nâng cao chất lượng giáo dục tiến tới xây dựng nền
giáo dục tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện; chú trọng giáo dục mũi nhọn; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao
tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý; xây dựng đội ngũ giáo
viên có chất lượng; tăng cường hướng nghiệp cho học sinh. Mặt khác, cần
tập trung mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong đó cần
chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số lĩnh vực.
10
1.2. Trình độ phát triển của công nghệ, công nghệ thông tin
Hiện nay trình độ phát triển công nghệ thông tin đã và đang đạt được những
thành tựu to lớn, lưu lượng thông tin tăng và biến đổi cực kì nhanh chóng
góp phần phát triển và biến đổi nền kinh tế tri thức nói chung và giáo dục
nói riêng.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận
kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học
như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới
trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân

làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học
phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta
nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay
phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp
học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng
ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt
đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy
giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ
dàng hơn.
Trước những biến đổi của công nghệ thông tin và yêu cầu của ngành giáo
dục. Việc trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản và đẩy mạnh sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một nhu cầu vô cùng quan trọng
và cấp thiết.
1.3. Xu thế phát triển của ngành học trong bối cảnh trình độ phát triển
11
Những năm gần đây, sự tích hợp của công nghệ thông tin và truyền thông
trong giảng dạy đã mở ra nhiều khả năng ứng dụng, tạo bước phát triển mới
làm thay đổi xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, các môn học nói
chung và ngành học địa lí nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí đang diễn ra mạnh mẽ và đạt
được những thành công đáng kể, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới
giáo dục.
Đây chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi
mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn
video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp
Minh hoạ được những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình
thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng địa lí mà nếu không có nó
thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích.Thực sự
tôi thấy rằng những hình ảnh minh họa đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng
giải.Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng In ternet,

phần mềm Encatar , tạo lập bản biểu đồ, bảng số liệu nhanh chóng và chính
xác, điều đó giúp các em dễ dàng liên hệ thực tế, có thêm nhiều kiến thức về
địa lí tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội mà trong sách giáo khoa không thể
đưa ra hết, nó giúp chúng ta cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc
chuẩn bị thiết bị , đồ dùng dạy học.
1.4. Đặc điểm của người học trong xã hội đương đại
Trong bối cảnh mới, người học không còn là người thụ động tiếp nhận kiến
tức từ giáo viên, mà trở thành một chủ thể tự giác, tổ chức và tự chịu trách
nhiệm về quá trình nhận thức của bản thân dưới sự hướng dẫn và tổ chức
của giáo viên.
12
Bên cạnh đó, người học hiện nay luôn có nhu cầu tiếp thu những kiến thức
mới và chuyên sâu hơn. Vì vậy việc giảng dạy trên lớp không thể chỉ đơn
thuần sử dụng các phương pháp truyền thống, các cộng cụ và phương tiện
dạy học truyền thống lạc hậu, chung chung. Điều này đặt ra cho người dạy
phải có bước thay đổi quan trọng và căn bản, chuyên sâu hơn trong quá trình
chuẩn bị cũng như tiến hành các giờ lên lớp.
2. Mục tiêu của môn học
2.1. Mục tiêu chung
Sau khi tham dự lớp tập huấn, người học có được:
* Về kiến thức:
- Liệt kê được các khả năng ứng dụng của phần mềm MAPINFO trong việc
xây dựng bản đồ chuyên đề.
- Xây dựng được bản chuyên đề phục vụ giảng dạy bằng phần mềm
MAPINFO
* Về kĩ năng:
- Nhập được dữ liệu, quản lí và xử lí được dữ liệu trong MAPINFO.
- Biên tập được các bản đồ chuyên đề phục vụ giảng dạy bằng phần mềm
MAPINFO.
* Về thái độ:

Có ý thức thường xuyên khai thác, sử dụng phần mềm MAPINFO trong việc
xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ giảng dạy.
2.2. Mục tiêu khác
13
- Giải quyết được tình trạng sử dụng các bản đồ chung cho nhiều nội dung
bài học dẫn đến hiệu quả thấp.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học.
3. Những nội dung cơ bản của môn học
3.1. Giới thiệu về phần mềm MAPINFO
3.2. Nhập dữ liệu trong MAPINFO
3.3. Quản lý, xử lý dữ liệu trong MAPINFO
3.4. Biên tập bản đồ chuyên đề bằng phần mềm MAPINFO
4. Mục tiêu chi tiết của môn học
Mục tiêu
Nội dung
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Nội dung 1
Kể lại được các
thực đơn và
thanh công cụ
chính trong
mapinfo
Hiểu được các
chương trình ứng
dụng trong
Mapinfo
Nội dung 2
Phát biểu được
các khái niệm:

cấu trúc dữ liệu
dạng điểm, dạng
đường, dạng
vùng, dạng chữ.
Nhập được dữ
liệu cần biên soạn
bản đồ đúng và
chính xác.
Nội dung 3 Phát biểu được Phân tích được Tổng hợp các
14
các khái niệm về
Object, Layer.
các trường dữ
liệu, các đối
tượng trong
trường dữ liệu
một cách chính
xác.
trường dữ liệu và
các đối tượng
trong trường dữ
liệu. Từ đó tiến
hành thêm bớt,
cắt, xóa đối
tượng; thêm, bớt,
sắp xếp trường
dữ liệu theo đúng
mục tiêu xây
dựng bản đồ.
Nội dung 4

Kể lại tên các
bước biên tập bản
đồ chuyên đề
bằng phần mềm
Mapinfo
Hiểu được vai trò
của việc tạo
“trang bản đồ
chuyên đề” trong
việc biên tập bản
đồ.
Biên tập được
bản đồ chuyên đề
với đầy đủ các
nội dung: Biểu
đồ, đồ thị, trang
in, khung bản đồ,
tiêu đề bản đồ,
lưới chiếu, số
hiệu lưới chiếu,
thước tỉ lệ, tranh
ảnh, bảng chú
giải trên bản đồ.
15
5. Tài liệu tập huấn
5.1. Tài liệu bắt buộc
- Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Đức Tuấn : Sử dụng phần mềm MAPINFO
trong quản lý và biên tập bản đồ địa lí. NXB Đại học sư phạm Hà Nội,
2008.
- Website: http:\\www.mapinfo.com

5.2. Tài liệu tham khảo
- Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học tích cực,
NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2003.
6. Hình thức tổ chức tập huấn
- Trên lớp: 15 tiết
- Ở nhà: 15 tiết
7. Lịch trình tập huấn
7.1. Lịch trình chung
HTTCTH
Nội dung
Lý thuyết Thực hành
Nhóm/
Xêmina
Ở nhà Tổng
Nội dung 1 1 2 0 3 3(3)
Nội dung 2 1 3 1 5 5(5)
Nội dung 3 1 1 0 2 2(2)
Nội dung 4 0 5 0 5 5(5)
16
7.2. Lịch trình chi tiết
Buổi
Hình
thức tổ
chức
Thời
gian,
địa
điểm
Nội dung
Người

học
chuẩn
bị
Ghi chú
Buổi
1

thuyết
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Giới thiệu khái quát phần
mềm Mapinfo và khả năng
ứng dụng
Đọc tài
liệu từ
trang 1
đến
trang 2
Người
học
mang
theo tài
liệu, các
vật dụng
phục vụ
học tập
Thực

hành
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Tìm hiểu các thực đơn và
thanh công cụ chính trong
Mapinfo
Đọc tài
liệu từ
trang 2
đến
trang 6
Người
học
mang
theo
máy tính
cá nhân
đã cài
phần
mềm
Mapinfo

thuyết
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3

Cấu trúc dữ liệu trong
mapinfo
Đọc tài
liệu từ
trang 6
đến
17
tầng trang
8
Xêmina Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Mở dữ liệu trong thư mục:
MIF_TH\01_GIOI_THIEU
\MAP_DATA
Mở các lớp dữ liệu bản đồ
thế giới và các châu lục.
Mở bản đồ của tỉnh Lào Cai
trong thư mục:
01_GIOI_THIEU\LAOCAI\
.
Phân tích các cấu trúc dữ
liệu được sử dụng để thành
lập bản đồ
Đọc lại
tài liệu
từ
trang 1

đến
trang 2
Buổi
2
Thực
hành
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Nhập các dữ liệu biên tập
bản đồ chuyên đề
Đọc tài
liệu từ
trang 8
đến
trang
19
Các dữ
liệu cho
bản đồ
chuyên
đề định
biên tập

Hội
trường Quản lý tệp dữ liệu Đọc tài
18
thuyết 3.1, 3.2

nhà 3
tầng
liệu từ
trang
19 đến
trang
22
Thực
hành
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Tách, gộp, xóa đối tượng.
Thêm bớt trường dữ liệu
Đọc tài
liệu từ
trang
22 đến
trang
27
Buổi
3
Thực
hành
Phòng
máy
2.1,
2.2, 2.3

Nhà 3
tầng
Biên tập bản đồ chuyên đề
bằng phần mềm Mapinfo
Đọc tài
liệu từ
trang
28 đến
trang
39
8. Kiểm tra đánh giá
8.1. Mục đích kiểm tra đánh giá
- Đánh giá mức độ nhận thức của người học thông qua chương trình tập
huấn.
- Có biện pháp điều chỉnh nội dung và phương pháp tập huấn để đạt hiệu
quả cao nhất ở những lần tập huấn tiếp theo.
8.2. Đề kiểm tra đánh giá kết thúc đợt tập huấn
ĐỀ THI KẾT THÚC ĐỢT TẬP HUẤN
19
Thời gian làm bài: 100 phút
Câu 1. Trình bày khả năng ứng dụng của phần mềm MAPINFO trong việc
xây dựng bản đồ chuyên đề.
Câu 2. Có hai lớp dữ liệu trong Mapinfo. Lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
của tỉnh Tuyên Quang, dạng vùng (TQU_HTSDD.TAB). Lớp dữ liệu ranh
giới huyện, dạng vùng (TQU_HUYEN.TAB) với tên các huyện thuộc
trường TEN_HUYEN . Làm thế nào để tách dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
của huyên Sơn Dương từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang.
Câu 3: Sử dụng dữ liệu và phần mềm Mapinfo:
- Xây dựng bản đồ thích nghi sinh thái của cây chè huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang trên cơ sở độ cao, độ dốc và loại đất theo 4 cấp: S1: Rất thích

nghi; S2: Thích nghi trung bình; S3: Ít thích nghi và N: Không thích nghi.
Với giả sử: cây chè rất thích hợp với độ cao từ 500 – 1000m, độ dốc từ 8
0

15
0,
loại đất vàng nhạt trên đá cát. Thích hợp trung bình với độ cao 100 –
500m, độ dốc từ 15
0
- 25
0
, loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất
xám bạc màu. Không trồng được ở khu vực núi đá, sông.
- Tính diện tích các cấp thích nghi của cây chè theo xã. Ghi kết quả vào bài
thi.
….HẾT….
20

×