Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tìm hiểu thực trạng dạy học môn đạo đức lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.3 KB, 55 trang )

LÒI CẢM ƠN
1
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ
Xuân Đức, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn chỉnh đề tài này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thế giáo viên các
trường Tiểu học: Trường Tiểu học Xuân Hòa, Trường Tiểu học Trưng Nhị và
Trường Tiếu học Lưu Qúy An đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên không thế tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
LÒI CAM ĐOAN
2
thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi.
Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong đề tài nghiên cứu
nào.
Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011 Người thực hiện
Phạm Thị Thư
MỤC LỤC
Trang
LÒI CAM ĐOAN
3
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Một số vẩn đề vế đạo đức và dạy học
môn Đạo đức cho học sinh Tiếu học
1.1. Một số vấn đề về đạo đức.
1.1.1. Khái nệm đạo đức và giáo dục đạo đức
1.1.2. Một số vấn đề về giáo dục


đạo đức cho học sinh Tiểu học
1.2. Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức.
LÒI CAM ĐOAN
4
1.2.1. Nguyên tắc dạy học
1.2.2. Mục tiêu môn Đạo đức
1.2.3. Nội dung chương trình môn Đạo đức
1.2.4. Một số phương pháp dạy học môn Đạo đức
1.2.5. Một số hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức
1.2.6. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức
1.3. Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức lóp 4.
1.3.1. Mục tiêu môn Đạo đức lớp 4
1.3.2. Nội dung dạy học môn Đạo đức lóp 4
LÒI CAM ĐOAN
5
1.3.3. Phương pháp và hình thức tố chức
dạy học môn Đạo đức lóp 4
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 4
ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên
2.1. Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên.
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng
của việc dạy học môn Đạo đức cho học sinh các trường Tiểu học
khu vực Thị xã Phúc Yên.
2.3. Thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở một số trường Tiếu học khu
LÒI CAM ĐOAN
6
vực Thị xã Phúc Yên.
2.3.1. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học.
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học.
2.3.3. Thực trạng đảm bảo nội dụng dạy học.

2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học.
2.3.5. Thực trạng sử dụng các hình thức tố chức dạy học.
2.3.6. Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học.
Chương 3: Nguyên nhân của thực trạng và một số biện pháp
nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lóp 4 ở một
LÒI CAM ĐOAN
7
số trường Tiếu học khu vực Thị xã Phúc Yên.
3.1. Nguyên nhân của thực trạng.
3.2.Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dạy
học môn Đạo đức.
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lý.
3.2.2. Nâng cao trình độ hiếu biết và năng lực của mỗi giáo viên.
3.2.3. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục.
3.2.4.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh. Phần
3: Kết luận và kiến nghị Phụ lục
LÒI CAM ĐOAN
8
Tài liệu tham khảo
PHÀN 1 : MỎ ĐÀU
l. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ 21 mở đầu một thiên niên kỉ mới với nền kinh tế tri thức, sự phát triển
nhảy vọt của công nghệ thông tin, xu hướng toàn cầu hóa. Trước điều kiện thuận lợi
đó, đất nước ta cũng bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đổi
mới mọi mặt. Trong đó phải kể đến những thay đổi to lớn trong tư duy phát triển giáo
dục và đào tạo. Cuộc sống hiện nay đòi hỏi giáo dục phải đào tạo được những con
LÒI CAM ĐOAN
9
người có nhân cách toàn diện, không những có năng lực mà phải có đạo đức phẩm
chất tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vĩ lãnh tụ thiên tài của chúng ta đã từng dạy: " Có tài

mà không có đức là người vô dụng - cỏ đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Đối với ngành giáo dục Người căn dặn: " Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài
lẫn đức - Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”. Trong công cuộc
đối mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ
cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người cũng được đề cao và phát huy
sức mạnh trong mọi lĩnh vực xã hội.
Trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thì " Tiểu học ỉà cấp học nền tảng
LÒI CAM ĐOAN
10
đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát trỉến toàn diện nhân cách con người, đặt
nền tảng vững chắc cho giảo dục phô thông và toàn bộ hệ thống giảo dục quốc dân ”(
theo quyết định số 2957/ GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT). Bất kì mọi người
công dân công tác lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều trải qua nhà trường
Tiếu học. Lý luận và thực tiễn đều khắng định rằng, những dấu ấn của trường Tiếu
học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục
đạo đức phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc Tiếu học và môn Đạo đức là
một trong những môn học bắt buộc. Đây là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các
chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Từ đó các em biết
LÒI CAM ĐOAN
11
cách vận dụng các hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống.
Mục tiêu của môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng là giúp
cho học sinh có những hiểu biết cơ bản, hình thành chuẩn mực hành vi đạo đức phù
hợp với lứa tuổi và pháp luật. Đồng thời nắm bắt được ý nghĩa của việc thực hiện
những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Qua đó, từng bước hình thành cho học sinh kĩ
năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn
và thực hiện các chuấn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc
sống.
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học các môn
LÒI CAM ĐOAN

12
học thì môn Đạo đức cũng được các nhà trường và giáo viên chú trọng nhiều hơn.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến xem đây là môn học phụ cho nên nhiều giáo viên vẫn
chưa chú ý tìm tòi sáng tạo và đối mới khi soạn giáo án cũng như quá trình giảng dạy
trên lóp.
Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn
đề này. Tuy nhiên, thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 4 như thế nào? Nguyên nhân
dẫn đến thực trạng đó là gì ? thì vẫn chưa có nhiều công trình kế đến. Ke thừa những
thành tựu của các công trình đã nghiên cứu nói trên và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
của việc dạy học môn Đạo đức lóp 4 ở Tiếu học nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Tìm
LÒI CAM ĐOAN
13
hiếu thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở một số trường Tiểu học khu vực
Thị xã Phúc Yên” đế tôi tìm hiếu và nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề đạo đức ngày càng được quan tâm. Bởi
vì nhiệm vụ hàng đầu của Giáo dục hiện nay là không chỉ tạo ra những con người có
tài, mà còn phải đào tạo ra những con người có đạo đức, có phẩm chất tốt đẹp. Đó là
những con người thế hệ mới, đáp ứng được điều kiện, yêu cầu của thời đại. Chính vì
vậy mà dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học đang được rất nhiều người quan tâm. Có rất
LÒI CAM ĐOAN
14
nhiều công trình đã nghiên cứu thành công vấn đề này như:
1. Lưu Thu Thủy - Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học qua trò chơi.
2. Lưu Thu Thủy - Đổi mới phương pháp dạy học Đạo đức ở Tiểu học.
3. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lóp.
4. Hà Thế Ngữ - Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và giáo dục môn
Đạo đức ở cấp 1.

5. Phạm Thị Thủy - ĐHSPHN - Nghiên cứu về môn Đạo đức ở Tiểu học.
LÒI CAM ĐOAN
15
Trong những năm gần đây nghành giáo dục của chúng ta cũng chú ý đến việc
đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa có đề tài
nào nghiên cứu về “ Thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở Tiếu học”.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở tìm hiếu thực trạng dạy học môn Đạo đức lóp 4 ở một số trường
Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên để phát hiện ra thực trạng dạy học môn Đạo Đức
lớp 4. Từ đó, tìm ra những biện pháp cần thiết đế nâng cao chất lượng dạy học môn
Đạo Đức lớp 4 ở Tiểu học.
LÒI CAM ĐOAN
16
4. Khách thế nghiên cứu
Môn Đạo đức lóp 4.
5. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 4.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ở một số trường Tiếu học khu vực Thị xã Phúc Yên.
7. Giả thuyết khoa học
Thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 4 vẫn chưa đạt kết quả cao. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng, nhưng quan trọng vẫn là do trình độ của giáo viên
chưa cao, khả năng vận dụng phương pháp và tổ chức của giáo viên còn kém.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiếu cơ sở lí luận.
- Tìm hiếu thực trạng dạy học môn Đạo đức lóp 4 ở Tiếu học.
- Tìm ra những nguyên nhân của thực trạng và đưa ra những biện pháp khắc
phục thực trạng.
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách.

- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
10. Nội dung của đề tài
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề về đạo đức và dạy học môn Đạo đức cho học sinh Tiểu
học.
1.1. Một số vấn đề về đạo đức.
1.2. Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức.
1.3. Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức lớp 4.
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Đạo đức lóp 4 ở một số trường Tiếu
học khu yực Thị xã Phúc Yên.
2.1. Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên.
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy học
18
môn Đạo đức cho học sinh các trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên.
2.3. Thực trạng dạy học môn Đạo đức ở một số trường Tiểu học khu vực Thị
xã Phúc Yên.
2.3.1. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học .
2.3.2. Thực trạng về thực hiện mục tiêu dạy học môn Đạo đức lớp 4.
2.3.3. Thực trạng đảm bảo nội dung dạy học môn Đạo đức.
2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức.
2.3.5. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học.
2.3.6. Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học.
Chương 3: Nguyên nhân của thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học môn Đạo đức ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên.
3.1. Nguyên nhân của thực trạng.
3.2. Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức cho

học sinh Tiểu học.
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lí.
3.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sư phạm của mỗi giáo
viên.
3.2.3. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở học
sinh.
Phần III: Kết luận và kiến nghị Phụ
lục
Tài liệu tham khảo
19
PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SÓ VẤN ĐỀ VÈ ĐẠO
ĐỨC VÀ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIẺƯ
HỌC
1.1. Một số vấn đề về đạo đức
/. 1.1. Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức
Đạo đức là tố hợp những nguyên tắc, quy tắc, những tiêu chuẩn sinh hoạt
chung trong xã hội nhằm điều chỉnh ứng xử của con người trong mọi lĩnh vực của đời
sống nhằm đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất định cần thiết cho sự tồn tại và phát
triến của nó.
Đạo đức ra đời là do nhu cầu thực tiễn cuộc sống để thực hiện chức năng duy
trì mối quan hệ giữa con người với con người và duy trì trật tự xã hội, thông qua đó
làm cho xã hội tồn tại và phát triến.
Đạo đức hình thành một cách tự phát ngay trong thực tiễn cuộc sống. Đạo đức
được duy trì bằng lương tâm và dư luận xã hội. Đạo đức xuất hiện từ nhu cầu xã hội,
duy trì trật tự xã hội và thống nhất các mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
Đe giải quyết các mâu thuẫn đó, xã hội đề ra các yêu cầu dưới dạng chuẩn mực giá
trị, được mọi người công nhận và được củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập
quán, dư luận, lương tâm Chính vì thế mà đạo đức khác với pháp quyền là nó không
dựa vào quyền lực của nhà nước, không dựa vào luật pháp mà dựa vào sức mạnh của

dư luận xã hội, của lương tâm, của những quan niệm mang tính chất đánh giá như:
Thiện - ác, vinh - nhục để đảm bảo trật tự xã hội.
Có thể nói, đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện
ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi đạo đức. Đạo đức là cái gốc bên trong được chuyển
hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải nhận thức đúng,
tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật, hiện
tượng. Đe có nhận thức đúng cần phải có giáo dục.
20
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên ” ( Hồ Chí Minh).
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị
cho trẻ những hiểu biết về quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn cho trẻ những
tình cảm và hành vi đạo đức phù họp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống. Trên cơ sở
đó, hình thành cho trẻ những phấm chất đạo đức, những nét tính cách của con người
Việt Nam mới.
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục
con người mới nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
1.1.2 Một số vẩn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiếu học
Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiếu học là vấn đề cần thiết, trước hết vì đạo
đức là cái gốc, là nền tảng hình thành nhân cách cho mỗi con người. Nhân dân ta
thường có câu “ Tiên học lễ, hậu học vẫn ” là muốn nói về tầm quan trọng của việc
rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Giáo dục đạo đức cho trẻ em - thế
hệ tương lai của nước nhà, làm cho các em trở thành những công dân tốt, đủ phẩm
chất và năng lực trí tuệ để gánh vác vận mệnh dân tộc, đó là nhiệm vụ chính trị hàng
đầu của nhà trường nói chung và trường Tiếu học nói riêng.
Có nhiều cách giáo dục đạo đức cho trẻ: nhà trường, gia đình, xã hội, nhưng có
lẽ trường Tiểu học là nơi có thế làm tốt công tác giáo dục đạo đức. Trẻ em lứa tuổi
Tiểu học nếu không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình
thành nhân cách sau này. Chính vì thế môn học Đạo đức chiếm vị trí quan trọng trong
nhà trường Tiểu học, nó có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ bản ban đầu về
chuẩn mực đạo đức con người và rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực

đạo đức. Nội dung của môn
Đạo đức trong nhà trường Tiếu học được quy định trong chương trình giáo dục phổ
thông cấp Tiểu học.
1.2.Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức
1.2.1. Nguyên tắc dạy học
1.2.1.1.Khái niệm
Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của người học
21
nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo. Quá trình đó luôn luôn vận động và phát
triển theo những quy luật nhất định, vì thế, muốn tổ chức, điều khiến quá trình dạy
học nhằm đạt kết quả tối ưu, người dạy và người học phải tuân theo những luận điếm
cơ bản đó chính là các nguyên tắc dạy học.
Nguyên tắc dạy học là những luận điếm cơ bản có tính quy luật, có tác dụng chỉ
đạo mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
1.2.1.2.Hệ thống các nguyên tắc dạy học
a. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tỉnh khoa học và tỉnh giáo dục
Nguyên tắc này đòi hỏi người học phải nắm vững hệ thống những tri thức khoa
học cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Người học phải được
tiếp xúc với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ khác nhau, hình
thành được thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học, nghiêm túc. Mặt khác,
trên cơ sở nhận thức họ hình thành được thế giới quan khoa học, niềm tin, sự say mê,
hứng thú trong học tập cũng như những phấm chất đạo đức cần thiết.
Đe thực hiện tốt nguyên tắc này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tổ
chức, điều khiển người học chiếm lĩnh hệ thống những tri thức cơ bản, hiện đại về các
lĩnh vực khoa học.
Cụ thể:
- Đảm bảo tính khoa học trong dạy học môn Đạo đức: là đảm bảo dạy đúng, đủ
những tri thức khoa học được quy định trong chương trình sách giáo
khoa Đạo đức; đảm bảo lôgic bài học chặt chẽ, phân bố thời gian hợp lí, thuật ngữ
khoa học phải sử dụng một cách chính xác, dễ hiếu, trình bày bảng khoa học

- Đảm bảo tính giáo dục: là đảm bảo giáo dục cho học sinh những phấm chất đạo
đức cần thiết để giáo dục con người mới.
b. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học
Đe đảm bảo nguyên tắc này, khi xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học, cần
lựa chọn nội dung môn học đảm bảo cung cấp những tri thức khoa học cơ bản, hiện
đại, phù họp với thực tiễn đời sống, thực tiễn xã hội. cần làm cho người học thấy rõ
22
nguồn gốc thực tiễn của các khoa học: Mọi khoa học ỗeu nảy sinh do nhu cầu thực
tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn; cần phản ánh tình hình thực tiễn quê hương, đất
nước, thực tiễn xã hội vào nội dung dạy học và có phương hướng, biện pháp, ứng
dụng, vận dụng linh hoạt, thông minh, sáng tạo tri thức vào thực tiễn; cần khai thác
vốn sống thực tế của học sinh nhằm minh họa, giải thích, ứng dụng những tri thức
mới vào thực tiễn.
về các phương pháp và hình thức tố chức dạy học, cần vận dụng phối hợp, linh
hoạt và sáng tạo nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện đế học
sinh quan sát, vận dụng, ứng dụng tri thức lý thuyết trong thực tiễn, kết hợp học với
hành một cách có chất lượng và hiệu quả.
c. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy
học.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, phải làm cho học sinh tiếp xúc
trực tiếp với những sự vật, hiện tượng hay những hình tượng của chúng, từ đó có thể
lĩnh hội được những khái niệm, những quy luật, những lý thuyết trừu tượng, khái
quát. Ngược lại, trong quá trình dạy học, học sinh có thế nắm vững các khái niệm
trừu tượng, những luận điếm, học thuyết khoa học khái quát trước rồi mới xem xét,
tìm hiểu những hiện tượng, những quá trình cụ thể, chi tiết.
Đế thực hiện nguyên tắc này, quá trình dạy học cần sử dụng phối họp nhiều
phương tiện trực quan với tư cách là phương tiện nhận thức và các nguồn tri thức
trong khi giảng bài, trong khi tổ chức, điều khiến hoạt động lĩnh hội tri thức mới, rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo, ôn tập, củng cố, hoàn thiện quá trình dạy học
d. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tỉnh vững chắc của tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo và tỉnh mềm dẻo của tư duy
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học người học phải tự mình nắm
vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để khi cần, có thể nhớ lại và vận dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống nhận thức hay hoạt động thực tiễn khác nhau.
Điều đó có nghĩa là, quá trình dạy học phải làm cho người học hiểu vấn đề, nhớ và
23
vận dụng vấn đề một cách chính xác, bền vững và có hiệu quả.
e. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức
riêng trong dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi, trong quá trình dạy học phải lựa chọn và vận dụng nội
dung, phương pháp và hình thức dạy học nhằm thúc đấy sự phát triển trí tuệ của mọi
thành viên trong cả lớp, đồng thời phải quan tâm tới từng cá nhân người học, đảm bảo
cho mọi người đều có thế phát triến ở mức độ tối đa so với khả năng của mình.
Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần được “phân biệt hóa
và cá nhân hóa” một cách hợp lý đối tượng người học và nội dung, phương pháp dạy
học phải phù hợp với trình độ nhận thức của họ. Nghệ thuật sư phạm của người thầy
giáo được thể hiện trong phương pháp phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo
đối với mỗi cá nhân trong dạy học.
g. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò
tự giác, tích cực, độc lập của người học trong dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong dạy học giáo viên chỉ là người giữ vai trò chỉ
đạo, chỉ là người tố chức, lãnh đạo, điều khiến hoạt động học tập của học sinh. Thông
qua vai trò chỉ đạo của giáo viên mà phát huy vai trò tự giác, tích cực của học sinh.
Học sinh phải phát huy cao ỗộ tính tích cực, ỗộc lập, sáng tạo của mình. Neu trong
dạy học mà người giáo viên đánh mất vai trò chủ đạo của mình thì cũng tự động đánh
mất thủ tiêu vai trò tự giác, tích cực của học sinh.
Xu hướng đổi mới trong quá trình dạy học hiện nay là thực hiện đúng theo
nguyên tắc này.
Tóm lại, các nguyên tắc dạy học trên đây tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh;
cần được vận dụng phối hợp và đồng bộ thông qua hoạt động giảng dạy của giáo viên

và hoạt động học tập tích cực, có hiệu quả của học sinh.
1.2.2. Mục tiêu môn Đạo đức
Mục tiêu dạy học môn Đạo đức được quy định trong chương trình giáo dục
phố thông môn giáo dục công dân của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày
24
5/5/2006.
Cụ thế việc dạy học môn Đạo đức cần đạt được những mục tiêu sau:
1.2.2.1.Mục tiêu về tri thức
Mục tiêu về tri thức của môn Đạo đức là: sau khi học môn học này, học sinh
nêu lên được những tri thức cơ bản, cần thiết về các chuấn mực hành vi đạo đức phù
hợp lứa tuối, phản ánh các mối quan hệ hàng ngày thường gặp của các em, từ đó,
bước đầu, các em có niềm tin đạo đức đúng đắn.
Tri thức đạo đức là cơ sở của việc hình thành niềm tin và nhờ đó, học sinh mới
có được ý thức đạo đức tự giác.
Những tri thức này, tùy từng bài Đạo đức cụ thế, có thế bao gồm:
-Yêu cầu của chuấn mực hành vi:
-Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi:
+ Ý nghĩa: mối quan hệ giữa học sinh và đối tượng liên quan đến chuẩn mực.
+ Tác dụng: những lợi ích, điều tốt đẹp mang lại cho đối tượng, những người
xung quanh, bản thân học sinh.
+ Tác hại của việc làm trái chuẩn mực hành vi: những cái ác, điều xấu mang lại
cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân học sinh.
-Cách thực hiện chuẩn mực đó theo các tình huống liên quan:
+ Những việc cần làm.
+ Những việc cần tránh theo chuẩn mực quy định.
1.2.2.2.Mục tiêu về kỹ năng, hành vi
Mục tiêu về kỹ năng, hành vi của môn Đạo đức là: sau khi học môn học này,
học sinh có những kỹ năng vận dụng bài học đạo đức, biết lựa chọn và thực hiện được
các hành vi phù hợp với những chuẩn mực hành vi quy định trên cơ sở đó, các em rèn
luyện được thói quen đạo đức tích cực.

Kỹ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc dạy học môn
Đạo đức. Vì đạo đức của con người nói chung và của học sinh Tiếu học nói riêng
được đánh giá chủ yếu qua hành động, việc làm mà không phải chỉ qua lời nói.
25
Những kỹ năng hành vi này thường bao gồm:
-Biết tự nhận xét hành vi của bản thân.
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác.
-Biết xử lý những tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống.
-Biết thực hiện các thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơi, hoạt
cảnh,
-Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài Đạo đức.
-Thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày của mình
phù họp với các chuấn mực hành vi.
1.2.2.3.Mục tiêu về thái độ
Mục tiêu về thái độ của môn Đạo đức là: sau khi học môn học này học sinh bày
tỏ được những cảm xúc, thái độ phù hợp liên quan đến những chuẩn mực hành vi đạo
đức và từ đó, có tình cảm đạo đức bền vững.
Những thái độ tình cảm này bao gồm:
-Thái độ tự giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định.
-Thái độ đồng tình với hành động tích cực; thái độ phê phán với những hành
động tiêu cực.
-Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau do các bài đạo đức quy định.
Thái độ tình cảm của học sinh được nảy sinh, được hình thành trong quá trình
nhận thức các chuấn mực hành vi đạo đức (ví dụ một truyện kế hấp dẫn, sinh động dễ
làm cho học sinh có thái độ đồng tình với hành động tốt, yêu mến nhân vật tích cực
trong đó ) hình thành kỹ năng (các em tỏ thái độ hài lòng khi đánh giá một hiện
tượng tích cực trong thực tế ), thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống thực tiễn
hằng ngày ( học sinh tích cực tham gia công việc, yêu quý tôn trọng đối tượng mà
mình thực hiện hành vi )
1.2.3. Nội dung chương trình môn Đạo đức

Chương trình môn Đạo đức là một bộ phận của chương trình Tiếu học mới
được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 05 tháng 5 năm 2006. Do đó, ngoài

×