Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.24 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT SỐ
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
VEN SÔNG GIANH
GVHD: Th.S Lại Thị Hương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Trinh
Lớp: ĐHSP Lịch sử K52
Quảng Bình, tháng 6/2014
MỞ ĐẦU
Lịch sử biết đến dòng sông Gianh (Quảng Bình) như là một đường biên giới
ở đồng bằng và là ranh giới chia cách đất nước trong thời kỳ chiến tranh Trịnh –
Nguyễn. Mảnh đất ven sông Gianh còn có tầng văn hóa lâu đời, mà một trong
những biểu hiện của nó là các làng nghề truyền thống: làng nghề mộc, nghề rèn,
nghề chạm, nghề đan lát, làm nón
Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình, dài hơn
150km, chảy vắt ngang từ Tây sang Đông, được hội tụ từ bốn nguồn chính:
nguồn Nậy, nguồn Trổ, nguồn Nan và nguồn Son. Thế kỷ XV, đề cập đến đặc
điểm thiên nhiên của vùng Thuận Hóa (tức Bình Trị Thiên ngày nay), Nguyễn
Trãi nói đến Nam Hải và sông Linh Giang (tên gọi sông Gianh lúc đó) như một
vùng đất chiến lược, có núi cao biển rộng, địa thế hiểm trở. Sông Gianh đã từng
là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành cho đến khi được sáp nhập vào Đại
Việt từ thế kỷ XI. Sau đó nối tiếp nhau các vương triều phong kiến Đại Việt thi
hành chính sách di dân, đưa người Việt vào khai hoang lập ấp, sinh sống ở đó.
Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh cũng chọn ngay sông Gianh làm ranh giới về
mặt hành chính, mặc dù trong thực tế chiến sự hầu như không diễn ra ở đó mà lùi
mãi về phía kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là đầu mối của những mũi
giao thông thủy bộ lợi hại: một ngã qua sông Son lên phà Xuân Sơn tiếp xúc với
đường Trường Sơn, một ngã ra biển Đông theo con đường Hồ Chí Minh trên
biển, một ngã đường bộ vào Nam theo Quốc lộ 1A Cảng sông Gianh trở thành
“tọa độ lửa” - trọng điểm địch tập trung bắn phá, còn với ta là nơi tập kết lực


lượng, hàng hóa trước khi ra chiến trường, cần được bảo vệ bằng mọi giá.
Với lịch sử lâu đời, những làng xã ở lưu vực sông Gianh có nền văn hóa đặc
sắc, nhất là sự ra đời và phát triển của những làng nghề cổ truyền với những sản
phẩm đã trở nên quen thuộc với người dân trong và ngoài tỉnh. Những làng nghề
đó có từ rất lâu, mà đến hôm nay con cháu cũng không rõ xuất xứ. Có những
làng được hình thành do nhu cầu sinh hoạt của người dân trong quá trình khai
khẩn đất đai, như nghề đan lát, làm nón, trồng bông dệt vải Lại có những làng
nghề ra đời do điều kiện lịch sử như nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm. Ví như
1
nghề rèn, đúc ở làng Hòa Ninh, xã Quảng Hòa được hình thành từ thời chiến
tranh Trịnh - Nguyễn để cung cấp vũ khí, đáp ứng yêu cầu chiến sự lúc đó. Sản
phẩm truyền thống của các làng nghề đã đi vào thơ ca, hò vè dân gian:
Đồ đan Thọ Đơn
Hàng may Pháp Kệ
Hành chiếu Thanh Sơn
Ngọa Cương làng gốm
Giấy bổn Diên Trường
Nón Kinh chợ Ngọa
Mắm cá Cảnh Dương
Hà Khương thao lụa
Thanh Lạng tre nứa
Dao búa Hòa Ninh
Bánh tráng Lộc Điền
Lệ Sơn ngô lạc
Hàng quạt Trung Thuần
Thuận Bài vải sợi
Lối sống tốt đẹp đó cho đến nay vẫn còn được những người nông dân mộc
mạc trân trọng gìn giữ. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là sự phát triển các làng
nghề vùng ven bờ sông Gianh có nhiều bước thăng trầm, có những làng nghề đã
tồn tại và phát triển khá mạnh, đồng thời còn có mở rộng lan tỏa sang các khu

vực lân cận, tạo nên một cụm các làng nghề. Ngược lại có những làng nghề phát
triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, có những làng
nghề đã và đang bị mai một, dần suy vong và có khả năng bị mất đi. Các nghề
truyền thống ở đây hiện nay đang dần bị thất truyền, do sự cạnh tranh của những
đồ gia dụng hiện đại.
Không thể giới thiệu được hết các làng nghề truyền thống ở ven sông
Gianh, trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ xin điểm qua vài làng nghề nổi bật nhất
như làng Thọ Đơn với nghề đan lát, Thuận Bài, Thổ Ngọa với nghề làm nón,
nghề bánh đa ở Lộc Điền, nghề đóng thuyền ở Thanh Trạch.
NỘI DUNG
2
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGHỀ ĐÓNG THUYỀN TRUYỀN THỐNG THANH TRẠCH
1. Đôi nét về làng Thanh Trạch
Xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch nằm sát bờ phía nam hạ lưu sông Gianh.
Biển rộng, nông sâu, các cửa lạch bao bọc toàn bộ phía bắc, tây bắc và phía đông
vây lấy bộ phận cư dân toàn xã. Các làng đều tụ họp ven bờ sông Gianh, cửa biển
và ven các khe từ dãy núi phía nam và tây nam đổ vào sông Gianh chảy ra biển
Đông. Tập quán sinh sống ở đây có điểm giống các nơi khác trong tỉnh là tất cả
hướng nhà đều tìm cách quay về hướng nam, đông nam và tây nam. Chỉ có một ít
quay ra phía bắc để bám lấy quốc lộ 1A làm ăn, buôn bán. Ruộng vườn nằm ở
phía các làng chạy mãi đến chân núi Lệ Đệ. Con đường Thiên Lý Bắc Nam chạy
suốt từ đầu xã đến cuối xã.
Cả xã chia thành 7 thôn, làng. Các thôn, làng này lại chia thành 22 xóm,
mỗi xóm có nghề, tập quán sinh hoạt và tín ngưỡng khác nhau. Các thôn Thanh
Hải, Thanh Gianh, Thanh Xuân chuyên nghề ngư và hầu hết đồng bào theo Công
giáo. Các thôn Quyết Thắng, Tiền Phong làm nông, ngư kết hợp; Thanh Khê,
Thanh Vinh dân cư làm nghề đóng thuyền, thủ công, cơ khí, dịch vụ buôn bán,
theo Đạo Thiên Chúa, Đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào. Như vậy, thiên
nhiên đã ban cho người ở vùng đất này đủ 5 thế mạnh cơ bản đó là: rừng núi và

gò đồi, làm nông nghiệp khai thác tốt với nhiều khả năng thủy lợi; công thương
nghiệp và dịch vụ, giao thông vận tải thủy bộ; ngư nghiệp với nhiều thuận lợi về
bến bãi, cửa biển, hải cảng và ngành nghề đóng, sữa chữa tàu thuyền mang tính
truyền thống. Điểm đặc biệt mới có nhiều địa điểm lý tưởng để xây dựng nhà
nghỉ dưỡng, khách sạn, du lịch. Du khách có thể thấy Thanh Trạch làm trung tâm
nghỉ ngơi, tắm biển Đá Nhảy rồi theo đường Ba Trại du ngoạn rừng thông, ngược
lên thăm động Phong Nha hoặc từ đây theo du thuyền đi chơi đảo Chim, đến Hòn
La và ở lại Thanh Khê trong ngày. Xuất phát từ địa hình, địa mạo nên Thanh
Trạch có vị trí chiến lược lớn về quân sự cũng như về kinh tế, chính trị.
Ngược dòng lịch sử, xem xét các sự kiện chính biến của đất nước thì thấy
rằng các giới quân sự ở phe ta cũng như kẻ địch đều chú ý đến căn cứ Thanh
3
Trạch. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân Pháp xem Bồ Khê (Thanh
Trạch) làm bàn đạp để tiếp nhận quân lương phía biển vào phía nam và từ đó
triển khai khống chế vùng Quảng Trạch, Tuyên Hóa. Chiến tranh phá hoại của
Mỹ ra miền Bắc: không quân, tàu chiến Mỹ ở ngoài khơi ngày đêm bắn phá, hủy
diệt vùng Thanh Trạch, Quảng Phúc nhằm ngăn chặn sự chống trả của hải quân
ta và thả mìn phong tỏa cửa biển sông Gianh, vô hiệu hóa con đường vận tải
huyết mạch này. Trong hòa bình xây dựng, đây là cửa khẩu quan trọng đối với
tỉnh Quảng Bình trong việc mở rộng quan hệ quốc tế với tỉnh bạn và với tàu
thuyền nước ngoài.
Mười năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,
Thanh Trạch dần đã trở thành trung tâm kinh tế phát triển của cả tỉnh. Trong số 3
cảng biển lớn nhất của tỉnh ta: Cảng Gianh, Hòn La, Nhật Lệ thì tốc độ phát triển
của cảng Gianh vừa lớn về quy mô vốn đầu tư và cũng là lớn nhất tỉnh về khả
năng tiếp nhận, xuất, nhập hàng hóa. Từ quy mô hoạt động cảng Gianh trở thành
cảng biển quốc gia nằm trên địa bàn xã và cả khu vực nên tỉnh ta đã cho xây
dựng ở đây cảng cá, nhà máy đông lạnh, biến Thanh Trạch thành khu kinh tế -
thương mại lớn ở khu vực phía bắc tỉnh Quảng Bình.
Ngày nay bộ mặt làng xã ở đây nhanh chóng đô thị hóa. Nếu so sánh với

các xã trong huyện Bố Trạch thì Thanh Trạch là xã có số lượng nhà cao tầng
nhiều nhất vào loại nhất nhì huyện. Các dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, y tế, bưu
điện, cung ứng xăng dầu… phát triển nhanh. Trong tương lai thì Thanh Trạch sẽ
nhanh chóng trở thành cụm kinh tế - xã hội phát triển lớn sau thành phố Đồng
Hới và sẽ là đòn bẫy kinh tế mạnh cho cả vùng bắc nam sông Gianh.
2. Sự ra đời và phát triển nghề truyền thống đóng tàu thuyền
Trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, sống trên đất nước có biển rộng,
nhiều sông ngòi, nhân dân ta đã có truyền thống từ lâu đời trong việc chế tạo và sử
dụng tàu thuyền. Hình ảnh con thuyền đã phổ biến trên trống đồng Việt cổ.
Thuyền ở nước ta có nhiều loại: thuyền vận tải, thuyền chiến, thuyền đi
biển, thuyền đánh cá… phù hợp với từng mục đích sử dụng, theo từng thời kỳ
lịch sử. Thuyền được đúc tù thân cây (độc mộc), đóng bằng gỗ, đan bằng tre, làm
bằng kim loại… tùy thuộc vào điều kiện vật liệu của mỗi địa phương. Tuy nhiên
4
là một làng nằm ở hạ lưu bờ nam sông Gianh, có cửa biển rộng lớn nhưng nghề
đóng thuyền ở đây lại không phải của cư dân địa phương mà là được du nhập từ
Nghệ An vào. Tương truyền rằng, khi thành lập xã này gồm có hai nguồn dân cư:
một bộ phận từ La Hà (Quảng Văn), Cao Lao (Hạ Trạch) xuống khai khẩn đất
đai dựng nhà, làm ruộng, trồng trỉa để kiếm sống. Đất đai tốt, mùa màng thu
hoạch khá nên về sau họ lôi kéo thêm bạn bè cùng lập làng, sinh cơ lập nghiệp.
Một bộ phận khác là từ những người làm nghề đánh bắt cá “vùng trên” tràn
xuống. Họ vốn gốc người Xuân Hồi (Xuân Thủy) ra cư ngụ ở vùng cồn két, làm
nghề chài lưới, về sau di chuyển dần xuống phía cửa biển làm ăn rồi định cư luôn
ở đó. Cả hai nhóm người này sinh sống thân thiện với nhau mà lập nên làng Bồ
Khê (Thanh Trạch bây giờ).
Theo “Địa chí xã Thanh Trạch” thì người khỏi xướng nghề này không phải
dân bản địa mà là dân tỉnh ngoài vào. Địa chí viết: “Các cụ tiên hiền khai khẩn
Bồ Khê phường gốc ở Nghệ An, chuyên nghề đóng tàu thuyền, quê ở xã Nghi
Thiết, huyện Nghi Lộc vào làm nghề lâu ngày ở lại thành người sáng lập ra làng
xóm ở đây”.

Người dân ở đây còn truyền kể câu chuyện: “Cụ Nguyễn Ký, gốc Đàng
Ngoài vào làm nghề rồi gây dựng Gia đình ở đây. Cụ Ký có đóng cho làng Bồ
Khê một chiếc thuyền đánh cá mà không cần xâm kẻ hở bằng cật tre, vỏ tràm
hay dầu rái… mà thuyền vẫn không bị nước lọt vào. Cụ được làng thưởng đến 3
chum rượu”. Người ở đây cũng cho rằng nghề đánh ghe, thuyền mãi cho đến bây
giờ con cháu cũng vận dụng mẹo mực đó mà phát triển lên đóng tàu thuyền hiện
đại và cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của ngư dân. Tuy nhiên các vị bô
lão khẳng định rằng “Về trọng tải thì chưa có ai đóng nổi ghe, thuyền có trọng
tải đến 120 tấn như cụ Ký sống ở thời đại trước cách mạng tháng Tám”.
Ngày xưa, với kỹ thuật thô sơ mà đóng được ghe lớn như vậy quả là có bí
quyết lớn về kỹ thuật. Nghề đóng ghe, thuyền ở đây phát triển làm cho nghề vận
tải biển, tàu thuyền chạy bằng buồm gió ở tỉnh Quảng Bình ngược xuôi ra Bắc
vào Nam ngày càng nhiều. Kinh nghiệm đóng tàu thuyền qua các đời được các vị
tiền bối truyền lại cho con cháu. Về quy mô lớn nhỏ thì có thay đổi để phù hợp
với hoàn cảnh mà người sắm tàu thuyền yêu cầu. Nhưng về kiểu dáng và vật liệu
5
đóng thì rất ít đổi. Vật liệu đóng tàu thuyền xứ này lui tới cũng chỉ có vài ba loại
gỗ như lim, huện… vì các loại gỗ này vừa chịu nước vừa có tính chịu nắng. Trên
một con thuyền ít khi người ta dùng một loại gỗ mà kết hợp nhiều loại với nhau.
Ví dụ như khung là phần chịu lực chính thì có thể đóng bằng gỗ lim, táu,
trường… phổ biến là lim. Còn ván thuyền là gỗ huện. Sở dĩ người ta ít dùng các
loại gỗ như lim, táu trường làm ván vì loại gỗ này vừa nặng, lại hay nứt nẻ khi
gặp nắng. Ván thuyền chọn gỗ huện nhưng ngay loại gỗ này cũng phải chọn loại
gỗ huện có thớ mịn, không chọn “huện bộp”.
Người xưa xem việc đóng thuyền quan trọng như việc làm nhà. Trước tiên
người ta phải chọn ngày lành tháng tốt hợp với chủ thuyền. Tiếp theo là đồ cúng
và lễ vật tượng trưng. Có chủ thuyền thì mời thầy bói về, nhưng có chủ thuyền
thì “lễ bạc long thành” “khẩn vái thiên thần, thủy thần xin cho phát mộc mà làm
nên cái thuyền để mưu sinh”. Theo truyền tụng ngày xưa “gỗ trước khi đem vào
đóng thuyền người thợ cũng phải làm phép trừ tà mộc”. Toàn bộ lễ vật được đặt

trên mâm hoặc các bàn cao và trên bàn lễ không thể thiếu tấm vải đỏ. Khi cúng
xong được một phần, lễ cúng được hỏa hóa hoặc thả xuống sông biển một phần
như gạo, muối và lên đất.
Nghề đóng thuyền của Thanh Trạch lúc sơ khai cũng chỉ là sản phẩm của
dòng sông lại phát triển theo chiều rộng của biển. Sự xuất hiện nghề đóng thuyền
ở đây đã thúc đẩy không những nghề đánh cá biển tiến lên mà còn góp phần đẩy
mạnh nghề vận chuyển biển ngày càng thịnh vượng.
So với cửa lạch Nhật Lệ cũng là nơi có truyền thống và biển vận chuyển
biển, nhưng do không có nghề đóng thuyền tại chỗ, nên đã hạn chế không ít sức
phát triển cần có. Xưa kia, mỗi lần người Động Hải muốn có ghe thuyền phải đi
đặt hàng ở cửa Gianh, ở Lý Hòa hoặc phải rước thợ các nơi về đóng và các chiếc
ghe “ăn” gạo ở Nam Kỳ lục tỉnh của sông Gianh khi nào cũng có trọng tải lớn
hơn ghe của Nhật Lệ nhiều lần. Những nhà kinh doanh về vận tải biển ở Động
Hải chưa bao giờ là chủ nhân của những chiếc ghe trọng tải từ 100 đến 120 tấn
chạy bằng buồm, trong khi đó ở Lý Hòa, sông Gianh, Cảnh Dương việc đó là
bình thường, không phải do lạch cửa sông nông hay sâu bởi vì cửa lạch Động
Hải xưa cũng như nay thuận lợi hơn nhiều, cũng không phải so vốn đầu tư nơi
6
này kém hơn hoặc rừng địa phương không có gỗ ván đủ tiêu chuẩn… Cái chính
là không có cơ sở đóng thuyền tại chỗ.
Sau 1954, miền Bắc thực hiện công cuộc cải tại các thành phần kinh tế, tiến
hành hợp tác hóa trong sản xuất thì HTX đóng tàu thuyền Thanh Trạch ra đời.
Tuy nhiên, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, giao quyền chủ động sản xuất
kinh doanh cho người lao động, các HTX ở Thanh Trạch trong đó có HTX đóng
tàu thuyền do làm ăn kém hiệu quả dần dần tự giải thể hoặc chuyển đổi. Một số
HTX chuyển đổi thành công mở ra cơ chế làm ăn. Trước yêu cầu đổi mới công
nghệ đóng và cung ứng trang thiết bị tàu thuyền theo nhu cầu của thị trường,
HTX đóng tàu truyền thống ở đây thiếu vốn, thiếu kỹ thuật tiên tiến, không có sự
quản lý, điều hành thích ứng vì vậy cũng dần tan rã. Một số xã viên HTX chung vốn
với nhau sắm thuyền mới chuyển nghề, số còn lại chuyển sang dịch vụ, buôn bán…

chỉ còn vài ba hộ bỏ vốn lên đà tu sửa tàu thuyền và làm dịch vụ cơ khí tàu thuyền.
Đến thời điểm này nghề đóng tàu truyền thống ở Thanh Trạch đần bị lãng quên, số
lượng tàu thuyền trong xã ngày càng tăng nhưng do các địa phương khác như Hải
Trạch, Đức Trạch, Bảo Ninh, xí nghiệp tàu thuyền Đồng Hới cung ứng.
Hiện nay Thanh Trạch có nền kinh tế xã hội khá phát triển. Nơi đây là điểm
hội tụ của hàng trăm tàu thuyền đánh cá trong và ngoài tỉnh về bán hàng và ăn
hàng. Lại có cảng quốc gia, cảng cá, nhà máy chế biến thủy, hải sản. Đây là điểm
thuận lợi hiếm có để Thanh Trạch khôi phục lại làng nghề truyền thống mới và
sửa chữa tàu thuyền. Tuy nhiên muốn khôi phục và phát triển cần có cơ chế và
giải pháp thích hợp mà quan trọng hơn hết là lựa chọn cơ cấu tổ chức ngành nghề
và chủ dự án đầu tư.
CHƯƠNG 2:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐAN LÁT THỌ ĐƠN
1. Đôi nét về làng Thọ Đơn
Làng Thọ Đơn, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xưa
nay được biết đến bởi những sản phẩm đan lát làm từ vật liệu mây tre nứa.
Xã Quảng Thọ nằm về phía Đông của ngõ thị trấn Ba Đồn, có vị trí địa lý
khá thuận lợi với phía Đông là bãi biển tuyệt đẹp trải dài, phía Tây là con đường
7
thiên lý Bắc Nam, phía Bắc giáp thôn Xuân Kiều (xã Quảng Xuân) và phía Nam
giáp xã Quảng Phúc. Về sự ra đời của xã Quảng Thọ ngày nay thì chưa có một
tài liệu nào khẳng định tính xác, song căn cứ vào mục bản đồ trong “Ô Châu Cận
Lục” của Dương Văn An và lời kể của một số bậc cao niên trong làng thì có thể
phỏng đoán rằng, xã Quảng Thọ được hình thành vào thời hậu duệ Lê, nghĩa là
vào khoảng thế kỷ XV. Khi Dương Văn An viết “Ô Châu Cận Lục” vào năm
1553 thì Quảng Thọ ngày nay là một đơn vị hành chính bao gồm hai xã: Đại Đan
và Tiểu Đan thuộc châu Bố Chính. Khác với nhiều làng quê khác ở Quảng Trạch
vốn có truyền thống học hành đỗ đạt, Đại Đan và Tiểu Đan dường như vắng
bóng trong danh sách các nhà khoa bảng Quảng Bình xưa. Theo sử liệu ghi chép
lại thì có hai vị đậu cử nhân vào các năm 1843 niên hiệu vua Thiệu Trị thứ 3 và

1848 niên hiệu vua Tự Đức thứ nhất là người Đại Đan. Tuy nhiên cũng theo lời
kể của một số bậc cao niên trong làng thì thuở mới thành lập do làng có người
làm quan to nên đã chiếm được hơn 400 mẫu ruộng cho làng. Song cũng có một
truyền thuyết dân gian kể rằng, việc tranh chấp đất giữa xã Quảng Thọ và làng
Xuân Kiều (xã Quảng Xuân) xẩy ra liên miên từ đời này sang đời khác. Cho đến
một ngày, có người nảy ra sáng kiến rằng, xã Quảng Thọ sẽ cử ra một người đàn
ông khỏe nhất đứng ra tại ranh giới giữa xã Quảng Thọ và Quảng Phúc, khi một hồi
trống vang lên, người đó sẽ vừa chạy vừa ù (như trò chơi dân gian của trẻ em) về
phía làng Xuân Kiều. Khi nào người đó hết hơi dừng lại thì đó sẽ là ranh giới giữa
hai xã. Người đàn ông của xã Quảng Thọ đã chạy được một quảng đường khá dài và
khi dừng lại thì ông đã bị tắt hơi mà chết. Mộ của ông được chọn ngay tại đó và ranh
giới giữa hai làng đã được xác lập, từ đó không còn xảy ra tranh chấp.
Thọ Đơn là một trong năm thôn của xã, được chia thành bốn xóm mang
tên: Giáp, Ất, Bính, Thìn. Thọ Đơn có bốn dòng họ phổ biến nhất là Đoàn,
Nguyễn, Trần, Lê, trong đó họ Đoàn là họ lớn nhất và được xem như là ông Tổ
của làng nghề. Cũng theo các cụ cao niên trong làng kể lại thì họ Đoàn có thể
được bắt nguồn từ Đoàn Nhữ Hài, một viên tướng tài của Lê Lợi trong đội quân
tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy
Đôn chép: “Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Thái Tổ đã nhìn thấy vị trí Tân Bình –
Thuận Hóa là một trọng tấn nên đã chọn trong các danh tướng đã từng có công
8
đánh dẹp giặc Minh vào giữ chức trấn thủ…”. Vậy nên cũng có thể phỏng đoán
rằng, Thọ Đơn được ra đời vào thời vua Lê Thái Tổ. Song một giả thiết khác cho
rằng vào đời vua Lê Thánh Tông, sau khi đánh thắng quân Chiêm Thành, cũng
như các bậc cha ông của mình là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, ông thấy được tầm
quan trọng của vùng đất Bố Chính nên đã xuống kêu gọi nhân dân phiêu tán ở
các tỉnh miền Bắc di cư lập ấp ở châu Bố Chính: “Bố Chính đất rộng dân thưa,
lại liền với châu Hoan, vậy quân và dân nên đến đó khẩn hoang (làm ăn), sẽ có
lợi lớn…”. Có thể thấy rằng, đây là đợt di dân lần thứ ba có tính chất về mặt nhà
nước: Lần thứ nhất là thời Lý Nhân Tông năm 1075 di dân xuống Lâm Bình; lần

thứ hai là thời Hồ Quý Ly năm 1403 di dân xuống Thăng Hoa Tư Nghĩa và lần
này di dân xuống châu Bố Chính. Vậy nên cũng có thể đồng ý với giả thiết rằng
Thọ Đơn được hình thành trong đợt di dân thứ ba vào đời vua Lê Thánh Tông.
2. Sự ra đời và phát triển của nghề đan lát
2.1. Xuất xứ nghề đan lát
Nghề đan lát xuất hiện từ lâu, có lẽ ngày xưa người đầu tiên vào khai khẩn
vùng đất này đã mang theo nghề. Cụ Đoàn Bổng năm nay 80 tuổi, một trong
những người dân làng xem như pho sử sống cũng chỉ biết rằng, ông Tổ của làng
là người Thanh – Nghệ di cư. Các bản gia phả của các dòng họ cũng không còn
do thất lạc trong thời kỳ chiến tranh, ở Thọ Đơn hiện nay có miếu Thành hoàng,
song được xây dựng từ bao đời và vị Thành hoàng đó là ai thì chưa có một tài
liệu nào khẳng định chính xác. Người Thọ Đơn từ đời này sang đời khác nối tiếp
nhau học nghề theo kiểu “cha truyền con nối” và ngày càng phát triển. Ngày nay,
ngoài việc truyền nghề cho con cháu, từ năm 1975 làng đã quy định ngày cúng
Tổ là mồng 2 tháng 12 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, tất cả các dòng họ trong
làng gồm: Đoàn, Nguyễn, Trần, Lê, Phạm, Võ… sắm sửa lễ vật riêng của từng
dòng họ sau đó mang đến miếu Thành hoàng cúng tộc. Đây là một trong những
ngày lễ hội lớn ở Thọ Đơn để tưởng nhớ người đã khai sinh và sáng lập ra nghề
đan lát, một nghề đã giúp cho người dân Thọ Đơn góp phần ổn định, phát triển
và trở nên nổi tiếng trong hàng mấy thế kỷ qua.
2.2. Sự phát triển của nghề đan lát Thọ Đơn qua các giai đoạn lịch sử
2.2.1. Giai đoạn sơ khai đến năm 1945
9
Vào thời kỳ này Thọ Đơn cũng như nhiều làng khác ở Việt Nam phải trải
qua nhiều thăng trầm và biến động lịch sử. Dưới các triều đại phong kiến, nghề
lát có lúc phát triển rực rỡ, lại có lúc dường như bị mai một do tác động của yếu
tố lịch sử lúc bấy giờ. Tuy nhiên, nhìn chung nghề đan lát vẫn duy trì và phát
triển. Vào thời bấy giờ khi các vật dụng đều được sản xuất bằng phương thức thô
sơ thì các sản phẩm của Thọ Đơn có mặt hầu hết ở các nơi trong vùng. Những rỗ
rá, nong nia, dần sang, thúng bơi… trên đôi vai tần tảo của những người dân Thọ

Đơn tỏa đi khắp miền. Có thể nói rằng thoạt đầu nghề đan lát chưa chiếm được
ưu thế lớn trong cơ cấu ngành nghề còn đa dạng của Thọ Đơn, song qua một thời
gian duy trì và phát triển thì nghề đan lát đã có một vị trí khá ổn định và có thể
nói là hưng thịnh. Vào năm 1553, khi “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An ra
đời thì Đại Đan và Tiểu Đan đã có tên trong mục đồ bản thuộc châu Bố Chính.
Đại Đan,Tiểu Đan và Thọ Đơn sau này được nhiều người phỏng đoán rằng nó
xuất sứ từ chính nghề đan nên mới có tên như thế. Đan và Đơn được xem như
đồng nghĩa, hàng mấy thế kỷ trôi qua có thể người ta đọc chệch Đan thành
Đơn…
2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Đây là một giai đoạn có nhiều biến cố của lịch sử dân tộc. Sau bao nhiêu
năm bị kìm kẹp dưới ách thống trị của thực trị của thực dân phong kiến, người
Việt Nam nói chung và Thọ Đơn nói riêng thực sự được làm chủ chính mình.
Bên cạnh sự phát triển chung của nhiều ngành nghề, nghề đan lát cũng bước vào
một giai đoạn mới. Dẫu vẫn làm nghề theo kiểu “tự sản tự tiêu” và thị trường tiêu
thụ là các tỉnh lân cận với phương thức gánh hàng trên vai rong ruổi qua các
đường thôn ngõ xóm để rao bán, song người dân Thọ Đơn đã được mở rộng hơn
về tầm nhìn, từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cũng cần phải
nói thêm rằng, đây là giai đoạn đất nước ta trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt để
giữ vững chủ quyền dân tộc độc lập. Thọ Đơn cũng như nhiều làng quê khác đã
đóng góp một phần không nhỏ cho 2 cuộc chiến. Những sản phẩm thường ngày
như rổ rá, nong nia, dần sàng, thuyền nan… đã góp phần làm nên hạt gạo củ
khoai ủng hộ kháng chiến. Có những thời gian Thọ Đơn bị địch tạm chiếm, cuộc
sống của người dân nơi đây lại phải chịu nhiều ách áp bức, bóc lột tàn bạo của
10
bọn thực dân, nghề đan tưởng chừng như bị chững lại song truyền thống từ bao
đời đã giúp người dân giữ vững và phát huy nghề nghiệp của cha ông cho đến tận
bây giờ…
2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến 1990
Có thể nói rằng, trong lịch sử phát triển của làng nghề thì đây là khoảng thời

gian nghề đan lát Thọ Đơn được phát triển rực rỡ. Đất nước hoàn toàn thống
nhất, người dân Thọ Đơn bắt tay vào công cuộc xây dựng và tái tạo quê hương.
Các sản phẩm của Thọ Đơn có mặt hầu hết ở các tỉnh lân cận, người tham gia
nghề này đông hơn bao giờ hết. Những nghề khác như đi biển, buôn bán nhỏ và
nông nghiệp dần dần trở nên thu nhỏ khi lợi ích kinh tế của nghề đan ngày một
nâng cao. Yếu tố thuận lợi của nghề này là mọi người đền có thể tham gia, từ cụ
già đến em nhỏ và tận dụng được khoảng thời gian nông nhàn hay những ngày
biển động. Hầu như 100% các hộ dân ở Thọ Đơn đều có người làm nghề đan, có
gia đình tất cả mọi thành viên đều tham gia. Có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của
nghề đan đã mang lại bởi sự khởi sắc của bộ mặt làng quê Thọ Đơn trong bước
phát triển chung của xã nhà. Thu nhập của làng quê chiếm khoảng 70 đến 80%
tổng thu nhập của toàn thôn. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng.
Với sự thuận tiện của giao thông, bây giờ người dân Thọ Đơn không còn gồng
gánh trên vai đi bộ qua các nẻo đường mà đã có ô tô, xe máy đến tận nhà bốc dở
sản phẩm đem đến nơi tiêu thụ một cách kịp thời, tạo nên hiệu quả cao. Vòng
quay đồng hồ vốn trở nên ngắn lại càng giúp cho người dân Thọ Đơn có điều
kiện phát triển nghề nghiệp của mình…
2.2.4. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
Chuyển sang cơ chế thị trường, người dân Thọ Đơn bắt đầu ý thức hơn về
nghề nghiệp của mình. Tổng số hộ gia đình theo con số thống kê đến ngày 1
tháng 4 năm 2000, Thọ Đơn hiện có 516 hộ, trong đó có 451 hộ sản xuất nông
nghiệp và nghề đan. Do điều kiện sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước nên hầu
như nghề đan đã trở thành một nghề chính ở Thọ Đơn. Theo số liệu thống kê
năm 2000 thì thu nhập từ nghề đan lát gấp hai lần so với thu nhập từ nông
nghiệp. Cụ thể vào năm 1995, bình quân thu nhập của mỗi gia đình làm nghề đan
ở đây khoảng chừng 2.500.000 đồng, tổng thu nhập toàn thôn ước tính
11
1.002.500.000 đồng. Năm 1998, con số này đã tăng lên đến 3.000.000 đồng/hộ
và 1.353.000.000 là con số thu nhập ước tính của toàn thôn. So với tổng thu nhập
của toàn thôn thì nghề đan lát đã chiếm trên 75%. Có thể nói đây là con số không

nhỏ so với mặt bằng kinh tế chung của nhiều làng quê nông thôn hiện nay. Các
sản phẩm của Thọ Đơn vẫn có sức hút đối với người tiêu dùng, nhất là những
năm được mùa về nông nghiệp và ngư nghiệp, sản phẩm được tiêu thụ nhanh
chóng. Người dân Thọ Đơn đã ý thức được lợi ích kinh tế của nghề mang lại và
có sự hạch toán cần thiết để ngày một nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.3. Kỹ thuật đan và một số kinh nghiệm đúc rút qua thực tiễn.
2.3.1. Kỹ thuật đan
Để đan những sản phẩm khác nhau người thợ đan đều có các công thức
riêng biệt ngay từ những công đoạn đầu tiên. Các công thức này không được ghi
chép trong sách vở và được thể hiện trực tiếp trên sản phẩm qua sự chỉ dạy của
người đi trước.
Một công thức chung nhất cho tất cả các sản phẩm là tre phả già, đưa về cưa
theo từng độ dài khác nhau tùy theo sản phẩm sau đó chẻ mỏng, vót trơn, phơi
khô rồi mới đem đan. Nếu tre phơi chưa khô, vót dối thì sản phẩm sẻ không đạt
tiêu chuẩn về cả kỹ thuật và cả mỹ thuật. Trong số những nghề đan Thọ Đơn thì
đan thúng bơi có lẽ tốn nhiều công sức hơn cả. Như đã nói ở trên, độ dài của tre
phụ thuộc vào các sản phẩm khác nhau. Người Thọ Đơn dùng đơn vị “thước” để
đo. Với thúng bơi thì độ dài của tre tối thiểu phải đạt từ 5 đến 6 thước. Tre đan
thúng phải là tre cật. Sau khi đã chẻ tre, vót trơn và phơi khô, người thợ đan thực
hiện những thao tác kỹ thuật đầu tiên đã được định sẵn là “đan bắt hai, chừa ba,
bắt bốn” như kiểu đan nong nia. Sau khi hoàn thành một tấm tre vừa đủ độ lớn để
làm thúng bới, người thợ còn phải “dát” quanh bốn góc tấm tre này sao cho khi
lận vành các góc của thúng bới đều được đan khít, không có lỗ hổng. Kết thúc
công đoạn trên, người ta tiến hành việc đào lỗ để lận hành. Vì thúng bới là một
vật dụng khá lớn nên công việc này đòi hỏi ít nhất hai người tham gia. Ngoài
việc đào lỗ, người thợ còn chuẩn bị sẵn cạnh thúng bơi và mây để nức. Vành tre
được để sẵn cạnh miệng lỗ vừa đào, sau đó đem trải tấm tre vừa đan xong lên
mặt lỗ, uốn tấm tre theo hình lỗ vừa đào đồng thời với việc gò các góc tre này
12
vào vành tre vừa chuẩn bị sao cho chiếc thúng bơi vừa có hình tròn, cân đối. Việc

cuối cùng là nẹp vành trong, chặt các đoạn tre thừa, sau đó dùng mây để nức
vành. Mây nức phải là mây sáng ngả màu vàng, mắt thưa, lặn thì mới có độ bền
cao… Có thể nói, với sản phẩm này người dân Thọ Đơn đã có một thị trường khá
lớn bởi uy tín và chất lượng của nó.
Ngoài thúng bơi thì những sản phẩm phổ biến của Thọ Đơn là rổ rá, nong
ni, dần sàng… người thợ đan có một công thức chung cho đan nong nia, thúng là
“đan bắt hai, chừa ba, bắt bốn” như kiểu thúng bơi. Với nong nia thì độ dài của
tre là 3 đến 3,2 thước, đan thúng từ 1,6 đến 2 thước. Đan dần sàng và rổ có chung
công thức là đan lòng 2, đan rá đan lòng mốt. Tuy nhiên, dần sang đan thưa hơn,
người thợ đan ước lượng khoảng cách các nang tre bằng mắt và kinh nghiệm chứ
hoàn toàn không có quy định về khoảng cách thưa dày giữa các nan tre. Tất cả
các sản phẩm đều có công đoạn cuối cùng là dát và lận vành rồi dùng mây đã chẻ
mỏng để nức vành. Sau khi hoàn thành người dùng rơm xuống khói (hầm) để đốt
các long thừa trên sản phẩm sao cho sản phẩm trơn đẹp hơn…
2.3.2. Những kinh nghiệm đúc rút qua thực tiễn
Với nghề đan lát thì khâu quan trọng nhất là chọn nguyên liệu bởi với bất
cứ sản phẩm nào nếu tre và mây không bảo đảm chất lượng thì sẽ kéo theo sự
yếu kém về chất lượng khi đan. Những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề
đan chỉ cần nhìn qua các loại tre là biết xấu hay tốt. Tre tốt trước hết là phải già,
mắt đỏ, các mắt này lặn chứ không nổi lên dọc thân tre. Ngoài ra các mắt phải
thưa và ruột tre đặc thì mới có thể sử dụng được tối đa được cây tre, từ đó tạo
được sản phẩm đẹp đồng thời hạ được giá thành để dể tiêu thụ. Ngoài chọn tre
người ta còn phải chọn mây để nức vành sao cho sản phẩm vừa bền, vừa bóng
đẹp. Mây dùng để nức vành phải là loại mây không non, cũng không già, màu
sắc phải sáng và hơi ngã vàng, các mắt mây cũng phải thưa và lặn như khi chọn
tre để trách lãng phí. Sau khi đã chọn được nguyên liệu thì việc đan thành sản
phẩm đẹp hay xấu tùy thuộc vào tay nghề của người thợ. Ngoài ra còn có một
kinh nghiệm nhỏ nữa là khi làm xong sản phẩm nếu chưa tiêu thụ được thì đem
gác trên sàn bếp để trách ẩm mốc và mối mọt (nếu là mùa đông), còn mùa hè thì
chỉ cần để trong nhà cho trắng tre …

13
Trải qua hàng chục năm với nhiều thay đổi, nhất là của cơ chế kinh tế thị
trường, nhưng làng nghề vẫn đứng vững và phát triển. Để làm được điều đó làng nghề
Thọ Đơn đã không ngừng tạo ra những sản phẩm mới bắt kịp nhu cầu thị trường.
Cả làng Thọ Đơn hầu như nhà nào cũng làm nghề đan lát các vật dụng phục
vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Trước đây sản phẩm chính
của làng Thọ Đơn chủ yếu là nong nia, thúng, mũng phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Nay nắm bắt nhu cầu thị trường, làng Thọ Đơn đã tạo sự chuyển biến
mới bằng cách tạo ra được nhiều sản phẩm dùng trong sản xuất ngư nghiệp.
Nếu với 2 lao động thì chỉ mất có 2 ngày thì có thể đan xong 1 chiếc thúng.
Thúng bán ở dạng thô thì có giá 1,5 triệu, trừ chi phí thì lãi được 1 triệu.
Tuy nghề làm thuyền thúng thu lãi cao gấp nhiều lần so với làm rổ rá các
loại, nhưng do vốn lớn, công nhiều nên chỉ những hộ dân có điều kiện thì mới
theo nghề này. Hiện nay, làng Thọ Đơn có gần 600 hộ dân làm nghề đan lát. Sản
phẩm chủ yếu là rổ rá, nong, nia đủ kích cỡ để vừa phục vụ sản xuất nông
nghiệp, vừa phục vụ sản xuất ngư nghiệp và dùng trong xây dựng. Nếu chỉ làm
các sản phẩm rổ, rá, nong, nia đơn thuần, thì mỗi lao động cũng có thu nhập trên
dưới 1 triệu đồng tháng. Nhiều hộ gia đình nhờ giỏi nghề mà đã vượt lên đói
nghèo, nuôi dạy con cái ăn học đàng hoàng.
Thực tế cho thấy, là vùng quê nông nghiệp nhưng nghề đan lát đã thực sự
trở thành một nghề chính đem lại thu nhập khá cao cho người dân ở đây. Với
những đặc điểm khá thuận lợi như: nguyên liệu là tre sẵn có ở các vùng nông
thôn nên rất dễ mua, kỹ thuật tạo ra sản phẩm tương đối đơn giản, phù hợp với
mọi lứa tuổi, mọi điều kiện thời tiết, nghề đan lát Thọ Đơn đã thu hút được trên
90% hộ dân trong thôn tham gia. Đây chính là thế mạnh, là tiền đề cơ bản nhất để
làng nghề Thọ Đơn hướng đến sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre
xuất khẩu, có thể phát triển làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
14
CHƯƠNG 3:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM NÓN THỔ NGỌA

1. Khái quát làng Thổ Ngọa
Nằm ở chính giữa vùng đồng bằng, cách cửa Gianh khoảng 5km, cư dân
sống trên vùng đất cao ít khi lụt lội. Làng Thổ Ngọa trước năm 1945 gọi là xã
Thổ Ngọa, tổng Thuận Bài, phủ Quảng Trạch. Cho đến nay chưa tìm thấy tài liệu
nói làng Thổ Ngọa thành lập từ khi nào, chỉ biết rằng: năm 1470, ông Nguyễn
Khống (thủy tổ họ Nguyễn làng Thổ Ngọa ngày nay) đem một đạo quân theo vua
Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Năm 1471, đánh thắng được Chiêm
Thành. Do chiến công trên, ông Nguyễn Khống được vua cấp cho một vùng đất
là Thổ Ngọa ngày nay. Sau khi chinh phục và dẹp xong Chiêm Thành, ông đưa
gia đình và một số binh sĩ dưới quyền vào đất Ô Châu khai khẩn và lập nên làng
Thổ Ngọa (Thổ Ngọa là do lấy chữ đầu của quê ông là làng Thổ Vương, quê vợ
là làng Ngọa Kiều thuộc phủ Đức Quảng, tỉnh Hà Tĩnh bây giờ).
15
Làng Thổ Ngọa gồm 11 xóm: Ngọa Long, Cảnh Tiên, Thanh Tĩnh, Tiền
Môn, Hậu Tĩnh, Hội Tĩnh, Minh Phủ, Minh Phượng và Quan Tĩnh được sáp nhập
với xã Quảng Thọ. Sau cách mạng tháng Tám làng Thổ Ngọa thuộc xã Thuận
Thổ, trong kháng chiến chống Pháp sáp nhập với các xã bạn lập nên xã An Trạch
và sau ngày hòa bình lập lại làng Thổ Ngọa thuộc xã Quảng Thuận cho đến ngày
nay. Vị trí xã Quảng Thuận được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với Quảng Thọ, phía đông giáp Quảng Phúc, phía tây – bắc
giáp thị trấn Ba Đồn, phía tây giáp sông Gianh rất thuận lợi cho việc vận chuyển
bằng đường thủy. Diện tích tự nhiên 497 ha. Làng không có đồi núi, chỉ xa xa
phía tây là những ngọn núi của sơn hệ Trường Sơn ta nhìn như một vùng cung
nên cảm thấy như núi non ôm lấy địa hình của làng, nhất là về đêm.
Sông Gianh đoạn ngang qua Thổ Ngọa thường nước mặn về mùa hè, nước
ngọt về mùa mưa lũ nên sông không có tác dụng tưới tắm cho cánh đồng. Nhưng
khi triều cường, đồng ruộng lại bị nước mặn tràn vào. Tuy nhiên, làng ở ven sông
thường được mát mẻ khi mùa hè, ấp áp khi đông về; và dòng sông được xem như
là chiếc máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho làng.
Đặc điểm kinh tế làng Thổ Ngọa: là một làng sản xuất nông nghiệp và làm

nghề nón lá cổ truyền, tuy gọi là nghề phụ nhưng có mức thu nhập đáng kể.
Ngoài ra còn có các hộ dân làm nghề khác như mộc, nề, buôn bán, xay xát, vận
tải cơ giới, sản xuất vật liệu xây dựng. Ở xóm Cồn Két làm nghề đánh cá ven
sông và nuôi trồng thủy sản.
Về đặc điểm văn hóa: làng Thổ Ngọa được xếp vào một trong “bát danh
hương” của tỉnh Quảng Bình. Đây là một làng quê có nhiều truyền thống như yêu
nước, đoàn kết, hiếu học, là một xã có phong trào khuyến học nhất tỉnh Quảng
Bình. Đã có 10/11 xóm được công nhận xóm khuyến học năm tốt. Không có tệ
nạn xã hội, có cuộc sống lành mạnh, yêu nghề, sáng tạo, cần cù, chịu khó trong
lao động.
2. Sự ra đời và phát triển của nghề nón
Nón Thổ Ngọa có từ bao giờ, ông Tổ nghề nón là ai, vẫn chưa có tài liệu
thành văn nào xác minh. Chỉ câu chuyện truyền miệng như sau:
16
Dân làng Thổ Ngọa lúc mới thành lập rất đói khổ vì nghề nông chưa phát
triển, nghề phụ không có. Một người trong làng thấy dân sống cực khổ, ruộng
vườn ít, không đảm bảo đời sống nên đã đi khắp đây đó – ra bắc vào nam tìm
nghề lập nghiệp, ông có ý định đi học nghề làm nón lá để truyền lại cho dân có
nghề sinh sống. Lúc này chỉ ở Huế mới có nghề làm nón lá. Sau bao ngày đi bộ,
trèo đèo lội suối ông mới vào đến Huế. Nhưng khi đến xin học nghề làm nón,
ông bị từ chối vì người ta muốn giữ độc quyền nghề làm nón, không muốn truyền
đi một nơi khác. Vì muốn giữ bí quyết nghề nghiệp, nên khi làm nón người ta
đóng cửa lại, không cho người lạ đến xem và chủ yếu họ làm vào ban đêm.
Trước cảnh tình đó, ông người Thổ Ngọa bèn nghĩ cách ăn cắp nghề. Ban
đêm ông trèo lên mái nhà người làm nón, bóc tranh lợp và nhìn trộm cách làm
các công đoạn của nghề như vót vành, ủi lá, lợp nón, làm nón, cặp nón…Vất vả
như thế trong thời gian dài, ông đã nhập tâm được cách làm nón.
Về làng, ông làm được nón và truyền lại cho dân. Từ đó xã Thổ Ngọa mới
có nghề làm nón và dần dần lan sang các làng khác như Phan Long, Thọ Đơn, Kẻ
Hạ, Cao Lao, La Hà… Làng Thổ Ngọa là gốc nghề nón nên nón bao giờ cũng

đẹp hơn các nơi khác (chỉ thua nón Huế phần nào). Đầu thập kỷ 30 của thế kỷ
XX, nón lá Thổ Ngọa đã xâm nhập thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc,
chiếm được tình cảm đặc biệt của người tiêu dùng.
Ở vùng hai Huyện có một câu hò khoan:
Nón Thổ Ngọa đưa ra Hà Nội
Chiếu làng Đợi (tức Đại Phong) tốt lắm anh ơi
Anh về mua một vài đôi
Khi cha già mẹ yếu trải côi giầng thờ.
Làng Thổ Ngọa là gốc nghề nón nên nón bao giờ cũng đẹp hơn nơi khác.
Nghề nón khá phát triển nên đã có sự phân hóa thành các bộ phận chuyên môn
khác phục vụ cho việc làm nón như làm khuôn nón, làm vành nón, buôn móc,
buôn gai, buôn lá nón…
Nón chủ yếu là từng gia đình tự làm. Từ em bé 8 – 9 tuổi đến thanh niên trai
gái, ông bà già cả, có thể nói mọi người trong nhà ai ai cũng làm nón. Để làm ra
17
một chiếc nón đòi hỏi phải có một kỹ thuật và qua một quy trình nhất định từ
khâu nguyên liệu cho đến lúc hoàn thành chiếc nón.
Nguyên vật liệu để làm nón gồm có: Lá dừa và lá nón, lá dừa được mua từ
trong Nam ra, vì vậy xuất hiện những người chuyên thu mua lá. Lá được chuyển
về mới chỉ là lá thô. Để lá bền cả về thời gian cũng như màu sắc, những người
làm lá phải phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lý qua lưu huỳnh. Lá nón là thứ
lá tơi non ở rừng gồm cả lớp lá non (lớp ngoài và trong của nón), và lá già (lớp
đệm ở giữa nón). Tre (lồ ô, nứa) dùng để làm vành nón. Cước có hai loại: cước ta
để buộc vành nón, may vành cái và cặp (nức) vành nón. Cước nhỏ: may các vành
nón từ 2 đến vành chop và kết chóp. Trước đây, khi chưa có cước, người thợ làm
nón phải dùng tơ, sợi gai hay sợi đay để may nón cũng như buộc vành nón.
Dụng cụ làm nón bao gồm: Khuôn nón được làm bằng tre hoặc gỗ, bao
gồm: 12 kèo (mỗi kèo có 16 khắc để đắp vành nón) vào khuôn. Dao (mác): dùng
để vót vành nón. Kéo: dùng để cắt lá nón. Bộ làm thẳng lá nón: tấm sắt (lưỡi cày),
dùm ủi (là) lá được làm bằng vải (giẻ) cuộc tròn lại để ủi lá nón cho thẳng. Kim:

dùng để chằm (may) nón. Vành đằn: được làm bằng tre, gồm vành đằn trên (nhỏ) và
vành đằn dưới (to), dùng để kẹp lá nón khi vào khuôn. Về mặt kỹ thuật, để hoàn
thành được một chiếc nón, người thợ phải tiến hành 6 công đoạn khác nhau.
Làm lá nón: Lá nón tươi đem luộc chín, phơi hoặc sấy khô rồi ủ ẩm (phơi
sương) cho dịu lá thì dùng tay bắt ra cho thẳng. Tiếp đến lấy than (củi) đốt nóng
tấm sắt (lưỡi cày) và dùng đùm ủi để là, ủi cho thẳng, láng mượt: Một nồi than
hồng đặt chiếc lưỡi cày trên lửa cho lưỡi cày nóng lên. Một tay nắm nùn vải, đặt
lá lên lưỡi cày; một tay cầm nùn vải miết mạnh lên mặt lá, tay kia kéo lá (nhớ
không để lá sém vàng). Kỹ thuật tạo độ trắng của lá nón là một bí quyết nghề
nghiệp của nghề làm nón. Riêng lá nón già để làm lớp đệm giữa nón thì không
cần luộc, đem phơi khô rồi là thẳng.
Làm vành nón: Tre (lồ ô, nứa) được chẻ thành từng thanh nhỏ có độ dài và
to, nhỏ theo từng cỡ vành nón thì dùng dao vót tròn, nhẵn.
Đưa khuôn ra, lắp vành vào rảnh khuôn (thường có 16 vành); xắp lá xoay
ghép lá lớp trong lên khuôn, đặt lớp giữa nếu chằm 3 lớp, xoay phủ lớp lá ngoài
cùng; dùng một vành tre ghì giữ lá và bắt đầu chằm từ chóp chằm dần xuống,
18
chằm xong vành cuối. Ghép đường tiến (đường cặp) và nức vành. Bây giờ người
ta chằm bằng sợi ni long, cước chứ không chằm bằng sợi móc, sợi gai như xưa
nên trông chiếc nón thanh thanh, sáng sủa.
Hiện nay, để làm vành nón, nhiều nơi người thợ làm nón đã dùng một tấm
tồn đục từng lỗ tròn theo các cỡ vành. Sau khi tre được chẻ từng thanh nhỏ theo
các cỡ vành, người thợ đưa vào từng lỗ để chuốt nhẵn. Cách làm này vừa
nhanhvừa đẹp và vành nón được đều hơn.
Bước đầu nón Thổ Ngọa khâu bằng sợi gai, sợi mốc, chiếc nón làm ra thô
kệch, chóp nhọn. Qua nhiều năm được cải tiến nên chiếc nón đẹp hơn, một số
chuyển thành làm nón bằng sợi to. Nón mốc, nón gai, nón tơ duy trì cho đến hết
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1954) và khoảng thập kỷ 70 của thế
kỷ XX, các loại nón làm bằng sợi mốc, sợi gai, sợi tơ không còn nữa mà chuyển
sang làm bằng sợi cước.

Tổ chức sản xuất: Nón làng Thổ Ngọa được sản xuất dưới 2 hình thức là cá
thể và làm chùm. Có những gia đình chuyên sống về nghề làm nón và làm nón là
nghề chính thứ hai, chứ không như một số nơi là nghề phụ. Bất cứ ban ngày hay
ban đêm, trời mưa hay trời nắng, nghề làm nón luôn luôn hoạt động. Khâu nón
chủ yếu là phụ nữ, trẻ em học lớp ba, lớp bốn vẫn khâu được nón. Làm vành nón
chủ yếu là thanh niên và đàn ông.
Trước đây, nghề làm nón Thổ Ngọa không đóng khung trong phạm vi gia
đình, không phải nhà nào tự biết nhà nấy mà họ đã biết cách đổi công, hợp tác
lao động trong nghề nghiệp, đó là cách “làm chùm”. Làm chùm là một hình thức
đổi công, tổ chức làm chùm chủ yếu là nam nữ thanh niên. Có loại chùm theo
ngày, có loại chùm theo phiên. Họ vừa làm vừa hát nhân nghĩa giao duyên rất
tình cảm.
Làm chùm theo ngày: gồm 8 người tập trung lại và mỗi ngày làm nón cho
một nhà. Mỗi người làm cho chủ nhà 5 chiếc nón. Chủ nhà chỉ cung cấp vành;
còn lá, móc hoặc gai (thời trước chằm bằng móc, gai) do bạn chùm đem đến. Chủ
nhà chỉ nấu cơm cho bạn chùm bữa ăn trưa, (thường là khoai củ luộc, ăn với canh
bầu, bánh tráng). Bữa sáng và bữa tối bạn chùm tự ăn cơm ở nhà
19
Làm chùm theo phiên: Cứ 3 ngày vào các ngày 7,17,27 và 2,12,2 2 âm lịch
tập trung lại làm nón cho một nhà. Các nguyên tắc làm chùm theo phiên cũng
giống như theo ngày nhưng số người đông hơn, từ 15 đến 20 người.
Làm chùm theo phiên tổ chức bắt thăm. Ai bắt được thăm trước (từ số 1 đến
số cuối cùng) thì làm trước, ai bắt được thăm sau thì làm sau (làm chùm theo
ngày không tổ chức bắt thăm mà theo sự thỏa thuận giữa bạn chùm với nhau).
Tuy nhiên nếu ai có hoàn cảnh cần tiền để lo liệu việc nhà xét cần thiết thì vẫn
được các chị em “ưu tiên” trước, sau đấy mới bắt thăm.
Làm chùm theo phiên thường đông vui. Ban ngày mỗi người chỉ làm 4 nón,
còn một nón để lại làm vào đêm. Đêm đến, chủ nhà thắp 2 – 3 ngọn đèn huyền,
bạn chùm ngồi quanh đèn để làm nón. Có những người ngoài bạn chùm thấy vui
cũng đem một nón đến làm, vì thế số người đông đến vài chục.

Những đêm làm chùm, trai gái thường tổ chức hò, đối đáp, cuộc vui thường
kéo dài tới 11 – 12 giờ khuya. Nhất là những ngày phiên chợ Họa hay chợ phiên
Ba Đồn khách phong lưu tứ xứ, khách ăn chơi muôn phương tìm các cuộc vui
chơi mới lạ. Thú nhanh nhã nhất đối với họ là đến sớm hơn vào buổi tối trước
ngày phiên chợ, thả bộ xuống làng Thổ Ngọa để sem các cô gái vốn trắng trẻo,
xinh đẹp làm nón lá.
Các cô gái vùa ngồi may nón, vừa hò hát. Họ hò những câu trêu ghẹo
(nhưng không bao giờ “phạm thượng”) khách thập phương và cũng thường cao
hứng đối đáp lại. Rồi cũng có những cuộc lương duyên nảy nở và họ kết duyên
trăm năm.
Làng chùm trong nghề nón ở Thổ Ngọa có lẽ còn cao hơn phương thức đổi
công đối với các nghề khác. Đối với các làng khác thì người ta chỉ đổi công lao
động, trong khi nghề nón Thổ Ngọa đổi cả sản phẩm làm ra như một cách hỗ trợ
nhau cả nguyên vật liệu, cả sự đắt rẻ, giá cả của thị trường những đợt mua vào
bán ra, có nghĩa là cả vốn liếng. Làm chùm vừa là tổ chức sản xuất của nghề nón
và cũng là sinh hoạt văn hóa. Trên cơ sở hợp tác lao động mà nảy sinh các hình
thức sinh hoạt phù hợp. Mỗi hội làm chùm đều sản xuất ở một nhà bạn chùm
trong một thời gian nhất định rồi lại thay qua địa điểm khác, tùy theo phiên. Cho
nên có tính chất lưu động. Cứ tối đến (hoặc ngày) nhà phiên bạn chùm sẽ thắp
20
đèn, trải chiếu ra sân hay sàn nhà, chuẩn bị nước, trầu mời bạn, mời khách. Vì
khi hội chùm đã đến, bắt tay vào sản xuất, là tiếng hát, tiếng hò cất lên, khách
bạn sẽ đến giống như đã hẹn hò với nhau rồi, nhưng thực ra chẳng ai hò hẹn cả.
Làm chùm là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt, tạo nên tính đoàn kết, cố
kết cộng đồng của cư dân, song hiện nay hình thức này không còn nữa.
Làm nón trở thành một ngành kinh tế quan trọng của làng Thổ Ngọa và có
ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của nhân dân.
Chợ làng và kinh tế thương nghiệp
Nón làm xong được đóng gói thành “trăm một” để khách buôn về thu mua
sỉ hoặc đem ra chợ bán lẻ. Cũng điểm qua chợ làng Thổ Ngọa, vì chợ là yếu tố

quan trọng giúp cho nghề nón phát triển và cũng là thị trường tiêu thụ chủ yếu
của nghề nón nơi đây.
Ở làng Thổ Ngọa chợ được lập trên địa phận xóm Hội Tĩnh, nên xóm này
còn gọi là Xóm Chợ. Vào chợ, cảnh tượng đập vào mắt mọi người là trắng xóa
nón lá, nón bán lẻ, nón bán sỉ. Nhân dân trong xã cũng như quanh vùng quen gọi
chợ này là Chợ Họa (có thể cách gọi tắt chợ Ngọa – rồi nói lệch đi thành chợ Họa
– cũng như chợ Ba Đồn). Chợ có từ năm nào không có tài liệu cụ thể, chỉ biết
trong “Đại Nam nhất thống chí” có đề cập đến: Chợ Thổ Ngọa ở huyện Bình
Chính, họp hai buổi, phần nhiều bán tôm cá, hàng quán đông đúc. Chợ nằm sát
bờ bắc sông Gianh, đến nay chợ vẫn nguyên vị trí cũ.
Đình chợ xưa có 3 gian lợp ngói, tường xây (trong chiến tranh bị hư hỏng,
nay đã xây dựng lại), ngoài ra bà con buôn bán hàng xén thuê những cái lều tranh
lá do làng dựng lên. Giữa chợ có cái giếng gọi là Giếng Chợ, giếng này ở sát
sông Gianh nhưng nước ngọt và trong. Chợ tuy nhỏ, điạ điểm chật hẹp, song
buôn bán sầm uất (vì sát sông thuận tiện giao thông đường thủy với lại cũng
không xa đường Quốc lộ, đường tỉnh lộ về Ba đồn), chợ bán đủ các mặt hàng:
gạo buôn ghe từ trong nam ra, các mặt hàng thủy sản của các làng biển về bán
như cá, tôm, mắm ruốc… Từ Tuyên Hóa theo nguồn Nậy đưa hàng thượng
nguồn như cam, bưởi, chuối, mít, gỗ, mây, tre nứa… về bán. Hàng đan thúng
mũng, rổ rá… từ làng Thọ Đơn về. Có các loại bánh nổi tiếng của làng Lộc Điền
như bánh đa mè xát, bánh tráng ngô… rồi gà, vịt, bò, lợn, vải sồi… hầu như
21
không thiếu mặt hàng gì. Chợ họp hằng ngày, trừ 3 ngày phiên sáu (6,16,26) của
chợ Ba Đồn đông từ lờ mờ sáng đến giữa trưa. Đặc biệt phiên chợ năm 5,15,25
âm lịch Chợ Họa đông từ sáng sớm đến 4-5 giờ chiều. Cứ mỗi phiên chợ làng
xóm rộn ràng, từ khi gà chưa gáy đầu đã có khách xa về ăn phiên chợ. Ngoài các
mặt hàng đã nói trên, Thổ Ngọa có mặt hàng đắt khách là nón. Nón làng Thổ
Ngọa cũng như một số làng quanh vùng tập trung về phiên chợ Họa để thương
gia từ Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Phủ Lý… về mua sỉ. Chợ Họa là nơi diễn
ra lễ “cầu siêu” cho những vong linh “sống không nhà, chết không mồ” vào đêm

mồng mười tháng 3 và đêm rằm tháng 7 âm lịch hằng năm.
3. Tác động của nghề nón lá đối với đời sống kinh tế, văn hóa làng Thổ Ngọa
Đối với đời sống kinh tế: Nghề chằm là một nghề thu hút được nhiều lao
động, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Đối với một vùng quê thuần nông nghiệp
như Thổ Ngọa, nghề chằm nón đã góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc
làm cho người nông dân, tăng thu nhập vào thời gian nông nhàn. Qua khảo sát thị
trường trong và ngoài tỉnh, nón Thổ Ngọa đã có mặt tại các miền của đất nước,
được người tiêu dùng chấp nhận và sức tiêu thụ khá.
Nón lá Thổ Ngọa ngày càng được cải tiến, hình thức đẹp và đã được đem đi
khắp mọi nẻo đường đất nước và nước ngoài, nó như là thứ trang sức của người
phụ nữ Việt Nam thêm mặn mà duyên dáng.
Đối với đời sống văn hóa: So với cuộc sống của người dân ở nhiều vùng
nông thôn khác trong tỉnh, cuộc sống người dân Thổ Ngọa dẫu sao vẫn vững
chắc hơn. Điều đáng nói hơn, nghề làm nón không những tạo thêm thu nhập để
người dân Thổ Ngọa ổn định đời sống mà còn làm nên nét văn hóa riêng của một
làng quê nổi tiếng bên bờ sông Gianh lịch sử. Khi chiếc nón bài thơ của xứ Huế
ra đời, tràn ra Quảng Bình thì các làng nón vùng lưu vực sông Gianh Quảng Bình
như Thổ Ngọa, Thuận Bài, Cao Lao, Hạ Thôn… cũng đua nhau đem chất thơ vào
sản phẩm của mình. Cái đẹp của chiếc nón trở thành đề tài ngâm vịnh của tác giả
giai nhân:
Trọn nghĩa nâng niu bao lớp lá
Chung tình đeo đuổi mấy đường tơ
22
Bản thân chiếc nón mang trong lòng những nét đẹp như vậy, cho nên nghề
làm nón cũng có cuộc sống văn hóa riêng, đáng say mê. Mỗi cơ sở làm nón, dù là
ở các gia đình chỉ có vài người nhưng cứ họp lại làm chung đều trở thành một
cụm sinh hoạt văn nghệ dân gian rồi.
Nón làng Thổ Ngọa đẹp và bền, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Từ
làng Thổ Ngọa, nghề nón đã phát triển sang các làng vùng ven sông Gianh và
một số nơi khác. Ngay cả làm nón nổi tiếng ở Hà Tây (nón làng Chuông) cũng

vào Thổ Ngọa tìm hiểu bí quyết kỹ thuật để về cải tiến nghề nón của mình. Nón
đã có mặt trên thị trường khắp ở trong tỉnh và các tỉnh khác như Hà Nội, Hà
Tĩnh, Đồng Hới, Huế… Điều đó không chỉ tạo nên sự giao lưu trao đổi hàng hóa
mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.
CHƯƠNG 4:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM BÁNH ĐA LỘC ĐIỀN
1. Đôi nét về lịch sử hình thành làng Lộc Điền
Bánh đa là một món ăn dân dã nhưng không thể thiếu được trong các ngày lễ,
tết, cúng giỗ của mỗi gia đình người dân Quảng Bình. Vì vậy ở tỉnh ta có nhiều vùng
làm được loại bánh này. Nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng nhất là bánh đa mè xát Lộc
Điền (nay là thôn Tân An, thuộc xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch).
“Lộc Điền mà vô điền” – đó là tiêu đề của một truyền thuyết kể về gốc tích,
lịch sử hình thành ngôi làng mang tên “Ruộng vua ban” này. Chuyện kể rằng:
vùng đất và con người nơi đây được hình thành thuở những người “Mang gươm
đi mở cõi” từ thời Lý – Trần – Hồ… như sách Minh, Tân Bình có 37 xã, tính
trung bình mỗi xã không đến 80 người… nhưng dưới thời Hồng Đức số xã ở Phủ
Tân Bình gồm cả Châu Minh Linh đã đến 224, riêng ba huyện Châu ở Quảng
Bình đã 170 xã chưa kể các thôn, trang sách và nguyên. Sự tăng tiến nhanh
chóng của số xã so với thời thuộc Minh phản ánh tình hình khai thác còn sơ khai
ở đất Thuận Hóa vào đầu thế kỷ XV, đồng thời phản ánh một bước phát triển
mạnh mẽ của xã hội Việt Nam thời Lê Sơ và một bước tiến quan trọng trong
23
công cuộc khai thác vùng đất Thuận Hóa và đất Quảng Bình trong thời gian đó.
Các cuộc di dan bắt đầu từ Tiền Lê, qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, đến thời
Hồng Đức quả đã có một quy mô rộng lớn.
Làng vạn chài này sinh con đẻ cái ngày càng đông đúc. Không thể kéo dài
tình trạng “Sống vô gia cư, thác vô địa tang” (Sống không có nhà, chết không có
đất chôn) bèn họp nhau lại làm đơn xin triều đình phong kiến một vùng đất định
cư. Nhưng nhà vua chỉ phê vào đơn xin hai điều khoản: “Hữu táng vô canh, hữu
canh vô tang” nghĩa là: Điều thứ nhất nếu muốn có đất chôn cất mồ của cha ông

thì không có đất canh tác sinh sống; điều thứ hai thì ngược lại, nếu muốn được
cấp đất canh tác thì không có đất chôn cất. Thế là các bậc tiền bối làng Lộc Điền
đành phải lựa chọn điều kiện thứ nhất, tức là “Hữu táng vô canh” (nhận đất chôn
cất mồ mả) để cho cha mẹ, ông bà có nơi gửi gắm nắm xương tàn, chấm dứt số
phận bọt bèo “Thác táng ư giang tâm” (chết chôn ở dưới lòng sông), mãi mãi
chấp nhận kiếp phù trầm “Sinh ư giang thượng” (sống ở trên dòng sông).
Thời ấy, họ tập trung chung sống với nhau trên ba bến nước, tự đặt cho
mình ba cái phường chài chung một họ tộc, giúp nhau khi nước lũ mưa ngàn, đỡ
đần nhau khi trở trời hơi gió. Phường “Thượng” được gửi gắm vào nỗi niềm khát
vọng có một mảnh ruộng “lộc” vua ban, gọi là Lộc Điền, dẫu biết rằng Lộc Điền
mà vẫn vô điền. Phường “Hạ” với cái tên Hậu Lộc bằng sự ước mơ sau Lộc Điền
là đến lượt mình cũng sẽ có một mảnh ruộng lộc vua ban. Phường “Trung” thì
hình như là mục đích mơ ước của cả làng vạn chài ba phường, với cái tên là Văn
Giáp (nhưng cũng chỉ được một thời gian, vì nghề chài lưới khó khăn không đủ
nuôi sống gia đình nên một số người đã chuyển đi làm ăn nơi khác, số còn lại
nhập vào phường Thượng và phường Hạ), mặc dầu khi đã có tên tuổi nhưng chưa
có một người vạn chài nào theo “Sân trình của Khổng”.
Nếu như bên cạnh người ba phường có một ngôi đình làng Lũ Phong tôn
thờ 5 biểu tượng “Thần Dân Văn Võ Lễ” với cái đích là “Quân tử bác học ư văn,
ước chi dĩ lễ” (người quân tử lấy việc học rộng văn chương mầ thu tóm vào lễ
nghĩa) thì người ba phường lại lấy “bác học ư văn” để mong có ruộng lộc vua
ban. Chuyện kể ở Lộc Điền ngày nay rằng: Mãi cho đến năm Minh Mạng thứ 9
(1828) người phường Thượng mới mua được một mảnh đất thổ cư riêng của
24

×