Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiêp về Xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.82 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
***
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tài chính
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ BASA
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Khóa:2011-2015
Người hướng dẫn khoa học
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BRC British Retail Consortium-Hiệp hội các nhà bán lẻ
Anh
Công ty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn


CIF Cost Insurance & Freight
EU European Union
FCA Free Carrier
FOB Free On Board
HACCP Hazard Analysis & Critical Control Points-Phân tích
mối nguy & điểm kiểm soát tới hạn
ISO International Organization for Standardization-Tổ
chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế
IFS Công ty cô phần giải pháp công nghệ
USD United State Dollar
5
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trong những năm gần đây được xem là một quốc gia có tiềm năng
phát triển trong lĩnh vực thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
khá cao và ổn định, luôn giữ mức tăng bình quân 12%-15% trong giai đoạn 2010-
2013. Cùng với tiềm năng sẵn có và bối cảnh hội nhập hiện nay, hoạt động xuất
khẩu các mặt hàng thủy sản đã và đang được quan tâm phát triển. Ngành hàng thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam đều hội đủ các yếu tố của sự khác biệt, trong đó sản
phẩm cá basa là không thể thay thế và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối loại
sản phẩm này với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Cá basa đã được xuất khẩu sang
hơn 60 nước trên thế giới. Thị trường tiêu thụ cá basa còn nhiều tiềm năng phát
triển và ngày càng tăng đối với thị trường truyền thống cũng như các thị trường
mới. Nắm bắt được xu thế phát triển đó, kể từ năm 2009 đến nay, Công ty cổ phần
Vĩnh Hoàn trở thành một trong những cái tên dẫn đầu về hoạt động xuất khẩu mặt
hàng cá basa.
Nhằm có một cái nhìn khái quát về hoạt động xuất khẩu của các công ty Việt
Nam nói chung và tìm hiểu thực tế về hoạt động xuất khẩu của các sản phẩm cá
basa nói riêng, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Hoạt động xuất
khẩu mặt hàng cá basa của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn”. Đề tài nhằm nghiên
cứu tình hình thực tế hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, đồng

thời kết hợp với việc quan sát những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt
động xuất khẩu các sản phẩm cá basa tới các thị trường lớn của Việt Nam, từ đó đưa
ra những giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại đây.
Bài báo cáo gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá basa của Công ty cổ phần
Vĩnh Hoàn.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá basa
của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.
Người viết xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo cùng các anh
chị phòng Kinh Doanh của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ
cho công tác thực tập. Người viết xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, thầy
6
Nguyễn Tuấn Dương và Qúy Thầy cô Trường Đại học Ngoại Thương tại TP. Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình chỉ dẫn đểbài báo cáo này có thể hoàn thành đúng tiến độ.
Do những hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, người viết kính mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô để bài báo cáo hoàn thiện hơn. Hy vọng bài báo cáo kiến tập này sẽ là một bài
tổng hợp có ích về hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá basa tại Việt Nam cũng như
những giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động xuất khẩu
mặt hàng này của một trong những công ty xuất khẩu cá basa lớn nhất tại Việt Nam.
Sinh viên thực hiện

7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VĨNH HOÀN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu
cá tra, cá basa hàng đầu của Việt Nam. Công ty chính là lựa chọn ưu tiên của
nhà nhập khẩu nước ngoài cho các mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia
tăng từ cá tra và basa. Ngay từ ngày thành lập, công ty Vĩnh Hoàn đã xây dựng

và phát triển theo một chiến lược toàn diện và bền vững. Công ty luôn nỗ lực để
hướng đến sự phát triển bền vững trên cơ sở cân bằng các yếu tố về môi trường
xã hội và kinh tế.
Công ty được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1997 tại tỉnh Đồng Tháp,
thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chất lượng sản phẩm và hệ thống truy xuất
là cơ sở mà công ty đã và đang xây dựng, củng cố, phát triển để luôn cung cấp
cho khách hàng những sản phẩm đáng tin cậy, ngon và tốt cho sức khỏe.
Thông tin doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp trong nước: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.
- Tên doanh nghiệp quốc tế: Vinh Hoan Corporation.
- Tên giao dịch: Vinh Hoan CORP.
- Trụ sở: Quốc lộ 30, Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp, Việt
Nam.
- Văn phòng đại diện công ty: Lầu 8, Tòa nhà TKT, 569 Trần Hưng Đạo,
Phường Cầu Kho, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Chi Nhánh: No.2, Mahogany Drive, Irvine, California, Hoa Kì.
- Điện thoại: (84-67) 3891 166
- Fax: (84-67) 3891 672
- Email:
- Mã số thuế: 1400112623
Từ khi thành lập cho tới nay, công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã có những bước phát
triển vượt bậc. Vào năm 1999, xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tiên tại thị xã
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chính thức đi vào hoạt động. Trong năm 2007, công
ty chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
và mở chi nhánh ra thị trường Mĩ tại California. Một năm sau đó Vĩnh Hoàn xây
dựng chương trình nuôi GREEN FARM cho các trại cá basa, bên cạnh đó còn
nhận được mã số xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và chứng chỉ chất lượng
ISO 9001:2000; ISO 14001:2004; BRC:2005 và IFS version 4. Đến năm 2009,
công ty đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt, được nhận chứng chỉ Aquagap về
8

nuôi trồng của tổ chức IMO, Thụy Sĩ và trở thành công ty Việt Nam cũng như
công ty Châu Á đầu tiên đạt giải thưởng Dinh Dưỡng và Sức Khỏe tại cuộc thi
Seafood Prix d’Elite tại Hội Chợ Thủy Sản Châu Âu. Năm 2010, Vĩnh Hoàn đạt
mức thuế chống bán phá giá 0% lần thứ nhất vào thị trường Mỹ theo kết quả
điều tra hành chính năm thứ 5 của Bộ Thương Mại Mỹ, tiếp đó nhận chứng chỉ
Global Gap về nuôi trồng cá tra và nhận chứng chỉ ISO 22000 cho hệ thống
quản lý chất lượng. Trong năm 2011, công ty tiếp tục đạt mức thuế lần thứ hai
liên tiếp chống bán phá giá 0% vào thị trường Mỹ theo kết quả điều tra hành
chính năm thứ 6 của Bộ Thương Mại Mỹ. Và gần đây nhất tháng 6 năm 2014,
trong kết quả khảo sát được tiến hành bởi báo Nhịp Cầu Đầu tư và công ty
Chứng khoán Thiên Việt trên 701 công ty niêm yết hoạt động trên nhiều lĩnh
vực khác nhau, công ty đã được vinh dự là một trong 50 công ty kinh doanh
hiệu quả nhất Việt Nam năm 2014.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
1.2.1. Chức năng
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã từng bước khẳng
định chức năng và vai trò của mình đối với thị trường tiêu dùng trong và ngoài
nước.
Chức năng đầu tiên và cũng là chức năng quan trọng nhất của công ty, chính
là trở thành nhà cung ứng thủy sản đáng tin cậy cho thị trường thực phẩm tiêu dùng.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm từ cá
basa cho thị trường nội địa, góp phần đáp ứng đáng kể nhu cầu về thủy sản trong
nước. Bên cạnh đó, Công ty còn là nguồn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển hàng hóa
thực phẩm tiêu dùng trong nước, làm phong phú thêm mặt hàng thực phẩm Việt
Nam. Về thị trường nước ngoài, Công ty đã thực hiện họat động xuất khẩu đến
nhiều quốc gia trên thế giới, nổi bật là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật … Trải qua nhiều
giai đoạn nghiên cứu và phát triển, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ngày càng khẳng
định được thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc
tế.
Chức năng thứ hai cũng được Vĩnh Hoàn quan tâm phát triển là nhân tố xã

hội. Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho một khối lượng lớn người lao động.
9
Ngoài ra, Công ty cũng đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội, mang đến cuộc sống
ấm no hạnh phúc cho mọi người.
Cuối cùng, chính từ những những đóng góp cho ngành thủy sản Việt Nam
thông qua các cuộc thi thực phẩm ở Châu Âu, cùng với việc đồng hành với việc
phát triển thương hiệu Công ty Vĩnh Hoàn, công ty đã góp phần xây dựng thương
hiệu quốc gia.
1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ hàng đầu của Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là tạo ra những sản
phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn về sức khỏe, giàu giá trị dinh dưỡng; bao bì,
mẫu mã hấp dẫn, trông đẹp mắt; mùi vị thơm ngon và kích thích khẩu vị người tiêu
dùng.
Bên cạnh việc mở rộng qui mô nuôi trồng cá basa thì nhiệm vụ đặt ra cho
Công ty là phải tuân thủ tốt các luật lệ về bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh
những phân xưởng chế biến cá basa là bầu không khí trong lành, khoáng đảng, một
môi trường nước sạch sẽ.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần giúp
doanh nghiệp huy động được nguồn vốn lớn để sử dụng một cách linh hoạt và
hiệu quả. Bên cạnh đó còn đảm bảo tính dân chủ và bình đẳng cho các cổ đông
tham gia góp vốn cũng như thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối
với công ty. Hiện tại, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn có các cơ quan và ban lãnh
đạo như sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
10

Phó tổng giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng tổ chức
Phó tổng giám đốc
Phòng
kế hoạch
Phòng
cơ điện
Phòng kĩ thuật và
quản lí chất lượng
Xí nghiệp 1
Xí nghiệp 2
Xí nghiệp 3
Phó tổng giám đốc vùng nuôi
Ban kiểm soát
11
(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn năm 2013)
Trong công ty, Tổng giám đốc trực tiếp kiểm tra trong toàn công ty, các
trưởng phòng cho đến các tổ trưởng sẽ báo cáo kết quả trực tiếp đến giám đốc, vì
thế mà việc xử lý các vấn đề cũng nhanh chóng hơn. Tuy vậy công ty chưa xây
dựng bảng mô tả công việc cho tất cả các nhân viên, có một số nhân viên đảm nhận
nhiều công việc khác nhau, vì thế mức độ chuyên môn hóa trong công việc chưa
cao.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty Cổ phần.
Về ban lãnh đạo công ty, điều hành cả công ty là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Tất cả các phòng ban đều chịu sự điều
hành trực tiếp của giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành là người phải ra các
quyết định quan trọng, quyết định các chính sách của Công ty, cũng phải thông hiểu
về quản lý nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất… để có thể là người “đầu tàu”

đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển Công ty. Trong cơ cấu này, vai trò của
từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung.
Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing sẽ
có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc- người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt
động trong Công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt
động của Công ty.
12
Là một công ty chuyên về hoạt động chế biến các sản phẩm cá Basa, phòng
kiểm nghiệm và phòng kĩ thuật được xem như hai phòng ban giữ vai trò trọng yếu
của Công ty.
Phòng kiểm nghiệm của Vĩnh Hoàn giữ vị trí vô cùng quan trọng. Vĩnh
Hoàn là đơn vị chế biến và xuất khẩu cá đầu tiên đạt được các chứng nhận hệ thống
quản lý chất lượng HACCPT, ISO, BRC và IFS. Ngày 10/7/2009, Tổng cục Tiêu
chuẩn đo lường chất lượng cũng đã chính thức công nhận Phòng kiểm nghiệm của
Vĩnh Hoàn phù hợp với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 bao gồm lĩnh
vực hóa học, sinh học.
Bên cạnh đó, phòng kĩ thuật cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Nhiệm vụ của phòng kĩ thuật là tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc về chính sách
tăng cường quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, việc theo dõi hoạt động sản xuất, kinh
doanh có liên quan đến chất lượng cũng là một chức năng quan trọng của phòng.
Phòng kĩ thuật đóng vai trò như là một bộ phận chuyên kiểm tra và giám sát - kiểm
tra và giám sát qui trình công nghệ sản xuất theo hệ thống quản lý của phòng Kiểm
nghiệm, phòng chức năng cũng như của vùng nuôi.
Về tình hình nhân sự, toàn công ty có tổng cộng 2.243 nhân viên lao động phổ
thông (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Cơ cấu giới tính, độ tuổi công nhân viên của Công ty Vĩnh
Hoàn trong năm 2013
Năm 2013
Nam Nữ
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Từ 18 – 30 tuổi 926 41,3% 247 11%
Từ 30 – 40 tuổi 689 30,7% 180 8%
Từ 40 – 50 tuổi 112 5% 90 4%
Tổng 1727 77% 517 23%
(Nguồn: Số liệu Phòng nhân sự Công ty Vĩnh Hoàn – Báo cáo năm 2013)
Số lượng nhân viên nam chiếm ưu thế so với số lượng nhân viên nữ (77% so
với 23% vào năm 2013), do hầu hết các công việc ở đây thường là công việc cần
nhân lực lao động phổ thông có sức khỏe tốt, các công việc tuy không phải vô cùng
nặng nhọc, nhưng cần thời gian làm việc liên tục (8 tiếng/ngày) và cường độ làm
việc cao. Đa số các công việc liên quan đến máy móc, kỹ thuật, lực lượng lao động
13
nam sẽ có nhiều lợi thế hơn nữ. Bên cạnh đó, lao động nữ rất hay nghỉ lâu dài vì
thời gian nghỉ dưỡng cho thai kì hộ sản kéo dài từ 6 tháng đến 12 tháng, dễ dẫn đến
việc thiếu hụt nhân lực. Tuy nhiên, chính sách tuyển dụng của công ty hiện nay đã
ưu tiên nhiều nữ hơn nam, để tạo sự cân bằng trong cơ cấu nhân sự.
Bên cạnh đó, tỷ trọng lực lượng lao động từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ trọng rất
cao (hơn 50%), điều này phù hợp với độ tuổi lao động trung bình ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, còn có một tỷ trọng nhỏ khoản 9% là lao động trên 40 tuổi, đây là bộ phận
các nhân viên cấp cao giữ chức vụ quan trọng tại công ty.
Về trình độ chuyên môn, Công ty có khoảng 30% số nhân viên có trình độ
Cao Đẳng trở lên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Khoảng 70% còn lại là công
nhân được đào tạo về trình độ tay nghề phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
của công ty. Nhân viên toàn bộ công ty được đào tạo kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết
phục vụ cho công tác sản xuất, kinh doanh. Hằng năm, công ty vẫn tuyển dụng
nhiều nhân viên mới cho các bộ phận và mở nhiều đợt huấn luyên để nâng cao trình
độ chuyên môn cho cả nhân viên mới và cũ.
1.3. Đánh giá chung tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013
Trong giai đoạn 2011-2013, tình hình hoạt động kinh doanh của Vĩnh Hoàn
có nhiều biến động và tùy thuộc vào nền kinh tế mỗi năm. Tuy nhiên, nhìn
chung, kết quả kinh doanh có chiều hướng tăng ổn định dần qua các năm.

Bảng 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Công ty
Vĩnh Hoàn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu 3.021 4.114 4.750
Chi phí 4.189 3.690 4.189
Lợi nhuận trước thuế 235 424 561
Lợi nhuận sau thuế 186 364 494
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhCông ty Vĩnh Hoàn giai đoạn
2011-2013)
Năm 2011 là một năm gặp nhiều khó khăn của Vĩnh Hoàn do những ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế thế giới năm 2010, sức mua mặt hàng cá Basa bị sụt
14
giảm và mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm. Qua năm 2012 và
năm 2013, Công ty đã lấy lại được đà phát triển và tăng trưởng liên tục. Đặc biệt
năm 2012 là năm ghi nhận mức tăng kỷ lục của Vĩnh Hoàn. Năm 2013, với
những đổi mới trong quy trình sản xuất và mở rộng thêm các cơ sở sản xuất trên
mặt hàng thủy sản và chế biến gạo, chất lượng của các sản phẩm đã được nâng
lên và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Với những
thành tựu đạt được, doanh thu của công ty đã tăng hơn 15% so với năm 2012.
1.4 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá Basa đối với sự phát
triển công ty
Cá Basa là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển
với tốc độ cao tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Đồng Tháp và An
Giang, là một trong những loài cá giá trị xuất khẩu cao.Tận dụng ưu thế đó, Công ty
Vĩnh Hoàn đã phát triển mặt hàng cá basa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
mình. Giá trị xuất khẩu mặt cá basa luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu
của Công ty qua các năm (trên 95%) và đặc biệt nhảy vọt ở năm 2012, đạt mốc
97,4%. Việc có được tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cá basa rất cao trong cơ cấu cho
thấy tầm quan trọng và mức ảnh hưởng lớn của mặt hàng này đối với sự phát triển

của Công ty. Vĩnh Hoàn được biết đến như một công ty đứng đầu ngành xuất khẩu
mặt hàng cá basa sẽ tạo nên một thương hiệu để nhận biết trong lòng khách hàng,
giúp Vĩnh Hoàn có lợi thế trong việc thúc đẩy bán các mặt hàng khác có liên quan
đến phụ phẩm và hàng giá trị gia tăng và làm tăng vị thế cạnh trạnh của Vĩnh Hoàn
trên thị trường.
Trong nhưng năm gần đây, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã và đang là công ty
đi đầu trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá basa tại Việt Nam.
Bảng 1.3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu mặt hàng cá basa giai đoạn
2011 - 2013
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Doanh thu
xuất khẩu
mặt hàng
cá Basa
126,4 95,76 150 97,4 162 95,3
Tổng
doanh thu
132 100 154 100 196 100
15
(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Vĩnh Hoàn)
1.5 Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập, các công việc mà người viết được thực hiện như
làm quen với môi trường làm việc tại công ty, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng
và lĩnh vực hoạt động của công ty. Quan sát, trao đổi với các nhân viên trong phòng
Xuất nhập khẩu của Công ty Vĩnh Hoàn về đề tài thực tập. Được các anh chị ở
phòng giao dịch giới thiệu và hướng dẫn các công việc cụ thể, tiếp xúc với các loại
giấy tờ được sử dụng trong mua bán theo điều kiện FOB sang thị trường Hoa Kì
như hợp đồng, vận đơn (B/L), phiếu đóng gói (Packing List), giấy chứng nhận xuất

xứ (C/O)… Bên cạnh đó, người viết đã hỗ trợ các anh chị trong các công việc văn
phòng như đánh máy hoặc in ấn, photo tài liệu, nhờ vậy đã học hỏi được nhiều về
môi trường cũng như văn hóa công ty mình thực tập.
16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ
BASA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng cá basa của Công ty giai đoạn 2011-2013
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá Basa của Công ty
Vĩnh Hoàn giai đọan 2011-2013
Năm
Trị giá (triệu
USD)
Tốc độ tăng
trị giá (%)
Sản lượng
(tấn)
Tốc độ tăng
sản lượng (%)
Năm 2011 126,4 44.000
Năm 2012 150 16,67 52.400 19,09
Năm 2013 162 10,38 60.550 15,53
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 đến 2013, giá trị xuất khẩu mặt hàng cá
Basa của Công ty Vĩnh Hoàn có xu hướng tăng.
Năm 2011có tỷ giá đồng USD và đồng Euro không ổn định, đồng Euro
tương đối mất giá dẫn đến hệ quả là các nhà nhập khẩu của thị trường EU (một
trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty) mua hàng bằng đồng USD
gặp bất lợi về tỷ giá. Do đó, việc nhập khẩu mặt hàng cá Basa bị giảm đáng kể. Đến
cuối năm 2011, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá Basa của Công ty đạt
126,4 triệu USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước,

được ghi nhận là tăng trưởng không cao so với những năm trước.
Bước sang năm 2012, Công ty Vĩnh Hoàn trở lại với tốc độ tăng trưởng cao
cũng như sự ổn định trong doanh thu. Doanh thu của Công ty trong năm này đạy
mức tăng kỉ lục 37% so với năm 2011, riêng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá
Basa đạt 150 triệu USD, chiếm hơn 8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
trong cả nước.
Đến năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá Basa của Công ty
Vĩnh Hoàn tiếp tục tăng bền vững với giá trị 162 triệu USD, dự đoán công ty sẽ tiếp
tục duy trì tốc độ tăng trưởng này trong những năm tiếp theo.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã tập trung chế biến và xuất khẩu các sản phẩm
từ cá basa để tạo ra mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho công ty trên thị trường quốc
tế.
17
Bảng 2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cá Basa giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Cá Basa
fillet
108,2 85,5% 139,5 94% 153,9 95%
Hàng giá
trị gia
tăng cá
basa
6,9 5,5% 3 2% 3,564 2,2%
Block,
Loin và
Portion

6,168 4,88% 3,45 2,3% 2,75 1,7%
Phụ
phẩm cá
Basa
5,207 4,12% 2,55 1,7% 2,106 1,3%
Tổng 126,4 100% 150 100% 162 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty cổ phần Vĩnh Hoàn năm 2011 đến 2013)
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là cá Basa fillet. Có 3 loại fillet phổ
biến: thịt trắng, thịt hồng và thịt vàng. Bên cạnh đó, Công ty còn xuất khẩu các mặt
hàng như: hàng giá trị gia tăng cá Basa; phụ phẩm cá Basa; Block, Loin và Portion.
Mặt hàng cá Basa fillet chiếm từ 85% đến 95% và có xu hướng tăng trưởng
liên tục, ổn định qua các năm. Xu hướng này cho thấy sự ưu tiên trong chế biến và
xuất khẩu mặt hàng này đang ngày được nâng cao. Cá Basa fillet, đặc biệt là fillet
trắng, là phân khúc thị trường có giá trị xuất khẩu cao nhất. Giá xuất khẩu fillet
trắng cao hơn fillet đỏ cũng như các mặt hàng khác đến 20%-50%.
Sau mặt hàng cá Basa fillet, chiếm một tỷ trọng đáng lưu ý là mặt hàng
Block, Loin và Portion. Năm 2011, mặt hàng này chiếm đến 4,88%, đạt 6.618 triệu.
Đây là mặt hàng cá đóng hộp, giá rẻ gần bằng nửa giá mặt hàng cá Basa fillet với
khả năng lưu giữ dài, dễ bảo quản, phù hợp với người mua đặc biệt là trong những
giai đoạn nền kinh tế đang khủng hoảng.
Bên cạnh đó, mặt hàng giá trị gia tăng cá Basa cũng dần chiếm được nhiều
ưu thế. Năm 2013, mặt hàng này chiếm tỷ trọng 2,2% trong cơ cấu hàng xuất khẩu
thủy sản của Công ty và được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng đều trong những năm sau.
Trong nền kinh tế đang phát triển ổn định như hiện nay, nhu cầu của người tiêu
18
dùng về những mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao như mặt hàng này có xu hướng
ngày càng tăng.
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Trong giai đoạn năm 2011 trở về trước, thị trường xuất khẩu chủ lực của
công ty Vĩnh Hoàn là EU (Bảng 2.3). Tuy nhiên, năm 2011 do ảnh hưởng suy thoái

kinh tế từ năm 2010 dẫn đến đồng Euro mất giá làm giảm sức mua mặt hàng cá
Basa đáng kể ở thị trường này. Kể từ năm 2012, cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt
hàng cá Basa bắt đầu thay đổi với thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao (năm 2012 là
30%, đến năm 2013 là 35%). Vĩnh Hoàn đã tích cực tham gia hàng loạt các hội chợ
thương mại quốc tế được tổ chức tại Mỹ và Công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động
marketing xuất khẩu sang thị trường Mỹ mục đích để giới thiệu mặt hàng cá basa.
Nhờ đó, Công ty đã tạo được lợi thế xuất khẩu là trở thành doanh nghiệp duy nhất
được hưởng thuế 0% trong tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cá Basa
sang Mỹ. Đây có thể xem là một bước tiến lớn, tạo tiền đề cho Công ty Vĩnh Hoàn
chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu cá Basa tại Mỹ. Dựa vào lợi thế thuế suất 0% của
mình, Vĩnh Hoàn đã thực hiện chiến lược giá thấp nhất. Năm 2012, giá bán 1kg cá
Basa của công ty là 3 USD, thấp hơn 0,1USD so với mức giá trung bình của đối thủ
cạnh tranh.
19
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng cá Basa
giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: triệu USD
Thị trường
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
EU 31.02 23,5% 41.16 28% 27.72 18%
Mỹ 25.476 19,3% 44.1 30% 53.9 35%
Các nước khác 69.904 57,2% 51.89 42% 65.14 47%
Tổng 126.4 100% 150 100% 162 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Vĩnh Hoàn từ năm 2011 đến 2013)
Ngoài Mỹ và EU là 2 thị trường lớn, Vĩnh Hoàn còn xuất khẩu mặt hàng cá
basa đến 22 nước khác trên toàn thị trường. Trong đó, một số thị trường nổi bật
đáng quan tâm là Nhật, Úc, Nga và Trung quốc … (Bảng 2.4)
Năm 2011, xuất khẩu sang Nga đạt 8,8 triệu USD (chiếm 7% tổng doanh thu
mặt hàng cá basa xuất khẩu) và sang Nhật đạt 6,7 triệu USD (chiếm 5,32% tổng

doanh thu mặt hàng cá basa xuất khẩu).
Bước sang năm 2012, bắt đầu xuất hiện sự tăng trưởng đáng kể của một số
thị trường mới như Nhật (chiếm 12%, đạt kim ngạch xuất khẩu 18 triệu USD), Úc
(chiếm 7%), Hong Kong và Nga (cùng chiếm 5% mỗi thị trường).
Bảng 2.4. Cơ cấu một số thị trường xuất khẩu khác giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: triệu USD
Thị trường
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Trung Quốc 9,846 7,79% 12 8% 19,44 12%
Úc 9,2 7,3% 10,5 7% 6,48 4%
Nga 8,8 7% 7,5 5% 10,692 6,6%
Nhật 6,7 5,32% 18 12% 9,72 6%
Tổng doanh
thu
126,4 100% 150 100% 162 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty Vĩnh Hoàn các năm 2011-2013)
Bên cạnh đó, phải kể đến thị trường có mức tăng trưởng khá cao trong những
năm gần đây, đó là Trung Quốc. Năm 2011, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 9,846
triệu USD và đến năm 2012 thì tăng hơn 2 triệu USD, năm 2013 tăng thêm gần 8
triệu USD nữa đạt mức 19,44 triệu USD.
20
Việc Công ty Vĩnh Hoàn đang bắt đầu mở rộng thị trường như vậy sẽ làm
nâng cao khả năng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá basa của Công ty chứ không
chỉ phụ thuộc vào thị trường Mỹ quá nhiều. Hiện nay, việc Mỹ luôn cố gắng tìm
mọi cách để cản trở lượng xuất khẩu của mặt hàng cá basa vào nước mình đang trở
thành một thách thức mà Công ty cần phải tìm giải pháp khắc phục khó khăn.
2.1.4. Chất lượng của hàng xuất khẩu
Mặt hàng cá basa xuất khẩu chủ yếu của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là cá
basa fillet với 3 loại thịt phổ biến: thịt trắng, thịt hồng và thịt vàng. Nhờ các điều

kiện thuân lợi về vị trí địa lý và sự quản lý hiệu quả theo HACCP, ISO 9001:2000,
ISO 14001:2004, BRC, IFS công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn đã xây dựng được một hệ
thống sản xuất sản phẩm 3 loại thịt cá basa fillet này khép kín từ khâu nuôi trồng
đến sản xuất. Vĩnh Hoàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của HACCP, sản phẩm
cá Basa fillet đông lạnh của Công ty luôn được chế biến và đóng gói trong điều kiện
tươi mới, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh cá basa fillet, công ty Vĩnh Hoàn còn cung cấp rất nhiều sản phẩm
giá trị gia tăng chất lượng tốt được làm từ cá basa cũng như các sản phẩm đóng hộp
Block, Loin và Portion.
Để thực hiện chiến lược phát triển toàn diện và bền vững đã xác định ngay từ
ngày thành lập, Vĩnh Hoàn luôn đi đầu tìm kiếm và ứng dụng cái mới trong mọi
lĩnh vực. Trong sản xuất các sản phẩm chính, ngoài thường xuyên nâng cấp hệ
thống thiết bị đồng bộ ở mức tiên tiến nhất, Công ty luôn chú trọng duy trì sản xuất
theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Phòng kiểm nghiệm của công ty đạt chứng
chỉ ISO/IEC 17025:2005. Tháng 9 năm 2010, Công ty cũng nhận được chứng chỉ
ISO 22000 do đơn vị đánh giá Bereau Veritas cấp. Chính sựnỗlực thực hiện chính
sách quản lý chất lượng nhất quán, không thỏa hiệp, sản phẩm của Vĩnh Hoàn đã
đứng vững trên thị trường thế giới, vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu.
Hai phân xưởng sản xuất của Công ty được trang bị dây chuyền sản xuất với các
thiết bị tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.1.5. Hoạt động marketing xuất khẩu
Trong những năm gần đây, Công ty Vĩnh Hoàn đã bắt đầu chú trọng phát
triển các hoạt động xúc tiến Marketing xuất khẩu, nhằm quảng bá rộng rãi mặt hàng
21
cá Basa trên thị trường thế giới. Hoạt động xúc tiến của công ty ngày càng đa dạng
về hình thức cũng như công cụ xúc tiến như: quảng cáo, marketing trực tiếp, hội
chợ thương mại quốc tế.
2.1.5.1Hoạt động quảng cáo
Đây có thể xem là một hình thức xúc tiến thương mại khá phổ biến trong
nhiều doanh nghiệp hiện nay và hình thức này đã được Vĩnh Hoàn khai thác khá

hiệu quả. Các loại hình quảng cáo ngày càng phong phú, đa dạng về nội dung lẫn
hình thức. Phương tiện quảng cáo phổ biến của công ty bao gồm: truyền hình, báo
chí, thông qua gửi cataloge, các tệp gấp giới thiệu công ty và sản phẩm, internet.
Các thông điệp quảng cáo của Vĩnh Hoàn luôn đồng thời hướng tới ba mục
tiêu là thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Quảng cáo bằng phương tiện internet đã
giúp khách hàng củaVĩnh Hoàn nhận được thông tin quảng cáo về sản phẩm, tên
tuổi doanh nghiệp. Vĩnh Hoàn đã áp dụng các hợp đồng quảng cáo nhằm đẩy mạnh
marketing xuất khẩu như quảng cáo qua BVOM (Business VietNam Open Market)
trung tâm cung cấp thông tin thương mại Việt Nam, Hoa Kỳ; YES (Young
Ecommerce Solution) giải pháp thương mại điện tử trẻ.
2.1.5.2 Marketing trực tiếp
Vĩnh Hoàn thường xuyên giới thiệu các mặt hàng xuất khẩu của công ty
mình thông qua các catalog cũng như điện thoại hay thư điện tử … Công ty đã
quảng bá cho hình ảnh đơn vị mình và hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cách chế biến,
pha chế, cách bảo quản mặt hàng cá Basa …
2.1.5.3 Hội chợ thương mại quốc tế:
Hội chợ thương mại Quốc tế có thể xem là một dịp lớn để Công ty có thể
trưng bày và giới thiệu sản phẩm đến nhiều đối tác tiềm năng trên thị trường thế
giới. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để có thể gặp gỡ, trao đổi cùng các bạn hàng
hoạt động trong ngành thủy sản trên thế giới và kí kết trực tiếp nhiều hợp đồng.
Trong những năm gần đây, tại các hội chợ thương mại quốc tế, các sản phẩm
chủ lực của Vĩnh Hoàn như cá basa phi lê, cá chẽm phi lê, cá basa phi lê tẩm gia vị
và đặc biệt nhất là các sản phẩm cá basa nhận được rất nhiều sự quan tâm và đơn
đặt hàng từ các chuỗi siêu thị và nhà hàng lớn tại châu Âu. Ý thức được tầm quan
trọng của việc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, Vĩnh Hoàn đã mạnh dạn
22
đầu tư và đẩy mạnh việc phát triển hoạt động marketing mặt hàng cá basa trong mỗi
lần đăng kí tham gia hội chợ.
Công tác tham gia hội chợ của Vĩnh Hoàn trước năm 2010 vẫn chưa thật sự
đạt kết quả tốt, tuy nhiên, kể từ năm 2011 đến nay, Công ty đã từng bước cải thiện

và nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức cho các kì tham gia hội chợ thương mại
quốc tế. Việc tham gia hội chợ thương mại quốc tế theo hướng chuyên nghiệp sẽ
góp phần quảng bá và nâng cao thương hiệu Vĩnh Hoàn trong mắt người tiêu dùng.
Vĩnh Hoàn đang muốn hướng đến và tập trung phát triển độ nhận biết thương hiệu
bằng việc khẳng định: Vĩnh Hoàn là Công ty xuất khẩu cá basa chất lượng nhất và
uy tín nhất Việt Nam.
Tại hội chợ Thủy sản châu Âu 2011, công ty Vĩnh Hoàn đã đoạt được giải
trong cuộc thi bầu chọn "Sản phẩm mới tốt nhất" đánh giá về dinh dưỡng và sức
khỏe của sản phẩm tại Brussels, Bỉ, trở thành doanh nghiệp châu Á đầu tiên đoạt
giải thưởng lớn này.
Qua hội chợ Thủy hải sản của Mỹ tại Los Angeles năm 2012, Vĩnh Hoàn đã
ký được hợp đồng với tập đoàn SYSCO (doanhsố tiêu thụthuỷsản tại Mỹ hàng năm
là 3 tỷ USD) và công ty Food Service Manufacturess association (với doanh số bán
60 tỷ USD/năm).
2.2. Nhận xét chung
2.2.1. Thành tựu
Thành tựu lớn nhất của Công ty Vĩnh Hoàn trong giai đoạn gần đây là đạt
được lợi thế trên thị trường Mỹ và mở rộng sang các thị trường khác trên thế
giới.Với những nỗ lực của mình, từ năm 2010 đến nay, Vĩnh Hoàn là công ty duy
nhất hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu mặt hàng cá basa.
Bên cạnh đó, với nhiều sản phẩm phong phú được tạo ra từ cá basa trong một
môi trường có dây chuyền sản xuất hiện đại và luôn được cải tiến, chất lượng của
sản phẩm ngày càng được nâng lên. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã được vinh dự là
một trong 4 công ty xuất khẩu mặt hàng cá basa đầu tiên của Việt Nam đạt được
chứng nhận Global GAP. Thành tựu đáng tự hào này đã giúp công ty tăng được uy
tín trên thị trường quốc tế, đồng thời đạt được mức giá bán cao hơn các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy hải sản khác khoảng 10%-20%. Tổ chức chứng nhận quốc tế
Bureau Veritas Certification (BVC) đã chính thức được xác nhận về sự chuẩn hoá
23
mô hình nuôi cá basa theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho hai vùng nuôi của Vinh Hoan

Corp.
Về hoạt động Marketing xuất khẩu, với những đổi mới và đầu tư về hình thức
và chất lượng, hình ảnh của Vĩnh Hoàn đã được xây dựng tốt trên các phương tiện.
Qua đó, các nhà nhập khẩu cũng dần biết nhiều hơn về công ty với các sản phẩm từ
thủy sản. Với những thuận lợi đó, Công ty sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn trên thị
trường quốc tế.
Đặc biệt, trong quý 2 năm 2014 công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã lọt vào top 50
công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Đây thực sự là một dấu mốc quan trọng
giúp công ty ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.2. Hạn chế
Vấn đề khó khăn của Vĩnh Hoàn trong giai đoạn này chính là những thông
tin về thị trường Mỹ cũng như các thị trường mới mà công ty đã thâm nhập. Đặc
biệt,thị trường Mỹ yêu cầu về sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng cao, do đó sẽ đặt
ra cho Vĩnh Hoàn nhiều vấn đề trong việc nuôi trồng, sản xuất và chế biến cá basa.
Một hạn chế khác của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là vấn đề hoạt động
marketing xuất khẩu. Nhìn chung khi tham gia các hội chợ Quốc tế cũng như hoạt
động xúc tiến thương mại khác hay thiết bị công nghệ mà Vĩnh Hoàn sử dụng so
với các đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc, Thái Lan vẫn còn lạc hậu, các thiết bị
quảng cáo biển còn sơ sài, cách trưng bày gian hàng chưa ấn tượng, chưa thật sự thu
hút được sự chú ý đối với khách hàng. Đội ngũ nhân viên bán hàng về mặt chuyên
môn còn thiếu kinh nghiệm, trình độngoại ngữ và hiểu biết về tập quán tiêu dùng
của khách hàng còn nhiều hạn chế, giao tiếp với khách hàng còn non yếu gây sự
khó hiểu cho khách hàng khiến cho họ có ấn tượng không tốt về công ty của mình.
24
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ BASA CỦA CÔNG TY VĨNH HOÀN
3.1. Triển vọng của Công ty về hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá Basa
3.1.1. Cơ hội
Năm 2013 đã đánh dấu sự phục hồi nhanh chóng của thị trường Mỹ, EU và
Nhật Bản. Do đó, trong năm 2014 này, xuất khẩu cá basa sang những thị trường này

có thêm những dấu hiệu tích cực giúp đẩy mạnh đà tăng trưởng. Ngoài ra, Trung
tâm phân phối cá tra tại cảng Zeebrugge (Bỉ) đang được xây dựng. Đây là dầu hiệu
tích cực trong việc xuất khẩu cá basa, cá tra Việt Nam sang thị trường rộng lớn này
và sẽ là cơ hội lớn để Vĩnh Hoàn có thêm thị trường mới đầy tiềm năng này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có tốc độ phát triển về quy mô và chiếm lĩnh thị
trường mạnh với hiệu quả hoạt động mạnh. Cùng với các chứng chỉ đã đạt được
như AquaGap cho 4 vùng nuôi, GlobalGap cho 5 vùng nuôi, công ty sẽ có nhiều
điểm vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước trong việc mở
rộng thị trường.
Ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, dự kiến
sẽ tiếp tục tăng 12-15% mỗi năm. Do đó, thị trường sẽ còn nhiều tiềm năng phát
triển hơn trong cả thị trường mới và cũ. Đặc biệt là phân khúc hàng giá trị gia tăng
và các sản phẩm gia tăng giá trị từ nguồn phụ phẩm hứa hẹn mở ra nhiều mảng thị
trường mới.
3.1.2. Thách thức
Chi phí đầu vào tăng mạnh từ con giống, thức ăn, cá nguyên liệu, chi phí tài
chính,… đòi hỏi công ty phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Trong những năm gần đây, thị trường EU trở nên khó khăn cho hoạt động
xuất khẩu thủy sản nói chung cũng như xuất khẩu mặt hàng cá basa nói riêng của
công ty Vĩnh Hoàn. Xuất khẩu sang EU đòi hỏi phải có giấy chứng nhận kiểm tra
yêu cầu dư lượng kháng sinh Chloramphelicol, Nitrofural. Điều này đã khiến cho
giá trị xuất khẩu sang thị trường EU giảm đáng kể trong giai đoạn 2011-2013.
Ngoài ra, không tính đến ưu thế về thuế suất 0%, thị trường Mỹ cũng tạo nên
một số trở ngại đáng kể cho công ty. Thuế chống bán phá giá đối với thủy sản Việt
Nam đã tạo nên nhiều áp lực cho doanh nghiệp. Đầu năm 2013, Mỹ đột ngột quyết
định thay đổi quốc gia thay thế để tính giá cá basa của Việt Nam từ Bangladesh
thành Indonesia dẫn đến mức thuế chống bán phá giá tăng cao một cách vô lý. Nếu
3 năm liên tiếp trước đó, Vĩnh Hoàn được hưởng thuế suất bằng 0 thì năm 2013,
25
Vĩnh Hoàn phải chịu mức thuế 0,19 USD/kg. Tuy đây là mức thuế thấp nhất trong

số những công ty xuất khẩu mặt hàng cá basa hiện nay, nhưng đó cũng là 1 bất lợi
lớn cho Vĩnh Hoàn, có thể sẽ dẫn đến việc sụt giảm doanh thu.
Vấn đề thâm nhập vào thị trường mới đòi hỏi Công ty phải có sự chuẩn bị tốt
về nguyên vật liệu đầu vào, cơ sở sản xuất tiên tiến và đặc biệt là trình độ chuyên
môn của nhân viên.
3.2. Định hướng hoạt động
Công ty Vĩnh Hoàn đã đề ra định hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ nhất,Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản
phẩm, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá tiếp thị mặt hàng cá basa, để ngày càng
khẳng định vị thế của công ty trong ngành thủy sản nói chung và ngành chế biến
mặt hàng cá Basa Việt Nam nói riêng.Bên cạnh đó,Vĩnh Hoàncũngtiếp tục đầu tư và
hoàn thiện các dự án đang thực hiện, nâng cấp xí nghiệp cũ để nâng cao năng lực và
đa dạng hóa mặt hàng cá basa sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng và
giá cả .Định hướng cuối cùng làtiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo
HACCP, ISO, BRC phấn đấu đạt chứng nhận ISO 17025 cho phòng kiểm nghiệm
để tăng năng lực sản xuất và tăng uy tín cho Công ty.
Bảng 3.1. Mục tiêu xuất khẩu mặt hàng cá Basa của Công ty cổ phần Vĩnh
Hoàn giai đoạn 2014-2016
đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng doanh thu 5.000 5.500 6.000
Doanh thu mặt
hàng cá Basa
4.500 5.000 5.500
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của Vĩnh Hoàn)
3.3. Các giải pháp
3.3.1. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mặt hàng cá basa
Công ty Vĩnh Hoàn đang có xu hướng mở rộng thị trường sang các nhiều
nước mới để tránh bị phụ thuộc quá lớn vào hai thị trường Mỹ và EU. Trong số đó,
Trung Quốc được xem là một tiềm năng lớn. Đây là một thị trường mở cửa, do đặc

thù là một nước đông dân thu nhập ở mức trung bình nên việc dùng mặt hàng cá
basa rất được ưu tiên chọn lựa. Những năm gần đây, giá cả nhân lực lao động của

×